Giáo án Lớp 4 - Tuần 17 - Năm học 2011-2012 (Bản chuẩn 2 cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 17 - Năm học 2011-2012 (Bản chuẩn 2 cột)

Địa lí (tiết 17)

 ÔN TẬP, KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I

I. MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU:

 Nội dung ôn tập và kiểm tra định kì:

 Hệ thống lại những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên, địa hình, khí hậu, sông ngòi; dân tộc, trang phục, và hoạt động sản xuất chính của Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên, trang du Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ.

II. CHUẨN BỊ:

Bản đồ thiên nhiên, hành chính Việt Nam.

Lược đồ khung Việt Nam treo tường và cá nhân.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

 

doc 49 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 15/01/2022 Lượt xem 415Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 17 - Năm học 2011-2012 (Bản chuẩn 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 09/12/2011
Ngày dạy: 12/12/2011
Đạo đức (tiết 17)
YÊU LAO ĐỘNG (TIẾP THEO)
I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU:
- Nêu được ích lợi của lao động.
- Tích cực tham gia các hoạt động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân.
- Không đồng tình với những biểu hiện lười lao động.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 - Sách giáo khoa Đạo đức, phiếu học tập 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
12’
12’
4’
1’
1) Ổn định:
2) Kiểm tra bài cũ: Yêu lao động (tiết 1)
- Tại sao chúng ta phải yêu lao động?
- Hãy nêu lợi ích của lao động ?
3) Dạy bài mới :
 Giới thiệu bài: Yêu lao động (tiết 2)
 Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm đôi (bài tập 5 Sách giáo khoa)
- Yêu cầu học sinh trao đổi với nhau về nội dung theo nhóm đôi.
- Mời đại diện nhóm trình bày trước lớp
- Nhận xét và nhắc nhở học sinh cần phải cố gắng, học tập, rèn luyện để có thể thực hiện để thực hiện ước mơ nghề nghiệp tương lai của mình . 
 Hoạt động 3 : Học sinh trình bày, giới thiệu về các bài viết, tranh vẽ . 
- Yêu cầu học sinh trình bày giới thiệu các bài viết, tranh các em đã vẽ về một công việc mà các em yêu thích và các tư liệu sưu tầm được. 
- Nhận xét, khen những bài viết, tranh vẽ tốt. 
- Kết luận : 
 + Lao động là vinh quang . Mọi người đều cần phải lao động vì bản thân gia đình và xã hội . 
 + Trẻ em cũng cần tham gia các công việc ở nhà, ở trường và ngoài xã hội phù hợp với khả năng của bản thân .
4) Củng cố:
 Yêu cầu học sinh nêu lại nội dung vừa học
5) Nhận xét, dặn dò:
- Thực hiện nội dung Thực hành trong SGK . 
- Dăn học sinh chuẩn bị bài: Kính trọng, biết ơn người lao động
- Hát tập thể
- Học sinh nêu trước lớp
- Học sinh theo dõi
- Trao đổi với nhau về nội dung theo nhóm đôi .
- Vài học sinh trình bày trước lớp. 
- Lớp thảo luận , nhận xét. 
- Trình bày, giới thiệu các bài viết, tranh các em đã vẽ về một công việc mà các em yêu thích và các tư liệu sưu tầm được. 
- Cả lớp thảo luận, nhận xét.
- Học sinh nêu lại nội dung vừa học
- Học sinh theo dõi
.
Ngày soạn: 09/12/2011
Ngày dạy: 16/12/2011
Địa lí (tiết 17)
 ÔN TẬP, KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I
I. MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU:
	Nội dung ôn tập và kiểm tra định kì:
	 Hệ thống lại những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên, địa hình, khí hậu, sông ngòi; dân tộc, trang phục, và hoạt động sản xuất chính của Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên, trang du Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ.
II. CHUẨN BỊ:
Bản đồ thiên nhiên, hành chính Việt Nam.
Lược đồ khung Việt Nam treo tường và cá nhân.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
5’
1’
26’
6’
1’
1) Ổn định:
2) Kiểm tra bài cũ: Thủ đô Hà Nội
- Tìm những dẫn chứng thể hiện Hà Nội là:
 + Trung tâm chính trị
 + Trung tâm kinh tế
 + Trung tâm văn hoá, khoa học
- Nhận xét kiểm tra bài cũ
3) Dạy bài mới: 
 a/ Giới thiệu bài: Ôn tập, kiểm tra cuối học kì I
 b/ Hướng dẫn ôn tập:
 Giáo viên chia nhóm, treo bản đồ Việt Nam hướng dẫn học sinh thảo luận các câu hỏi sau:
 + Nêu đặc điểm địa hình Hoàng Liên Sơn? 
 + Khí hậu nơi đây như thế nào?
 + Nêu đặc điểm địa hình trung du Bắc Bộ?
 + Cây trồng chủ yếu ở đây là gì?
 + Kể tên những cây trồng vật nuôi ở Tây Nguyên?
 + Kể tên những lễ hội ở Tây Nguyên
 + Nêu đặc điểm của vùng đồng bằng Bắc Bộ?
 + Nhờ đâu vùng đồng bằng Bắc Bộ trở thành vựa lúa lớn thứ hai của cả nước?
 + Kể tên 1 số loại cây trồng, vật nuôi ở vùng đồng bằng Bắc Bộ?
- Mời học sinh trình bày kết quả
- Nhận xét, bổ sung, chốt lại nội dung đúng 
3) Củng cố:
- Giáo viên cho học sinh chơi trò “Đố bạn”
 Cách chơi: Giáo viên chia lớp thành hai nhóm: học sinh nhóm này nêu câu hỏi – học sinh nhóm kia trả lời – Tổ trọng tài nhận xét cho điểm.
 Hết thời gian quy định nhóm nào nhiều điểm hơn nhóm đó thắng.
 Giáo viên cùng học sinh nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
4) Nhận xét, dặn dò: 
- Giáo viên nhận xét tiết ôn tập
- Dặn học sinh chuẩn bị kiểm tra cuối học kì I.
- Hát tập thể
- Học sinh thực hiện theo yêu cầu 
- Cả lớp chú ý theo dõi
- Học sinh hình thành nhóm, xem bản đồ và thảo luận:
 + Là dãy núi đồ sộ, có nhiều đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp và sâu.
 + Khí hậu ở những nơi cao lạnh quanh năm 
Là vùng đồi, sườn thoải, xếp cạnh nhau như cái bát úp
Cây trồng chủ yếu ở đây là cây chè, cọ và cây ăn quả như: vải, dứa, cam
 + Những cây trồng vật nuôi ở Tây Nguyên:
 Cây trồng: tiêu, cà phê, cao su 
 Vật nuôi: trâu, bò, voi 
 + Lễ hội cồng chiêng, hội đua voi, hội đâm trâu, lễ ăn cơm mới
 + Do phù sa sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp. Đặc điểm của vùng đồng bằng Bắc Bộ địa hình tương đối bằng phẳng l2 đồng bằng lớn thứ hai của cả nước, rộng khoảng 15000 km2 
 + Nhờ có đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, người dân có nhiều kinh ngiệm trồng lúa
 + Một số loại cây trồng ở vùng đồng bằng Bắc Bộ như lúa, ngô, khoai, cây ăn quả, các loại rau xứ lạnh 
 Vật nuôi: gia súc, gia cầm, đánh bắt cá tôm 
- Học sinh trình bày kết quả
- Nhận xét, bổ sung, chốt lại nội dung đúng 
- Học sinh thực hiện chơi như hướng dẫn
- Học sinh cùng giáo viên nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
- Cả lớp chú ý theo dõi
Ngày soạn: 09/12/2011
Ngày dạy: 13/12/2011
Khoa học (tiết 33)
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HỌC KÌ I 
I. MỤC TIÊU:
 Ôn tập các kiến thức về:
	- Tháp dinh dưỡng cân đối.
	- Một số tính chất của nước và không khí; thành phần chính của không khí.
	- Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
	- Vai trò của nước trong không khí và trong sinh hoạt, lao động sản xuât và vui chơi giải trí.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 - Hình vẽ “Tháp dinh dưỡng cân đối” chưa hoàn thiện đủ dùng cho cả nhóm.
 - Sưu tầm tranh ảnh hoặc đồ chơi về việc sử dụng nước, không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.
 - Giấy khổ to, bút màu đủ dùng cho cả nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
1’
4’
1’
8’
8’
9’
4’
1’
1) Ổn định: 
2) Kiểm tra bài cũ:
- Không khí gồm những thành phần nào?
- Nhận xét, cho điểm
3) Dạy bài mới:
Giới thiệu: Ôn tập và kiểm tra học kì I
Hoạt động 1: Trò chơi “Ai đúng, ai nhanh”
- Chia nhóm, phát hình vẽ “Tháp dinh dưỡng cân đối” chưa hoàn thiện.
- Yêu cầu các nhóm thi đua hoàn thiện.
- Nhận xét các sản phẩm và tuyên bố kết quả thi đua.
- Đọc lần lượt các câu hỏi đã chuẩn bị trứơc.
 + Không khí có những thành phần nào?
 + Không khí có những tính chất gì?
Hoạt động 2: Triển lãm tranh ảnh về việc sử dụng nước, không khí trong sinh hoạt, sản xuất và vui chơi
- Các nhóm tập trung tranh ảnh tư liệu sưu tập được và trình bày sao cho vừa đẹp vừa khoa học
- Yêu cầu các nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình và trả lời câu hỏi nếu có của ban giám khảo. Tham quan các nhóm khác.
- Nhận xét, đánh giá và cho điểm theo nhóm.
Hoạt động 3: Vẽ tranh cổ động:
- Yêu cầu học sinh chọn chủ đề cho tranh của nhóm: Bảo vệ môi trường nước và bảo vệ môi trường không khí.
- Yêu cầu học sinh trình bày kết quả
- Nhận xét, đánh giá chấm điểm
3) Củng cố:
 Triển lãm các bức tranh và tài liệu trong hoạt động 2 và 3, cho học sinh tham quan tự do trong lớp, có thể đặt câu hỏi cho các nhóm.
4) Nhận xét, dặn dò:
 - Giáo viên nhận xét tiết học.
 - Chuẩn bị kiểm tra
- Hát tập thể 
- Học sinh thực hiện
- Cả lơp theo dõi
- Các nhóm thi đua hoàn thiện “Tháp dinh dưỡng cân đối”
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Nhận xét các sản phẩm và tuyên bố kết quả thi đua.
- Học sinh trả lời các câu hỏi và được cộng điểm cho nhóm nếu trả lời đúng.
- Trình bày theo chủ đề, nhóm trưởng phân công các thành viên làm việc. Các thành viên tập thuyết trình, giải thích về sản phẩm của nhóm.
- Các nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình và trả lời câu hỏi nếu có của ban giám khảo. Tham quan các nhóm khác.
- Nhận xét, đánh giá và cho điểm theo nhóm.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc theo chủ đề đã chọn.
- Trình bày kết quả làm việc. Đại diện nêu ý tưởng của nhóm. Các nhóm khác bình luận, góp ý.
- Nhận xét, đánh giá 
- Học sinh thực hiện theo yêu cầu 
- Cả lớp chú ý theo dõi
Ngày soạn: 09/12/2011
Ngày dạy: 15/12/2011
Khoa học (tiết 34)
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HỌC KÌ I 
I. MỤC TIÊU:
 Ôn tập các kiến thức về:
	- Tháp dinh dưỡng cân đối.
	- Một số tính chất của nước và không khí; thành phần chính của không khí.
	- Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
	- Vai trò của nước trong không khí và trong sinh hoạt, lao động sản xuât và vui chơi giải trí.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 - Hình vẽ “Tháp dinh dưỡng cân đối” chưa hoàn thiện đủ dùng cho cả nhóm.
 - Sưu tầm tranh ảnh hợac đồ chơi về việc sử dụng nước, không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.
 - Giấy khổ to, bút màu đủ dùng cho cả nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
1’
4’
1’
8’
8’
9’
4’
1’
1) Ổn định: 
2) Kiểm tra bài cũ:
- Không khí gồm những thành phần nào?
- Nhận xét, cho điểm
3) Dạy bài mới:
Giới thiệu: Ôn tậ ...  lại kết quả đúng:
a) Các số chia hết cho 2 là: 98; 1000; 744; 7536; 5782.
b) Các số không chia hết cho 2 là: 89; 867; 84683; 8401.
- Học sinh đọc: a) Viết 4 số có hai chữ số, mỗi số đều chia hết cho 2. b) Viết hai số có ba chữ số, mỗi số đều không chia hết cho 2. 
- Cả lớp làm vào vở
- Học sinh nêu kết quả trước lớp
- Nhận xét, bổ sung, chốt lại kết quả đúng:
a/ 32; 84; 78; 50 
b/ 247; 553
a/ 364; 634; 346; 436
b/ 563; 653; 365; 635
a/ 340; 342; 344; 346; 348; 350 
b/8347; 8349; 8351; 8353; 8355; 8357
- Học sinh nêu trước lớp: Các số có chữ số tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8 thì chia hết cho 2.
- Cả lớp chú ý theo dõi
Ngày soạn: 09/12/2011
Ngày dạy: 15/12/2011
Toán (tiết 84)
DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 5
I. MỤC TIÊU:
	- Biết dấu hiệu chia hết cho 5.
	- Biết kết hợp dấu hiệu chia hết cho 2 với dấu hiệu chia hết cho 5.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
Sách giáo khoa Toán, bảng phụ có ghi sẵn các bài toán chia (cột bên trái: các số chia hết cho 5, cột bên phải: các số không chia hết cho 5)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:	
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
5’
1’
12’
17’
3’
1’
1) Ổn định: 
2) Kiểm tra bài cũ: 
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu lại Dấu hiệu chia hết cho 2.
- Trong các số sau đây số nào chia hết cho 2: 46; 24; 927; 348; 1000; 445
- Giáo viên nhận xét, chấm điểm 
3) Dạy bài mới: 
 3.1/ Giới thiệu bài: Dấu hiệu chia hết cho 5 
 3.2/ Giáo viên hướng dẫn HS tự tìm ra dấu hiệu chia hết cho 5 và không chia hết cho 5.
 Mục đích: Học sinh tự tìm ra kiến thức: dấu hiệu chia hết cho 5 và không chia hết cho 5.
Các bước tiến hành:
 Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: Tự tìm vài số chia hết cho 5 & vài số không chia hết cho 5
 Bước 2: Tổ chứa thảo luận để phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 5
+ Giáo viên giao cho mỗi nhóm giấy khổ lớn có 5 cột có ghi sẵn các phép tính
+ Các nhóm tính nhanh kết quả & ghi vào giấy
+ HS chú ý các số chia hết có số tận cùng là các số nào, các số không chia hết có số tận cùng là các số nào để từ đó có thể rút ra kết luận
 Bước 3: GV cho HS nhận xét gộp lại: “Các số có tận cùng là 0, 5 thì chia hết cho 5”.
+ Tiếp tục cho học sinh quan sát cột thứ hai để phát hiện các số tận cùng không phải là 0, 5 thì không chia hết cho 5
 Bước 4: Yêu cầu vài học sinh nhắc lại kết luận trong bài học.
 Bước 5: GV chốt lại: Muốn biết một số có chia hết cho 5 hay không chỉ cần xét chữ số tận cùng bên phải nếu là 0 hoặc 5 thì số đó chia hết cho 5; chữ số tận cùng khác 0 hoặc 5 thì số đó không chia hết cho 5.
 3.3/ Thực hành:
 Bài tập 1:
- Mời học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh làm vào vở
- Mời học sinh nêu kết quả trước lớp, giải thích lí do vì sao chọn số đó
- Nhận xét, bổ sung, chốt lại kết quả đúng
 Bài tập 2: (dành cho HS giỏi)
- Yêu cầu học sinh tự làm vào vở, sau khi đã làm xong bài tập 1
 Bài tập 3: (dành cho HS giỏi)
- Yêu cầu học sinh tự làm vào vở, sau khi đã làm xong bài tập 1, 2
 Bài tập 4:
- Mời học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Hướng dẫn học sinh cách làm:
 Cách 1: Cho học sinh tìm các số chia hết cho 5 trước, sau đó xét xem nó có chia hết cho 2 không, nếu có thì chọn.
 Cách 2: Trước khi cho HS tự làm bài, GV có thể gợi ý để HS tự phát hiện ra dấu hiệu của các số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 theo các bước sau:
 Bước 1: Nêu dấu hiệu chia hết cho 2 (cách số có chữ số tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8)
 Bước 2: Nêu dấu hiệu chia hết cho 5 (cách số có chữ số tận cùng là 0, 5)
 Bước 3: Cả 2 dấu hiệu chia hết trên đều căn cứ vào chữ số tận cùng, có chữ số tận cùng nào giống nhau trong 2 dấu hiệu chia hết cho 2 và 5 ở trên? (Giáo viên tô đậm hoặc dùng viết màu viết lại số đó: số 0)
 Bước 4: Giáo viên hỏi: vậy để một số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 thì tận cùng phải là chữ số mấy? 
- Yêu cầu học sinh làm vào vở
- Mời học sinh nêu kết quả trước lớp, giải thích lí do vì sao chọn số đó
- Nhận xét, bổ sung, chốt lại kết quả đúng
 3.4/ Củng cố: 
Yêu cầu học sinh nêu lại Dấu hiệu chia hết cho 5
 3.5/ Nhận xét, dặn dò: 	
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài: Luyện tập
- Hát tập thể 
- Các số có chữ số tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8 thì chia hết cho 2.
- Các số chia hết cho 2 là: 46; 24; 348; 1000
- Học sinh nhận nhiệm vụ
- Học sinh thảo luận để phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 5
Chia hết cho 5
Không chia hết cho 5
10 :5 = 2
35 :5 = 7
30 :5 = 6
45 :5 = 9
15 :5 = 3
55 :5 = 11
40 :5 = 8
11 : 5 = 2(dư 1)
36 : 2 = 7( dư 1)
28 : 5 = 5( dư3)
39 : 5 = 7( dư 4)
17 : 5 = 3( dư 2)
23 : 5 = 4( dư 3)
47 : 5 = 9( dư 2)
- Học sinh nhận xét gộp lại: “Các số có tận cùng là 0, 5 thì chia hết cho 5”.
- Cả lớp chú ý và lắng nghe và nêu lại: Các số có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5.
- HS đọc: Trong các số 35; 8; 660; 4674; 3000; 945; 5553 
a) Số nào chia hết cho 5; b) Số nào không chia hết cho 5.
- Cả lớp làm vào vở
- Học sinh nêu kết quả trước lớp, giải thích lí do vì sao chọn số đó.
- Nhận xét, bổ sung, chốt lại kết quả đúng:
a) Các số chia hết cho 5 là: 35; 660; 3000; 945
b) Các số không chia hết cho 5 là: 8; 4674; 5553
a) 150 < 155 < 160
b) 3575< 3580 < 3585.
c) 335; 340; 345; 350; 355; 360.
- Với ba chữ số 0; 5; 7 có thể viết đươc các số có ba chữ số, mỗi số có cả ba chữ số đó và đều chia hết cho 5 là các số sau: 705; 750; 570
- HS đọc: Trong các số 35; 8; 57; 660; 5553; 3000
a) Số nào vừa chia hết cho 5 vừa chia hết cho 2; b) Số nào chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 2.
- Cả lớp theo dõi
- Cả lớp làm vào vở
- Học sinh nêu kết quả trước lớp, giải thích lí do vì sao chọn số đó.
- Nhận xét, bổ sung, chốt lại kết quả đúng:
a) Số nào vừa chia hết cho 5 vừa chia hết cho 2 là: 660; 3000
b) Số nào chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 2 là: 35; 945
- Các số có chữ số tận cùng là 0, hoặc 5 thì chia hết cho 5.
- Cả lớp chú ý theo dõi
Ngày soạn: 09/12/2011
Ngày dạy: 16/12/2011
Toán (tiết 85)
LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU:
	- Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, dấu hiệu chia hết cho 5.
	- Nhận biết được số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 trong một số tình huống đơn giản.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
Sách giáo khoa Toán, bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:	
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
5’
1’
28’
4’
1’
1) Ổn định:
2) Kiểm tra bài cũ: Dấu hiệu chia hết cho 5
- Yêu cầu vài học sinh nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2; 5. Cho ví dụ minh họa chỉ rõ số chia hết cho 2; 5 và số không chia hết cho 2; 5.
- Giáo viên nhận xét, cho điểm
3) Dạy bài mới: 
 3.1/ Giới thiệu bài: Luyện tập
 3.2/ Luyện tập thực hành làm bài tập:
Bài tập 1:
- Mời học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở 
- Mời học sinh trình bày bài làm và giải thích tại sao số đó chia hết cho 2 (hoặc 5)
- Nhận xét, bổ sung, sửa bài 
Bài tập 2:
- Mời học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở 
- Mời học sinh nêu kết quả và giải thích tại sao số đó chia hết cho 2 (hoặc 5)
- Nhận xét, bổ sung, sửa bài 
Bài tập 3:
- Mời học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở
- Mời học sinh nêu kết quả trước lớp và giải thích tại sao chọn số đó trong từng phần.
- Nhận xét, bổ sung, sửa bài
Bài tập 4: (dành cho HS giỏi)
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu: Số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 thì có chữ số tận cùng là chữ số nào?
Bài tập 5: (dành cho HS giỏi)
- Giáo viên cho học sinh đọc đề, thảo luận theo từng cặp nhỏ sau đó nêu kết luận kết quả đúng. 
 3.3/ Củng cố:
- Nêu dấu hiệu chia hết cho 2?
- Nêu dấu hiệu chia hết cho 5?
- Nêu dấu hiệu cùng chia hết cho 2 và 5?
 3.4/ Nhận xét, dặn dò: 
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài: Dấu hiệu chia hết cho 9.
- Hát tập thể
- Học sinh thực hiện theo yêu cầu 
- Cả lớp chú ý theo dõi
- Học sinh đọc: Trong các số 3457; 4568; 66814; 2050; 2229; 3576; 900; 2355: a) Số nào chia hết cho 2 
 b) Số nào chia hết cho 5.
- Cả lớp làm bài vào vở 
- HS trình bày bài làm và giải thích tại sao số đó chia hết cho 2 (hoặc 5)
- Nhận xét, bổ sung, sửa bài vào vở:
a) 4568; 66814; 3576; 900; 2050.
b) 2050; 900; 2355.
- Học sinh đọc: a) Hãy viết ba số có bao chữ số và chia hết cho 2.
b) Hãy viết ba số có bao chữ số và chia hết cho 5.
- Học sinh làm bài vào vở
- Học sinh nêu kết quả và giải thích tại sao số đó chia hết cho 2 (hoặc 5)
- Nhận xét, bổ sung, sửa bài vào vở:
a) 456; 698; 380; 
b) 925; 270; 385;  
 - Học sinh đọc: Trong các số 345; 480; 296; 341; 2000; 3995; 9010; 324: a) Số nào vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5. b) Số nào chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5. c) Số nào chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 2.
- Cả lớp làm bài vào vở
- Học sinh nêu kết quả trước lớp và giải thích tại sao chọn số đó.
- Nhận xét, bổ sung, sửa bài vào vở:
a) 480; 2000; 9010.
b) 296; 324.
c) 345; 3995.
- Học sinh nêu: Số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 thì có chữ số tận cùng là chữ số 0.
- Học sinh đọc đề, thảo luận theo từng cặp nhỏ sau đó nêu kết luận kết quả đúng: Loan có 10 quả táo.. 
- Học sinh nêu các dấu hiệu theo yêu cầu 
- Cả lớp chú ý theo dõi

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 4 tuan 17 3 cot CKTKNS.doc