Giáo án Lớp 4 - Tuần 17 - Năm học 2014-2015 - Trường Tiểu học Sơn Thủy

Giáo án Lớp 4 - Tuần 17 - Năm học 2014-2015 - Trường Tiểu học Sơn Thủy

I. MỤC TIÊU:

Ôn tập các kiến thức về:

- Tháp dinh dưỡng cân đối.

- Một số tính chất của nước và không khí; thành phần chính của không khí.

- Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.

- Vai trò của nước và không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.

(Không yêu cầu tất cả học sinh vẽ tranh cổ động tuyên truyền bảo vệ môi trường nước và không khí. Giáo viên hướng dẫn, động viên, khuyến khích để những em có khả năng được vẽ tranh, triển lãm)

II. CHUẨN BỊ:

- HS chuẩn bị các tranh, ảnh về việc sử dụng nước, không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí. Bút màu, giấy vẽ.

- GV chuẩn bị phiếu học tập cá nhân và giấy khổ A0.

- Các thẻ điểm 8, 9, 10.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1.Khởi động: 1’

2.Kiểm tra bài cũ: 5’

+ Không khí gồm những thành phần nào chính?

- GV nhận xét và cho điểm HS.

3. Bài mới:

a.Giới thiệu bài: Bài học hôm nay sẽ củng cố lại cho các em những kiến thức cơ bản về vật chất đề chuẩn bị cho bài kiểm tra cuối học kỳ I.

b. Hướng dẫn ôn tập:

HĐ1:Trò chơi ai nhanh, ai đúng? 8’

- GV chuẩn bị phiếu học tập cho từng nhóm

(tháp dinh dưỡng cân đối)

- GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu khoảng 5 đến 7 phút.

- GV cùng BGK đại diện của nhóm chấm bài.

- GV nhận xét bài làm của HS.

HĐ2:Vai trò của nước, không khí trong đời sống sinh hoạt. 15’

- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm.

- Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm trưởng báo cáo việc chuẩn bị của nhóm mình.

- Phát giấy khổ A0 cho mỗi nhóm.

- Yêu cầu các nhóm có thể trình bày theo từng chủ đề theo các cách sau:

+ Vai trò của nước.

+ Vai trò của không khí.

+ Xen kẽ nước và không khí.

- Yêu cầu nhắc nhở, giúp HS trình bày đẹp, khoa học, thảo luận về nội dung

thuyết trình.

 

doc 31 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 893Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 17 - Năm học 2014-2015 - Trường Tiểu học Sơn Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 17
Thứ bảy, ngày 27 tháng 12 năm 2014
Dạy bù bài thứ hai tuần 17
Tiếng Anh 
Cô Hằng dạy
-------------------------------------------------------------
TẬP ĐỌC
RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG
 (Phơ - bơ)
I. MỤC TIÊU: 
- Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng; chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật (chú hề, nàng công chúa nhỏ) và lời người dẫn chuyện.
- Hiểu ND: Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, đáng yêu (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. CHUẨN BỊ: 
Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 163, SGK (phóng to nếu có điều kiện).
Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn, câu văn cần luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Khởi động: 1’
2.Kiểm tra bài cũ: 5’
- Trong quán ăn “Ba cá bống” 
+ Chú bé Bu- ra- ti- nô cần moi bí mật gì ở lão Ba- ra- ba?
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới 
 a.Giới thiệu bài: 1’
Trẻ em nghĩ về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, đáng yêu như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu điều này qua bài: “Rất nhiều mặt trăng”. GV ghi đề.
b.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
HĐ1: Luyện đọc. 8’
GV hoặc HS chia đoạn: 3 đoạn.
+ Đoạn 1: Ở vương quốc nọ nhà vua.
+ Đoạn 2: Nhà vua..đến bằng vàng rồi.
+ Đoạn 3: Chú hề đến tung tăng khắp vườn.
+ Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi ở đoạn đầu. Lời chú hề: vui điềm đạm. Lời nàng công chúa: hồn nhiên, ngây thơ. Đoạn kết bài, với giọng vui nhanh hơn.
- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn. 
- HS đọc từ khó.
+ HS luyện đọc câu văn dài
- GV ghi từ khó sau khi HS đọc lần 1. Kết hợp luyện đọc câu văn dài khó: 
- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn lần 2.
- HS đọc chú giải.
- GV giải nghĩa một số từ khó:
 - GV đọc diễn cảm cả bài.
- Luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc toàn bài.
HĐ2: Tìm hiểu bài: 13’
- Đọc thầm đoạn 1 để trả lời các câu hỏi:
+ Chuyện gì đã xảy ra với công chúa?(Cô bị ốm nặng.)
+ Công chúa nhỏ có nguyện vọng gì?(Công chúa mong muốn có mặt trăng và nói cô sẽ khỏi ngay nếu cô có mặt trăng.)
+ Trước yêu cầu của công chúa nhà vua đã làm gì?(Nhà vua cho vời hết tất cả các vị đại thần, các nhà khoa học đến để bàn lấy mặt trăng cho công chúa.)
+ Tại sao họ cho rằng đó là điều không thể thực hiện đuợc? (Vì mặt trăng ở rất xa và rất to gấp hàng nghìn lần đất nước của nhà vua.)
- Đọc thầm đoạn 2 để trả lời câu hỏi :
+ Nhà vua đã than phiền với ai?(Nhà vua than phiền với chú hề.)
+ Cách nghĩ của chú hề có gì khác với các vị đại thần và các nhà khoa học?(Chú hề cho rằng trước hết phải hỏi công chúa xem nàng nghĩ về mặt trăng như thế nào đã. Vì chú tin rằng cách nghĩ của trẻ con khác với người lớn.)
+ Tìm những chi tiết cho thấy cách nghĩ của công chúa nhỏ về mặt trăng rất khác với người lớn?(Công chúa nghĩ rằng mặt trăng chỉ to hơn móng tay của cô, mặt trăng ngang qua ngọn cây trước cửa sổ và được làm bằng vàng.)
- Đọc thầm đoạn 3 để trả lời
+ Chú hề đã làm gì để có “mặt trăng” cho công chúa?(Chú hề tức tối đến gặp bác thợ kim hoàn, đặt làm ngay một mặt trăng bằng vàng, lớn hơn móng tay của cô công chúa, cho mặt trăng vào sợi dây chuyền vàng cho công chúa đeo vào cổ )
+ Thái độ của công chúa như thế nào khi nhận đuợc món quà đó?(Công chúa thấy mặt trăng thì vui sướng ra khỏi giường bệnh, chạy tung tăng khắp vườn.)
HĐ3: Đọc diễn cảm:5’
Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn tiêu biểu trong bài: đoạn 2.
+ Đọc mẫu đoạn văn.
+ Luyện đọc phân vai theo nhóm đôi
+ Vài em thi đọc diễn cảm trước lớp.
+ Bình chọn người đọc hay.
+ Theo dõi, uốn nắn 
+ Nhận xét, ghi điểm.
4. Củng cố: 5’
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? Nêu ý nghĩa bài học?
Ý nghĩa:Câu chuyện giúp ta hiểu cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, đáng yêu.
5. Dặn dò: 1’
HS học bài và Chuẩn bị bài “Rất nhiều mặt trăng”
Nhận xét tiết học.
--------------------------------------------------------------------------------
TOÁN 
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Thực hiện được phép chia cho số có hai chữ số.
- Biết chia cho số có ba chữ số.
* Bài 1 (a), bài 2
II. CHUẨN BỊ:
GV: Kế hoạch dạy học – Sgk
HS: Bài cũ – bài mới.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Khởi động: 1’
2.Kiểm tra bài cũ:5’
- GV gọi HS lên bảng làm lại bài 1.
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 
3.Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: 1’ 
- Giờ học toán hôm nay, các em sẽ được rèn luyện kĩ năng thực hiện phép chia số có nhiều chữ số cho số có 3 chữ số.
 b.Luyện tập, thực hành 
HĐ1: Cá nhân: 20’
 Bài 1: Đặt tính rồi tính.
- Yêu cầu HS tự đặt tính rồi tính.
- HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
 54322 346 25275 108
 1972 157 367 234
 2422 435
 0 03
 86679 214
 1079 405
 09
 - GV nhận xét để bài làm của HS.
 Bài 2: 
- GV gọi 1 HS đọc đề bài.
+ GV đặt câu hỏi gợi mở.
- GV yêu cầu HS tự tóm tắt và giải bài toán.
 Tóm tắt
 240 gói: 18 kg
 1 gói: .g?
Bài giải
18 kg = 18 000 g
Số gam muối có trong mỗi gói là:
18 000: 240 = 75 (g)
 Đáp số: 75 g
- GV nhận xét, cho điểm HS.
4.Củng cố, dặn dò:3’
- GV củng cố bài học.
- Dặn dò HS học bài và chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học. 
Âm nhạc 
Thầy Thịnh dạy
-----------------------------------------------------------
KHOA HỌC 
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU:
Ôn tập các kiến thức về:
- Tháp dinh dưỡng cân đối.
- Một số tính chất của nước và không khí; thành phần chính của không khí.
- Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
- Vai trò của nước và không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.
(Không yêu cầu tất cả học sinh vẽ tranh cổ động tuyên truyền bảo vệ môi trường nước và không khí. Giáo viên hướng dẫn, động viên, khuyến khích để những em có khả năng được vẽ tranh, triển lãm)
II. CHUẨN BỊ:
- HS chuẩn bị các tranh, ảnh về việc sử dụng nước, không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí. Bút màu, giấy vẽ.
- GV chuẩn bị phiếu học tập cá nhân và giấy khổ A0.
- Các thẻ điểm 8, 9, 10.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Khởi động: 1’
2.Kiểm tra bài cũ: 5’
+ Không khí gồm những thành phần nào chính?
- GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới:
a.Giới thiệu bài: Bài học hôm nay sẽ củng cố lại cho các em những kiến thức cơ bản về vật chất đề chuẩn bị cho bài kiểm tra cuối học kỳ I.
b. Hướng dẫn ôn tập:
HĐ1:Trò chơi ai nhanh, ai đúng? 8’
- GV chuẩn bị phiếu học tập cho từng nhóm
(tháp dinh dưỡng cân đối)
- GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu khoảng 5 đến 7 phút.
- GV cùng BGK đại diện của nhóm chấm bài.
- GV nhận xét bài làm của HS.
HĐ2:Vai trò của nước, không khí trong đời sống sinh hoạt. 15’
- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm.
- Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm trưởng báo cáo việc chuẩn bị của nhóm mình.
- Phát giấy khổ A0 cho mỗi nhóm.
- Yêu cầu các nhóm có thể trình bày theo từng chủ đề theo các cách sau:
+ Vai trò của nước.
+ Vai trò của không khí.
+ Xen kẽ nước và không khí.
- Yêu cầu nhắc nhở, giúp HS trình bày đẹp, khoa học, thảo luận về nội dung 
thuyết trình.
- Yêu cầu mỗi nhóm cử một đại diện vào ban giám khảo.
- Gọi các nhóm lên trình bày, các nhóm khác có thể đặt câu hỏi.
- Ban giám khảo đánh giá theo các tiêu chí.
+ Nội dung đầy đủ.
+ Tranh, ảnh phong phú.
+ Trình bày đẹp, khoa học.
+ Thuyết minh rõ ràng, mạch lạc.
+ Trả lời các câu hỏi đặt ra (nếu có).
- GV chấm điểm trực tiếp cho mỗi nhóm.
- GV nhận xét chung.
HĐ3: Cuộc thi: Tuyên truyền viên xuất sắc. 8’
- GV tổ chức cho HS làm việc theo cặp đôi.
- GV giới thiệu: Môi trường nước, không khí của chúng ta đang ngày càng bị tàn phá. Vậy các em hãy gửi thông điệp tới tất cả mọi người. Hãy bảo vệ môi trường nước và không khí. Lớp mình sẽ thi xem đôi bạn nào sẽ là người tuyên truyền viên xuất sắc.
4.Củng cố- dặn dò:3’
- Nêu một số tính chất của nước và không khí; thành phần chính của không khí.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà ôn lại các kiến thức đã học để chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra.
------------------------------------------------------------------------
Thứ hai, ngày 29 tháng 12 năm 2014
Day bù bài thứ ba – Tuần 17
LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
CÂU KỂ AI LÀM GÌ?
I. MỤC TIÊU:
- Nắm được cấu tạo cơ bản của câu kể Ai làm gì (ND Ghi nhớ).
- Nhận biết được câu kể Ai làm gì? Trong đoạn văn và xác định được chủ ngữ và vị ngữ trong mỗi câu (BT1, BT2, mục III); viết được đoạn văn kể việc đã làm trong đó có dùng câu kể Ai làm gì? (BT3, mục III).
 II. CHUẨN BỊ:
- Đoạn văn bài tập 1, phần nhận xét viết sẵn trên bảng lớp.
- Giấy khổ to và bút dạ.
- Bài tập 1 phần Luyện tập viết vào bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Khởi động: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Thế nào là câu kể?
- HS lên bảng đặt câu kể tự chọn theo các đề tài ở bài tập 2
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới.
 a. Giới thiệu bài: 1’
 b.Tìm hiểu bài:
HĐ1: Cả lớp: 15’
Bài 1, 2: Đọc đoạn văn sau:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Viết bảng câu: Người lớn đánh trâu ra cày.
- Trong câu văn trên, từ chỉ hoạt động. (đánh trâu ra cày,)
- Từ chỉ người hoạt động:người lớn 
 - Yêu cầu HS hoạt động nhóm.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Câu
Từ ngữ chỉ hoạt động
Từ ngữ chỉ người hoạt động
3) Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá.
4) Mấy chú bé bắc bếp thổi cơm.
5) Các bà mẹ tra ngô.
6) Các em bé ngủ khì trên lưng mẹ.
7) Lũ chó sủa om cả rừng.
nhặt cỏ, đốt lá
bắc bếp thổi cơm
tra ngô
ngủ khì trên lưng mẹ
sủa om cả rừng
các cụ già
mấy chú bé
các bà mẹ
các em bé
lũ chó
Câu: Trên nương, mỗi người một việc cũng là câu kể nhưng không có từ chỉ hoạt động, vị ngữ của câu là cụm danh từ.
Bài 3:Gọi HS đọc yêu cầu.
+ Câu hỏi cho từ ngữ chỉ hoạt động là gì?
+ Câu hỏi cho từ ngữ chỉ hoạt động ta hỏi thế nào? 
- Gọi HS đặt câu hỏi cho từng câu kể. (1 HS đặt 2 câu: 1 câu hỏi cho từ ngữ chỉ hoạt động, 1 câu hỏi cho từ ngữ chỉ người hoạt động).
Câu
Câu hỏi cho từ ngữ chỉ hoạt động
Câu hỏi cho từ ngữ chỉ người hoạt động hoặc vật HĐ
2) Người lớn đánh trâu ra cày.
3) Các cụ già nhặt cỏ đốt lá
4)Mấy chú bé bắc bếp thổi cơm.
5) Các bà mẹ tra ngô.
6)Các em bé ngủ khì trên lưng mẹ.
7) Lũ chó sủa om cả rừng.
Người lớn làm gì?
Các cụ già làm gì?
Mấy chú bé làm gì?
Các bà mẹ làm gì?
Các em bé làm gì?
Lũ chó làm gì?
Ai đánh trâu ra cày?
Ai nhặt cỏ đốt lá?
Ai bắc bếp thổi cơm?
Ai tra ngô?
Ai ngủ khì trên lưng mẹ?
Con gì sủa om cả rừng?
c) Ghi nhớ
4. Luyện tập- thực hành:
HĐ2: Cá nhân: 15’
Bài 1: Tìm những câu kể Ai làm gì?Trong...
- 1 HS dùng phấn màu gạch chân dưới câu kể Ai làm gì? HS dưới lớp gạch bằng bút chì vào SGK.
- 1 HS chữa bài của bạn trên bảng ... ược đoạn văn thuộc phần nào trong bài văn miêu tả, nội dung miêu tả của từng đoạn, dấu hiệu mở đầu đoạn văn (BT1); viết được đoạn văn tả hình dáng bên ngoài, đoạn văn tả đặc điểm bên trong của chiếc cặp sách (BT2, BT3).
II. CHUẨN BỊ: 
Đoạn văn tả chiếc cặp trong bài tập 1 viết sẵn trên bảng lớp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: 1’
2. Bài mới:
 a) Giới thiệu bài:
- Tiết tập làm văn hôm nay các em sẽ luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả đồ vật.Lớp mình cùng thi đua xem bạn nào có đoạn văn miêu tả chiếc cặp đúng và hay nhất.
 b) Hướng dẫn làm bài tập:
HĐ1: Cả lớp:
Bài 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, trả lời câu hỏi.
- Tiếp nối trình bày, nhận xét.
a) Các đoạn văn trên đều thuộc phần thân bài trong bài văn miêu tả.
b) + Đoạn 1: Đó là một chiếc cặp màu đỏ tươi  đến sáng long lanh. (Tả hình dáng bên ngoài của chiếc cặp)
+ Đoạn 2: Quai cặp làm bằng sắt  đến đeo chiếc ba lô (Tả quai cặp và dây đeo)
+ Đoạn 3: Mở cặp ra, em thấy  đến và thước kẻ. (Tả cấu tạo bên trong của cặp)
c) Nội dung miêu tả của từng đoạn được báo hiệu bằng những từ ngữ:
+ Đ oạn 1: màu đỏ tươi 
+ Đ oạn 2: Quai cặp 
+ Đ oạn 3: Mở cặp ra 
- Gọi HS trình bày và nhận xét. 
+ Sau mỗi phần GV kết luận, chốt lời giải đúng.
HĐ2: Cá nhân:
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu và gợi ý.
- Yêu cầu HS quan sát chiếc cặp của mình và tự làm bài. Chú ý nhắc HS.
+ Chỉ viết một đoạn miêu tả hình dáng bên ngoài của cặp (không phải cả bài, không phải bên trong).
+ Nên viết theo các gợi ý của SGK.
+ Cần miêu tả những đặc điểm riêng của chiếc cặp mình tả để nó không giống chiếc cặp của bạn.
+ Khi viết chú ý bộc lộ cảm xúc của mình.
- GV HS trình bày. GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt và cho điểm những HS viết tốt.
Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu và gợi ý.
- Nhắc HS chú ý: đề bài chỉ yêu cầu các em viết một đoạn tả bên trong (không phải bên ngoài) chiếc cặp của mình.
- Yêu cầu HS mở nắp cặp của mình để quan sát và viết đoạn văn tả bên trong chiếc cặp.
- Gọi HS trình bày đoạn văn tả phần bên trong cặp.
- 3 đến 5 HS trình bày.
- GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt và cho điểm những HS viết tốt.
4. Củng cố, dặn dò: 3’
- Dặn HS về nhà hoàn chỉnh, viết lại 2 đoạn văn đã thực hành luyện viết trên lớp.
- Nhận xét tiết học.
----------------------------------------------------------
Tiếng Anh 
Cô Hằng dạy
------------------------------------------------------------------
Dạy bù bài thứ 2 – Tuần 18 
KHOA HỌC
KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ CHÁY
A.MỤC TIÊU 
- Làm thí nghiệm để chứng tỏ.
+ Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi để duy trì sự cháy lâu hơn.
+ Muốn sự cháy diễn ra liên tục thì không khí phải được lưu thông.
- Nêu ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò của không khí đối với sự cháy: thổi bếp lửa cho lửa cháy to hơn, dập tắt lửa khi có hoả hoạn,. 
* KNS: Kĩ năng bình luận về cách làm và các kết quả quan sát; Kĩ năng phân tích, phán đoán, so sánh, đối chiếu; Kĩ năng quản lí t/gian trong quá trình tiến hành thí nghiệm.
* PHƯƠNG PHÁP: BTNB ở hoạt động 1
B. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
- Chuẩn bị theo nhóm: hai lọ thuỷ tinh (một lọ to, 1 lọ nhỏ, 2 cây nến bằng nhau, một lọ thuỷ tinh không có đáy, nến, đế kê. 
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
I. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- Không khí gồm những thành phần chính nào?
- Nhận xét, đánh giá chung.
II. Bài mới : (30’)
 1. Giới thiệu bài(1’)
- Không khí có vai trò rất quan trọng đối với đời sống của mọi sinh vật trên trái 
đất. Vai trò của không khí đối với sự cháy như thế nào? Các em cùng tìm hiểu
 qua bài học hôm nay. 
2. T×m hiÓu bµi
h®1. T/hiểu vai trò của ô-xi đối với sự cháy
BƯỚC 1: TÌNH HUỐNG NÊU VẤN ĐỀ
Không khí có cần cho sự cháy không ?
BƯỚC 2 : BỘC LỘ HIỂU BIẾT BAN ĐẦU:
Làm thế nào mà em biết không khí cần cho sự cháy ?
BƯỚC 3 : ĐỀ XUẤT CÂU HỎI VÀ GIẢI PHÁP TÌM TÒI NGHIÊN CỨU:
Có phải không khí cần cho sự cáy không ?
Ta đun bằng chất đốt cơ mà
BƯỚC 4 : THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN TÌM TÒI NGHIÊN CỨU:
- Chia nhóm 6 và đề nghị các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị của nhóm.
- Yêu cầu học sinh đọc mục thực hành.
- Yêu cầu học sinh thực hành trong nhóm và nêu nhận xét, giải thích về kết quả thí nghiệm vào phiếu (GV đọc trước lớp). 
- Theo dõi, quan sát giúp đỡ nhóm còn lúng túng trong việc nhận xét.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày.
- Đại diện nhóm trình bày: Dùng 2 cây nến như nhau và 2 chiếc lọ thuỷ tinh không bằng nhau, khi ta đốt cháy 2 
- Theo nhóm em, tại sao cây nến trong lọ to lại cháy lâu hơn cây nến trong lọ nhỏ? (- Vì trong lọ thuỷ tinh to có chứa nhiều không khí hơn lọ thủy tinh nhỏ,..
- Ô xi duy trì sự cháy lâu hơn. Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều)
*BƯỚC 5: KÊT LUẬN VÀ HỢP LÍ HÓA KIẾN THỨC:
 -Không khí cần cho sự cháy. 
- Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô xi để duy trì sự cháy lâu hơn...
HĐ 2. Tìm hiểu cách duy trì sự cháy và ứng dụng trong cuộc sống 
- Dùng 1 lọ thuỷ tinh không đáy, úp vào cây nến gắn trên đế kín, quan sát xem hiện tượng gì xảy ra nhé.
- Kết quả của thí nghiệm này như thế nào? (Cây nến tắt sau mấy phút.) 
- Theo em, vì sao cây nến lại chỉ cháy được trong thời gian ngắn như vậy?(Vì lượng ô xi trong lọ đã cháy hết mà không được cung cấp tiếp. )
- Bây giờ thầy thay đế gắn nến bằng một đế không kín. Hãy q.sát xem h/tượng gì xảy ra. (Cây nến vẫn cháy bình thường. )
- Vì sao cây nến vẫn cháy bình thường? (Là do đế gắn nến không kín nên không khí liên tục tràn vào lọ cung cấp ô xi)
- Khi sự cháy xảy ra, khí ni tơ và khí các-bô-níc nóng lên và bay lên cao. Do có chỗ lưu thông với bên ngoài nên không khí...
- Để duy trì sự cháy cần phải làm gì? tại sao phải làm như vậy? (Để duy trì sự cháy cần liên tục cung cấp không khí. Vì trong không khí có chứa ô xi. Ô xi rất cần cho sự cháy)
- Kết luận: Để duy trì sự cháy, cần liên tục cung cấp không khí. Nói cách khác, không khí cần được lưu thông. 
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 5 SGK/71. Trả lời câu hỏi : 
- Bạn nhỏ trong hình đang làm gì? (Đang dùng ống thổi k/khí vào trong bếp)
- Bạn làm như vậy để làm gì?(Để không khí trong bếp được cung cấp liên tục, để bếp không bị tắt khi khí ô xi bị mất đi. )
- Bạn nhỏ làm như vậy để không khí trong bếp luôn được lưu thông, luôn được cung cấp liên tục và sự cháy được duy trì.
- Trong lớp mình, bạn nào còn có kinh nghiệm làm cho ngọn lửa trong bếp củi, bếp than không bị tắt? 
(- Muốn cho ngọn lửa trong bếp củi không bị tắt, em thường cào rỗng tro bếp ra để không khí được lưu thông. 
- Muốn cho ngọn lửa bếp than không bị tắt, em để bếp than ra đầu hướng gió)
- Khi dập tắt ngọn lửa ở bếp than hay bếp củi thì làm thế nào? 
+ Khi muốn dập bếp lửa ta dùng tro bếp để phủ kín lên ngọn lửa.
+ Khi muốn dập bếp than, ta lấy than để vào trong nồi đất và đậy lại. 
- Vài HS đọc mục bạn cần biết SGK/71
III. Củng cố, dặn dò: (2’)
- Khí ô xi có vai trò gì đối với sự cháy? 
- Nhận xét tiết học.
- Ứng dụng những hiểu biết của mình vào trong cuộc sống. Chuẩn bị bài sau.
---------------------------------------------------------------
BUỔI CHIỀU GV ĐẶC THÙ DẠY
----------------------------------------------------------------
Thứ năm và thứ sáu nghỉ Tết dương lịch
CHÚC MỪNG NĂM MỚI
KHOA HỌC 
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU:
Ôn tập các kiến thức về:
- Tháp dinh dưỡng cân đối.- Một số tính chất của nước và không khí; thành phần chính của không khí.
- Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
- Vai trò của nước và không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.
(Không yêu cầu tất cả học sinh vẽ tranh cổ động tuyên truyền bảo vệ môi trường nước và không khí. Giáo viên hướng dẫn, động viên, khuyến khích để những em có khả năng được vẽ tranh, triển lãm)
II. CHUẨN BỊ:
- Hình vẽ (tháp dinh dưỡng cân đối)
- Xu tầm các tranh ảnh hoặc đồ chơi về việc sử dụng nước, không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.
- Giấy khổ to, bút màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định: Hát vui.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên kiểm tra và trả lời câu hỏi theo nội dung.
GV Nhận xét phần kiểm tra.
3- Bài mới:
Hoạt động 1: Trò chơi ai nhanh, ai đúng?
* Mục tiêu: giúp học sinh củng cố và hệ thống các kiến thức về:
- Tháp dinh dưỡng cân đối.
- Một số tính chất của nước và không khí: thành phần chính của không khí.
- Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
* Tiến hành: 
Bước 1: 
- GV chia nhóm và phát hình vẽ (tháp dinh dưỡng cân đối) chưa hoàn thiện.
Bước 2:
- GV và các nhóm khác cùng nhận xét: nhóm nào xong trước, đẹp, đúng là thắng cuộc. GV cho điểm nhóm đó.
Bước 3:
- GV chuẩn bị sẵn 1 số phiếu ghi các câu hỏi trang 69 SGK.Đại diện các nhóm lên bốc thăm và trả lời câu hỏi đó. GV chấm điểm cá nhân. 
- GV nhận xét nhóm nào có nhiều bạn được điểm cao là thắng cuộc. 
Hoạt động 2: Triển lãm 
* Mục tiêu:
* Tiến hành:
Bước 1: 
Bước 2:
- Các nhóm khác có thể đưa ra nhận xét riêng. GV là người nhận xét cuối cùng.
GV cho điểm theo nhóm và cộng điểm thêm cho các cá nhân có những đóng góp nổi bật trong việc sưu tầm hoặc trình bày xuất sắc.
Hoạt động 3: Vẽ tranh cổ động.
* Mục tiêu:
* Tiến hành:
4. Củng cố:
- Tiết học hôm nay em được ôn tập những kiến thức nào?
- Em hãy nêu lại các thành phần có trong không khí?
- Em hãy nêu vai trò của nước và không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi.
- GV giáo dục các em giữ vệ sinh môi trường, bảo vệ nguồn nước sạch và bầu không khí trong lành.
5. Dặn dò:
Về nhà xem lại bài và chuẩn bị tốt bài cho học kỳ 2 
- Nhận xét tiết học.
- Các nhóm thi đua hoàn thiện tranh vẽ (tháp dinh dưỡng cân đối)
- Các nhóm trình bài sản phẩm trước lớp.
- Củng cố và hệ thống các kiến thức về: vai trò của nước và không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.
- Các nhóm trưởng yêu cầu trong nhóm đưa những tranh ảnh và tư kiệu đã xu tầm được để lên bàn.
- Cả nhóm cùng lựa chọn và trình bài theo từng chủ đề để có sản phẩm vừa đẹp, vừa khoa học. - Các thành viên trong nhóm tập thuyết trình, giải thích về sản phẩm của nhóm mình.
- Cả lớp tham quan khu triển lãm của từng nhóm, nghe các thành viên trong nhóm trình bày từng sản phẩm.
HS có khả năng vẽ tranh cổ động, bảo vệ môi trường nước và không khí 
- Đại diện các nhóm nêu ý tưởng của bước tranh cổ động do nhóm vẽ 
- Các nhóm khác thảo luận, góp ý cho các nhóm bạn.
- 1 em trình bày miệng vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 17.doc