Giáo án các môn lớp 4 - Trường TH 1 Quảng Phú - Tuần 11

Giáo án các môn lớp 4 - Trường TH 1 Quảng Phú - Tuần 11

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Biết đọc bài văn với giọng chậm giãi ; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.

- Hiểu ND : Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ trạng nguyên khi mới 13 tuổi. (trả lời được CH trong SGK)

II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động 1: Củng cố kĩ năng đọc (5) Bài “Điều ước của vua Mi- đát”: HS đọc bài, trả lời câu hỏi 3, 4 SGK.

- HS nhận xét ; GV đánh giá và ghi điểm.

* Giới thiệu bài : HS quan sát tranh minh họa bài đọc. GV giới thiệu bài học.

Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện đọc (8)

- Có thể chia bài làm 4 đoạn để luyện đọc. ( Mỗi 1lần xuống dòng là 1 đoạn)

- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn (2 lượt), GV kết hợp cho HS luyện đọc từ khó và giải nghĩa từ khó hiểu .

- HS luyện đọc theo cặp. 1 HS đọc. GV đọc mẫu toàn bài

doc 15 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 888Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 - Trường TH 1 Quảng Phú - Tuần 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11 
Thứ 2 ngày 7 tháng 11 năm 2011
tập đọc
Ông Trạng thả diều
i. mục đích, yêu cầu 
- Biết đọc bài văn với giọng chậm giãi ; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn. 
- Hiểu ND : Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ trạng nguyên khi mới 13 tuổi. (trả lời được CH trong SGK)
II. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Củng cố kĩ năng đọc (5’) Bài “Điều ước của vua Mi- đát”: HS đọc bài, trả lời câu hỏi 3, 4 SGK.
- HS nhận xét ; GV đánh giá và ghi điểm.
* Giới thiệu bài : HS quan sát tranh minh họa bài đọc. GV giới thiệu bài học.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện đọc (8’)
- Có thể chia bài làm 4 đoạn để luyện đọc. ( Mỗi 1lần xuống dòng là 1 đoạn)
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn (2 lượt), GV kết hợp cho HS luyện đọc từ khó và giải nghĩa từ khó hiểu .
- HS luyện đọc theo cặp. 1 HS đọc. GV đọc mẫu toàn bài.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu bài(12’)
*Đoạn 1: Những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền? (Học đến đâu hiểu ngay đến đấy, có trí nhớ lạ thường: có thể thuộc 20 trang sách trong ngày mà vẫn có thì giờ chơi diều).
* ý 1: Tư chất thông minh của Nguyễn Hiền.
*Đoạn còn lại: Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào? (Nhà nghèo phải bỏ học nhưng vẫn đứng ngoài lớp để nghe giảng. Buổi tối đợi các bạn học xong bài rồi mượn vở của bạn. Sách vở là lưng trâu, nền cát; bút là ngón tay, mảnh gạch; đèn là vỏ trứng đựng đom đóm. Đến kì thi, phải làm bài vào lá chuối khô nhờ thầy chấm hộ).
? Vì sao Nguyễn Hiền lại được gọi là “ông Trạng thả diều”? (Vì ông đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi, vẫn còn ham chơi diều).
* ý 2: Sự chăm học và chịu khó của Nguyễn Hiền.
? Tục ngữ hoặc thành ngữ nào đúng với ý nghĩa của câu chuyện? (Có chí thì nên).
Hoạt động 4: Đọc diễn cảm: (12’)
- HS tìm câu văn dài, 1HS đọc ngắt câu và tìm những từ ngữ cần nhấn giọng.( 1 HS lên bảng ngắt câu); Nhiều HS luyện đọc diễn cảm câu. 
 “Thầy phải kinh ngạc/ vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó/ và có trí nhớ lạ thường.// Có hôm,/ chú thuộc hai mươi trang sách / mà vẫn có thì giờ chơi diều.”
- Luyện đọc cá nhân, đọc nối đoạn, đọc đoạn yêu thích, thi đọc hay nhất.
- HS nhận xét ; GV đánh giá
Hoạt động nối tiếp (3’): Truyện đọc này giúp em hiểu ra điều gì? 
- GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau: “Có chí thì nên”.
Rút kinh nghiệm tiết dạy : .........................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................
toán
Tiết 51: Nhân với 10, 100, 1000, ... Chia cho 10, 100, 1000, ...
i. mục tiêu: 
- Biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000,...và chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn cho 10, 100, 1000,...
- Bài tập cần làm : Bài 1 a) cột 1,2 ; b) cột 1,2 : Bài 2(3 dòng đầu) .
II. Đồ dùng dạy học:
IiI. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1. Củng cố kiến thức: (5’) : Nêu tính chất giao hoán của phép nhân.
- Gọi 2 HS chữa BT vể nhà, đồng thời ktra vở của HS. GV nhận xét & cho điểm HS.
Hoạt động 2. (15’) : Giới thiệu phép nhân với 10, 100, 1000, ....phép chia cho 10, 100, 1000, .... 
35 x 10 = ?
- HS trao đổi nhón đôi về cách làm bài, rồi tính kết quả. HS trình bày cách làm.
Có thể làm :
C1: 35 x 2 x 5 
 = 70 x 5
 = 350
C2: 35 x ( 5 + 5)
 = 35 x 5 + 35 x 5
 = 175 + 175
 = 350
C3: 35 x 10 = 10 x 35
 = 1chục x 35 = 35 chục = 350 
(gấp 1 chục lên 35 lần ) 
 * Vậy 35 x 10 = 350 
- Khi nhân 35 với 10 ta chỉ viết thêm vào bên phải số 35 một chữ số 0 ( để có 350 )
- Khi nhân một số tự nhiên với 10 ta chỉ việc viết thêm một chữ số 0 vào bên phải số đó.
- Cho học sinh trao đổi về mối quan hệ giữa 35 x 10 = 350 để nhận ra 350 : 10 = 35 .
 350 : 10 =? 350 : 10 = 35
- Khi chia số tròn chục cho 10 ta chỉ việc bỏ bớt đi một chữ số 0 ở bên phải số đó.
 640 x 10 = 640 640 x 10 = 6400 370 : 10 = 37 1300 : 10 = 130
*Hướng dẫn nhân với 100; 1000; ... hoặc chia số tròn trăm, tròn nghìn cho 100; 1000... tương tự như trên
- GV nêu phép tính. HS đọc nhanh kết quả.
 34 x 100 = 3400 210 x 1000 = 210 000 7800 : 10 = 780 36 1000 : 1000 = 361
- Gọi học sinh nêu quy tắc SGK 
Hoạt động 3. Luyện tập (17’):
Bài 1, 2 : Củng cố cách nhân với 10, 100, 1000... chia cho 10, 100, 1000... 
- HS làm bài. HS chữa miệng. Nhận xét bài làm của bạn.
- HS chữa bài, HS nhận xét, GV đánh giá.
Bài 2: Viết số vào chỗ chấm: GV và HS phân tích mẫu 
Mẫu : 300kg = .tạ 
Cách làm : Ta có : 100kg = 1 tạ ; 300: 100= 3 Vậy 300kg = 3 tạ 
- HS làm bài. 2 HS cùng một bàn đổi bài cho nhau.
- Chữa bài.
70 kg = 7 yến 
800kg = 8 tạ
120 tạ = 12 tấn 
5000kg = 5 tấn 
4000g = 4 kg 
- HS chữa bài, HS nhận xét, GV đánh giá.
Hoạt động 4-Hoạt động nối tiếp (2’) : HS nêu lại nội dung bài học; Bài sau: T/chất kết hợp của phép nhân 
Rút kinh nghiệm tiết dạy : .........................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................
Đạo đức :
Thực hành kĩ năng giữa học kì I
I, Mục tiêu :
- Hệ thống hoá toàn bộ kiến thức , kĩ năng trong giao tiếp:
- Nêu được một vài biểu hiện về trung thực vượt khó trong học tập .
- Nêu được vài biểu hiện về tiết kiệm tiền của , tiết kiệm thời giờ .
- HS biết vận dụng những kĩ năng đã học vào thực hành trong cuộc sống hằng ngày II, Các hoạt động dạy học :
Hoạt động 1 (18’): HS thảo luận nhóm các kiến thức đã học trong giao tiếp .
- GV giao cho các nhóm thảo luận các câu hỏi trong SGK
- Đại diện nhóm trình bày .
- HS nhận xét sửa sai 
- GV cùng HS nhận xét , thống nhất câu trả lời 
- GV nêu kết luận 
Hoạt động 2 (18’): HS đóng vai một số tiểu phẩm áp dụng kiến thức đã học vào thực hành trong thực tế 
-GV chia nhóm đôi cho HS thảo luận đóng vai . 
-HS khác nhận xét sửa sai .
GV cùng HS nhận xét bình chọn bạn đóng đạt nhất 
*Hoạt động nối tiếp (3’):
- Nhận xét chung giờ học, yêu cầu HS chuẩn bị bài sau . 
Thứ 3 ngày 8 tháng 11 năm 2011
toán
Tiết 52:Tính chất kết hợp của phép nhân
i. mục tiêu: 
- Nhận biết được tính chất kết hợp của phép nhân. Bước đầu biết vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân. Bước đầu biết vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân tronh thực hành tính.
- Bài tập cần làm : Bài 1a, bài 2a
II. Đồ dùng dạy học:
GV : Bảng phụ; phấn màu 
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1. Củng cố kiến thức: (5’) : Nêu cách nhân nhẩm với 10, 100, 1000....
- Nêu cách chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn cho 10, 100, 1000....
- Gọi 2 HS chữa BT vể nhà, đồng thời ktra vở của HS.
- GV nhận xét & cho điểm HS.
Hoạt động 2. (15’) : Giới thiệu tính chất kết hợp cảu phép nhân : 
- GV treo bảng phụ.Yêu cầu HS tính giá trị của 2 biểu thức 
( a x b ) x c và a x ( b x c )với các giá trị a, b, c đã cho.
 ( 2 x 3 ) x 4 và 2 x ( 3 x 4 )
 ( 2 x 3 ) x 4 = 6 x 4 = 24 2 x (3 x 4 ) = 2 x 12 = 24
Vậy 2 x ( 3 x 4 ) = ( 2 x 3 ) x 4 vì cùng có kết quả là 24.
* Với a = 3, b = 4. c= 5 thì: ( a x b ) x c = ( 3 x 4 ) x 5 = 12 x 5 = 60
và a x ( b x c ) = 3 x ( 4 x 5 ) = 3 x 20 = 60
Vậy ( a x b ) x c = a x( b x c ) vì cùng bằng 60.
- Nhận xét giá trị của biểu thức :( a x b ) x c và g.trị của b.thức a x ( b x c ).
-Vậy ta có thể viết như thế nào? ( a x b ) x c = a x ( b x c )
( a x b ) x c được gọi là gì? a x ( b x c ) được gọi là gì? 
- Gọi HS nêu tính chất kết hợp của phép nhân.
- Cả lớp đọc đồng thanh tính chất kết hợp của phép nhân.
Hoạt động 3. Luyện tập thực hành ( 18’):
Bài 1, 2, 3 : Củng cố về tính chất kết hợp của phép nhân :
Bài 1: GV và HS cùng phân tích mẫu, so sánh cách làm, cách tính nào thuận tiện hơn? Vì sao?
- HS làm bài. Chữa bài
Mẫu : 2 x 5 x 4 = ?
C1 : 2 x 5 x 4 = ( 2 x5 ) x 4 = 10 x 4 = 40	C2: 2 x 5 x 4 = 2 x (5 x 4) = 2 x 20= 40
- HS chữa bài, HS nhận xét, GV đánh giá.
Bài 2:Tính bằng cách thuận tiện nhất :
- HS đọc yêu cầu ; HS làm bài. Gọi 4 HS chữa bài theo 2 cách.
- Hỏi HS đã áp dụng tính chất gì của phép nhân .Mẫu : 
 a) 13 x5 x2 = 13 x ( 5 x2 ) 
 = 13 x 10 = 130 
b) 2 x 26 x 5 = (2 x 5) x 26
 = 10 x 26 = 260
- HS chữa bài, HS nhận xét, GV đánh giá.
Bài 3 : HS đọc yêu cầu của đề ; .
HS làm bài theo 1 trong hai cách; 
Cách 1: Số học sinh của một lớp là : 2 x 15 = 30 ( học sinh )
 Số học sinh của 8 lớp là : 30 x 8 = 240 ( học sinh ) 
Cách 2 : Số bộ bàn ghế của 8 lớp là : 15 x 8 = 120 ( bộ ) 
 Số học sinh của 8 lớp là : 2 x 120 = 240 ( học sinh ) 
- HS chữa bài, HS nhận xét, GV đánh giá.
Hoạt động 4 Hoạt động nối tiếp (2’) : GV nhận xét tiết học
luyện từ và câu
Luyện tập về động từ
i. mục đích, yêu cầu 
- Nắm được một số từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ (đã, đang, sắp). 
- Nhận biết và sử dụng các từ đó qua các BT thực hành trong SGK.(bỏ bài tập 1)
II. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Củng cố kiến thức kĩ năng (5’) : Thế nào là động từ ? HS đọc bài 4 đã làm trong tiết trước.
* Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập (32’)
Bài 2: Các từ in nghiêng sau đây bổ sung ý nghĩa cho những động từ nào?
- Chúng bổ sung ý nghĩa gì?
- 2 HS đọc yêu cầu. HS làm việc theo nhóm đôi.
- Đại diện 2 nhóm trình bày; Các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại ý đúng.
- Trời ấm, lại pha lành lạnh. Tết sắp đến. (Từ “sắp” bổ sung ý nghĩa cho động từ “đến”. Nó cho biết sự việc sẽ diễn ra trong thời gian gần).
- Rặng đào đã trút hết lá. (Từ “đã” bổ sung ý nghĩa cho động từ “trút”. Nó cho biết sự việc được hoàn thành rồi).
Bài 3: Điền các từ đã, đang, sắp vào chỗ trống.
- 1 HS nêu yêu cầu. HS làm bài vào SGK.
- GV treo bảng phụ ghi nội dung bài 2. 1 HS lên bảng làm. Cả lớp nhận xét.
a) Mới dạo nào những cây ngô còn lấm tấm như  ... ...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
tập làm văn
Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân 
I. Mục Đích yêu cầu: 
- Xác định được đề tài trao đổi, nội dung, hình thức trao đổi ý kiến với người thân theo đề bài trong SGK.Bước đầu biết đóng vai trao đổi tự nhiên, cố gắng đạt mục đích đề ra.
- GDKNS : Thể hiện sự tự tin và lắng nghe tích cực. Thể hiện sự cảm thông khi giao tiếp.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết sẵn đề tài chung của cuộc trao đổi, có gạch chân dưới các từ ngữ quan trọng; 
- Tên một số nhân vật để HS lựa chọn đề tài cụ thể cho cuộc trao đổi của mình.
III. các Hoạt động dạy - học: 
Hoạt động 1(3-5’) : Củng cố kĩ năng kiến thức : Nhận xét bài viết giữa kì.
* Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu tiết học
Hoạt động 2 (30-32’): Hướng dẫn HS làm bài tập 
a. Xác định yêu cầu của đề bài. 
 Em và một người thân trong gia đình( bố, mẹ , anh, chị ) cùng đọc một truyện nói về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên trong cuộc sống. Em trao đổi với người thân về tính cách đáng khâm phục của người đó, đồng thời nói lên chí hướng của em.
 Hãy cùng bạn đóng vai người thân để thực hiện cuộc trao đổi trên.
- 1HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm. GV đọc cùng phân tích đề bài.
Lưu ý: Đây là cuộc trao đổi giữa em và một người thân trong gia đình( bố , mẹ , anh, chị ) , do đó , phải đóng vai khi trao đổi trong lớp học( 1 bên là em, bên kia là 1 bạn đóng vai bố, mẹ, ông, bà, anh hoặc chị của em)
+ Em và một người thân trong gia đình cùng đọc một truyện nói về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên trong cuộc sống.Phải cùng đọc một truyện mới trao đổi đợc. Nếu chỉ mình em đọc câu chuyện đó thì thì người thân chỉ nghe em kể lại câu chuyện , sẽ không thể bình luận với em về nội dung ý nghĩa câu chuyện.
+ Khi trao đổi hai người phải thể hiện thái đọ khâm phục với nhân vật trong truyện, đồng thời em phải nói được chí hướng vươn lên của mình.
b.Hướng dẫn HS thực hiện cuộc trao đổi theo gợi ý SGK.
*Tìm đề tài trao đổi.
VD: Nguyễn Hiền, Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi, Cao Bá Quát, Bạch Thái Bởi, Lê Duy ứng.
* Xác định được nội dung trao đổi.(dàn ý của cuộc trao đổi)
+ Hoàn cảnh sống của nhân vật; Nghị lực của nhân vật; Chí hướng của em.
* Xác định được hình thức trao đổi.
+ Người nói chuyện với em là ai? + Em xưng hô như thế nào?
+ Em chủ động nói chuyện với người thân hay người thân gợi chuyện?
- GV treo bảng phụ viết sẵn một số nhân vật các em đã biết khi đọc sách, báo.
- HS lần lượt nói đề tài mình chọn.
- 1HS khá giỏi nói sơ lược nội dung trao đổi của em để làm mẫu.
- 1 HS giỏi trả lời các câu hỏi trên làm mẫu cho các bạn.
- HS từng cặp thảo luận trao đổi trong nhóm dựa vào các câu hỏi
- Đại diện các nhóm trao đổi trước lớp.
- Các nhóm khác theo dõi, bổ sung.
- GVđánh giá và tìm ra cuộc trao đổi hay nhất.
Hoạt động nối tiếp (3’): Nhận xét chung về tiết học; Yêu cầu HS về nhà tiếp tục hoàn chỉnh việc chuyển thể trích đoạn kịch thành câu chuyện, viết vào vở.
Rút kinh nghiệm tiết dạy : ..............................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 6 ngày 11 tháng 11 năm 2011
toán
Tiết 55 : Mét vuông
i. mục tiêu: Giúp Học sinh: 
- Biết mét vuông là đơn vị đo diện tích ; viết được “mét vuông”, “m2”.Biết được 1m2=100dm2. Bước đầu biết chuyển từ m2 sang dm2, cm2.
- Bài tập cần làm : Bài 1; Bài 2(cột 1); Bài 3 .
II. Đồ dùng dạy học:
GV : Chuẩn bị hình vẽ biểu diễn hình vuông có cạnh dài 1m
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1(5’) . Củng cố kiến thức: : So sánh và điền dấu :
310cm2 = 3dm210cm2
 8 dm23cm2 = 803cm2
1956cm2 >19dm250cm2
2006cm2 < 20dm260cm2
- HS trả lời GV nhận xét đánh giá ghi điểm 
* Giới thiệu bài: Chúng ta đã học đơn vị đo diện tích nào? 
Hoạt động 2. (13-15’) : Giới thiệu mét vuông
- Nêu mối quan hệ giữa dm2 và cm2
- 1cm2: Diện tích hình vuông có độ dài các cạnh bằng 1 cm. 
- 1dm2: Diện tích hình vuông có độ dài các cạnh bằng 1 dm.
- HS lấy hình vuông, có cạnh 1 dm -> tô màu; Đổi bài, kiểm tra chéo lẫn nhau.
- Để đo diện tích người ta còn dùng các đơn vị khác ngoài cm2, dm2 tuỳ thuộc vào kích thước của vật đo. GV giới thiệu hình vẽ của 1 m2.
- HS quan sát hình vẽ, trả lời câu hỏi: Thế nào là mét vuông? (Mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1 m).
- HS tự nêu cách viết ký hiệu. HS tính diện tích hình vuông có cạnh là 10 dm.
 1 m = 10 dm 
1 m2 = 1m x 1m = 10dm x 10dm = 100 dm2
- Vậy hình vuông có cạnh là 1 m thì diện tích là? (100 dm2).
Hoạt động 3. Luyện tập (15-17’):
Bài 1, 2 : Củng cố cách đổi đơn vị đo liên quan đến mét vuông
Bài 1 : Viết theo mẫu :
- 1HS đọc đề. HS tự làm bài. 1HS chữa bài trên bảng phụ chữa bài. HS khác nhận xét . 
- GV đánh giá.
Bài 2: Điền số thích hợp vào chỗ chấm
- HS đọc đề, xác định yêu cầu của bài. HS tự làm bài. 2HS chữa bảng.
- GV đánh giá.
Bài 3:Củng cố cách tính diện tích hình chữ nhật
- HS đọc đề. HS tự làm bài. 1HS đọc chữa.
- Nêu lại công thức tính chu vi và diện tích hình chữ nhật.
Bài giải : Diện tích của một viên gạch lát nền là : 30 x30 = 900 ( cm2)
 Diện tích căn phòng là : 900 x 200 = 180 000( cm2) 
Đáp số : 180 000( cm2) = 18 (m2)
- HS đọc đề, nêu các cách chia hình thành các hình nhỏ để tính.
- HS chọn một cách để giải. 3 HS lên bảng chữa bài theo 3 cách chia hình. 
- HS chữa bài, HS nhận xét, GV đánh giá.
Hoạt động 4- Hoạt động nối tiếp (2’) : GV nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm tiết dạy : .........................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................
tập làm văn
Mở bài trong bài văn kể chuyện
i. mục đích, yêu cầu 
- HS nắm được hai cách mở bài trực tiếp và gián tiếp trong bài văn kể chuyện(ND Ghi nhớ).
- Nhận biết được mở bài theo cách đã học (BT1, BT2, mục III) ; bước đầu viết được đọn mở bài theo cách gián tiếp (BT3, mục III). Không hỏi câu hỏi 3 phần Luyện tập
II. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1(3-5’) : Củng cố kĩ năng kiến thức Thực hành trao đổi với người thân về một người có ý chí, nghị lực.
* Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu tiết học
Hoạt động 2 (10-12’): Hướng dẫn HS tìm hiểu mở bài trong bài văn kể chuyện.
Bài 1,2,3: Giới thiệu cách mở bài trực tiếp, gián tiếp
Bài 2: Tìm đoạn mở bài trong truyện “Rùa và Thỏ”.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài; Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ để tìm đoạn mở bài trong truyện.
- 1HS tìm và đọc đoạn mở bài. 
Đoạn mở bài: Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông, một con rùa đang cố sức tập chạy.
Bài 3: Cách mở bài sau có gì khác cách mở bài trên?
- 1 HS đọc yêu cầu của bài; Gv treo bảng phụ có ghi cách mở bài. 1 HS đọc.
- HS làm việc theo nhóm. Đại diện nhóm trình bày. Cả lớp nhận xét. GV chốt lại.
 (Trong muôn loài , Rùa vốn nổi tiếng là chậm chạp, còn thỏ thì lại nhanh như bay. Thế mà có một con Rùa dám chạy thi với Thỏ và thắng cả Thỏ. Vì sao có chuyện ngược đời như vậy? Sau đây, em xin kể đầu đuôi câu chuyện .)
* Cách mở bài đó không kể ngay vào sự việc bắt đầu câu chuyện mà nói chuyện khác rồi mới bắt đầu vào câu chuyện định kể.
- 3 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. Cả lớp đọc thầm.
Hoạt động 3 (18-20’) : Luyện tập:
Bài 1,2,3: Tìm hiểu các cách mở bài trực tiếp, gián tiếp
 4 HS nối nhau đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm , trao đổi trả lời câu hỏi.
- Cách a: Mở bài trực tiếp, kể ngay vào câu chuyện.
- Cách b, c, d: Mở bài gián tiếp, nói chuyện khác để dẫn vào chuyện.
Bài 2: Truyện “Hai bàn tay”; 1 HS đọc yêu cầu của bài
- Cả lớp đọc thầm truyện, suy nghĩ trả lời câu hỏi. HS nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại : Truyện mở bài theo cách trực tiếp - kể ngay vào câu chuyện.
Bài 3: Kể lại phần mở đầu câu chuyện theo cách mở bài gián tiếp.
- 2 HS đọc yêu cầu của bài; GV gợi ý : Có thể mở đầu câu chuyện theo cách mở bài gián tiếp bằng lời của người kể chuyện hoặc lời của bác Lê.
- HS làm việc nhóm, trao đổi và tập kể. Đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét và bổ sung. GV nhận xét, đánh VD:
- Mở đầu câu chuyện bằng lời của người kể chuyện theo cách gián tiếp: Bác Hồ là lãnh tụ của nhân dân Việt Nam và là danh nhân của thế giới. Sự nghiệm của Bác thật là vĩ đại.Nhưng sự nghiệp vĩ đại ấy lại bắt nguồn từ một suy nghĩ rất giản dị, một quyết định rất táo bằot thời thanh niên của Bác. câu chuyện thế này:
- Mở đầu câu chuyện bằng lời của bác Lê - cách gián tiếp: Từ hai bàn tay, một con người yêu nước và dũng cảm có thể làm nên tất cả. Điều đó tôi thấm thía mỗi khi nhớ lại cuộc nói chuyện giữa tôi và Bác Hồ vào một ngày ở Sài Gòn năm ấy...
Hoạt động nối tiếp (2’) : Có mấy cách mở bài một bài văn kể chuyện? Nói rõ mỗi cách đó?
- GV nhận xét tiết học. 
Rút kinh nghiệm tiết dạy : ....................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docLOP 4 TUAN 11KTGTGDKNS.doc