Giáo án Lớp 4 Tuần 18 Buổi 1 - Trường Tiểu học Thi Sơn

Giáo án Lớp 4 Tuần 18 Buổi 1 - Trường Tiểu học Thi Sơn

Toán

 Dấu hiệu chia hết cho 9

I. Mục tiêu

Giúp học sinh: Biết dấu hiệu chia hết cho 9

Vận dụng hiểu biết để làm bài tập

II. Các hoạt động dạy - học

A. Kiểm tra bài cũ

Học sinh làm bài tập 4

Lớp cùng gv nhận xét chữa bài

B. Dạy bài mới

1. Hướng dẫn học sinh phát hiện dấu hiệu chia hết cho 9

Gv tổ chức cho học sinh tương tự bài chia hết cho 2

Học sinh nêu các ví dụ về các số chia hết cho 9 và không chia hết cho 9

Học sinh tìm ra đặc điểm của các số chia hết cho9 (không căn cứ vào chữ số tận cùng mà căn cứ vào tổng các chữ số )

Gv cho từng học sinh nêu dấu hiệu ghi chữ đậm trong bài học rồi cho học sinh nhắc lại nhiều lần

 

doc 20 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 1036Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 Tuần 18 Buổi 1 - Trường Tiểu học Thi Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 18
 Thứ hai ngày 5 tháng 1 năm 2010
Toán
 Dấu hiệu chia hết cho 9
I. Mục tiêu
Giúp học sinh: Biết dấu hiệu chia hết cho 9 
Vận dụng hiểu biết để làm bài tập 
II. Các hoạt động dạy - học
A. Kiểm tra bài cũ
Học sinh làm bài tập 4 
Lớp cùng gv nhận xét chữa bài 
B. Dạy bài mới
1. Hướng dẫn học sinh phát hiện dấu hiệu chia hết cho 9
Gv tổ chức cho học sinh tương tự bài chia hết cho 2
Học sinh nêu các ví dụ về các số chia hết cho 9 và không chia hết cho 9 
Học sinh tìm ra đặc điểm của các số chia hết cho9 (không căn cứ vào chữ số tận cùng mà căn cứ vào tổng các chữ số )
Gv cho từng học sinh nêu dấu hiệu ghi chữ đậm trong bài học rồi cho học sinh nhắc lại nhiều lần 
Học sinh nhẩm tổng các chữ số của các số ghi ở cột bên phải và nêu nhận xét các số có tổng các chữ số không chia hết cho 9 thì không chia hết cho 9 
Gv cho học sinh nêu căn cứ để nhận biết các số chia hết cho 2, 5, 9 
Ví dụ : Muốn biết một số có chia hết cho 2, 5 không ta căn cứ vào số tận cùng bên phải, muốn biết một số có chia hết cho 9 hay không ta căn cứ vào tổng các chữ số của số đó
2. Thực hành :
Bài 1: Giáo viên yêu cầu học sinh nêu cách làm 
Gv cùng lớp làm mẫu một vài số 
Ví dụ : số 99 có tổng các chữ số là 9 + 9 = 18 , số 18 chia hết cho 9 ta chọn số 99
Số 108 có tổng các chữ số là 9 ta chọn 108, ..
Bài 2: Gv cho học sinh tiến hành tương tự bài tập 1 (chọn số mà tổng các chữ số không chia hết cho9 )
Bài 3(trên chuẩn): Học sinh đọc bài, làm bài. 
Giáo viên và lớp nhận xét chữa 
Bài 4(trên chuẩn): Gv hướng dẫn cả lớp làm một vài số đầu
 Ví dụ : 31 
Cách 1: có thể cho học sinh thử với từng chữ số 
Cách 2: Nhẩm thấy 3 + 1 + 4 số 4 còn thiếu 5 thì được tổng là 9 vậy chữ số thích hợp cần viết vào ô trống là chữ số 5)
Các bài tương tự gv có thể cho học sinh tự làm
Kết quả : 315, 135, 225
Củng cố dặn dò.
Giáo viên nhận xét giờ học.
Chuẩn bị bài sau.
Tập đọc 
 Ôn tập – Kiểm tra 
 (tiết 1)
I. Mục đích yêu cầu
Kiểm tra lấy điểm đọc học thuộc lòng kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc hiểu
Yêu cầu học sinh đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ học kì I
(Phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ/ phút, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật )
Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về nội dung về nhân vật của các bài tập đọc là chuyện kể về hai chủ điểm có chí thì nên, tiếng sáo diều
II. Các hoạt động dạy - học
1. Giới thiệu bài
2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng 
(khoảng 1/6 số học sinh)
Từng học sinh lên bảng bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng 1-2’)
Học sinh trả lời câu hỏi theo yêu cầu của phiếu
Gv đặt một câu hỏi về đoạn văn đọc học sinh trả lời 
Gv cho điểm theo hướng dẫn 
3. Bài tập 2:
Một học sinh đọc yêu cầu của bài, cả lớp đọc thầm
Gv nhắc các em lưu ý : Chỉ ghi lại những điều cần ghi nhớ về các bài tập đọc là chuyền kể (có một chuỗi sự việc, liên quan đến một hay một số nhân vật nói lên một điều có nghĩa )
Gv phát bút dạ và phiếu cho các nhóm (mỗi nhóm 4 học sinh)
Học sinh các nhóm đọc nhẩm các truyện kể trong hai chủ điểm điền nội dung vào bảng
Đại diện các nhóm trình bày kết quả cả lớp và gv nhận xét theo các yêu cầu: Nội dung ghi ở từng cột có chính xác không, lời nói trình bày rõ ràng mạch lạc không 
Tên bài 
Tên tác giả 
Nội dung chính
Nhân vật
4. Củng cố dặn dò
Gv nhận xét tiết học 
Chuẩn bị bài sau 
Đạo Đức 
 Ôn tập và thực hành kĩ năng cuối học kì I
I. Mục đích yêu cầu
Giúp học sinh ôn tập hệ thống hoá kiến thức đã học, xếp loại học sinh 
II. Các hoạt động dạy - học
A. Giới thiệu bài
Giáo viên nêu yêu cầu của tiết học 
B. Đề bài kiểm tra 
Gv đọc và ghi câu hỏi kiểm tra lên bảng
Câu 1: 
Vì sao chúng ta phải biết hiếu thảo với ông,bà, cha, mẹ?
Hãy nêu một việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông, bà, cha,mẹ 
Câu 2: 
Vì sao phải kính trọng biết ơn thầy giáo, cô giáo 
Hãy nêu một việc làm thể hiện lòng biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo
Câu3: 
Vì sao chúng ta phải yêu lao động?
Đáp án
Câu 1: 
Chúng ta phải hiếu thảo với ông, bà, cha, mẹ vì ông, bà, cha, mẹ đã có công sinh thành nuôi dạy chúng ta nên người, con cháu phải có bôn phận hiếu thảo với ông, ba, cha, mẹ 
Việc làm: ví dụ : Khi ông bà già yếu đau ôm con cháu phải quan tâm chăm sóc 
Câu 2: 
Chúng ta phải  vì: các thầy cô giáo đã dạy dỗ em biếy nhiều điều hay điều tốt
Việc làm: ví dụ : chăm ngoan học giỏi
Câu 3: 
Chúng ta phải yêu lao động vì: Lao động là vinh quang, lao động đem lại cho con người nhiều niềm vui và giúp con người sống tốt hơn
Củng cố dặn dò.
Gv nhận xét tiết học 
Chuẩn bị bài sau 
Khoa học
 Không khí cần cho sự cháy
I. Mục tiêu
Sau bài học học sinh biết:
Làm thí nghiệm chứng minh:
Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xy để duy trì sự cháy được lâu hơn.
Muốn sự cháy diễn ra liên tục, không khí phải được lưu thông
Nói về vai trò của khí ni-tơ đối với sự cháy diễn ra trong không khí tuy không duy trì sự cháy nhưng nó giữ cho sự cháy xảy ra không quá mạnh, quá nhanh
Nêu ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò của không khí đối với sự cháy
II. Các hoạt động dạy - học.
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của ô-xy đối với sự cháy.
Gv chia nhóm đề nghị nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng để làm những thí nghiệm này
Gv yêu cầu các em đọc mục Thực hành trang 70 sgk để biết cách làm 
Các nhóm làm thí nghiệm như chỉ dẫn trong sgk và quan sát sự cháy của các ngọn nến. Những nhận xét và ý kiến giải thích về kết quả của thí nghiệm được thư kí của nhóm ghi lại theo mẫu 
Kích thước lọ thuỷ tinh
Thời gian cháy
Giải thích
1. Lọ thuỷ tinh to
2. Lọ thuỷ tinh nhỏ
Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình 
Gv giúp hs rút ra kết luận chung sau thí nghiệm và gv giảng về vai trò của khí ni-tơ: giúp cho sự cháy trong không khí xảy ra không quá nhanh và quá mạnh
Kết luận: Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi để duy trì sự cháy lâu hơn.
2. Hoạt động 2: Tím hiểu cách duy trì sự cháy và ứng dụng trong cuộc sống.
Gv chia nhóm và đề nghị các nhóm trưởng báo cáo kết quả về việc chuẩn bị đồ dùng để làm thí nghiệm này 
Gv yêu cầu các em đọc mục thực hành thí nghiệm trang 70, 71 sgk và nhận xét kết quả
Hs làm thí nghiệm như mục 2 trang 71 sgk và thảo luận trong nhóm, giải thích nguyên nhân làm cho ngọn lửa cháy liên tục sau khi lọ thuỷ tinh không đáy được kê lên để không bị kín.
Cho hs liên hệ làm thế nào để dập tắt ngọn lửa đối với những gia đình sử dụng bếp củi.
Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình.
Kết luận: Để duy trì sự cháy cần liên tục cung cấp không khí. Nói cách khác không khí cần được lưu thông.
3. Củng cố dặn dò.
Gv nhận xét giờ học 
Chuẩn bị bài sau.
____________________________________________________
 Thứ ba ngày 6 tháng 1 năm 2010
Tập đọc 
 Ôn tập – Kiểm tra 
 (tiết 2)
I, Mục đích yêu cầu
Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng 
Ôn tập kĩ năng đặt câu, kiểm tra sự hiểu biết của học sinh về nhân vật (trong các bài học) qua bài tập đặt câu , nhận xét về nhân vật 
Ôn các thành ngữ tục ngữ đã qua bài thực hành chọn thành ngữ tục ngữ hợp với tình huống đã cho 
II. Các hoạt động dạy - học
1. Giới thiệu bài
	Gv nêu mục đích yêu cầu giờ học 
2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng 
(1/6 học sinh trong lớp) 
Thực hiện như tiết 1
3. Bài tập 2: 
Học sinh đọc yêu cầu của bài làm bài vào vở bài tập 
Học sinh nối tiếp nhau đọc những câu văn đẫ đặt. Lớp và gv nhận xét 
VD: a. Nguyễn Hiền rất có ý chí .
 b. Nguyễn Hiền đã thành đạt nhờ thông minh và ý chí vượt khó rất cao.
 c. Lê- ô- nác- đô-đa Vin-xi kiên nhẫn khổ công luyện vẽ mới thành tài. 
 d. Xi-ôn-cốp-xki là người tài giỏi kiên trì hiếm có. 
 e. Cao Bá Quát rất kì công luyện chữ.
 g. Bạch Thái Bưởi là nhà kinh doanh tài ba chí lớn .
Bài tập 3: 
Học sinh đọc yêu cầu của bài tập 
Học sinh xem lại bài tập đọc có chí thì nên nhớ lại câu thành ngữ, tục ngữ đã học, đã biết
Học sinh viết nhanh vào vở những thành ngữ, tục ngữ thích hợp để khuyến khích khuyên nhủ bạn phù hợp với từng tình huống 
Gv phát phiếu cho một vài học sinh 
Học sinh trình bày phiếu
Lớp và gv nhận xét bổ sung 
4. Củng cố dặn dò
Gv nhận xét chung tiết học 
Về nhà tiếp tục học thuộc lòng các bài tập đọc 
Toán 
 Dấu hiệu chia hết cho 3
I. Mục tiêu
Giúp học sinh biết dấu hiệu chia hết cho 3
Vận dụng để nhận biết được các số chia hết cho 3 và các số không chia hết cho 3
II. Các hoạt động dạy - học
A. Kiểm tra bài cũ
Một học sinh lên bảng làm lại bài tập 2
Lớp theo dõi nhận xét 
B. Dạy bài mới
1. Gv hướng dẫn học sinh tìm ra dấu hiệu chia hết cho 3
Gv nêu yêu cầu chú ý tới các số chia hết cho 3 và không chia hết cho 3 tương tự các tiết trước 
Gv yêu cầu học sinh chú ý tới các số ở cột bên trái trước để nêu đặc điểm của số này. Vì vừa học xong dấu hiệu chia hết cho 9 nên học sinh nghĩ ngay đến việc xét tổng 
Gv ghi bảng cách xét tổng một vài ví dụ 
Ví dụ : 27 có tổng 2+7 = 9 mà 9 chia hết cho 3 
15 có tổng 1+ 5 = 6 mà 6 chia hết cho 3 
Gv cho học sinh nhẩm vài số nữa từ đó gợi ý để học sinh nhận xét về đặc điểm của dãy số này : Đều có tổng các chữ số chia hết cho 3 
Gv cho vài học sinh nêu dấu hiệu của các số chia hết cho 3 như phần b của bài học sau đó cho cả lớp đọc nhiều lần 
Gv tiếp tục cho học sinh nhận xét các số ở cột bên phải 
Ví dụ : 52 có tổng các chữ số là 5 + 2 = 7 mà 7 không chia hết cho 3 (7 : 3 = 2 dư 1)
Cho học sinh làm tiếp vài số đều có tổng các chứ số chia hết cho 3 
2. Thực hành
Bài 1: Cho học sinh nêu lại đầu bài nêu cách làm sau đó cả lớp làm bài vào vở. Nếu học sinh còn lúng túng thì hướng dẫn học sinh làm một vài số
Ví dụ : số 231 có tổng các chữ số là 2 + 3 + 1 = 6 mà 6 chia hết cho 3 
Vậy 231 chia hết cho 3 ta chọn số 231.
Bài 2: Gv cho học sinh tự làm bài rồi chữa bài 
Sau đó chữa bài 
Bài 3(trên chuẩn): học sinh tự làm bài rồi kiểm tra chéo lẫn nhau, vài học sinh nêu kết quả, lớp nhận xét 
Bài 4(trên chuẩn): Học sinh tự làm bài sau đó gv chữa bài 
Ví dụ : 56kết quả có thể viết 1 vào ô trống hoặc 4 vào ô trống 
3. Củng cố dặn dò
Vài học sinh nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 3
Nhận xét chung giờ học 
Chuẩn bị bài sau 
Khoa học 
 Không khí cần sự sống
I. Mục tiêu
Học sinh biết nêu dẫn chứng để chứng minh động vật và thực vật đều cần không khí để thở
Xác định vai trò của khí oxy đối với quá trình hô hấp và v ... ừng biểu thức, sau đó xem xét kết quả là số chia hết cho những số nào trong các số 2 và 5
2253 + 4315 – 173 = 6395, 6395 chia hết cho 5
6438 – 2325 x 2 = 1788, 1788 chia hết cho 2
480 – 120- : 4 = 450 
450 chia hết cho 2 và chia hết chu 5
63 + 24 x 3 135: b 135 chia hết cghu 5
Bài 5(trên chuẩn): Hs đọc đề toán
Hs phân tích: Nếu xếp thành 3 hàng không thừa, không thiếu bạn nào thì số bạn chia hết cho 3. Nếu xếp thành 5 hàng không thừa, không thiếu bạn nào thì số bạn chia hết cho 5. Các số vừa chia hết cho 3 vừa chia hết cho 5 là: 0, 15, 30, 45,  lớp ít hơn 35 hs và nhiều hơn 20 hs. Vởy số hs của lớp là 30.
(Hs chỉ cần phân tích và nêu được kết quả đúng)
Củng cố dặn dò.
Gv nhận xét giờ học. 
Dặn chuẩn bị bài sau.
Tập làm văn
 Ôn tập - Kiểm tra
 (tiết 5)
I. Mục đích yêu cầu
Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng (yêu cầu như tiết 1)
Ôn luyên về văn miêu tả đồ vật: quan sát một đồ vật, chuyển kết quả quan sát thành dàn ý. Viết mở bài kiểu dán tiếp và kết bài kiểu mở rộng cho bài văn.
II. Các hoạt động dạy - học.
1. Giới thiệu bài 
Giáo viên nêu mục đích yêu cầu giờ học 
2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng số học sinh còn lại 
Thực hiện như tiết 1
3. Bài tập 2
Học sinh đọc yêu cầu của bài tập. Giáo viên hướng dẵn học sinh thực hiện từng yêu cầu của bài 
a. Quan sát một số đồ dùng học tập, chuyển kết quả quan sát thành dàn ý 
Học sinh xác định yêu cầu của đề: Đây là bài văn dạng miêu tả đồ vật (đồ dùng học tập) rất cụ thể của em 
Một học sinh đọc lại nội dung cần ghi nhớ về bài văn miêu tả đồ vật trên bảng phụ.
Giáo viên chọn một đồ dùng học tập để quan sát mẫu.
Từng học sinh quan sát đồ dùng học tập của mình, ghi kết quả quan sát vào vở nháp, sau đó chuyển thành dàn ý.
Học sinh phát biểu ý kiến. Một số em trình bày dàn ý của mìnhtrên bảng lớp. Cả lớp và giáo viên nhận xét, giữ lại dàn ý tốt nhất.
b. Viết phần mở bài kiểu gián tiếp, kết bài kiểu mở rộng.
Học sinh viết bài. 
Lần lượt từng em nối tiếp nhau đọc các mở bài. cả lớp và giáo viên nhận xét, khen ngợi những học sinh viết mở bài hay.
Tương tự như thế với phần kết bài 
Ví dụ: Một mở bài kiểu gián tiếp:
Sách, vở, bút, thước kẻ,  là những người bạn quanh tôi giúp tôi trong học tập. Trong những người bạn ấy tôi muốn kể về cây bút thân thiết, mấy năm nay chưa bao giờ xa tôi.
 Một kết bài kiểu mở rộng:
Cây bút này gắn bó với kỉ niệm về ông tôi, về những ngày ngồi trên ghế nhà trường tiểu học. Có lẽ rồi cây bít sẽ hỏng tôi sẽ phải dùng nhiều cây bít khác nhưng cây bút này tôi sẽ cất trong hộp, giữ mãi như một kỉ niệm tuổi thơ.
4. Củng cố dặn dò.
Giáo viên nhận xét giờ học.
Dặn học sinh học thuộc nội dung vừa học, về nhà sửa lại dàn ý hoàn chỉnh phần mở bài, kết bài viết lại v
____________________________________________________
Chính tả 
 Ôn tập – Kiểm tra
 (tiết 6)
I. Mục tiêu 
Kiểm tra đọc hiểu, Luyện từ và câu 
II. Các hoạt động dạy - học
1. Giới thiệu bài
Gvnêu mục đích yêu cầu giờ học 
2. Dạy bài mới
A. Kiểm tra đọc hiểu
Giáo viên chép đề bài lên bảng 
Học sinh đọc thầm bài : Về thăm bà
Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng nhất
1. Những chi tiết liệt kê dòng nào cho thấy Bà của Thanh đã già 
Tóc bạc phơ, miệng nhai trầu, đôi mắt hiền từ 
Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, đôi mắt hiền từ
Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, lưng đã còng
2. Tập hợp nào dưới đây liệt kê đầy đủ các chi tiết nói lên tình cảm của Bà đối với Thanh
Nhìn cháu bằng ánh mắt âu yếm, mến thương giục cháu vào nhà cho khỏi nắng, giục cháu đi rửa mặt rồi nghỉ ngơi
Nhìn cháu bằng ánh mắt mến thương 
Nhìn cháu bằng ánh mắt âu yếm mến thương, che chở cho cháu 
3. Thanh có cảm giác như thế nào khi chở về ngôi nhà của Bà
Có cảm giác thong thả, bình yên
Có cảm giác được Bà che chở
Có cảm giác thong thả, bình yên, được Bà che chở
4. Vì sao Thanh cảm thấy chính bà đang che chở cho mình
Vì Thanh luôn yêu mến, tin cậy bà
Vì Thanh là khách của bà được bà chăm sóc yêu thương
Vì Thanh sống với bà từ nh, luôn yêu mên, tin cậy bà và được bà săn sóc yêu thương
B. Kiểm tra luyện từ và câu
Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng 
1. Tìm trong truyện về thăm bà những từ cùng nghĩa với từ “ hiền”
Hiền hậu, hiền lành
Hiền từ, hiền lành
Hiền từ, âu yếm
2. Câu: Lần nào trở về với bà Thanh cũng thấy bình yên và thong thả như thế. Có mấy động từ,mấy tính từ
1 động từ, 2 tính từ. Các từ đó là
Động từ:
Tình từ:
2 động từ, 2 tính từ. Các từ đó là
Động từ:
Tính từ:
2 động từ, 1 tính từ. Các từ đó là
Động từ:
Tình từ:
3. Câu: Cháu đã về đây ư? Được dùng làm gì?
Dùng để hỏi
Dùng để yêu cầu đề nghị
Dùng thay lời chào
4. Trong câu: Sự yên lặng làm Thanh mãi mới cắt được tiếng gọi kẽ: Bộ phận nào là chủ ngữ?
Thanh
Sự yên lặng
Sự yên lặng làm Thanh
Củng cố dặn dò
Gv nhận xét chung tiết học 
Chuẩn bị bài sau 
Lịch sử 
 Kiểm tra định kì
I. Mục đích yêu cầu
Thông qua bài kiểm tra để đánh giá việc nắm bắt kiến thức của học sinh thông qua đó xếp loại chất lượng của từng học sinh 
II. Các hoạt động dạy - học
Gv nêu mục đích yêu cầu của tiết học 
Gv ghi câu hỏi kiểm tra lên bảng
Câu 1: Sau khi Ngô Quyền mất tình hình nước ta như thế nào? 
 Đinh Bộ Lĩnh đã có công gì?
Câu 2:Kể lại diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược nước ta và nêu ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến 
Câu 3: Thăng Long thời Lý như thế nào? 
Câu 4:Vì sao nói : Đền thời Lý, đạo phật trở nên thịnh đạt nhất 
Câu 5: Nêu nguyên nhân thắng lời của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược 
Biểu điểm : mỗi câu 2 điểm- 2,5 điểm
Nếu học sinh kém thì bỏ câu 2
Đáp án
Câu 1: Sau khi Ngô Quyền mất triều đình lục đục tranh nhau ngai vàng, đất nước bị chia cắt thành 12 vùng , dân chúng đổ máu vô ích, ruộng đồng bị tàn phá, quân thù năm le ngoài bờ cõi 
Đinh Bộ Lĩnh đã có công xây dựng lực lượng đem quân đi dẹp loạn 12 sứ quân . Năm 968 ông đã thống nhất giang sơn 
Câu 3: Thăng Long thời Lý có nhiều lâu đài, cung điện, đền chùa. Dân tụ họp ngày càng đông và lập lên phố lên phường 
Câu 4: Đền thời Lý đạo phật trở lên thịnh đạt nhất. Nhiều vua đã từng theo đạo phật rất đông kinh thành Thăng Long và các làng xã có rất nhiều chùa 
Câu 5: Nguyên nhân của cuộc kháng chiến chống quân Tống thắng lợi là
Quân dân ta rất dũng cảm Lý Thường Kiệt là một tướng tài (chủ động tấn công sang đất Tống lập phòng tuyến sông Như Nguyệt)
Học sinh làm bài
Thu bài 
Dặn dò.
Giáo viên nhận xét giờ học.
Chuẩn bị bài sau.
.
 Thứ sáu ngày 9 thnág 1 năm 2010
Toán
 Kiểm tra định kì cuối học kì I
I. Mục tiêu 
Kiểm tra việc nắm kiến thức của học sinh thông qua đó đánh giá xếp loại học lực phân môn toán cho từng học sinh 
II. Các hoạt động dạy - học
Đề bài
Câu 1:Hãy khoanh vào chỗ đặt trước câu trả lời đúng
a. Kết quả của phép cộng 572863 + 280192 là
 A.852955 B.853955 
 C. 853055 D. 852055
b. Kết quả của phép trừ : 728053 – 40328 là
 A.678753 B. 234215 
 C. 235125 D. 678653
c. Kết quả của phép nhân : 237 x 42 là 
 A. 28 B. 208 
 C. 233(dư25) D. 1108
d. Số thích hợp để viết vào chỗ chấm cuả 3m5dm.dm
 A. 35 B. 350 
 C. 305 D. 3050
Câu2: Ba hình chữ nhật (1), (2), (3) có cùng chiều dài và chiều rộng xếp lại được hình vuông có cạnh 12cm A B
Cạnh BM cùng vuông góc với cạnh nào ? 
Cạnh AB cùng // với cạnh nào? D C
Tính S hình vuông ABMN
Tính S mỗi hình chữ nhật (1), (2), (3) K H
 N M
Câu 3: Mỗi đội công nhân hai ngày sửa được 3450 m đường. Ngày thứ nhất ít hơn ngày thứ hai 170 m. Hỏi mỗi ngày đội đó sửa được bao nhiêu m đường?
Hướng dẫn đánh giá
Câu 1: (4điểm) (mỗi ýđúng 0,8 điểm)
Câu 2: (3điểm) : 3 ý đầu mỗi ý 0,6 điểm , 
 ý thứ 4: 1 điểm
Câu 3: (3điểm) 
Thu bài, tổng kết giờ kiểm tra 
Gv nhận xét giờ học 
Chuẩn bị bài sau 
Luyện từ và câu
 Ôn tập – Kiểm tra
 (tiết 7)
I. Mục tiêu 
Kiểm tra đọc hiểu, Luyện từ và câu 
II. Các hoạt động dạy - học
1. Giới thiệu bài
Gvnêu mục đích yêu cầu giờ học 
2. Dạy bài mới
A. Kiểm tra đọc hiểu
Giáo viên chép đề bài lên bảng 
Học sinh đọc thầm bài : Về thăm bà
Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng nhất
1. Những chi tiết liệt kê dòng nào cho thấy Bà của Thanh đã già 
Tóc bạc phơ, miệng nhai trầu, đôi mắt hiền từ 
Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, đôi mắt hiền từ
Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, lưng đã còng
2. Tập hợp nào dưới đây liệt kê đầy đủ các chi tiết nói lên tình cảm của Bà đối với Thanh
Nhìn cháu bằng ánh mắt âu yếm, mến thương giục cháu vào nhà cho khỏi nắng, giục cháu đi rửa mặt rồi nghỉ ngơi
Nhìn cháu bằng ánh mắt mến thương 
Nhìn cháu bằng ánh mắt âu yếm mến thương, che chở cho cháu 
3. Thanh có cảm giác như thế nào khi chở về ngôi nhà của Bà
Có cảm giác thong thả, bình yên
Có cảm giác được Bà che chở
Có cảm giác thong thả, bình yên, được Bà che chở
4. Vì sao Thanh cảm thấy chính bà đang che chở cho mình
Vì Thanh luôn yêu mến, tin cậy bà
Vì Thanh là khách của bà được bà chăm sóc yêu thương
Vì Thanh sống với bà từ nh, luôn yêu mên, tin cậy bà và được bà săn sóc yêu thương
B. Kiểm tra luyện từ và câu
Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng 
1. Tìm trong truyện về thăm bà những từ cùng nghĩa với từ “ hiền”
Hiền hậu, hiền lành
Hiền từ, hiền lành
Hiền từ, âu yếm
2. Câu: Lần nào trở về với bà Thanh cũng thấy bình yên và thong thả như thế. Có mấy động từ,mấy tính từ
1 động từ, 2 tính từ. Các từ đó là
Động từ:
Tình từ:
2 động từ, 2 tính từ. Các từ đó là
Động từ:
Tính từ:
2 động từ, 1 tính từ. Các từ đó là
Động từ:
Tình từ:
3. Câu: Cháu đã về đây ư? Được dùng làm gì?
Dùng để hỏi
Dùng để yêu cầu đề nghị
Dùng thay lời chào
4. Trong câu: Sự yên lặng làm Thanh mãi mới cắt được tiếng gọi kẽ: Bộ phận nào là chủ ngữ?
Thanh
Sự yên lặng
Sự yên lặng làm Thanh
Củng cố dặn dò
Gv nhận xét chung tiết học 
Chuẩn bị bài sau 
Tập làm văn
 Ôn tập – Kiểm tra
 (tiết 8)
 I. Mục tiêu 
Kiểm tra chính tả - tập làm văn 
II. Các hoạt động dạy - học
1. Viết chính tả 
 Chiếc xe đạp của chú Tư
Gv đọc bài cho học sinh nghe một lượt
Gv đọc bài cho học sinh viết 
Học sinh nghe gv đọc bài để soát lỗi
2. Tập làm văn
Đề bài : Tả một đồ dùng học tập hoặc đồ chơi mà em yêu thích 
Em hãy:
a. Viết lời mở bài theo cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp
b. Viết một đoạn văn ở phần thân bài 
Cách đánh giá
Chính tả : 5 điểm
Tập làm văn : 5 điểm
3. Thu bài, tổng kết giờ kiểm tra 
Gv thu bài 
Nhận xét giờ học 
Chuẩn bị bài sau 
Ngày7/1/2010

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan18b1.doc