Giáo án Lớp 4 - Tuần 18 - Năm học 2011-2012 (Bản đẹp chuẩn kiến thức kĩ năng)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 18 - Năm học 2011-2012 (Bản đẹp chuẩn kiến thức kĩ năng)

I. MỤC TIÊU:

 - Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học ; tốc độ khoảng 110 tiếng / phút ; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn ; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.

 - Lập được bảng thống kê các bài tập đọc trong chủ điểm giữ lấy màu xanh theo yêu cầu của bài tập 2.

 - Biết nhận xét về nhân vật trong bài đọc theo yêu cầu của BT3.

 - HS khá, giỏi đọc diễn cảm bài thơ, bài văn ; nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật sử dụng trong bài.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

- Thu thập xử lí thông tin(lập bảng thống kê theo yêu cầu cụ thể).

- Kĩ năng hợp tác làm việc nhóm, hoàn thành bảng thống kê

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong các bài tập đọc để HS bốc thăm.

- Một số tờ phiếu khổ to kẻ sẵn bảng thống kê ở bài tập 2.

 

doc 17 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 20/01/2022 Lượt xem 489Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 18 - Năm học 2011-2012 (Bản đẹp chuẩn kiến thức kĩ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18: Thứ hai, ngày 12 tháng 12 năm 2011
Tiết 1: Giáo dục tập thể
CHÀO CỜ
Tiết 2: Tập đọc
Tiết 35: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
 - Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học ; tốc độ khoảng 110 tiếng / phút ; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn ; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
 - Lập được bảng thống kê các bài tập đọc trong chủ điểm giữ lấy màu xanh theo yêu cầu của bài tập 2.
 - Biết nhận xét về nhân vật trong bài đọc theo yêu cầu của BT3.
 - HS khá, giỏi đọc diễn cảm bài thơ, bài văn ; nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật sử dụng trong bài.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
- Thu thập xử lí thông tin(lập bảng thống kê theo yêu cầu cụ thể).
- Kĩ năng hợp tác làm việc nhóm, hoàn thành bảng thống kê
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong các bài tập đọc để HS bốc thăm.
- Một số tờ phiếu khổ to kẻ sẵn bảng thống kê ở bài tập 2.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Ổn định tổ chức
	2. Kiểm tra bài cũ:
 3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài:
 * Luyện tập
+ Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (7 HS):
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời.
	+ Lập bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc từ tuần 11 đến tuần 13:
- Mời 1 HS đọc yêu cầu.
- GV phát phiếu thảo luận.
- Cho HS thảo luận nhóm 4,
- Mời đại diện nhóm trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- Mời 2 HS đọc lại .
- HS thảo luận nhóm theo nội dung phiếu học tập.
- Đai diện nhóm trình bày.
* Bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc từ tuần 11 đến tuần	
 Chủ điểm
 Tên bài
 Tác giả 
Thể loại 
Giữ lấy màu xanh
- Chuyện một khu vườn nhỏ.
- Tiếng vọng.
- Mùa thảo quả.
- Hành trình của bầy ong.
- Người gác rừng tí hon.
- Trồng rừng ngập mặn.
Vân Long 
Nguyễn Quang Thiều
Ma Văn Kháng
Nguyễn Đức Mậu
Nguyễn Thị Cẩm Châu
Phan Nguyên Hồng
Văn
Thơ
 Văn
Thơ
Văn
 Văn
+ Bài tập 3: 
- Mời một HS nêu yêu cầu.
- GV nhắc HS: Cần nói về bạn nhỏ - con người gác rừng - như kể về một người bạn cùng lớp chứ không phải như nhận xét khách quan về một nhân vật trong truyện.
- Cho HS làm bài, sau đó trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- HS đọc yêu cầu.
- HS nghe.
- HS làm bài vào giấy nháp sau đó trình bày.
- Nhận xét.
 4. Củng cố, dặn dò 
 - Chốt lại nội dung bài học, nhận xét giờ học.
Tiết 3: Toán
Tiết 86: DIỆN TÍCH HÌNH TAM GIÁC
I. MỤC TIÊU: 
- Biết tính diện tích hình tam giác.
- Làm được bài tập 1 trong sách giáo khoa.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Phiếu bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
 1. Ổn định tổ chức
	2. Kiểm tra bài cũ:
 Cho HS làm lại bài tập 1 SGK.
 3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài:
 * Kiến thức
- GV chuẩn bị 2 hình tam giác bằng nhau.
- GV lấy một hình tam giác cắt cắt theo đường cao, sau đó ghép thành hình chữ nhật.
- Chiều dài HCN bằng cạnh nào của HTG?
- Chiều rộng HCN có bằng chiều cao của hình tam giác không?
- Diện tích HCN gấp mấy lần diện tích hình tam giác?
- Dựa vào công thức tính diện tích HCN, em hãy suy ra cách tính diện tích hình tam giác?
*Quy tắc: Muốn tính S HTG ta làm thế nào?
*Công thức: 
Nếu gọi S là diện tích, a là độ dài đáy, h là chiều cao thì S được tính NTN?
- Cạnh đáy của hình tam giác.
- Chiều rộng hình chữ nhật bằng chiều cao của hình tam giác.
- Gấp hai lần.
S ABCD = DC AD = DC EH 
=> S HTG EDC là 
DC EH : 2
- HS nêu công thức tính diện tích tam giác:
 S = hoặc S = a h : 2
* Luyện tập:
+ Bài tập 1: Tính S hình tam giác.
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS cách làm.
- Cho HS làm vào vở.
- Mời 2 HS lên bảng chữa bài. 
- Cả lớp và GV nhận xét.
8 6 : 2 = 24 (cm2)
2,3 1,2 : 2 = 1,38 (dm2)
 4. Củng cố, dặn dò 
- Cho HS nhắc lại quy tắc và công thức tính diện tích hình tam giác.
 - GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa luyện. 
Thứ ba, ngày 13 tháng 12 năm 2011
Tiết 1: Tập đọc
Tiết 36: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU:
- Đọc trôi chảy ,lưu loát bài tập đọc đã học ; tốc độ khoảng 110 tiếng / phút ; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn ; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
- Lập được bảng thống kê các bài tập đọc thuộc chủ điểm Vì hạnh phúc con người theo yêu cầu BT2.
- Biết trình bày cảm nhận về cái hay của một số câu thơ theo yêu cầu của BT3.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
- Kĩ năng hợp tác làm việc nhóm, hoàn thành bảng thống kê
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL (như tiết 1).
Một số tờ phiếu khổ to kẻ sẵn bảng thống kê để HS làm bài tập 2.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra bài cũ
 3. Bài mới
 * Giới thiệu bài
* Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (5 HS):
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời.
* Lập bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc từ tuần 14 đến tuần 16:
- Mời 1 HS đọc yêu cầu.
- GV phát phiếu thảo luận.
- Cho HS thảo luận nhóm 4.
- Mời đại diện nhóm trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- Mời 2 HS đọc lại .
* Bảng thống kê các bài thơ đã học
 trong các giờ tập đọc từ tuần 14 đến 
tuần 16. 
- HS thảo luận nhóm theo nội dung phiếu học tập.
- Đại diện nhóm trình bày.
 Chủ điểm
 Tên bài
 Tác giả 
 Thể loại 
Vì hạnh phúc con người
- Chuỗi ngọc lam.
- Hạt gạo làng ta.
- Buôn Chư Lênh đón cô giáo.
- Về ngôi nhà đang xây.
- Thầy thuốc như mẹ hiền.
- Thầy cúng đi bệnh viện.
Phun-tơn O-xlơ
Trần Đăng Khoa
Hà Đình Cẩn
Đồng Xuân Lan
Trần Phương Hạnh
Nguyễn Lăng
Văn
Thơ
Văn
Thơ
Văn
Văn
+ Bài tập 3: 
- Mời một HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn tìm hiểu yêu cầu của bài tập.
- Cho HS làm bài vào nháp.
- Mời một số HS trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét. Bình chọn người phát biểu ý kiến hay nhất, giàu sức thuyết phục nhất.
- HS đọc yêu cầu.
- HS nghe.
- HS làm bài vào giấy nháp.
- HS trình bày.
- Nhận xét.
 4. Củng cố, dặn dò 
Nhắc lại nội dung bài học, nhận xét giờ học.
Tiết 4: Toán
Tiết 87: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Rèn luyện kĩ năng tính diện tích hình tam giác.
- Giới thiệu cách tính diện tích hình tam giác vuông (biết độ dài hai cạnh góc vuông của hình tam giác vuông).
- Làm bài tập 1,2,3.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
 1. Ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra bài cũ
 3. Bài mới
 * Giới thiệu bài
* Luyện tập:
+ Bài tập 1 (88): Tính S hình tam giác.
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS cách làm.
- Cho HS làm vào nháp.
- Mời 2 HS lên bảng chữa bài. 
- Cả lớp và GV nhận xét.
+ Bài tập 2 (88): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS trao đổi nhóm 2 để tìm cách giải.
- Mời 2 HS nêu kết quả.
- Cả lớp và GV nhận xét.
+ Bài tập 3 (88): Tính S hình tam giác vuông.
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS cách làm.
+ Yêu cầu HS tìm cạnh đáy và đường cao.
+ Sử dụng công thức tính S hình tam giác.
- Cho HS làm vào vở. 
- Mời 2 HS lên chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- Muốn tính diện tích hình tam giác vuông ta làm thế nào?
*Kết quả:
30,5 12 : 2 = 183 (dm2)
16dm = 1,6m
1,6 5,3 : 2 = 4,24 (m2)
*Kết quả:
- Hình tam giác ABC coi AC là đáy thì AB là đường cao.
- Hình tam giác DEG coi DE là đáy thì DG là đường cao.
*Bài giải:
a) Diện tích hình tam giác vuông ABC là:
 4 3 : 2 = 6 (cm2)
 Đáp số: 6 cm2
b) Diện tích hình tam giác vuông DEG là:
 5 3 : 2 = 7,5 (cm2)
 Đáp số: 7,5 cm2
-Ta lấy tích độ dài hai cạnh góc vuông chia cho 2.
4. Củng cố, dặn dò: 
GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập
Chiều thứ ba, ngày 13 tháng 12 năm 2011
Tiết 2: Luyện toán
LUYỆN TẬP VỀ GIẢI TOÁN TỈ SỐ PHẦN TRĂM
I. MỤC TIÊU:
- HS làm được phép tính về số thập phân.
- Giải toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
- Giáo dục HS thích học môn toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Phiếu bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
 1. Ổn định tổ chức
	2. Kiểm tra bài cũ:
 3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài:
 * Luyện tập
+ Bài 1: Đặt tính rồi tính
128 : 12,8 = (10)
285,6 : 17 = ( 16,8)
117,81 : 12,6 = (9,35)
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài
- Yêu cầu HS làm ra nháp
- Nhận xét và nêu kết quả đúng
+ Bài 2: GV nêu đề toán
Lớp 5A có 32 HS, trong đó số HS thích tập hát chiếm 75%.Tính số HS thích tập hát của lớp 5A
- Bài toán cho biết gì?
- bài toán hỏi gì?
- Muốn tìm được số học sinh thích tập hát ta làm thế nào ?
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở 
- Nhận xét chốt lại kết quả đúng
+ Bài 3:
Một cửa hàng bán 240 kg gạo, trong đó 85% là gạo tẻ, còn lại là gạo nếp. Hỏi cửa hàng đó bán được bao nhiêu ki-lô- gam gạo nếp.
- Gọi HS chữa bài
Nhận xét chốt lại kết quả đúng
- HS nêu yêu cầu
- HS lên bảng làm bài, dưới lớp làm vào nháp
1HS lên bảng làm bài
 Bài giải
Số HS thích tập hát của lớp 5A là:
 32 75 : 100 = 24 (Học sinh)
 Đáp số: 24 học sinh
- HS làm bài vào vở
 Bài giải
 Cửa hàng đó bán được số ki-lô-gam gạo tẻ là:
 240 85 : 100 =204(kg)
Cửa hàng bán được số ki-lô-gam gạo nếp là:
 240 - 204 = 36 (kg)
 Đáp số: 36 kg gạo nếp
 4. Củng cố, dặn dò 
Chốt lại nội dung bài học.
GV nhận xét giờ học.
Thứ tư, ngày 14 tháng 12 năm 2011
Tiết 1: Luyện từ và câu
Tiết 35: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (TIẾT 3)
I. MỤC TIÊU:
	- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học ; tốc độ khoảng 110 tiếng / phút ; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn ; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
	- Lập được bảng tổng kết vốn từ về môi trường.
 - HS khá, giỏi nhận biết một số biện pháp nghệ thuật được sử dụngtrong các bài thơ, bài văn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL (như tiết 1).
Bảng nhóm, bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra bài cũ
 3. Bài mới
 * Giới thiệu bài
* Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (4 HS):
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời.
* Bài tập 2: điền những từ ngữ em biết vào bảng sau:
- Mời 1 HS đọc yêu cầu.
- GV giúp HS hiểu rõ yêu cầu của bài tập.
- Hướng dẫn HS hiểu:
+ Thế nào là sinh quyển?
+ Thế nào là thuỷ quyển?
+ Thế nào là khí quyển?
- Ch ... ồi tính:
a) 45,82 + 46,35; 
b) 86,74 – 35,48; 
c) 37,05 2,8
d) 207,2 : 3,7
Cả lớp và gv chữa bài 
+ Bài 2: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
 a) 9m5dm = m 
 b) 6m27dm2 = m2
- chữa bài 
+ Bài 3: Năm 1992 dân số nước ta có 69300000 người. Nếu trung bình hàng năm tỉ lệ tăng dân số vẫn là 2,1% thì đến hết năm 1993 dân số nước ta có tất cả bao nhiêu người?
- Yêu cầu HS tự tóm tắt và làm bài vào vở
- Gọi HS chữa bài
- HS lên bảng làm bài, dưới lớp làm vào vở nháp.
* Kết quả:
a) 92,17 ; b) 51,26
c) 103,74 ; d) 56
HS lên bảng làm bài tập
* Kết quả:
a) 9,5m ; b) 6,07m2
 HS đọc bài
- 1HS làm bài trên bảng,dưới lớp làm làm bài vào vở
 Bài giải
Số người tăng năm 1993 là:
69300000 2,1: 100 = 202230 (người)
Số người sinh năm 1993 là:
69300000 + 202230 = 69502230 (người)
 Đáp số:69502230 người
 4. Củng cố, dặn dò 
- Nhắc lại nội dung bài học, nhận xét giờ học
 Tiết 2: Luyện tiếng Việt
ÔN TẬP VỀ VIẾT ĐƠN
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố về cách viết đơn.	
- Học sinh viết được một lá đơn theo yêu cầu.
- Giáo dục học sinh thêm yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Vở luyện
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra bài cũ
 3. Bài mới
 * Giới thiệu bài
* Hướng dẫn HS lài tập:
+ Bài tập 1:
Yêu cầu HS so sánh sự giống và khác nhau giữa đơn và biên bản
+ Bài tập 2:
- Yêu cầu HS viết một lá đơn tự chọn
- GV Cùng cả lớp trao đổi về một số nội dung cần lưu ý trong đơn.
+ Đầu tiên ghi gì trên lá đơn?
+ Tên của đơn là gì?
+ Nơi nhận đơn viết như thế nào?
+ Nội dung đơn bao gồm những mục nào?
- GV nhắc HS: Trình bày lý do viết đơn sao cho gọn, rõ, có sức thuyết phục 
- Cho HS viết đơn vào vở luyện.
- HS nối tiếp nhau đọc lá đơn.
- Cả lớp và GV nhận xét về nội dung và cách trình bày lá đơn.
- 1 số HS nêu
- Quốc hiệu, tiêu ngữ.
- Đơn xin 
- Kính gửi: 
- Nội dung đơn bao gồm:
+ Giới thiệu bản thân.
+ Trình bày lí do làm đơn.
+ Lời hứa. Lời cảm ơn.
+ Chữ kí của HS .
- HS viết vào vở.
- HS đọc.
 4. Củng cố, dặn dò 
Nhắc lại nội dung bài học, nhận xét giờ học.
Tiết 3: Phụ đạo học sinh
ÔN TẬP VỐN TỪ
I. MỤC TIÊU:
- Tiếp tục củng cố hệ thống hoá các từ đồng nghĩa, nhiều nghĩa , trái nghĩa, quan hệ từ.
- Làm thành thạo các bài tập
- Giáo dục HS tính tự giác làm bài
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
Phiếu bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
 1. Ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra bài cũ
 3. Bài mới
 * Giới thiệu bài
* Hướng dẫn ôn tập
+ Bài 1: Xếp các từ dưới đây thành các nhóm từ đồng nghĩa: đi, vắng vẻ, tồi, chạy, vắng teo, xấu, rộng, vắng ngắt, tồi tệ , nhảy, mênh mông, xấu xa, hèn hạ , hiu quạnh, hiu hắt, bao la, thêng thang.
- Cho HS nêu yêu cầu của bài
- Hướng dẫn HS làm bài
- Chia 4 nhóm làm bài
- các nhóm báo cáo kết quả
- Nhận xét
+ Bài 2: Xác định nghĩa của từ đứng và từ chín trong các nghĩa sau theo nghĩa gốc và nghĩa chuyển
a- đứng: Hãy đứng lên; Người đứng đầu nhà nước
b- Chín: Quả chín mọng ; Nghĩ chín rồi hãy nói
+ bài 3: Tìm những từ đồng âm trong các câu sau
a- Ông lang chuyên chữa lang mặt
b- Đàn nhặng bay nhặng quanh mẹt cá ươn
 c- Cầm viên gạch, gạch lên tường hai vạch 
- Chốt lại kết quả đúng
Cho HS làm việc theo nhóm
N1: đi, chạy , nhảy; Chỉ hoạt động chạy nhảy của chân
N2:Vắng vẻ ,vẳng teo,vắng ngẳt hiu quạnh, hắt hiu: từ chỉ chung là vắng
N3: Tồi, xấu, tồi tệ ,xấu xa, hèn hạ: từ chỉ là xấu
N4: Rộng, bát ngát, mênh mông ,bao la, thênh thang: từ chỉ chung là rộng
Nghĩa gốc: hãy đứng lên
Nghĩa chuyển: Người đứng đầu nhà nước
Nghĩa gốc : Quả chín mọng 
Nghĩa chuyển: Nghĩ chín rồi hãy nói
- HS nêu miệng 
 4. Củng cố, dặn dò 
Nhắc lại nội dung bài học, nhận xét giờ học
Thứ sáu, ngày 16 tháng 12 năm 2011
Tiết 1: Toán
Tiết 90: HÌNH THANG
I. MỤC TIÊU: Giúp HS: 
 - Hình thành được biểu tượng về hình thang.
 - Nhận biết được một số đặc điểm của hình thang, phân biệt được hình thang với một số hình đã học.
 - Nhận biết hình thang vuông.
 - Làm được bài tập 1, bài tập 2, bài tập 4.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	Các hình thang bằng bìa.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
 1. Ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra bài cũ
 3. Bài mới
 * Giới thiệu bài
* Nội dung bài mới:
* Hình thành biểu tượng về hình thang:
- Cho HS quan sát hình vẽ cái thang trong SGK để nhận ra hình ảnh của cái thang.
* Nhận biết một số đặc điểm của hình thang:
- Cho HS quan sát hình thang mô hình lắp ghép và hình vẽ:
+ Hình thang ABCD có mấy cạnh?
+ Có hai cạnh nào song song với nhau?
+ Em có nhận xét gì về đặc điểm hình thang?
- Cho HS quan sát và nêu đường cao, chiều cao của hình thang.
- Đường cao có quan hệ NTN với hai đáy?
- GV kết luận về đặc điểm của hình thang.
- HS chỉ vào hình thang ABCD, nêu đặc điểm. 
* Luyện tập:
+ Bài tập 1: 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS cách làm.
- Cho HS trao đổi nhóm 2. 
- Chữa bài.
+ Bài tập 2: 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS hoạt động nhóm 
- Lưu ý: Hình thang có 1 cặp cạnh đối diện //.
+ Bài tập 4: 
(Các bước thực hiện tương tự bài 2).
- Thế nào là hình thang vuông?
- HS nối tiếp nhau lên bảng chỉ.
+ Có 4 cạnh.
+ Có hai cạnh AB và CD song song với nhau. 
+ Hình thang có hai cạnh đối diện song song với nhau.
- AH là đường cao, độ dài AH là chiều cao của hình thang.
- Đường cao vuông góc với hai đáy.
*Lời giải:
Các hình thang là: hình 1, hình 2, hình 4, hình 5, hình 6
Các nhóm làm vào phiếu.
- Bốn cạnh và bốn góc: hình 1, hình 2, hình 3
- Hai cặp cạnh đối diện //:hình1, hình 2.
-Chỉ có một cặp cạnh đối diện //: hình 3
- Có bốn góc vuông: hình 1
*Kết quả:
- Góc A, D là góc vuông.
- Hình thang vuông là hình thang có một cạnh bên vuông góc với hai đáy.
 4. Củng cố, dặn dò 
 - Chốt lại nội dung bài học.
 - GV nhận xét giờ học.
Tiết 2: Kiểm tra định kì viết
( Nhà trường ra đề)
Tiết 3: Đạo đức
Tiết18: THỰC HÀNH CUỐI KÌ I
I. MỤC TIÊU:	
- Giúp HS củng cố kiến thức các bài từ bài 1 đến bài 5, biết áp dụng trong thực tế những kiến thức đã học. 
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	 - Phiếu học tập cho hoạt động 1
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
 1. Ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra bài cũ
Cho HS nêu phần ghi nhớ bài 5.
 3. Bài mới
 * Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học
* Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm
+ Bài tập 1: 
Hãy ghi những việc làm của HS lớp 5 nên làm và những việc không nên làm theo hai cột dưới đây:
 Nên làm
 Không nên làm
 .
- GV phát phiếu học tập, cho HS thảo luận nhóm 4.
- Mời đại diện một số nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
	* Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
+ Bài tập 2: Hãy ghi lại một việc làm có trách nhiệm của em?
- HS làm bài ra nháp.
- Mời một số HS trình bày.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét.
 * Hoạt động 3: Làm việc theo cặp
+ Bài tập 3: Hãy ghi lại một thành công trong học tập, lao động do sự cố gắng, quyết tâm của bản thân ?
- GV cho HS ghi lại rồi trao đổi với bạn.
- Mời một số HS trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV.
- HS trình bày.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS làm bài ra nháp.
- HS trình bày.
- HS khác nhận xét.
- HS làm rồi trao đổi với bạn.
- HS trình bày trước lớp.
3-Củng cố, dặn dò: 
GV nhận xét giờ học, dặn HS về tích cực thực hành các nội dung đã học.
Tiết 4: Phụ đạo học sinh
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU
-Tiếp tục củng cố cho HS các dạng toán về tỉ số phần trăm, số thập phân, tính diện tích hình tam giác.
- HS thực hành tính thành thạo.
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
Phiếu bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
 1. Ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra bài cũ
 3. Bài mới
 * Giới thiệu bài
* Hướng dẫn ôn tập
+ Bài 1: - Tính giá trị biểu thức:
- HS nêu yêu cầu của bài
Yêu cầu HS làm ra nháp
- Nhận xét và nêu kết quả đúng
+ Bài 2: Tìm x
Cho HS lên bảng thực hiện 
- Yêu cầu HS làm bài vào phiếu 
Gọi 1HS nêu phép tính và kết quả
- Yêu cầu cả lớp so sánh
- Nhận xét chốt lại kết quả đúng
+ Bài 3(T90 – SGK)
- Gọi HS đọc bài toán
- Phân tích bài toán và lập kế hoạch giải
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài, dưới lớp làm bài vào vở
Chấm, chữa bài
Nhận xét chốt lại kết quả đúng
- 2 học sinh lên bảng chữa bài.
*(131,4 - 80,8) : 2,3 - 21,84
= 50,6 : 2,3 - 21,84
= 22 - 21,84
= 0,16
*8,16 : (1,32 +3,48) - 0,345
= 8,16 : 4,8- 0,345
= 1,7 - 0,345
= 1,355
x - 1,27 = 13,5 : 4,5
x – 1,27 = 3
x = 3 + 1,27
x = 4,27
x - 4,18 =7,2 :3,6
x - 4,18 = 2
x = 2 + 4,18
x = 6,18
- 1HS làm bài trên bảng,dưới lớp làm làm bài vào vở
Bài giải
Chiều rộng hình chữ nhật là:
 15 + 25 = 40 (cm)
Chiều dài hình chữ nhật là:
 2400 : 40 = 60 (cm)
Diện tích hình tam giác MCD là:
 60 25 : 2 = 750 (cm2)
 4. Củng cố 
Nhắc lại nội dung bài học
 5. Dặn dò 
- Nhận xét giờ học
	Chiều thứ sáu, ngày 16 tháng 12 năm 2011
Tiết 2: Luyện tiếng Việt
Bài viết: Viếng lăng Bác
I. MỤC TIÊU:
- Viết đúng, không mắc lỗi đoạn trích trong bài thơ : Viếng lăng Bác 
- Trình bày đẹp đúng mẫu chữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Vở luyện chữ 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
 1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
* Giới thiệu bài
* Hướng dẫn luyện chữ
*Trao đổi về nội dung đoạn viết 
- GVđọc đoạn viết
- Nội dung của đoạn thơ là gi?
* Hướng dẫn trình bày
- Đoạn thơ được trình bày như thế nào?
- Các chữ đầu dòng được viết như thế nào?
- Trong bài những từ nào được viết hoa?
* Hướng dẫn HS viết từ khó
- Tìm các từ khó hoặc dễ lẫn khi viết
- Luyện viết từ khó vừa tìm được .
- Nêu độ cao của các chữ,khoảng cách giữa các chữ.
*Viết bài(luyện chữ)
- GV đọc bài luyện chữ từng câu.
- GV đọc lại bài luyện chữ
- GV chấm điểm một số bài và nhận xét bài viết của học sinh và sửa các lỗi HS còn vướng mắc.Quan sát giúp đỡ HS
- Nghe
HS nêu
- Các dòng thơ trình bày thẳng hàng
- Các chữ đầu dòng được viết hoa chữ Bác viết hoa
- HS viết từ khó ra nháp đọc các từ khó đó
- HS viết bài vào vở luyện chữ 
 4. Củng cố, dặn dò 
Nhắc lại nội dung bài học
Nhận xét giờ học 
Viếng lăng Bác
 Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên
 Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
 Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
 Mà sao nghe nhói ở trong tim?
 Mai về miền Nam thương trào nước mắt
 Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
 Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
 Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
Tiết 3: Giáo dục tập thể 
SINH HOẠT LỚP
- Kiểm điểm tình hình trong tuần
- Đề ra kế hoạch tuần tới.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_18_nam_hoc_2011_2012_ban_dep_chuan_kien_t.doc