I Mục tiêu:
- Biết dấu hiệu chia hết cho 9
- Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 trong một số tình huống đơn giản
- HS làm được BT 1,2, trình bày sạch đẹp
IICác hoạt động dạy học: - GV: bảng phụ
- HS: bảng con
1.Bài cũ: Gọi HS nêu dấu hiệu chia hết cho 2 và 5
Viết 3 số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5
GV nhận xét.
2.Bài mới: Giới thiệu bài
*Hoạt động 1: Hình thành kiến thức: Dấu hiệu chia hết cho 9
- HS đọc bảng nhân 9, chia 9. GV ghi tích của bảng nhân 9 lên bảng
- HS nhận xét, nhận biết những số chia hết cho 9.
- GV cho HS nêu các ví dụ về các số chia hết cho 9.
- GV nêu VD như SGK, phân tích
- HS tìm số không chia hết cho 9.Viết thành hai cột (bên trái chia hết ,bên phải không chia hết)
- Cột bên trái GV yêu cầu HS tìm ra đặc điểm các số chia hết cho 9.GV nhận xét lấy ví dụ.Sau đó để HS tính tổng các chữ số rút ra nhận xét như SGK
-3,4 HS nêu dấu hiệu chia hết cho 9
Tuần 18 Thứ tư ngày 21/12/2011 Kĩ thuật : Thầy Long dạy _________________________________________ Tập đọc: Tiết 35 Ôn tập tiết 1 SGK/ 174 - TGDK: 35 phút I Mục tiêu:- Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung. Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở HKI. Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được các nhân vật trong bài tập đọc là truyện kể thuộc hai chủ điểm Có chí thì nên, tiếng sáo diều.HS khá, giỏi đọc tuơng đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 80 tiếng/phút). II.Đồ dùng dạy học: -GV: Một số phiếu để bốc thăm, bảng phụ. III Các hoạt động dạy học 1Bài cũ: Rất nhiều mặt trăng. KT 2 em 2 Bài mới: Giới thiệu bài *Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc và HTL (khoảng 1/4 số HS trong lớp) - GV gọi từng HS bốc thăm đọc bài- HS đọc; GV đặt câu hỏi theo nội dung bài HS đã đọc *Hoạt đồng 2: Thực hành VBT/128 Bài 1: Ghi vào bảng thống kê các bài tập đọc theo chủ điểm: Có chí thì nên và Tiếng sáo diều theo mẫu - HS đọc yêu cầu bài,cả lớp đọc thầm. - GV phát phiếu cho các nhóm, làm bài. - Đại diện các nhóm trình bày. Cả lớp và GV nhận xét - HS điền vào vở bài tập ( Theo mẫu) Tên bài Tác giả Nội dung chính Nhân vật Ông Trạng thả diều Trinh Đường) Nguyễn Hiền nhà nghèo mà hiếu học Nguyễn Hiền Vua tàu thuỷ “Bạch Thái Bưởi” từ điển nhân vật lịch sử VN) Bạch Thái Bưởi nhờ kiên trì, có chí đã làm nên sự nghiệp lớn Bạch Thái Bưởi Vẽ trứng Xuân Yến -Lê-ô-na-đô đa Vin-xi kiên trì khổ luyện đã trở thànhdanh họa vĩ đại -Lê-ô-na-đô đa Vin-xi Người tìm đường lên các vì sao Lê Quang Long, Phạm Ngọc Toàn Ông theo đuổi ước mơ, đã tìm được đường lên các vì sao Xi- ôn- cốp – xki Văn hay chữ tốt Truyện đọc 1(1995) Cao bá quát kiên trì luyện chữ, đã nổi danh là người văn hay chữ tốt Cao Bá Quát Chú Đất Nung Nguyễn Kiên Chú bé Đất dám nung mình trong lửa đã trở thành người mạnh mẽ, hữu ích. Chú Đất Nung 3. Dặn dò: Chuẩn bị bài ôn tập (TT). GV nhận xét tiết học IV. Phần bổ sung: ................................................................................................................................................ ______________________________________________ Toán: Tiết 86 Dấu hiệu chia hết cho 9 SGK/97 - TGDK: 35 phút I Mục tiêu: - Biết dấu hiệu chia hết cho 9 - Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 trong một số tình huống đơn giản - HS làm được BT 1,2, trình bày sạch đẹp IICác hoạt động dạy học: - GV: bảng phụ - HS: bảng con 1.Bài cũ: Gọi HS nêu dấu hiệu chia hết cho 2 và 5 Viết 3 số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 GV nhận xét. 2.Bài mới: Giới thiệu bài *Hoạt động 1: Hình thành kiến thức: Dấu hiệu chia hết cho 9 - HS đọc bảng nhân 9, chia 9. GV ghi tích của bảng nhân 9 lên bảng - HS nhận xét, nhận biết những số chia hết cho 9. - GV cho HS nêu các ví dụ về các số chia hết cho 9. - GV nêu VD như SGK, phân tích - HS tìm số không chia hết cho 9.Viết thành hai cột (bên trái chia hết ,bên phải không chia hết) - Cột bên trái GV yêu cầu HS tìm ra đặc điểm các số chia hết cho 9.GV nhận xét lấy ví dụ.Sau đó để HS tính tổng các chữ số rút ra nhận xét như SGK -3,4 HS nêu dấu hiệu chia hết cho 9 - Tương tự ở cột bên phải, đặc điểm các số không chia hết cho 9.HS nêu phần chú ý của bài học *Hoạt động 2: Thực hành VBT/ 6 Bài 1:Tìm các số chia hết cho 9 - HS đọc đề, lớp đọc thầm. Nêu lại dấu hiệu chia hết cho 9 - HS làm bảng con, GV nhận xét kết quả và chốt đáp án đúng: 999, 234, 2565 Bài 2: Tìm các số không chia hết cho 9 - Lớp làm VBT, 1 em làm bảng phụ .GV chấm, chữa bài 3 Củng cố: Nêu dấu hiệu chia hết cho 9 Trò chơi: GV chia lớp thành 2 đội thi nhau viết các số chia hết cho 9 trong 5 phút. Đội nào viết được nhiều số hơn và đúng là thắng cuộc. GV tuyên dương khuyến khích 4. Dặn dò: Về nhà học bài, xem bài “Dấu hiệu chia hết cho 3” Nhận xét tiết học IV.Phần bổ sung: ........................................ Anh văn : Cô Hà dạy _______________________________________________ Buổi chiều Thể dục : Thầy Hải dạy ______________________________________________ Địa lý : Kiểm tra định kì lần 1 ______________________________________________ Tiếng Việt ( bổ sung ) Rèn viết chính tả : Mùa đông trên rẻo cao Thời gian dự kiến : 35 phút I.Mục tiêu: - Nghe-viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. - Làm đúng BT (2) a/b hoặc BT 3. * Giúp HS yếu nghe – viết được bài chính tả “Mùa đông trên rẻo cao”. - Các em có ý thức viết đúng và trình bày sạch đẹp. II.ĐDDH: GV : Chuẩn bị bài dạy; bảng phụ. III.Các hoạt động dạy và học : 1.Bài cũ : “ Kéo co” GV yêu cầu HS viết các từ: Hữu Trấp,Vĩnh Phúc, ganh đua, GV nhận xét, sửa sai. Nhận xét bài cũ. 2.Bài mới : Giới thiệu bài –Ghi đề : Hoạt động 1 : Hướng dẫn nghe – viết chính tả - Đọc mẫu đoạn văn, yêu cầu HS theo dõi SGK và trả lời câu hỏi : H : Những chi tiết nào cho thấy mùa đông đã về trên rẻo cao? - Yêu cầu HS viết các từ (cụm từ) khó : rẻo cao, bụi, chít, sỏi cuội, nhẵn nhụi, ngọn cơi, khua. - GV nhận xét, phân tích từ khó. - Nhắc HS cách trình bày và tư thế ngồi viết. - Đọc cho HS viết đoạn trích với tốc độ vừa phải. - Đọc bài cho HS soát lỗi, yêu cầu HS ghi số lỗi và sửa. - Chấm bài (10 bài) và nhận xét bài viết của HS. Hoạt động 2 : Hướng dẫn chính tả âm, vần Bài tập 2: Tìm và điền các từ tiếng có vần ât/âc vào ô trốn - Hướng dẫn HS làm bài vào vở, 1em làm bảng lớp. - Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung. Chốt bài đúng: * Lời giải: giấc ngủ, đất trời, vất vả. Bài tập 3: Chọn từ viết đúng chính tả trong ngoặc để hoàn chỉnh đoạn văn. - Yêu cầu HS làm bài theo nhóm và trình bày trên bảng nhóm. - Lớp và GV nhận xét, bổ sung. Chốt bài đúng. Lời giải: giấc mộng – làm người – xuất hiện – nửa mặt – lấc láo – cất tiếng – lên tiếng – nhấc chàng – đất – lảo đảo – thật dài – nắm tay. 3.Củng cố: HS đọc lại BT3 và các từ vừa điền 4.Dặn dò: Về sửa lỗi sai, chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. ______________________________________________________ Thứ năm ngày 22/12/2011 Thầy Hấn dạy ______________________________________________________ Thứ sáu ngày 23/12/2011 Tập đọc Tiết 36 ÔN TẬP (TIẾT 4) SGK/175 TGDK: 40 phút I/Mục tiêu: - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1. - Nghe-viết đúng bài CT (tốc độ viết khoảng 80 chữ/15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng bài thơ 4 chữ (Đôi que đan). ** HS khá, giỏi viết đúng và tương đối đẹp bài chính tả (tốc độ viết trên 80 chữ/15 phút); hiểu nội dung bài. II/.Chuẩn bị: GV: Nội dung bài viết. III/Hoạt động dạy -học: 1.Bài cũ: - Yêu cầu Hs nêu các câu thành ngữ, tục ngữ đã học có ý khuyến khích hoặc khuyên nhủ bạn khi thấy bạn nản lòng khi gặp khó khăn. - GV nhận xét chung bài cũ. 2.Bài mới: GV giới thiệu bài và nêu MĐYC tiết học. Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc - Yêu cầu hs lần lượt bốc thăm chọn bài, ôn lại bài. - Nêu cách tính điểm. - Gọi hs lần lượt lên đọc bài, trả lời 1 câu hỏi về đoạn vừa đọc. Hoạt động 2: Nghe- Viết chính tả a)Tìm hiểu nội dung bài thơ - Đọc bài thơ Đôi que đan - Yêu cầu HS đọc bài thơ H: Từ đôi que đan và bàn tay của chị em những gì hiện ra? (Những đồ dùng hiện ra từ đôi que đan và bàn tay cả chị em: mũ len, khăn, áo của bà, của bé, của mẹ cha.) H: Theo em, hai chị em trong bài là người như thế nào? (Hai chị em trong bài là người rất chăm chỉ yêu thương những người thân trong gia đình.) b)Hướng dẫn viết từ khó - Yêu cầu HS viết một số từ khó viết sau: mũ, chăm chỉ, giản dị, đỡ ngượng, que tre, ngọc ngà.. - Nhận xét, sửa lỗi sai + phân tích từ khó. c) Nghe- viết chính tả - Đọc cho Hs viết bài - Đọc cho HS soát lỗi - Thu vở chấm bài =>Nhận xét bài vừa chấm 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Về nhà học thuộc bài thơ và chuẩn bị bài sau. III/Bổ sung: .. .. _________________________________________________ Tập làm văn Tiết 35 ÔN TẬP (TIẾT 5) SGK/176 TGDK: 40 phút I.Mục tiêu: - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1. - Nhận biết được danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn; biết đặt câu hỏi xác định bộ phận câu đã học: Làm gì? Thế nào? Ai? (BT2). - Học tập nghiêm túc. II/Chuẩn bị: - GV: Phiếu ghi tên các bài tập đọc, bảng viết sẵn đoạn văn ở BT2. - HS: Ôn các bài tập đọc đã học. Xem nội dung bài. III/Các hoạt động dạy và học: 1. Bài cũ: Ôn tập 2. Bài mới: GV giới thiệu bài và nêu MĐYC tiết học. Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc - Yêu cầu hs tiếp tục lần lượt bốc thăm chọn bài, ôn lại bài. - Nêu cách tính điểm. - Gọi hs lần lượt lên đọc bài, trả lời 1 câu hỏi về đoạn vừa đọc. =>Nhận xét, ghi điểm. Hoạt động 2: Làm bài tập Bài 2: Yêu cầu HS đọc yêu cầu và nội dung - Yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 em lên bảng làm bài. - Nhận xét, sửa bài ở bảng - Kết luận lời giải đúng: Ví dụ: Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ. Nắng phố huyện vàng hoe. DT DT DT ĐT DT TT DT DT DT TT - Yêu cầu Hs tự đặt câu hỏi cho từ gạch chân vào vở, 3 em lên bảng làm - Nhận xét, sửa bài, chốt lời giải đúng. + Buổi chiều, xe làm gì? + Nắng phố huyện như thế nào? + Ai đang chơi đùa trước sân? 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Xem lại bài và chuẩn bị bài sau. III/.Bổ sung: .. ____________________________________________ Toán Tiết 88 LUYỆN TẬP SGK/98 TGDK: 40 phút I/Mục tiêu: Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9, dấu hiệu chia hết cho 3, vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5, vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 3 trong một số tình huống đơn giản.Bài 1, bài 2, bài 3 - Giáo dục tính cẩn thận, chính xác khi làm bài. II/.Chuẩn bị: Bảng phụ III/Các hoạt động dạy và học: 1. Bài cũ: Dấu hiệu chia hết cho 3 - Muốn biết một số có chia hết cho 9 hay không ta căn cứ vào đâu? Cho ví dụ? - Nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới: GV giới thiệu bài và nêu MĐYC tiết học. Hoạt động 1: Củng cố kiến thức - Yêu cầu Hs lần lượt nêu các ví dụ về các số chia hết cho 2, 5, 9. - Theo dõi, nhận xét: VD: - Các số chia hết cho 2 là: 1402 ; 110 ; 218 ; 54 ; - Các số chia hết cho 3 là: 57 ; 72 ; 111 ; 105 ; Hoạt động 2 : Thực hành Bài 1: Yêu cầu hs làm vào vở, 3 em lên làm bảng phụ Xác định số chia hết cho 3, 9 và số chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9. GV + HS lớp nhận xét kết quả, chữa bài. Bài 2: Tiến hành tương tự như bài 1. Bài 3: - Yêu cầu hs thi giữa các nhóm: 1 nhóm đặt câu hỏi, 1 nhóm trả lời. - Nhóm nào trả lời nhanh và đúng, nhóm đó thắng cuộc. - GV nhận xét chung, chữa bài. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Xem lại bài và chuẩn bị bài sau. IV/.Bổ sung: .... ______________________________________________ Thể dục Thầy Hải dạy _____________________________________________ Sinh hoạt tuần 18 *Nội dung: I.Đánh giá hoạt động tuần qua: Nhìn chung các em đã thực hiện tốt nội qui, qui chế của trường, lớp đề ra. Đi học đều đầy đủ đúng giờ, có học bài và làm bài cũ trước khi đến lớp. Thực hiện tốt sinh hoạt đầu giờ, thể dục giữa giờ đảm bảo.Vệ sinh cá nhân sạch sẽ. II.Phương hướng hoạt động tuần tới: - Thực hiện đúng nội qui, qui chế trường, lớp đề ra. - Đi học đầy đủ, đúng giờ. - Giữ gìn sách, vở sạch sẽ. Có đầy đủ dụng cụ học tập. - Tham gia sinh hoạt Đội- Sao đầy đủ. - Thường xuyên chăm sóc cây xanh. - Tham gia phong trào kế hoạch nhỏ. - Giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học tốt. - Thực hiện tốt việc chải răng ngậm Fluor ___________________________________________________________________ Thứ hai ngày 26/12/2011 Luyện từ và câu Tiết 36 ÔN TẬP (TIẾT 6) SGK/20 TGDK: 40 phút I.Mục tiêu: - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1. - Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả một đồ dùng học tập đã quan sát; viết được đoạn mở bài theo kiểu gián tiếp, kết bài theo kiểu mở rộng (BT2). II/Đồ dùng dạy học: Phiếu viết tên các bài tập đọc và học thuộc lòng đã học. III/.Hoạt động dạy và học: 1. Bài cũ: - Thế nào là danh từ? Lấy ví dụ minh họa? - Câu kể Ai làm gì? thường có mấy bộ phận? Đó là những bộ phận nào? - Nhận xét 2.Bài mới: GV giới thiệu bài và nêu MĐYC tiết học. Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc, học thuộc lòng - Gọi lần lượt 5 học sinh bốc thăm đọc và trả lời câu hỏi về nội dung một trong các bài thuộc hai chủ đề Có chí thì nên và Tiếng sáo diều. + Vẽ trứng (sách giáo khoa/120) + Văn hay chữ tốt (sách giáo khoa/129) + Chú Đất Nung (sách giáo khoa/134) + Kéo co (sách giáo khoa/155) + Rất nhiều mặt trăng (sách giáo khoa/163) - Nhận xét, ghi điểm. Hoạt động 2: Ôn tập - Gọi học sinh đọc và nêu yêu cầu của đề bài. - Hướng dẫn học sinh thực hiện từng yêu cầu. + Quan sát đồ dụng học tập và chuyển kết quả quan sát thành dàn ý. - Hướng dẫn học sinh xác định yêu cầu của đề. - Gọi học sinh đọc phần cần ghi nhớ về bài văn miêu tả đồ vật trên bảng. - Hướng dẫn h?c sinh chọn đồ dùng để quan sát. - Gọi 2 học sinh trình bày dàn ý của mình. - Giáo viên nhận xét bổ sung + Viết phần mở bài kiểu gián tiếp, kết bài kiểu mở rộng. - Yêu cầu học sinh viết bài vào vở. - Gọi một số học sinh đọc bài viết. - Nhận xét bổ sung. 3.Củng cố - Dặn dò: - Nêu bố cục của một bài văn miêu tả đồ vật? - Về nhà hoàn thành bài tập vào vở. - Nhận xét tiết học. IV/Bổ sung: ..... _______________________________________________ Toán Tiết 89 Luyện tập chung – làm bài kiểm tra cuối tháng Luyện từ và câu : Kiểm tra định kì lần 2 ( phần đọc ) ___________________________________________ Buổi chiều Âm nhạc Tiết 18 TẬP BIỂU DIỄN SGK/26 TGDK: 35 phút I/Mục tiêu: - Tập biểu diễn một số bài hát đã học. * Không yêu cầu biểu diễn, chỉ yêu cầu biết hát các bài hát đã học theo giai điệu và lời ca. - Rèn cho HS sự tự tin, mạnh dạn, nhanh nhẹn II/.Chuẩn bị: Đàn, đạo cụ III/.Hoạt ðộng dạy-học: 1.Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu HS hát lại các bài hát đã học 2Bài mới: GV giới thiệu bài và nêu MĐYC tiết học. * Giới thiệu bài: - Các em đã được học và đã thuộc 5 bài hát. Tiết âm nhạc hôm nay, chúng ta sẽ tập biểu diễn các bài hát đó Hoạt động 1: HS biểu diễn - GV thông qua chương trình biểu diễn + Hát tốp ca bài: Em yêu hòa bình + Song ca bài: Bạn ơi lắng nghe + Tam ca bài: Trên ngựa ta phi nhanh + Đơn ca bài: Khăn quàng thắm mãi vai em + Tốp ca bài: Cò lả (theo hình thức hát xướng và xô) - GV đệm đàn - Tổ chức cho HS nhận xét, rút kinh nghiệm Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò - Bình chọn tiết mục trình diễn xuất sắc nhất. Tuyên dương - Về nhà ôn luyện các bài hát đã học, tập hát đúng và thuộc lời ca - Nhận xét tiết học IV/Bổ sung: ... ___________________________________________________ Mỹ thuật Tiết 18 VẼ THEO MẪU : TĨNH VẬT LỌ HOA VÀ QUẢ SGK/2 TGDK: 35 phút I/.Mục tiêu: - Hiểu sự khác nhau giữa lọ và quả về hình dáng, đặc điểm. - Biết cách vẽ lọ và quả. - Vẽ được hình lọ và quả gần giống với mẫu. ** HS khá giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu. II/.Đồ dùng dạy – học: - Một số tranh vẽ lọ và quả của hoạ sĩ và học sinh. - Mẫu lọ và quả. Hình gợi ý cách vẽ. III/.Các hoạt động dạy – học: 1.Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 2.Bài mới: GV giới thiệu bài và nêu MĐYC tiết học. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét. - Cho h0jc sinh quan sát vật mẫu và nhận xét về: + Bố cục của mẫu. + Hình dáng, tỉ lệ của lọ và quả. + Độ đậm, nhạt và màu sắc của mẫu. Hoạt động 2: Cách vẽ lọ và quả - Cho học sinh quan sát hình gợi ý cách vẽ và nêu trình tự các bước vẽ. Hoạt động 3: Thực hành - Học sinh thực hành vẽ lọ và quả. - Giáo viên theo dõi, giúp đỡ những học sinh yếu. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá. - Học sinh trình bày bài vẽ. - Giáo viên cùng học sinh đánh giá, xếp loại bài vẽ. - Về nhà quan sát tranh dân gian Việt Nam. _______________________________________________ Toán ( bổ sung ) Ôn tập về các dấu hiệu chia hết Thời gian dự kiến :35 phút I. Mục tiêu : - Củng cố kiến thức về các dấu hiệu chia hết cho 9 . - Làm bài tập 2, 3 tiết 89 II. Đồ dùng dạy học : sách giáo viên , sách giáo khoa III. Các hoạt động dạy học: Bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh Bài mới : Giới thiệu bài Hoạt động 1: Giáo viên cho học sinh đọc lại các quy tắc chia hết cho 2 , 3 , 5, 9 Các học sinh nhận xét , sửa sai . Giáo viên chốt ý . Hoạt động 2: Thực hành làm bài tập Bài 2: HS đọc yêu cầu bài. - HS thảo luận nhóm đôi. - HS làm vào VBT và bảng phụ. - GV và HS lớp nhận xét kết quả và chữa bài. Bài 3: HS đọc yêu cầu bài. - HS làm bài vào VBT. HS lên bảng sửa. - GV và HS lớp nhận xét kết quả và chữa bài. - Lớp làm VBT, 1 em làm bảng phụ - GV chấm, chữa bài 3/ Củng cố : Giáo dục học sinh . Nhận xét tiết học Thứ ba ngày 27/12/2011 Lịch sử : Tiết 18 Kiểm tra định kì lần 1 _______________________________________________ Tập làm văn : Tiết 36 Kiểm tra định kì lần 2 ( phần viết ) ______________________________________________ Toán Tiết 90 Kiểm tra định kì lần 2 ______________________________________________ Khoa học Tiết 36 KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ SỐNG SGK/72 TGDK: 40 phút I/Mục tiêu: - Nêu được con người, động vật, thực vật phải có không khí để thở thì mới sống được. - Học tập nghiêm túc, yêu thích môn học. B.Chuẩn bị: - GV: Sưu tầm một số tranh ảnh về người bệnh được thở bằng ô-xi, ảnh người thợ lặn đeo bình khí ô-xi. - HS: Học bài và xem nội dung bài. C.Các hoạt động dạy và học: 1. Bài cũ: Không khí cần cho sự cháy - Vì sao không khí cần cho sự cháy? Khí ô-xi và ni-tơ trong không khí có vai trò gì trong sự cháy? - Em hãy nêu ví dụ về việc ứng dụng không khí cần cho sự cháy vào cuộc sống? GV nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới: GV giới thiệu bài và nêu MĐYC tiết học. Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của không khí đối với con người Mục tiêu: - Nêu dẫn chứng để chứng minh con người cần không khí để thở. - Xác định vai trò của khí ô-xi trong không khí đối với sự thở và việc ứng dụng kiến thức này trong cuộc sống. Cách tiến hành: - Yêu cầu hs để tay trước mũi, thở ra và hít vào và nêu nhận xét? (Luồng không khí ấm chạm vào tay khi thở ra qua bàn tay) - Lấy tay bịt mũi và ngậm miệng lại, em cảm thấy thế nào? (khó thở) - Cho HS xem ảnh người thợ lặn, ảnh người bệnh đang thở bình ô-xi. H: Để chống ngạt thở người thợ lặn làm thế nào? (Đeo bình ô-xi) H: Trong bệnh viện gặp trường hợp người bệnh khó thở các bác sĩ xử lí như thế nào? (Cho bệnh nhân thở bằng ống nối với bình ô-xi) Kết luận: Không khí cần cho cơn người. Người ta có thể bị ngạt, bị chết khi thiếu không khí để thở. Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của không khí đối với thực vật và động vật Mục tiêu: Nêu dẫn chúng để chứng minh động vật và thực vật đều cần không khí để thở. Cách tiến hành: - Yêu cầu Hs quan sát hình 3, 4 SGK và trả lời câu hỏi: Tại sao sâu bọ và cây trong bình bị chết? (Vì sâu bọ và cây trong bình không có không khí để thở) - Kể cho HS nghe ví dụ về vai trò của không khí đối với động vật, thực vật. + Nhốt chuột bạch vào lọ thuỷ tinh kín có để thức ăn và nước uống. Khi chuột thở hết ô-xi trong bình thuỷ tinh kín thì bị chết. Giảng: Tại sao không nên để nhiều hoa tươi và cây cảnh trong phòng ngủ đóng kín cửa. (Vì cây hô hấp thải ra khí cac-bô-nic, hút khí ô-xi làm ảnh hưởng đến sự hô hấp của con người). Kết luận: Động vật rất cần ô-xi trong không khí để thở. Hoạt động 3: Tìm hiểu một số trường hợp phải dùng bình ô-xi Mục tiêu: Xác định vai trò của khí ô-xi đối với sự thở và việc ứng dụng kiến thức này trong cuộc sống. Cách tiến hành: - Yêu cầu hs quan sát hình 5, 6/73 SGK theo nhóm 2 em và trả lời câu hỏi, trình bày kết quả. =>Nhận xét, bổ sung. H: Nêu tên dụng cụ giúp người thợ lặn có thể lặn sâu dưới nước? (bình ô-xi người thợ lặn đeo ở lưng). H: Nêu tên dụng cụ giúp nước trong bể cá có nhiều không khí hoà tan? (máy bơm không khí vào nước). - Yêu cầu hs thảo luận theo nhóm bàn với câu hỏi sau: + Nêu ví dụ chứng tỏ không khí cần cho sự sống của con người, động vật , thực vật. + Thành phần nào trong không khí quan trọng nhất đối với sự thở. - Mời đại diện nhóm trình bày. - Nhận xét, bổ sung. VD: Những người thợ lặn, thợ làm việc trong các hầm lò, người bị bệnh nặng cần cấp cứu, Kết luận: Người, động vật, thực vật muốn sống được cần có ô-xi để thở. - Yêu cầu hs đọc mục bạn cần biết SGK 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Về xem lại bài và chuẩn bị bài sau. IV /Bổ sung: .... ____________________________________________ Anh văn : Cô Hà dạy ___________________________________________________________________
Tài liệu đính kèm: