Giáo án Lớp 4 - Tuần 19 đến 22 (Bản 2 cột chuẩn kĩ năng)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 19 đến 22 (Bản 2 cột chuẩn kĩ năng)

A . Mục tiêu :

Giúp học sinh :

- Hình thành biểu tượng về đợn vị đo diện tích Ki-lô-mét vuông.

- Biết đọc, viết đunggs các đơn vị đo diện tích theo đơn vị Ki-lômét vuông. Biết 1Km2 = 1 000 000m2 và ngược lại.

- Biết giải đúng một số bài toán có liên quan đến các đơn vị đo diện tích : Cm2 ; dm2 ; m2 và km2.

B. Đồ dùng dạy – học :

- ảnh chụp cánh đồng, mặt hồ, khu rừng.

C. các hoạt động dạy – học chủ yếu:

 

doc 147 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 25/01/2022 Lượt xem 253Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 19 đến 22 (Bản 2 cột chuẩn kĩ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
STuần 19
Soạn thứ sáu ngày 11-1-2007 Giảng thứ hai ngày 14-11-2007
Tiết 1: CHÀO CỜ
 ______________________________
Tiết 2: TẬP ĐỌC: 
 BỐN ANH TÀI
A. Mục tiêu : 
1.Đọc thành tiếng :
- Đọc đúng các từ ngữ : câu đoạn bài. đọc liền mạch các tên riêng: Nắm Tay Đóng Cọc; Lấy Tai Tát Nước, móng Tay Đục máng, 
- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dáu câu, giữa các cụm từ,nhẫn giọng ở những từ ngữ ca ngợi tài năng sức khoẻ, nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn cậu bé.
- Đọc diễn cảm toàn bài phù hợp với nội dung các nhân vật.
2. Đọc – hiểu :
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ : Cẩu Khây, tinh thông, yêu tinh, vạm vỡ, chí hướng.
- Hiểu nội dung bài : ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây.
3. HS có ý thức học tập tốt
B. đồ dùng dạy học :
- Thầy : Tranh minh hoạ, bảng phụ, truyện cổ dân gian.
- Trò : đồ dùng học tập.
C. Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Ổn định tổ chức: 
II. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài. 
- Cho HS quan sát tranh SGK trả lời 
? Bức tranh vẽ gì?
? Những nhân vật trong tranh có gì đặc biệt?
* Câu chuyện Bốn Anh Tài kể về bốn thanh niên có sức khoẻ và tài ba hơn người. Họ cùng nhau tập hợp và làm việc nghĩa. Đây là câu chuyện nổi tiếng về dân tộc Tày.
2. Nội dung:
a. Luyện đọc :
- Đọc toàn bài : bài chia làm 5 đoạn? 
. Đoạn 1 : từ đầu đến tinh thông võ nghệ
.Đoạn 2 : tiếp đến điệt trừ yêu tinh.
. Đoạn 3 : tiếp đến diệt trừ yêu tinh.
. Đoạn 4 : tiếp đến lên đường.
. Đoạn 5 : còn lại.
- Cho HS đọc nối tiếp 2 lần 
? Trong bài có từ nào khó đọc?
- Luyện đọc theo cặp
-GV đọc mẫu.
b. Tìm hiểu nội dung : 
- Gọi HS đọc đoạn 1
+Nhưng chi tiết nói lên sức khoẻ và tài năng của Cẩu Khây
+ Đoạn 1 nói lên điều gì?
- Đọc thầm đoạn 2 :
+ Chuyện gì xảy ra với quê hương của Cẩy Khây ?
+ Thương dân bản Cẩu Khây đã làm gì? 
-Nêu ý chính đoạn 2.
- Đọc đoạn còn lại :( 3 + 4 + 5)
+ Cẩu khây diệt trừ yêu tinh cùng với những ai ?
- Mỗi người bạn của Cẩu khây có tài năng gì ?
- Có nhận xét gì về tên của các nhân vật?
- Nội dung đoạn 3,4,5 là gì?
- Nêu nội dung chính của bài?.
C. Luyện đọc diễn cảm :
- Gọi HS đọc nối tiếp 
- Nêu cách đọc toàn bài.
- Hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 1,2
IV. Củng cố dặn dò: 
- Cho HS nhắc lại nội dung bài
- Dặn về nhà học bài làm bài: Chuyện cổ tích về loài người
- Nhận xét giờ học
Ghi đầu bài.
- Bức tranh vẽ bốn cậu bé đang đứng dưới một gốc cây to
- Các nhân vật trong tranh có những đặc điểm đặc biệt như: thân thể vạm vỡ, tai tô, tay dài, móng tay dài.
- HS đánh dấu đoạn
- HS đọc nối tiếp 2 lần 
- Cẩu khây, thửa ruộng, vạm vỡ, sống sót
- Đọc từ khó.
- HS luyện đọc theo cặp
- 1 em đọc chú giải.
- 1 em đọc toàn bài
- Đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi.
- Các chi tiết nói lên sức mạnh và tài năng đặc biệt của Cẩu Khây : nhỏ người nhưng ăn một lúc hết chín nắm xôi, 10 tuổi sức đã bằng trai 18tuổi đã tinh thông võ nghệ.
- Sức khoẻ và tài năng đặc biệt của Cẩu Khây 
- Quê hương của Cẩy khây xuất hiện một con yêu tinh, nó bắt người và súc vật làm cho bản làng tan hoang. Nhiều nơi không còn ai sống sót.
- Cẩu khây quyết chí lên đường đi diệt trừ yêu tinh.
* Ý chí diệt trừ yêu tinh của Cẩu khây
- Cẩy Khây diệt trừ yêu tinh cùng Nắm Tay Đóng Cọc, Lờy Tai Tát Nước và Móng tay Đục Máng.
- Năm Tay Đóng Cọc : dùng tay làm vồ đóng cọc, mỗi quả đấm giáng xuống, cọc tre thụt sâu hàng gang tay. Lấy Tai Tát Nước : lấy vành tai tát nước lên ruộng cao bằng mái nhà. Móng Tay Đục Máng : lấy móng tay đục gỗ thành lòng máng để dẫn nước vào ruộng.
- Tên của các nhân vật chính là tài năng của mỗi người.
+ Đ3: Ca ngợi tài năng của Nắm Tay Đóng cọc.
+ Đ4: Ca ngợi tài năng của Lấy Tai Tát Nước
+ Đ5: Ca ngợi tài năng của . Móng Tay Đục Máng 
*Truyện ca ngợi sức khoẻ tài năng lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em cẩu khây
- 5 em đọc nối tiếp
- Toàn bài đọc với giọng kể khá nhanh, nhấn giọng ở những từ ca ngợi tài năng, sức khoẻ nhiệt tình làm việc của bốn cậu bé.
 - HS đọc theo cặp
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
 ________________________________________
Tiết 3: THỂ DỤC: 
 ĐI VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT THẤP 
 TRÒ CHƠI “ CHẠY THEO HÌNH TAM GIÁC”
A. Mục tiêu :
- Ôn đi chướng ngại vật thấp. Yêu cầu thực hiện được ở mức tương đối chính xác 
- Trò chơi ‘’ chạy theo hình tam giác ‘’. Yêu cầu tham gia trò chơi tương đối chủ động nhiệt tình 
- HS yêu thích môn học 
B. Phương tiện địa điểm
- Địa điểm : sân bãi
- Phương tiện : còi, phấn để kẻ sân phục vụ trò chơi
C. Nội dung và phương pháp lên lớp
Nội dung
định lượng
Phương pháp tổ chức
1.Phần mở đầu :
- GV nhận lớp phổ biến nội dung bài học 
- Đứng tại chỗ làm động tác xoay khớp
- Trò chơi ‘’ bịt mắt bắt dê »
- chạy chậm trên địa hình tự nhiên
2. Phần cơ bản :
a. Bài tập rèn luyện tư thế cơ bản
- Ôn động tác đi chướng ngại vật thấp
- Cho lớp xếp 4 hàng dọc mỗi em cách nhau 2m tập theo sự hướng dẫn của GV 
- Cho các tổ biểu diễn 
- GV nhận xét đánh giá
b. Trò chơi vận động :
- Trò chơi « chạy theo hình tam giác»
- Cho HS xếp 2 hàng dọc mỗi hàng có số người bằng nhau. Khi có lệnh xuất phát em số 1 rút cờ chạy theo hình tam giác rồi về cắm cờ vào hộp em thứ hai tiếp tục cứ thế cho tới khi hết đội nào xong trước ít phạm qui là thắng 
- Cho HS chơi thử 
-Cho HS chơi ( em nào thua phải nhảy lò cò )
3. Kết thúc : 
- Cho đứng tại chỗ hát vỗ tay theo nhịp
- Đi vòng tròn xung quanh sân tập vừa đi vừa hít thở sâu
- Dặn về nhà ôn lại bài 
10 phút
22 phút
14 phút
7 phút
4-6 Phút
0 0 0 0 0 0
0 0 0 0 0 0 ∆
0 0 0 0 0 0
0 0 0 0 0 0
0 0 0
 CB XP
HS quan sát
0 0 0 0 0 0
0 0 0 0 0 0 
0 0 0 0 0 0
0 0 0 0 0 0
 ∆
- HS theo dõi 
- Từng nhóm lên tập GV đánh giá
- theo dõi GV hướng dẫn 
B
A
C
0 0 0 0 0 
B
0 0 0 0 0 
A
C
- HS chơi thử
- cả lớp chơi
- HS tâp hợp 4 hàng dọc thực hiện
- HS nêu 
 ______________________________________
Tiết 4: TOÁN:
 KI - LÔ - MÉT VUÔNG
A . Mục tiêu :
Giúp học sinh :
- Hình thành biểu tượng về đợn vị đo diện tích Ki-lô-mét vuông.
- Biết đọc, viết đunggs các đơn vị đo diện tích theo đơn vị Ki-lômét vuông. Biết 1Km2 = 1 000 000m2 và ngược lại.
- Biết giải đúng một số bài toán có liên quan đến các đơn vị đo diện tích : Cm2 ; dm2 ; m2 và km2.
B. Đồ dùng dạy – học :
- ảnh chụp cánh đồng, mặt hồ, khu rừng.
C. các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. ổn định tổ chức :
II. Kiểm tra bài cũ : kiểm tra sự chuẩn bị của HS
III. Dạy học bài mới :
1. Giới thiệu bài : trực tiếp.
2.Nội dung :
a. Giới thiệu Ki-lô-mét vuông
- để đo diện tích lơn như diện tích thành phố, cánh đồng, ao, hồ, khu rừng... người ta dùng đơn vị Km2:
- Giới thiệu Km2 : Ki-lô-mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh dài 1 km.
- Ki-lô-mét vuông viết tắt tắt là : km2 .
- Giới thiệu : 1 km2 = 1 000 000m2
VD : Diện tích thủ đô Hà Nội ( theo số liệu năm 2002) là : 921 km2
3. Luyện tập :
*Bài 1 : Viết số hoặc chữ thích hợp vào chỗ trống :
- Nhận xét, chữa bài.
*Bài 2 :Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
- Nhận xét, chữa bài.
* Bài 3 : 
 Rộng : 2 km
 Dài : 3 km
 Diện tích : ? km2
* Bài 4 : Trong các số dưới đây, chọn ra số thích hợp chỉ :
- gợi ý ; Đo Diện tích phòng học người ta sử dụng đơn ị diện tích nào ? 
- Đo Diện tích quốc gia người ta sử dụng đơn ị diện tích nào ? 
IV. Củng cố - dặn dò :
- Cho Hs nhắc lại 1km2 = 1 000 000 m2
+ Về làm lại bài vào vở học kĩ mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích.
+ Nhận xét giờ học.
- Hát tập thể
- 1 HS lên bảng nêu và cho ví dụ.
- HS nhắc lại đầu bài.
+ Km2
- Nhiều HS đọc : 1 km2 = 1 000 000 m2
Đọc
viết
- Chín trăn hai mươi một Km2.
- Hai nghìn Km2.
- Ba trăm hai mươi nghìn Km2.
- Năn trăm linh chín km2
- ba trăm hai mươi nghìn km2
921 km2
2 000km2
320 000 km2
509 km2
320 000 km2
3 em lên bảng
+ 1 km2 = 1 000 000 m2 
 1 m2 = 100 dm2
 1 000 000m2 = 1 km2 
 5 km2 = 5 000 000 m2
 32 m2 49 dm2 = 3 249 dm2.
 2 000 000m2 = 2 km2
Bài giải :
Diện tich khu rừng đó có số km2 là :
x 2 = 6 (km2)
 Đáp số : 6 km2
m2
km2
a) Diện tích phòng học là 40 m2.
b) Diện tích nước Việt nam là: 330 991 km2
 ____________________________________
Tiết 5: ĐỊA LÝ:
 ĐỒNG BẰNG NAM BỘ 
A. Mục tiêu: Học xong bài này HS biết.
 - Chỉ vị trí đồng bằng Nam Bộ trên bản đồ VN: sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai, đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Mũi Cà Mau
- Trình bày những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên đồng bằng Nam Bộ.
- HS có ý thức học tập tốt
B. Đồ dùng dạy học.
 - Các bản đồ địa lí VN
- HS : SGk, vở 
 C.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 I. Ổn định tổ chức.
 II. Bài cũ : kiểm tra sự chuẩn bị của HS
 III. Bài mới:
 1.Giới thiệu bài : trực tiếp
2. Nội dung :
a. Hoạt động 1 : Đồng bằng lớn nhất nước ta
- Đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía nào của nước ta? 
- Đồng bằng Nam Bộ do phù sa của các sông nào bồi đắp nên?
- Đồng bằng Nam Bộ có những đặc điểm gì tiêu biểu(diện tích,đất đai,địa hình)?
? Kể tên một số vùng trũng do ngập nước thuộc đồng bằng Nam Bộ ?
-Tìm trên bản đồ địa lý TN VN vị trí đồng bằng Nam Bộ, đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Mũi Cà Mau và một số kênh rạch
*GV chốt lại chuyển ý :
b. Hoạt động 2 : Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt
- Tìm và kể tên một số sông lớn kênh rạch của đồng bằng Nam Bộ
- Nêu nhận xét về sông ngòi kênh rạch ở đồng bằng Nam Bộ?
- GV giải thích kênh rạch
- Kênh rạch là do con người đào để dẫn nước tưới tiêu. Kênh lớn hơn rạch
- Nêu đặc điểm của sông Mê Công giải thích tại sao sông ở nước ta có tên là Cửu Long?
+ Cho HS chỉ vị trí sông, kênh rạch trên bản đồ ?
- Vì sao ở ĐBNB người dân không đắp đê ven sông?
- Sông ở ĐBNB có tác dụng gì?
- G mô tả thêm cảnh lũ lụt vào mùa mưa, tình trạng thiếu nước ngọt vào mùa khô?
? Để khắc phục tình trạng thiếu nước ngọt vào mùa khô người dân nơi dây đã làm gì ?
- Cho HS so sánh sự khác nhau giữa đồng bằng NB về mặt địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất đai
IV.Củng cố dặn dò :
- Cho HS nêu bài học
-Chuẩn bị bài sau : Người dân ở đồng bằng Nam Bộ 
-Nhận xét tiết học
-Y/c HS dựa vào SGK và vốn hiểu biết của bản thân trả lời các câu hỏi sau
-Đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía nam của nước ta.
- Do phù sa của sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp 
-Đây là đồng bằng lớn nhất cả nước, có dện tích lớn nhất gấp khoảng 3 lần đồng bằng BB. Ngoài đất phù ...  phânn số với 1 ?
- GV yêu cầu HS tự làm tiếp các phần còn lại của bài, sau đó chữa bài và cho điểm HS.
* Bài 3:
- GV yêu cầu HS quy đồng mẫu số rồi so sánh hai phân số ; .
- GV : em có nhận xét gì về tử số của hai phân số trên.
- Phân số nào là phân số bé hơn.
- Mẫu của phân số lớn hơn hay bé hơn mẫu của phân số ? 
- Phân số nào lớn hơn ?
- Mẫu của phân số lớn hơn hay bé hơn mẫu của phân số ?
- Như vậy, khi so sánh hai phân số có cùng tử số, ta có thể dựa vào mẫu số để so sánh như thế nào ?
- GV yêu cầu HS nhắc lại kết luận, sau đó tự làm tiếp các phần còn lại.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
* Bài 4:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài sau đó làm bài
IV. Củng cố dặn dò
- Cho HS nhắc lại cách qui đồng phân số, cách so sánh hai phân số có cùng mẫu số, cùng tử số
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện thêm và chuẩn bị bài sau.
- HS nêu
- Nghe GV giới thiệu bài.
- Bài tập yêu cầu chúng ta so sánh hai phân số.
- Ta quy đồng mẫu số hai phân số rồi mới so sánh.
- HS nghe giảng, sau đó làm bài.
 Có thể trình bày như sau :
a) < 
b) Rút gọn = = . Vì < nên < .
c) Quy đồng = = ; = = . Vì > nên > 
d) Giữ nguyên . Ta có = = . Vì < nên < .
- HS so sánh : > 1; < 1.
- > 1 vì tử số lớn hơn mẫu số; 
 .
- Khi hai phân số cần so sánh có một phân số lớn hơn 1 và phân số kia nhỏ hơn 1.
và 
Cách 1: 
 nên 
Cách 2: ; vậy 
- HS thực hiện và nêu kết quả so sánh :
 > 
- HS : Phân số cùng có tử số là 4.
- Phân số bé hơn là phân số .
- Mẫu số của phân số lớn hơn mẫu số của phân số . 
- Phân số lớn hơn là phân số .
- Mẫu số của phân số bé hơn mẫu số của phân số . 
- Với hai phân số có cùng tử số, phân số nào có mẫu số lớn hơn thì phân số đó bé hơn và ngược lại phân số nào có mẫu số bé hơn thì lớn hơn.
- HS làm bài vào vở bài tập, sau đó 1 HS đọc bài làm của mình trước lớp.
- 2 HS lên bảng làm bàI, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. Trình bày như sau :
a) Vì 4 < 5, 5 < 6 nên < ; < . Các phân số ; ; viết theo thứ tự từ bé đến lớn là ; ; .
b) Quy đồng mẫu số các phân số ; ; ta có : 
 = = ; = = ; = = . Vì < < nên <<
Các phân số ; ; viết theo thứ tự từ bé đến lớn là ;;.
 __________________________________
Tiết 2: TẬPLÀM VĂN:
 LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÁC BỘ PHẬN CỦA CÂY CỐI
A. Mục tiêu: Giúp HS:
1. thấy được những điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối ( lá, thân, gốc) ở một số đoạn văn mẫu
2. Viết được một số đoạn văn miêu tả lá( hoặc thân, gốc) của cây.
3. HS có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây cối.
B.Đồ dùng dạy học 
- GV: SGK, giáo án
- HS: SGK, vở
C. Các hoạt động dạy - học chủ yếu 
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
I.Ổn định : Cho HS hát
II. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS đọc kết ủa quan sát một cái cây mà em thích trong khu vườn trường hoặc nơi em ở
III. Bài mới: 
1.Giới thiệu bài mới: trực tiếp
2.Nội dung: Hướng dẫn HS làmbài tập 
* Bài 1: Cách tả của tác giả trong mỗi đoạn có gì chú ý?
* Bài 2: Cho HS nêu yêu cầu bài
Viết một đoạn văn tả lá, thân hay gốc cây mà em thích?
IV. Củng cố dặn dò 
- Muốn tả được bộ phận của cây cối em cần làm gì?
 Dặn về nhà học bài và viết một đoạn văn tả bộ phận của cây cối, chuẩn bị bài sau
- Nhận xét giờ học
- HS đọc bài của mình
+ a. đoạn tả lá bàng của Đoàn Giỏi
Tả rất sinh động sự thay đổi của màu sắc của lá bàng theo thời gian bốn mùa xuân, hạ, thu, đông.
b. đoạn tả cây sồi ( Lép Tôn-xtôi ) Sự thay đổi của cây sồi nứt nẻ đầy sẹo. Sang xuân cây sồi toả rộng thành vòm lá xum xuê bừng dậy một sức sống bất ngờ.
- hình ảnh so sánh: nó như một con quái vật già nua cau có và khinh khỉnh đứng giữa đám bạch dương tươi cười.
- Hình ảnh nhân hoá: làm cho cây sồi già như có tâm hồn của người.Mùa đông cây sồi già cau có khinh khỉnh vẻ ngờ vực, buồn rầu, xuân đến nó như say sưa, ngây ngất khẽ đung đưa trong nắng chiều.
- Cho HS đọc yêu cầu
- Em chon tả bộ phận( lá thân hay gốc)
VD: Em chọn tả thân cây chuối 
a. Tả lá cây: Cây đa già như một chiếc ô khổng lồ, che nắng che mưa cho những người nông dân quê em. Những chiếc lá xanh thẫm hình bầu dục to như những bàn tay khép kín. Lá to lá nhỏ tầng tầng lớp lớp tạo ra một vòm lá xanh um mà mưa nắng không hề lọt qua được.
b. Tả thân cây: Thân cây bàng to tròn như cột đình vươn lên trên tầng hai lớp em. Không biết nó bao nhiêu tuổi mà to gần bằng vòng tay em. Thân cây sù sì như da cóc vỏ màu xám có nhiều vết trầy xước, chắc chắn đó là những dấu tích của sự từng trải mưa nắng của tuổi thơ chúng em.
c. Tả gốc cây: Gốc cây bàng to màu nâu xỉn nham nhám. Mấy cái rễ chòi lên khỏi mặt đất như lũ chăn con cuộn mình ngủ. Để bảo vệ cây cối trường em đã xây gạch xung quanh. Giờ ra chơi chúng em hay ngồi đây trò chuyện đọc báo.
- Quan sát thật kĩ các bộ phận của cây cối, khi tả cần sử dụng biện pháp so sánh, nhân hoá.
 ___________________________________
Tiết 3: KỂ CHUYỆN: 
 CON VỊT XẤU XÍ
A. Mục tiêu : Giúp học sinh
- Dựa vào lời kể của giáo viên, tranh minh hoạ, sắp xếp đúng thứ tự các tranh minh hoạ cho câu chuyện. Kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
- Kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện. Thể hiện lời kể tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ,nét mặt, biết thay đổi lời kể phù hợp với nội dung chuyên,
- Biết theo dõi, đánh giá lời kể của bạn.
- Hiểu nội dung chuyện: câu chuyện khuyên ta phải biết nhận ra được cái đẹp của người khác, biết yêu thương người khác. Không nên lấy mình làm mẫu khi đánh giá người khác.
- HS biết thương yêu đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau 
B. Đồ dùng dạy học
- Thầy : tranh minh hoạ.
- Trò : đồ dùng học tập.
C. Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Ổn định tổ chức : Cho lớp hát II. Bài cũ :
- Gọi HS kể chuyện về một người có nghị lực
III. Bài mới :
1. Giới thiệu bài.
2. Nội dung:
+ Giáo viên kể chuyện lần 1:
+ Giáo viên kể chuyện lần 2vừa kể vừa chỉ vào tranh:
- Thiên nga ở lại cùng đàn vịt trong hoàn cảnh nào?
- Thiên nga cảm thấy như thế nào khi ở lại cùng đàn vịt? Vì sao nó lại có cảm giác như vậy?
- Thái độ của thiên nga như thế nào khi được bố mẹ đến đón?
+ Câu chuyện kết thúc như thế nào?
3. Luyện tập
a. Xắp xếp lại thứ tự tranh minh hoạ.
- Nêu nội dung từng bức tranh.
b. Hướng đẫn kể theo đoạn:
- Chia lớp thành các nhóm mỗi nhóm 4 HS kể theo từng đoạn 
- Tổ chức cho HS kể trước lớp.
- Câu chuyện muốn khuyên ta điều gì?
IV. Củng cố dặn dò 
- Cho HS nêu ý nghĩa chuyện
- Dặn về nhà kể chuện cho mọi người nghe
- Nhận xét giờ học
- HS kể 
- Ghi đầu bài.
- HS quan sát tranh nghe cô kể 
- Dựa vào tranh trả lời các câu hỏi:
.
- Thiên nga ở lại cùng đàn vịt vì nó còn nhỏ bé và yếu ớt không thể cùng bố mẹ bay về phương Nam tránh rét được.
- Vì nó không có ai làm bạn. Vịt mẹ thì bận bịu kiếm ăn. Đàn vịt con thì chành chẹo, bắt nạt, hắt hủi nó. Trong mắt đàn vịt con nó là con vịt xấu xí, vô tích sự.
- Khi được bố mẹ đón về nó vô cùng xung sướng, nó quyên hết mọi chuyện buồn đã qua . Nó cảm ơn vịt mẹ và lưu luyến chia tay với đàn vịt con.
- Câu chuyện kết thúc khi thiên nga bay đi cùng bố mẹ, đàn vịt con nhận ra lỗi lầm của mình.
- Tranh1: ( Tranh 2SGK) Vợ chồng thiên nga giử con cho vơ chồng vịt trông giúp.
- Tranh 2: ( Tranh 1SGK) Vịt mẹ dẫn đàn con ra ao thiên nga con đi sau cùng trông rất cô đơn lẻ loi 
- Tranh 3: ( Tranh 3SGK )Vợ chồng thiên nga xin lại thiên nga và cám ơn vịt mẹ cùng đàn vịt con.
- Tranh 4 :( Tranh 4 SGK) Thiên nga theo bố mẹ bay đi đàn vịt ngước nhìn theo bàn tán ngạc nhiên 
- HS kể chuyện nhóm 4 
- 1- 2 em kể theo đoạn 
- 1- 2em kể toàn bộ chuyện 
- Câu chuyện khuyên chúng ta phải biết thương yêu, giúp đỡ mọi người, không nên bắt nạt, hắt hủi người khác.
 ___________________________________
Tiết 4: ÂM NHẠC:
 Đ/ C Nguyễn Thị Vui soạn giảng
 ____________________________________
Tiết 5 : SINH HOẠT LỚP
 A. Mục tiêu:
- Sau tiết sinh hoạt HS nhận thấy những ưu khuyết trong tuần từ đó có hướng sửa chữa những khuyêt điểm tồn tại
- Rèn kĩ năng truy bài đầu giờ, đi học đúng giờ
- HS có ý thức tự giác học tập 
 B. Nhận xét chung
 I.Đạo đức:
 + Đa số HS trong lớp ngoan ngoãn, lễ phép đoàn kết với thầy cô giáo. Không có hiện tượng gây mất đoàn kết. 
 II. Học tập:
 + Đi học đầy đủ, đúng giờ trong tuần có bạn Sơn nghỉ học ví bị ốm đi viện,trong lớp chú ý nghe giảng xây dựng bài, học bài và làm bài trước khi đến lớp như: Phóng, Tính, Hà, một số em có tiến bộ rõ rệt về chữ viết: Hạnh, Chôm, Hằng, Cong
- Song bên cạnh đó vẫn còn một số em chưa có ý thức học bài và làm bài ở nhà, đến lớp chưa có ý thức xây dựng bài, Sách vở đồ dùng còn mang chưa đầy đủ còn quyên sách vở, vở viết của một số HS còn thiếu nhãn vở.Trong lớp còn mất trật tự nói chuyện rì rầm, còn 1 số HS làm việc riêng không chú ý nghe giảng: Loan, Chôm, Quyết, Trọng
 +Viết bài còn chậm- trình bày vở viết còn xấu- quy định cách ghi vở cho HS. Xong 1 số HS không viết theo y/c: Vui, Phương, Sơn, Yêu 
 III. Công tác khác
- Tham gia đầy dủ các hoạt động của trường lớp đề ra
 -Vệ sinh đầu giờ: HS tham gia chưa đầy đủ. Còn nhiều HS thiếu chổi quét. Vệ sinh lớp học tương đối sạch sẽ.
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ gọn gàng, Một số em chưa mặc ấm đi học 
- Phát cho HS mỗi em thêm 2 quyển vở
- Một số em đến lớp chưa đeo khăn quàng
B. Phương Hướng:
 - Đạo đức: Giáo dục HS theo 5 điều Bác Hồ dạy- Nói lời hay làm việc tốt nhặt được của rơi trả lại người mất hoặc lớp trực tuần, không ăn quà vặt
 - Học tập: Đi học đầy đủ đúng giờ, học bài làm bài đầy đủ trước khi đến lớp, mang đầy đủ sách vở. - Tiếp tục bồi dưỡng học sinh vào chiều thứ hai và thứ tư hàng tuần - Đeo khăn quàng đỏ trước khi đến lớp
 _________________________________________
A. Mục tiêu: Giúp HS:
B.Đồ dùng dạy học 
- GV: SGK, giáo án
- HS: SGK, vở
C. Các hoạt động dạy - học chủ yếu 
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
I.Ổn định : Cho HS hát
II. Kiểm tra bài cũ: 
III. Bài mới: 
1.Giới thiệu bài mới: 
2.Nội dung:
a. luyện đọc
- Gv chia đoạn
Đ1:
Đ1:.
Đ1:.
Đ1:.
Gọi HS đọc nối tiếp
+ Trong bài có từ nào khó đọc
- Cho HS đọc từ khó
- Cho HS đọc cặp
- Gọi 1 em đọc chủ giải.
- Gọi 1 em đọc toàn bài
- GV đọc mẫu
IV. Củng cố dặn dò 
- Cho HS nêu ghi nhớ
Dặn về nhà học bài và chuẩn bị bài sau
- Nhận xét giờ học
- HS đọc nối tiếp đoạn
- 
- HS đọc từ khó
- HS đọc theo cặp
- 1 em đọc chú giải
- 1 em đọc toàn bài
- HS theo dõi

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_19_den_22_ban_2_cot_chuan_ki_nang.doc