Tập đọc
BỐN ANH TÀI
(Truyện cổ dân tộc Tày)
I. Mục đích yêu cầu
- Đọc đúng các tư ngữ, câu, đoạn, bài. Đọc liền mạch các tên riêng. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể khá nhanh, nhấn giọng những từ ngữ ngợi ca tài năng, sức khoẻ, nhiệt thành làm việc nghĩa của 4 cậu bé.
- Hiểu các từ ngữ mới trong bài: Cẩu Khây, tinh thông, yêu tinh.
Hiểu nội dung truyện: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của 4 anh em Cẩu Khây.
II. Đồ dùng D-H
- Tranh trong SGK.
III. Các hoạt động D-H
A. Mở đầu:
- T: Giới thiệu tên các chủ điểm sẽ học trong học kì II.
Dạy bài mới
1. Giới thiệu chủ điểm mới: Người ta là hoa đất và bài học.
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc
- T: Chia đoạn bài đọc (5 đoạn).
- HS: Nối tiếp đọc 5 đoạn của bài, T kết hợp hướng dẫn HS:
+ Luyện đọc các tên riêng trong bài: Cẩu Khây, Nắm Tay Đóng Cọc, Lất Tay Tát nước, Móng Tay Đục Máng.
+ Đọc câu: Họ ngạc nhiên/ thấy một cậu bé lấy vành tai tát nước suối/ lên một thửa ruộng cao bằng mái nhà.
+ Tìm giọng đọc toàn bài.
+ Chú giải các từ ở SGK.
- HS: Đọc nhóm đôi.
- HS: 1em đọc toàn bài.
- T: Đọc diễn cảm toàn bài.
Thứ tư ngày 13 tháng 01 năm 2010 Tập đọc BỐN ANH TÀI (Truyện cổ dân tộc Tày) I. Mục đích yêu cầu - Đọc đúng các tư ngữ, câu, đoạn, bài. Đọc liền mạch các tên riêng. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể khá nhanh, nhấn giọng những từ ngữ ngợi ca tài năng, sức khoẻ, nhiệt thành làm việc nghĩa của 4 cậu bé. - Hiểu các từ ngữ mới trong bài: Cẩu Khây, tinh thông, yêu tinh. Hiểu nội dung truyện: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của 4 anh em Cẩu Khây. II. Đồ dùng D-H - Tranh trong SGK. III. Các hoạt động D-H A. Mở đầu: - T: Giới thiệu tên các chủ điểm sẽ học trong học kì II. Dạy bài mới 1. Giới thiệu chủ điểm mới: Người ta là hoa đất và bài học. 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: a) Luyện đọc - T: Chia đoạn bài đọc (5 đoạn). - HS: Nối tiếp đọc 5 đoạn của bài, T kết hợp hướng dẫn HS: + Luyện đọc các tên riêng trong bài: Cẩu Khây, Nắm Tay Đóng Cọc, Lất Tay Tát nước, Móng Tay Đục Máng. + Đọc câu: Họ ngạc nhiên/ thấy một cậu bé lấy vành tai tát nước suối/ lên một thửa ruộng cao bằng mái nhà. + Tìm giọng đọc toàn bài. + Chú giải các từ ở SGK. - HS: Đọc nhóm đôi. - HS: 1em đọc toàn bài. - T: Đọc diễn cảm toàn bài. b) Tìm hỉêu bài: - HS đọc đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi. + Tìm những chi tiết nói lên sức khoẻ và tài năng đặc biệt của Cẩu Khây ? + Có chuyện gì xảy ra với quê hương Cẩu Khây ? (Yêu tinh xuất hiện, bắt người và súc vật khiến làng bản tan hoang, nhiều nơi không còn ai sống sót). - HS đọc đoạn 2, trao đổi và trả lời câu hỏi. + Cẩu Khây lên đường đi diệt yêu tinh cùng những ai? + Mỗi người bạn của Cẩu Khây có tài năng gì? (Nắm Tay Đóng Cọc có thể dùng tay làm vồ để đóng cọc, Lấy Tay Tát Nước có thể dùng tai để tát nước, Móng Tay Đục Máng có thể đục gỗ thành lòng máng dẫn nước vào ruộng). c) Đọc diễn cảm: - HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. HS cả lớp theo dõi. - T: Hướng dẫn HS tìm hiểu kĩ cách đọc đoạn 1, 2. - HS: Luyện đọc và thi đọc diễn cảm trước lớp. - T chùng cả lớp bình chọn bạn đọc tốt nhất, tuyên dương, cho điểm. 3. Củng cố, dặn dò: - T: Bài đọc nói về điều gi? (Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của 4 anh em Cẩu Khây). - T: Nhận xét tiết học.Dặn HS về nhà học bài. ------------------------------a&b------------------------------ Toán KI-LÔ-MÉT VUÔNG I. Mục tiêu - Hình thành về biểu tựng đo diện tích ki-lô-mét vuông. - Biết đọc-viết đúng các đơn vị đo diện tích ki-lô-mét vuông. - Biết 1 ki-lô mét vuông bằng 1000000 mét vuông và ngược lại. III. Các hoạt động D-H 1) Giới thiệu bài - T: Để đo được diện tích lớn như diện tích một thành phố hoặc một khu rừng người ta thường dùng đơn vị ki-lô-mét vuông. 2) Giới thiệu ki-lô-mét-vuông. - T: Mét vuông là diện tích của một hình vuông có cạnh là bao nhiêu ? - Vậy Ki-lô-mét vuông là diện tích của một hình vuông có cạnh là bao nhiêu ? - T: Ki-lô-mét vuông viết tắt là km2 1 km2 = 1000 000 m2 - T giới thiệu:Diện tích thủ đô Hà Nội (năm 2002) là 921 km2 3) Luyện tập. *Bài 1: - HS đọc yêu cầu và thực hiện vào SGK sau đó nêu ý kiến. - T nhận xét sửa sai. *Bài 2: - HS nêu yêu cầu của đề bài: Viết số thích hợp vào chỗ chấm. - HS thực hiện vào bảng con. - T nhận xét sửa sai. *Bài 3: - HS đọc đề bài. - HS nêu cách tính diện tích hình chữ nhật. - HS làm bài vào vở. Diện tích khu rừng hình chữ nhật đó là: 3 x 2= 6 (km2) Đáp số: 6 km2 *Bài 4: - HS đọc đề bài sau đó T hướng dẫn : Để biết được câu nào đúng, câu nào sai trước hết chúng ta phải tính ước lượng thử xem chiều dài và chiều rộng của phòng học là bao nhiêu mét, sau đó so sánh và rút ra kết quả. - T có thể gợi ý thông thường muốn đo diện tích một phòng học, diện tích một quốc gia ta thường sử dụng đơn vị đo nào ? - HS: Nêu ý kiến, T nhận xét và chốt lại lời giải đúng. 4. Củng cố, dặn dò : - T: Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau. ----------------------------------a&b------------------------------ Buổi chiều Tiếng Việt Luyện đọc: Bốn anh tài. Chuyện cổ tích về loài người I. Mục đích yêu cầu: - HS: Luyện đọc 2 bài tập đọc trong tuần: “Bốn anh tài và Chuyện cổ tích về loài người”. - HS yếu đọc trôi chảy hơn, tiến tới đọc diễn cảm. II. Các hoạt động D-H: 1. GV giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu giờ luyện đọc. 2. Hướng dẫn HS luyện đọc a. Bài: Bốn anh tài - HS: 1 em giỏi đọc lại bài - HS: Luyện đọc theo nhóm 2. - T: Theo dõi, nhắc nhở các em luyện đọc - HS: Thi đọc trước lớp , quay vòng để tất cả mọi HS đều được đọc ít nhất 1 đoạn, ưu tiên cho những em đọc yếu được đọc nhiều hơn. - T: Nhận xét, tuyên dương những em cố gắng. b. Bài: Chuyện cổ tích về loài người. - 1HS giỏi: Đọc diễn cảm toàn bài trước lớp. - T:chia đoạn cho hs luyện đọc. - HS: Luyện đọc đoạn trong nhóm 2. - T: Theo dõi và nhắc nhở HS. - HS: 2em giỏi đọc toàn bài. - Lớp: Thi đọc trước lớp theo từng đoạn và cả bài. - T cùng HS bình chọn bạn đọc tốt nhất. 3. Củng cố, dặn dò: - T: Nhận xét giờ học, nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS. Dặn HS luyện đọc thêm ở nhà. ------------------------------a&b------------------------------ Toán LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - HS: Luyện tập củng cố về các đơ vị đo diện tích đã học II. Các hoạt động D-H *Bài 1: Điền số thích hợp vào chỗ chấm a) 93 100 cm2 = dm2 b) 6300 dm2 = m2 5000 000 m2 = km2 10 000 000 m2 = km2 430dm2 = m2 dm2 1000 325 m2 = km2 m2 - HS: Làm bài vào bảng con, T nhận xét kết quả và yêu cầu HS nhắc lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích đã học *Bài 2: Một khu rừng hình chữ nhật có chiều dài 5 km,chiều rộng 1200m. Tính diện tích khu rừng đó. - HS: Tự làm bài vào vở, sau đó1 em lên bảng chữa bài. - T: Nhận xét và chốt lại lời giải đúng * Bài 3: Chọn câu đúng ghi vào bài a) AB song song với CD A B b) AB vuông góc với CD c) AB = CD và AD = BC d) AB = BC = CD = DA D C - HS: Trao đổi theo cặp và nêu ý kiến - T: Nhận xét, chốt lại lời giải đúng III. Nhận xét dặn dò - T: nhận xét giờ học, nhắc HS xem lại các bài tập đã luyện. --------------------------------a&b------------------------------ Thể dục BÀI 37 I. Mục tiêu: - Ôn đi vượt chướng ngại vật thấp.Yêu cầu thực hiện ở mức tương đối chính xác. - Trò chơi: “Chạy theo hình tam giác” Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi chủ động tích cực. II. Địa điểm,phương tiện Địa điểm : Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. Phương tiện : Chuẩn bị còi, dụng cụ chơi trò chơi “Chạy theo hình tam giác ” III. Nội dung và phương pháp lên lớp 1. Phần mở đầu - T phổ biến nội dung: Nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học. - HS: Khởi động: + HS đứng tại chỗ vỗ tay và hát, khởi động xoay các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông, vai. + Trò chơi: “Bịt mắt bắt dê”. 2. Phần cơ bản a) Bài tập “Rèn luyện tư thế cơ bản’’ *Ôn động tác đi vượt chướng ngại vật thấp - T nhắc lại ngắn gọn cách thực hiện. - HS ôn lại các động tác đi vượt chướng ngại vật dưới dự điều khiển của T. - HS ôn tập theo từng tổ ở khu vực đã quy định. T theo dõi bao quát lớp và nhắc nhở các em đảm bảo an toàn trong luyện tập b) Trò chơi: “Chạy theo hình tam giác”hoặc trò chơi HS ưa thích: - T tập hợp HS theo đội hình chơi. Nêu tên trò chơi. - HS nhắc lại cách chơi. - HS thi đua chơi chính thức theo tổ. - Sau các lần chơi T nhận xét, biểu dương những tổ HS chơi chủ động. 3. Phần kết thúc: - HS đi theo vòng tròn xung quanh sân tập, vừa đi vừa hít thở sâu. - T cùng học sinh hệ thống bài học, nhận xét, đánh giá kết quả giờ học. --------------------------------a&b------------------------------ Thứ năm ngày 12 tháng 01 năm 2010 Toán LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: Giúp HS rèn kĩ năng: - Chuyển đổi các đơn vị đo diện tích. - Tính toán và giải bài toán có liên quan đến diện tích theo đơn vị đo km2 II. Các hoạt động D-H *Bài 1: - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - HS : làm bài và nêu kết quả, lần lượt nêu cách tính của từng phép tính. 530 dm2 = 53 000cm2 84 600cm2 = 846dm2 10km2 = 10 000 000m2 13 dm229 cm2 = 1329 cm2 300dm2 = 3m2 9 000 000m2 = 9 km2 - T nhận xét và cho điểm HS. *Bài 2 : - HS đọc đề . - HS nêu công thức tính diện tích. - HS: Tự làm bài vào vở, 2 em lên bảng chữa bài - T nhận xét và cho điểm HS *Bài 3: - HS đọc đề bài,và tự làm. - HS: Nêu câu trả lời miệng, T nhận xét, chốt lại lời giải đúng *Bài 4: - HS đọc bài toán, nhắc lại cách tìm một phần mấy của một số. - HS: Tự làm bài vào vở, sau đó 1 em lên bảng làm bài, T cùng cả lớp nhận xét, chốt lại kết quả đúng. Chiều rộng của khu đất là : 3 : 3 = 1 (km) Diện tích khu đất là : 3 x 1 = 3 (km2) Đáp số : 3 km2 *Bài 5: - HS: Đọc biểu đồ ở SGK, tự suy nghĩ và nêu câu trả lời a/ Hà Nội là thành phố có mật độ dân số lớn nhất. b/ Mật độ dân số Thành phố Hồ Chí Minh gấp khoảng 2 lần mật độ dân số ở Hải Phòng. -T nhận xét cho điểm HS. 4. Củng cố, dặn dò : - T: Nhận xét tiết học .Dặn dò HS làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau ------------------------------a&b------------------------------ Chính tả Nghe- viết: KIM TỰ THÁP AI CẬP I. Mục đích yêu cầu: - Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn Kim tự tháp Ai Cập. - Làm đúng các bài tập phân biệt những từ ngữ có âm, vần dễ lẫn : s/x, iêc/iêt. II. Đồ dùng D-H - Phiếu viết nội dung bài tập 2, 3. III. Các hoạt động D-H 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn viết chính tả: - HS đọc đoạn văn. -Hỏi: + Đoạn văn viết về nội dung gì ? + Em hiểu Kim tự tháp Ai Cập là gì ? - HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết. - T đọc cho HS viết. - T đọc toàn bài, HS soát lỗi. - T chấm bài: 7 – 8 em. 3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả: *Bài 2: - HS đọc yêu cầu và nội dung. - Phát giấy và bút dạ cho nhóm HS. HS thực hiện trong nhóm, nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng. - T cùng cả lớp nhận xét và kết luận các từ đúng. + sinh vật, biết, biết, sáng tác, tuyệt mĩ, xứng đáng. *Bài 3: - HS đọc yêu cầu và nội dung. - HS trao đổi theo nhóm và tìm từ. - HS làm bài dưới dạng trò chơi tiếp sức giữa 2 đội. - T phổ biến cách chơi và luật chơi. - HS 2 đội lên thực hiện. - HS nhận xét và kết luận từ đúng. - T: nhận xét – phân thắng bại. 4. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học.HS về nhà viết lại các từ đã viết sai ở bài chính tả và chuẩn bị bài sau. ------------------------------a&b------------------------- ... đỡ các nhóm gặp khó khăn. - T nhận xét câu trả lời của từng nhóm. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết. - Dặn HS về nhà tìm hiểu xem gia đình hoặc địa phương mình đã phòng chống bão bằng cách nào ? -----------------------------a&b----------------------------- Đạo đức KÍNH TRỌNG VÀ BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS có khả năng: - Nhận thức vai trò quan trọng của người lao động. - Biết bày tỏ kính trọng và biết ơn đối với những người lao động. II. Đồ dùng D-H -Nội dung một số câu ca dao, tục ngữ, bài thơ về người lao động. -Một số đồ dùng cho trò chơi đóng vai. III. Các hoạt động D-H *Giới thiệu bài: Kính trọng biết người lao động. 1. Hoạt động 1: Giới thiệu nghề nghiệp bố, mẹ của em. - HS tự đứng lên giới thiệu về nghề nghiệp của bố mẹ cho cả lớp. 2. Hoạt động 2 : Phân tích truyện “Buổi học đầu tiên” - Kể câu chuyện “Buổi học đầu tiên” (Từ đầu cho đến rơm rớm nước mắt) - T: Chia HS thành 4 nhóm thảo luận trả lời câu hỏi : 1. Vì sao một số bạn trong lớp lại cười khi nghe Hà giới thiệu về nghề nghiệp của bố mẹ mình ? 2. Nếu là bạn cùng lớp với Hà, em sẽ làm gì trong tình huống đó ? Vì sao? - T: Nhận xét, tổng hợp ý kiến của các nhóm. 3. Hoạt động 3 : Kể tên nghề nghiệp. - HS: chia thành 2 đội. - Thi trò chơi tiếp sức kể tên các nghề nghiệp lao động mà em biết.(thực hiện trong 3 phút). Kết luận: Trong xã hội, chúng ta bắt gặp hình ảnh người lao động ở khắp mọi nơi, ở nhiều lĩnh vực khác nhau và nhiều ngành nghề khác nhau. 4. Hoạt động 4 : Bày tỏ ý kiến. - HS: quan sát các hình trong SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi sau: - Những người lao động trong tranh làm nghề gì? - Công việc đó có ích cho xã hội như thế nào? - Học sinh đọc ghi nhớ SGK. 5. Hoạt động tiếp nối -Vì sao chúng ta phải biết ơn những người lao động ? - HS: nhà sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ, các bài thơ, câu chuyện viết về nội dung ca ngợi người lao động. ----------------------------------a&b------------------------------ Bồi dưỡng, phụ đạo LUYỆN TỪ và CÂU I. Mục đích yêu cầu - HS: Ôn lại kiến thức về từ loại - Thực hành làm bài tập để củng cố kiến thức. - HS giỏi làm bài cảm thụ văn học II. Các hoạt động D-H 1. Ôn lại kiến thức cũ - Thế nào là danh từ? Thế nào là động từ? Thế nào là tính từ? cho ví dụ. - Thế nào làchủ ngữ,chủ ngữ đóng vai trò gì trong câu? 2. Thực hành a) Bài dành cho HS cả lớp: *Bài 1: Xác định các danh, động, tính từ có trong đoạn văn sau: Mang theo truyện cổ tôi đi Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi Đời cha ông với đời tôi Như con sông với chân trời đã xa - T: Lưu ý cách làm bài.HS tự làm bài vào vở, T hướng dẫn thêm cho những HS làm bài lúng túng. - HS: 3 emlên bảng chữa bài, lớp cùng T nhận xét,chốt lại lời giải đúng * Bài 2: Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè... như gọi thấp xuống những vì sao sớm. b) Bài ra thêm cho HS giỏi: Em cảm nhận được điều gì từ đoạn văn trên? - HS: Tự làm bài tập - HS: 1số em nêu ýkiến - T: Chấm bài một số em. Nhận xét và chốt lời giải đúng 3. Nhận xét dặn dò - T: nhận xét giờ học, nhắc HS xem lại các bài tập đã làm ----------------------------------a&b------------------------------ SINH HOẠTLỚP I. Mục tiêu: - Đánh giá, nhận xét tình hình tuần học 19 - Một số kế hoạch cho tuần học tiếp theo II. Nội dung sinh hoạt 1. Đánh giá tình trong tuần 1. Đánh giá của cán bộ lớp 2. Đánh giá của GVCN a. Nề nếp: - Sĩ số: 22 em duy trì tốt, đi học đúng giờ. - Đã có sự tăng cường hơn trong nề nếp học tập, vệ sinh, ra vào lớp: các em đều ngoan, có ý thức tập thể. - Duy trì tốt các nề nếp đầu giờ . - Khắ phục được cơ bản tình trạng vi phạm trong nề nếp đội b. Học tập: - Tăng cường hiệu quả của các nhóm bạn học tập. - Các em ý thức hơn trong học tập, đã có thói quen học bài cũ ở nhà. - Thực hiện kiểm tra bài đầu giờ, báo cáo cô giáo kịp thời - Nhiều em có tinh thần học tập sôi nổi: Khoa, Xuân Sơn, Phương Thảo, Dương Hải, Thanh Hải. Đình Tuấn, Ngọc, Hoàn, Thế Sơn - Đã kiểm tra một số môn học và ôn tập nghiêm túc chuẩn bị cho kiểm tra cuối kì 2 môn Tiếng Việt và Toán Tuy nhiên: một số em vẫn chưa thật sự chịu khó học tập, sách vở còn cẩu thả: Châu Anh, Cường, Phụng c.Lao động vệ sinh: - Vệ sinh sân trường, lớp học sạch sẽ. - Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, gọn gàng. Tuy nhiên vẫn còn một số em cò cẩu thả trong trang phục: Châu Anh, Xuân Sơn e. Lớp thảo luận và sinh hoạt văn nghệ. II. Kế hoạch tuần 19 a. Nề nếp: Tiếp tục duy trì và tăng cường hơn nề nếp lớp, đặc biệt là nề nếp ra vào lớp, các nề nếp hoạt động đội b. Học tập: - Học chương trình học kì II - Tăng cường hơn nề nếp học tập Kiểm tra bài tập, chữa bài tập khó trong 15 phút đầu giờ. Những bạn đã được phân công tăng cường kiểm tra, kèm cặp bạn yếu. ----------------------------------a&b------------------------------ Kĩ thuật CÁC CHI TIẾT CỦA BỘ LẮP GHÉP MÔ HÌNH CƠ KHÍ I. Mục tiêu - HS biết tên gọi, hình dạng của các chi tiết trong bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật - Sử dụng được cờ-lê, tua-vít để tháo, lắp các chi tiết. -Biết lắp ráp một số chi tiết với nhau. II. Đồ dùng D-H Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật III. Các hoạt độngD-H 1. Giới thiệu bài. 2. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS gọitên, nhận dạng các chi tiết và dụng cụ - HS: Quan sát và gọi tên, đếm, nhận biết lần lượt các dụng cểttong bộ lắp ghép - T: Chọn một số chi tiết và đặt câu hỏi để HS nhận dạng gọi tên đúng và số lượng các loạichi tiết đó. - T: Giới thiệu và hướng dẫn cách sắp xếp các chi tiết trong hộp - HS: Làm việc theo nhóm và tự kiểm tra tên gọi nhận dạng của các chi tiất. 2. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách sử dụng cờ-lê,tua-vít a) Lắp vít - T: Hướng dẫnHS thao tác lắp vít theo các bước như SGK - HS: 2em lên bảng thực hànhthao tác lắp vít - HS: Cả lớp thực hànhthao tác lắp vít. b) Tháo vít - T: Vừa thao tác vừa hướng dẫn HS cách tháo vít - HS: thực hành tháo vít c) Lắp ghép một số chi tiết - T: Thao tác mẫu 1 trong 4 mối ghép trong hình 4 SGK - T: Đặt câu hỏi để HS gọi tên và số lượng của từng mối ghép - T: Thao tác mẫu cách tháo các chi tiết của mối ghép và sắp xếp gọn gàng vào hộp bộ lắp ghép. 3. Hoạt động nối tiếp - T: nhận xét giờ học, nhắc HS xem trước bài sau ----------------------------------a&b------------------------------ TOÁN: LUYỆN TẬP TỔNG HỢP I.Mục tiêu: Củng cố kỹ năng thực hành tính chiacho số có 2, 3 chữ số, giải toán có lời văn và chuyển đổi đơn vị đo km2. II. Luyện tập: Bài 1. Tính 65478 : 32 89320: 27 4532x 806 89032 x 432 HD thực hện vào vở, chữa bài(HS yếu không YC làm hết.). Bài 2. Một hình chữ nhật có nửa chu vi là 98 cm. Chiều dài hơn chiều rộng 14 cm. Tính chiều dài và chiều rộng hình chữ nhật. HD xác định dạng toán, vận dụng công thức để tính đúng Bài 3. Điền số thích hợp vào ô trống 3km2 = .m2 85 m2 = cm2 15 000 000 m2=.cm2 6 km2= ..m2 20dm2 = .cm2 45 km2 = ..m2 - HD thực hiênï vào yêu cầu, lưu ý các ND trong tâm. III. Củng cố : Nhận xét giờ học Mĩ thuật Thường thức mĩ thuật: XEM TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM I. Mục tiêu -HS biết sơ lược về nguồn gốc tranh dân gian VN và ý nghĩa, vai trò của tranh trong đời sống xã hội. -HS có ý thức giữ gìn nghệ thuật dân tộc. II. Đồ dùng D-H - Một tranh dân gian tranh Đông Hồ và tranh Hàng Trống. III. Các hoạt động D –H 1. Hoạt động 1 : Giới thiệu sơ lược về tranh dân gian . -Tranh dân gian đã có từ lâu, là một trong những di sản quý báo của mĩ thuật VN. Nỗi nhất là tranh Đông Hồ và tranh Hàng Trống. -Thường vào các diệp tết nhân dân ta thường treo tranh dân gian nên còn gọi là tranh tết. -T giới thiệu một vài bức tranh cho HS quan sát. +Yêu cầu HS quan sát tranh và Hoạt động nhóm +Hãy kể tên một vài bức tranh dân gian Đông Hồ và tranh Hàng Trống mà em biết ? +Ngoài các dòng tranh trên em còn biết những dòng tranh dân gian nào nữa ? - T: kết luận: + Nội dung tranh dân gian thường thể hiện những ước mơ về cuộc sống no đủ, đầm ấm, hạnh phúc, đông con, nhiều cháu, +Bố cục chặt chẽ, có hình ảnh chính, hình ảnh phụ làm rõ nội dung. +Màu sắc tươi vui, trong sáng, hồn nhiên. 2. Hoạt động 2 : Xem tranh. -T cho HS hoạt động nhóm và quan sát tranh Lí ngư vọng nguyệt (Hàng Trông) và tranh Cá chép (Đông Hồ) +Tranh có những hình ảnh nào ? +Hình ảnh nào là chính ? Hình ảnh nào là phụ và được vẽ ở đâu ? +Hình ảnh hai bức tranh có gì giống và khác nhau ? 3.Hoạt động 3 : Nhận xét, đánh giá. -T: khen ngợi những em tích cực trong học tập. - T:Nhận xét đánh giá tiết học. ----------------------------------a&b------------------------------ Âm nhạc Học hát : CHÚC MỪNG (Nhạc Nga) I. Mục tiêu - Hát đúng giai điệu, thuộc lời bài hát. Bước đầu HS nhận biết được sự khác nhau giữa nhịp 3 và nhịp 2 - Biết bài hát Chúc mừng là một bài hát Nga, tính chất âm nhạc nhịp nhàng, vui tươi. II. Đồ dùng D-H - Một số tư liệu về nước Nga III. Các hoạt động D-H 1. Phần mở đầu - T: Giới thiệu bài - T: Hát bài hát bài : Ở trường cô dạy em thế 2. Phần hoạt động a) Nội dung 1: Dạy hát bài Chúc mừng * Hoạt động 1: Dạt hát từng câu ngắn - T: Hát mẫu - T: Tập cho HS từng câu cho đến hết bài theo lối móc xích -HS: Hát dưới sự hướng dẫn của T *. Hoạt động 2: - HS: Hát kết hợp gõ đệm theo phách - T: Hướng dẫn Hs hát kết hợp gõ đệm theo nhịp 3 - T: Chỉ huy cho hát, nghe và uốn nắn cho HS, Hướng dẫn kĩ ở phần nhấn mạnh ở phách thứ nhất - HS: Hát và gõ phách theo nhịp 3 * Hoạt động 3: - HS: Hát kết hợp vận động theo nhịp 3: + Phách mạnh (ô nhịp thứ nhất) nhún chân về bên trái + Phách mạnh (ô nhịp thứ hai) nhún chân về bên phải + Phách mạnh (ô nhịp thứ ba) nhún chân về bên trái... Vừa hát vừa đung đưa nhịp nhàng toàn thân cho đến hết bài b) Nội dung 2: Một số hình thức trình bày bài hát - T: Giúp HS hiểu các thuật ngữ chỉ hình thức biểu diễn như: đơn ca, song ca, tốp ca... 3. Phần kết thúc - HS: Kể tên các bài hát nước ngoài( Đàn gà con, Chúc mừng sinh nhật, Con chim non) - T: Nhận xét giờ học, nhắc HS hát thuộc bài ở nhà. ----------------------------------a&b-----------------------------
Tài liệu đính kèm: