Giáo án chuẩn Tuần 11 - Lớp 4

Giáo án chuẩn Tuần 11 - Lớp 4

Tiết 1: Đạo đức

 Ôn tập và thực hành kĩ năng giữa kì I

I/Mục tiêu:

-HS ôn tập lại các kĩ năng, hành vi đạo đức đã học từ đầu năm đến giờ.

-HS thực hành một số kĩ năng cơ bản đã học.

-GD cho HS ý thức thực hiện các hành vi đạo đức đã học trong cuộc sống.

II/Đồ dùng dạy học.

III/Các hoạt động dạy học:

A.Kiểm tra:

-Tại sao cần phải tiết kiệm thời giờ?

B.Bài mới:

*Hoạt động 1: Ôn tập

-Kể tên một số hành vi đạo đức đã học từ đầu năm đến giờ.

+Trung thực trong học tập thể hiện điều gì?

+Nêu một số biểu hiện thể hiện tính trung thực trong học tập?

+Em đã làm gì để thể hiện tính trung thực trong học tập?

-Trong cuộc sống, khi gặp những khó khăn cần phải làm gì?

-Khi bày tỏ ý kiến của mình cần chú ý điều gì?

-Tại sao cần phải tiết kiệm tiền của?

+GV hệ thống kiến thức cần ghi nhớ.

 

doc 24 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 441Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án chuẩn Tuần 11 - Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 11
Thứ hai ngày 13 tháng 11 năm 2 006
Tiết 1: Đạo đức
 Ôn tập và thực hành kĩ năng giữa kì I
I/Mục tiêu:
-HS ôn tập lại các kĩ năng, hành vi đạo đức đã học từ đầu năm đến giờ.
-HS thực hành một số kĩ năng cơ bản đã học.
-GD cho HS ý thức thực hiện các hành vi đạo đức đã học trong cuộc sống. 
II/Đồ dùng dạy học.
III/Các hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra:
-Tại sao cần phải tiết kiệm thời giờ?
B.Bài mới:
*Hoạt động 1: Ôn tập
-Kể tên một số hành vi đạo đức đã học từ đầu năm đến giờ.
+Trung thực trong học tập thể hiện điều gì?
+Nêu một số biểu hiện thể hiện tính trung thực trong học tập?
+Em đã làm gì để thể hiện tính trung thực trong học tập?
-Trong cuộc sống, khi gặp những khó khăn cần phải làm gì?
-Khi bày tỏ ý kiến của mình cần chú ý điều gì?
-Tại sao cần phải tiết kiệm tiền của?
+GV hệ thống kiến thức cần ghi nhớ.
*Hoạt động 2: Thực hành kĩ năng
a)Thực hiện trung thực trong học tập và nhắc nhở các bạn cùng thực hiện.
b)Cố gắng thực hiện những biện pháp đã đề ra để vượt khó khăn trong học tập.
-Tìm hiểu, động viên, giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn trong học tập.
c)Em hãy bày tỏ ý kiến với bố, mẹ,...thầy giáo, cô giáo hoặc với bạn bè về những vấn đề liên quan đến bản thân em em nói riêng và trẻ em nói chung.
-Lắng nghe, tôn trọng ý kiến của những người xung quanh.
d)Hằng ngày nhớ thực hiện tiết kiệm sách vở, quần áo,...
C.Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét giờ học.
-Nhắc nhở HS thực hiện tốt các hành vi đạo đức đã học.
-HS trả lời;Lớp nhận xét.
-HS kể, HS khác bổ sung.
-Thể hiện lòng tự trọng.
-HS nêu; HS khác bổ sung.
-Vài HS trình bày.
-Lớp nhận xét.
-Cần cố gắng, kiên trì vượt qua những khó khăn.
-Trình bày rõ ràng, lễ độ, tôn trọng người nghe...
-HS nêu.
Làm việc theo nhóm: Các thành viên dựa vào yêu cầu thực hành đưa ra những việc mình đã làm được, chưa làm được để các bạn tham khảo cùng góp ý kiến.
-Thảo luận, bàn biện pháp giúp đỡ bạn trong nhóm gặp khó khăn trong học tập.
-Vài nhóm trình bày.
 ______________________________
Tiết 2: Tiếng Việt
Luyện tập: Đọc viết bài: Ông Trạng thả diều
I/Mục tiêu:
-Rèn kĩ năng đọc cho HS: đọc trôi chảy toàn bài, biết đọc diễn cảm với giọng phù hợp.
-Rèn kĩ năng viết cho HS: viết đúng chính tả bài vừa luyện đọc.
II/Các hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra:
 -1 HS đọc diễn cảm bài Điều ước củ vua Mi- đát (Đoạn 2)
-1 HS viết bảng:Thần Đi- ô- ni- dốt; Pác- tôn; Mi- đát; rửa sạch lòng tham.
B.Bài luyện tập:
1.Luyện đọc:
-Bài chia làm mấy đoạn?
-Hãy nêu nội dung từng đoạn.
-Câu chuyện này có ý nghĩa như thế nào?
 -Gọi HS đọc tiếp nối theo đoạn.
-GV nghe, sửa cho HS.
+Cần chú ý đọc đúng những từ ngữ nào?
+Giảng từ: Trạng, kinh ngạc.
-Toàn bài cần đọc với giọng thế nào?
-Cần nhấn giọng những từ ngữ nào?
-GV nhận xét.Động viên HS đọc có tiến bộ.
-GV cùng lớp nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt.
2.Luyện viết:Đoạn: “Thầy phải kinh ngạc...thả đom đóm vào trong”
-Nêu những từ khó viết, dễ viết 
lẫn?
-GV nhắc nhở HS cách trình bày.
-Đọc cho HS viết bài, soát lại bài.
-Chấm, nhận xét 7- 10 bài.
C.Củng cố, dặn dò:
-1 HS khá giỏi đọc toàn bài.
-4 đoạn.
-HS nêu; HS khác bổ sung.
-Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi. 
-HS đọc tiếp nối theo đoạn.
-Trạng, mảnh gạch, kinh ngạc, trí nhớ lạ thường,...
-Giọng kể, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi, nhấn giọng những từ ngữ nói về đặc điểm, tính cách thông minh của Nguyễn Hiền: ham thả diều, kinh ngạc, lạ thường, lưng trâu,...
-HS luyện đọc theo cặp.
-Một số HS yếu đọc theo đoạn.
-HS khá đọc cả bài.
-Vài HS đọc diễn cảm.
-HS đọc thầm đoạn cần viết.
kinh ngạc, trí nhớ lạ thường, thuộc hai mươi trang sách, đi chăn trâu, đèn sách như ai,...
-HS nghe đọc viết bài, soát lại bài.
-Đổi vở soát lỗi cho nhau.
 -Nhận xét giờ học.
-Dặn chuẩn bị bài sau. 
 _______________________________
Tiết 3: Kĩ thuật
Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột(T1)
I/Mục tiêu:
-HS biết cách gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa hoặc khâu đột mau.
-Gấp được mép vải và khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột theo đúng quy trình kĩ thuật.-Rèn luyện tính kiên trì, cẩn thận.
II/Đồ dùng dạy học: -Mẫu đường khâu viền bằng các mũi khâu đột.
-SGK; vật liệu khâu.
III/Các hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS.
B.Bài mới:
1.Hướng dẫn quan sát ,nhận xét mẫu
-Giới thiệu mẫu.
-Nhận xét đường gấp mép vải và đường khâu viền trên mẫu?
-GV nhận xét, tóm tắt đặc điểm của đường khâu viền mép vải.
2.Hướng dẫn thao tác kĩ thuật:
-Nêu các bước thực hiện?
+Cách gấp mép vải?
-Gọi HS thực hành gấp mép vải.
-GV theo dõi, nhận xét.
-HD các thao tác gấp mép vải.
-Nêu cách khâu lược đường gấp mép vải?. GV HD cho HS thực hiện.
-GV thực hiện chậm các thao tác khâu viền đường gấp mép vải( vừa làm vừa phân tích) cho HS quan sát.
-Nhận xét chung và HD các thao tác khâu lược, khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột.
-Còn thời gian cho HS vạch dấu đường khâu, gấp mép vải theo đường vạch dấu
C.Củng cố, dặn dò:
-Nhắc lại ND bài học.
-Dặn chuẩn bị giờ sau. 
-HS quan sát theo HS của GV.
-Mép vải được gấp 2 lần. Đường gấp mép ở mặt trái của mảnh vải và được khâu bằng mũi khâu đột.
-Đường khâu thực hiện ở mặt phải.
-HS quan sát hình 1, 2, 3, 4 SGK trả lời.
-Quan sát H.1; H. 2: đọc SGK phần 1 trả lời.
-1 HS vạch hai đường dấu.
-1 HS thao tác gấp mép vải.
-HS quan sát.
-Quan sát H.3 trả lời.
+Thực hiện khâu lược theo đường gấp mép vải.
-HS quan sát GV thực hành nắm cách khâu.
-HS thực hành theo HD.
 Thứ ba ngày 14 tháng 11 năm 2 006
Tiết 1: Toán
Luyện tập: Nhân chia : 10, 100, 1000,...
Tính chất kết hợp của phép nhân
I/Mục tiêu:
-Củng cố cho HS kiến thức về cách nhân chia cho 10, 100, 1000,...và tính chất kết hợp của phép nhân.
-HS vận dụng làm tốt một số bài toán cụ thể.
-GD cho HS lòng say mê môn học.
II/Đồ dùng dạy học: Bảng phụ; phấn màu.
III/Các hoạt động dạy học:
A.GV nêu yêu cầu, mục tiêu giờ học.
B.Nội dung:
1.Củng cố lí thuyết:
*Nhân một số với 10, 100, 1000,...
-Khi nhận một số với 10, 100, 1000,...ta làm thế nào?
-Hãy tính: 45 x 10 = ?
 72 x 10 = ? 
 307 x 10 = ?
-GV yêu cầu HS khá giỏi tự lấy ví dụ minh hoạ và tính.
*Chia cho 10, 100, 1000,...
-Khi chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn,... cho 10, 100, 1000,...ta làm thế nào?
-Hãy tính: 32 000 : 10 = ?
 32 000 : 100 = ?
 32 000 : 1000 = ?
-HS khá giỏi tự lấy VD.
*Tính chất giao hoán của phép nhân:
-Khi nhân một tích hai số với số thứ ba ta có thể làm thế nào?
-GV hệ thống kiến thức cần nhớ.
2.GV đưa ra một số bài tập- Tổ chức, HD cho HS làm bài:
*Bài 1: Tính nhẩm
243 x 10 b)300 x 10
 243 x 100 631 x 100 
 243 x 1000 987 x 1000
*Bài 2: Tính nhẩm
682 000 : 10 = ? 10 070 : 10 = ?
682 000 : 100 = ? 4300 : 100 = ?
682 000 : 1000 = ? 3 003 000 : 1000=?
*Bài 3: Có 9 phòng học, mỗi phòng học có 15 bộ bàn ghế, mỗi bộ bàn ghế có 2 
HS đang ngồi học. Hỏi tất cả có bao nhiêu HS đang ngồi học?
-GV theo dõi, giúp HS yếu làm bài.
C.Tổ chức cho HS chữa bài:
*Bài 1:-Gọi HS báo cáo kết quả.
-Vài HS nêu và giải thích cách làm.
-GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
-Nhắc lại cách nhận nhẩm với 10, 100, 1000,...
*Bài 2: HD tương tự bài 1
-Gọi HS chữa bài.
-GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
+Củng cố cho HS cách chia một số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn,... cho 10, 100, 1000,...
*Bài 3:
 -Gọi HS nêu các bước giải bài toán.
-Yêu cầu HS nhận xét, chữa bài,
-Còn cách giải nào khác?
-GV chốt các cách giải đúng.
C.Củng cố, dặn dò:
-Hệ thống nội dung bài học.
-Dặn chuẩn bị bài sau.
-...ta chỉ việc viết thêm một, hai, ba,...chữ số 0 vào bên phải số đó.
-HS tính và nêu kết quả.
-Vài HS khá nêu ví dụ và tính.
-...ta chỉ việc bỏ bớt đi một, hai, ba,...chữ số 0 ở bên phải số đó.
-HS thực hành tính và nêu kết quả.
-Vài HS lấy VD.
-...ta có thể nhân số thứ nhất với tích của số thứ hai và số thứ ba.
( a x b ) x c = a x ( b x c)
-HS lần lượt thực hành làm các bài tập vào trong vở.
-HS làm xong bài này thì chuyển sang bài tiếp theo.
-Có thể trao đổi, thảo luận theo cặp đôi để tìm ra các cách giải bài toán.
-2 HS lên bảng, lớp theo dõi.
-HS nêu; lớp bổ sung.
-Nhận xét bài làm trên bảng.
-Đổi vở kiểm tra chéo kết quả.
-HS chữa bài.
-Nêu cách làm. Lớp so sánh, đối chiếu kết quả.
-HS nêu các bước giải bài toán.
-HS chữa bài; Lớp so sánh đối chiếu kết quả đúng.
+Các phép tính:
 *Cách 1: 9 x 15 = 135 ( bộ bàn ghế)
 135 x 2 = 270 ( học sinh)
*Cách 2: 15 x 2 = 30 (học sinh)
 30 x 9 = 270 (học sinh)
-Lớp làm vào vở.
-Đổi vở soát lỗi cho nhau.
 ______________________________
Tiết 2- 3: Ngoại ngữ
 Giáo viên dạy chuyên
 Thứ tư ngày 8 tháng 11 năm 2 006
Tiết 1: Sinh hoạt tập thể
 Chủ đề 2: Kính yêu thầy giáo, cô giáo. 
 Bài: Làm báo tường, chuẩn bị các tiết mục văn nghệ
 chào mừng ngày 20- 11
I/Mục tiêu:
-Qua tiết sinh hoạt tập thể, giáo dục cho HS ý thức Tôn sư trọng đạo, biết ơn các thầy giáo, cô giáo. Từ đó có ý thức kính yêu thầy cô giáo.
-HS làm báo tường, chuẩn bị các tiết mục văn nghệ chào mừng ngày 20- 11.
II/Chuẩn bị:
+Sưu tầm một số bài viết, tranh ảnh, thơ ca về chủ đề ngày 20- 11.
+Phân công HS viết xã luận cho báo.
+Giấy tô ki; màu vẽ,...
II/Nội dung:
1.GV giới thiệu chủ đề của buổi sinh hoạt.
2.Làm báo tường:
-Các nhóm sưu tầm các bài viết, tranh ảnh, thơ ca,...chủ đề ngày 20- 11.
-Chọn lọc những bài viết, hình ảnh tiêu biểu để dán lên giấy tô ki.
-Nhóm biên tập sắp xếp các hình ảnh, bài viết theo từng mảng của chủ đề: Thầy cô và mái trường; Biết ơn thầy cô; Góc giải trí,...
-Ghi tên minh hoạ cho tranh ảnh.
-Vẽ thêm một số hình ảnh minh hoạ, trang trí cho tờ báo. 
3.Sinh hoạt văn nghệ: Chủ đề ngày Nhà giáo Việt Nam
-Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ chào mừng: Dựa trên một số tiết mục văn nghệ đã biểu diễn tiết trước cùng với một số bài hát mới; Gv chọn lọc một số tiết mục hay cho HS tập luyện.
-GV theo dõi, sửa cho HS, HS thêm cho các em một số động tác phụ hoạ cho tiết mục thêm sinh động.
-Lớp theo dõi, góp ý chung.
( Tập 3 tiết mục:Bài học đầu tiên; Ngày đầu tiên đi học; Bụi phấn;...)
-GV cùng lớp tuyên dương tiết mục xuất sắc.
4.Nhận xét, dặn dò.
 ________________________________
Tiết 2: Tiếng Việt
 Kể chuyện: Luyện tập: Kể lại chuyện được chứng
 kiến hoặc tham gia
I/Mục tiêu:
-Giúp HS luyện tập: kể lại được chuyện được chứng kiến hoặc tham gia. ... iểu diễn văn nghệ,...
-HS nói theo suy nghĩ của mình....
-HS nối tiếp nhau nêu ý kiến.
-HS trình bày....
-Chăm học, chăm làm, lễ phép,...
-HS trình bày một số tiết mục văn nghệ( cá nhân, tập thể).
 ________________________________
Tiết 2: Tiếng Việt
Luyện từ và câu: Luyện tập: Tính từ ; ý chí – Nghị lực
I/Mục tiêu:
-Củng cố cho HS kiến thức về tính từ, biết xác định tính từ trong một đoạn văn, biết đặt câu trong đó có sử dụng tính từ.
-Hệ thống hoá một số từ ngữ nói về ý chí, nghị lực của con người, biết sử dụng các từ ngữ đó.
II/Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, phấn màu.
III/Các hoạt động dạy học:
A.Củng cố lí thuyết:
1.Tính từ:
-Thế nào là tính từ?
-Cho ví dụ về tính từ:
+Chỉ màu sắc...
+Chỉ hình dáng, kích thước, số lượng,...
+Chỉ tính tình, phẩm chất của con người.
-GV nhận xét nhanh.
*Kết luận ND cần nhớ về tính từ.
2.Mở rộng vốn từ: ý chí- nghị lực
-Tìm các từ có tiếng chí có nghĩa là ý muốn bền bỉ theo đuổi một mục đích tốt đẹp.
-Nghị lực có nghĩa là gì?
*GV hệ thống nội dung cần nhớ.
B.Thực hành:
1.GV đưa ra một số bài tập, tổ chức HD cho HS làm bài.
*Bài 1:GV treo bảng phụ: Hãy xác định các tính từ có trong đoạn văn sau:
Ngày còn bé, có lần tôi đã thấy anh họ tôi đi đôi giày ba ta màu xanh nước biển. Chao ôi! Đôi giày mới đẹp làm sao! Cổ giày ôm sát chân. Thân giày làm bằng vải cứng, dáng thon thả, màu vải như màu da trời.
-GV theo dõi, giúp HS lúng túng.
*Bài 2: Dành cho HS khá giỏi;
a)Gạch dưới tính từ trong câu thơ sau:
 Xanh um cổ thụ tròn xoe tán
Trắng xoá tràng giang phẳng lặng tờ.
b)Đặt câu với tính từ em vừa tìm được.
2.Tổ chức cho HS chữa bài và báo cáo kết quả:
*Bài 1:Yêu cầu HS lên bảng gạch chân các tính từ có trong đoạn văn.
-GV chốt kết quả đúng.
*Bài 2: a)HS làm trên bảng.
 b)HS nối tiếp nhau đặt câu.
-GV nhận xét, tuyên dương HS làm tốt.
*Bài 3:Yêu cầu HS nêu sự lựa chọn của mình và giải thích.
-GV chốt đáp án đúng: D. chí tình.
*Bài 4-VBTTV:GV chấm một số bài và nhận xét.
C.Tổng kết, dặn dò:
-Hệ thống nội dung bài học.
-Dặn ôn bài, chuẩn bị bài sau.
-...là nhwngx từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động trạng thái...
-HS nối tiếp nhau nêu VD.
-ý chí, chí hướng, chí tình, chí công, quyết chí,...
-Sức mạnh tinh thần làm cho con người kiên quyết trong hành động, không lùi bước trước mọi khó khăn.
-HS lần lượt làm các bài tập theo HD của GV.
*Bài 3: Khoanh vào trước ý trả lời đúng trong các câu sau:
Có tình cảm chân thành sâu sắc là nghĩa của từ:
A.kiên trì C.nghị lực
B.Kiên cố D.chí tình
*Bài 4-VBTTV.
-HS làm xong bài này thì chuyển sang bài tập khác.
-HS khá giỏi theo dõi, giúp đỡ HS yếu.
-Lớp nhận xét, bổ sung.
+xanh, đẹp, sát, cứng,...
-Tính từ: tròn xoe; xanh um.
-Đôi mắt của em tròn xoe nhìn tôi.
-Cây bàng có lá xanh um mát rượi, che mát cả sân trường.
-HS nêu kết quả và giải thích.
-Lớp chữa bài theo kết quả đúng( nếu cần).
 ________________________________
Tiết 3: Tự học
 Hoàn thành kiến thức trong ngày
I/Mục tiêu:
-HS tự hoàn thành kiến thức của các môn học, bài học trong ngày.
-GD ý thức tự giác trong học tập cho HS.
II/Đồ dùng dạy học: VBT các môn học trong ngày.
III/Các hoạt động dạy học: 
1.GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học.
-Gọi 1 HS nêu tên các môn học, bài học đã học trong ngày.
2.Tổ chức cho HS tự hoàn thành các bài tập của các môn học.
-GV theo dõi, giúp đỡ HS khi cần thiết.Chú ý nhiều đến HS yếu.
3.Tổ chức cho HS chữa bài, báo cáo kết quả.
*Luyện từ và câu: 
 MRVT: ý chí- nghị lực
-GV theo dõi, giúp HS làm bài, nhất là HS yếu.
-Chữa bài 4:
a)Lửa thử vàng, gian nan thử sức.
b)Nước lã mà vã nên hồ
Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.
c)Có vất vả mới thanh nhàn
Không dưng ai dễ cầm tàn che cho.
-GV cùng lớp nhận xét, chốt kết quả đúng.
*Toán: Luyện tập
-HS lần lượt báo cáo kết quả bài 1, 2.
-GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
-Chữa bài 3:GV phân tích đầu bài cho HS hiểu: Mai đi từ Nam ra Bắc.
+Nhận xét, chốt kết quả.
*Kể chuyện:Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
 -GV nhận xét, tuyên dương HS kể tốt theo yêu cầu.
3.Củng cố, dặn dò:
-Tuyên dương HS có ý thức tự học tốt.
-Dặn HS ôn bài, chuẩn bị bài.
-Lớp mở vở bài tập xếp theo thứ tự thời khoá biểu.
-HS tự hoàn thành bài tập của các môn học.HS làm xong bài tập môn này thì chuyển sang môn khác.
-HS khá giúp HS yếu làm bài.
-HS báo cáo kết quả, chữa bài theo từng môn học.
-HS nêu kết quả từng bài.
-Lớp nhận xét,đối chiếu bài của mình.
-Đổi vở kiểm tra chéo cho nhau.
-HS phát biểu theo ý hiểu của mình.
-Đừng sợ thử thách gian nan, nó thử thách con người, giúp con người thêm trưởng thành,...
-Đừng sợ bắt đầu từ hai bàn tay trắng,...
-Phải vất vả thì mới có lúc thanh nhàn, mới có ngày thành đạt.
-HS hoàn thành vở BTT.
-1 HS chữa bài 3
*Bài giải:
Quãng đường từ Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh dài là:
1 000 + 724 = 1 724 (km)
 Đáp số: 1 724 km.
-HS luyện kể theo nhóm.
-2 HS kể trước lớp.
-Nhận xét, trao đổi về ý nghĩa của truyện.
Thứ sáu ngày 24 tháng 11 năm 2 006
Tiết 1: Mĩ thuật
Vẽ tranh: Đề tài sinh hoạt
I/Mục tiêu:
-HS biết được những công việc binh thường diễn ra hàng ngàycủa các em( đi học, giúp gia đình làm việc nhà,...)
-HS biết cách vẽ và vẽ được tranh thể hiện rõ nội dung đề tài sinh hoạt.
-HS có ý thức tham gia vào công việc giúp đỡ gia đình.
II/Đồ dùng dạy học: -Tranh về đề tài sinh hoạt.
 -Vật liệu, dụng cụ để vẽ.
III/Các hoạt động dạy học:
1.Hoạt động 1: Tìm, chọn ND đề tài
-Cho HS trao đổi về ND đề tài.
+Các bức tranh này vẽ về đề tài gì? Vì sao em biết?
+Em thích bức tranh nào? Vì sao?
+Hãy kể một số hoạt động thường ngày của em ở nhà, ở trường.
*GV tóm tắt, bổ sung.
-Yêu cầu HS chọn ND đề tài để vẽ tranh.
2.Hoạt động 2: Cách vẽ tranh
-GV gợi ý cách vẽ tranh cho HS theo các bước SGK.
3.Hoạt động 3: Thực hành
-GV theo dõi, giúp HS còn lúng túng.
4.Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
-GV cùng HS lựa chọn một số tranh tiêu biểu để nhận xét.
*Dặn dò:
-Dặn hoàn thành bài; chuẩn bị bài sau.
-HS quan sát tranh Tr- 30 SGK và nhận xét.
-HS nêu; HS khác bổ sung.
-HS phát biểu ý kiến, giải thích lí do.
-đi học, vui chơi ở sân trường, cho gà ăn, quét nhà, trồng cây,...đi tham quan, du lịch,...
-HS nắm được các bước vẽ:
+Vẽ hình ảnh chính trước, hình ảnh phụ sau...
+Vẽ các hoạt động sao cho sinh động.
+Vẽ màu tươi sáng, có đậm nhạt.
-HS thực hành vẽ theo các bước vẽ đã được HD.
-HS nhận xét về: sắp xếp hình ảnh, đường nét, bố cục, màu sắc,...
 ________________________________
Tiết 2: Tiếng Việt
 Tập làm văn: Luyện tập: 
 Mở bài, kết bài trong bài văn kể chuyện.
I/Mục tiêu:
-Giúp HS yếu nắm được các kiểu mở bài, kết bài trong bài vâưn kể chuyện. Xác định được mở bài kết bài trong một câu chuyện.
-Bồi dưỡng HS khá giỏi viết được mở bài, kết bài trong văn kể chuyện theo kiểu mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng.
II/Đồ dùng dạy học
-Bảng phụ.
III/Các hoạt động dạy học:
A.Củng cố lí thuyết:
1.Mở bài trong bài văn kể chuyện
-Có mấy cách mở bài trong bài văn kể chuyện?
-Hai cách mở bài đó khác nhau như thế nào?
*GV kết luận...
2.Kết bài trong bài văn kể chuyện
-Có mấy kiểu kết bài...?
+Thế nào là kết bài mở rộng?
+Thế nào là không kết bài mở rộng?
*GV kết luận...
B.Luyện tập:
1.GV giao bài tập- HD cho HS làm bài
*Bài 1: a)Tìm phần mở bài và kết bài của truyện Vẽ trứng.
b)Cho biết đó là mở bài theo cách nào? Kết bài theo cách nào?
-GV theo dõi, HD HS làm bài.
-Chú ý đến HS yếu.
*Bài 2:
a)Viết mở bài của truyện Vẽ trứng theo cách mở bài gián tiếp.
b)Viết kết bài của truyện Vẽ trứng theo cách mở rộng.
2.Tổ chức cho HS chữa bài- Báo cáo kết quả:
*Bài 1:
-GV cùng lớp nhận xét, chốt lời giải đúng.
*Bài 2: Gọi 2 HS viết trên bảng lớp( mỗi em viết 1 phần)
-GV nhận xét, tuyên dương HS có tiến bộ, HS có bài làm tốt
C.Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét giờ học.
-Dặn HS ôn bài, chuẩn bị bài sau.
-Có hai cách mở bài:
+Mở bài trực tiếp:kể ngay vào sự việc mở đầu của câu chuyện.
+Mở bài gián tiếp: nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể.
-Có 2 kiểu kết bài:...
+Kết bài mở rộng: Nêu ý nghĩa hoặc đưa ra lời bình luận về câu chuyện.
+Kết bài không mở rộng: Chỉ cho biết kết cục của câu chuyện không bình luận gì thêm.
-HS đọc đề bài.
-HS đoc lại truyện Vẽ trứng xác định mở bài, kết bài của truyện...
-HS làm xong bài 1 chuyển sang làm tiếp bài 2.
-HS yếu chỉ cần làm 1 trong hai phần của bài tập 2.
-HS nêu kết quả bài làm của mình
+Mở bài: “Ngay từ nhỏ...dạy dỗ”
Đây là cách mở bài trực tiếp.
+Kết bài: “Sau nhiều năm...Phục hưng”
Đây là kết bài không mở rộng.
-1 số HS đọc mở bài, kết bài của mình theo yêu cầu của bài.
-Lớp nhận xét...
-Lớp hoàn thành bài vào vở.
 _____________________________
Tiết 3: Tự học
Hoàn thành kiến thức trong ngày
I/Mục tiêu:
-Giúp HS hoàn thành kiến thức các môn học trong ngày( Luyện từ và câu; Toán; Tập làm văn).
-HS biết vận dụng các kiến thức đã học để làm các bài tập.
-GD ý thức tự giác học tập cho HS.
II/Đồ dùng dạy học: VBT các môn học trong ngày.
III/Các hoạt động dạy học:
1.GV giao nhiệm vụ cho HS: 
-Hoàn thành bài tập các môn học buổi sáng.
2.Tổ chức HD cho HS làm bài:
*Luyện từ và câu: Tính từ
-GV theo dõi, giúp đỡ HS.
*Toán: Luyện tập
-Nhắc HS yếu cần hoàn thành bài tập 1; 2- Nắm được cách nhân với số có hai chữ số.
*Tập làm văn: Viết bài...
3.Tổ chức cho HS chữa bài
*Luyện từ và câu:
-Chữa bài 3: Gọi HS nối tiếp nhau đọc câu mình đặt.
-GV nhận xét nhanh.
*Toán: 
-Chữa bài 3(BTT).
-Chữa bài tập thêm.
-GV nhận xét, đánh giá.
*Tập làm văn: GV nhận xét.
4.Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét giờ học.
-Dặn chuẩn bị bài sau.
-HS nhắc lại các môn học, bài học trong ngày.
-Mở VBT xếp theo thứ tự thời khoá biểu.
-HS làm bài 1, 2, 3 trong VBT.
-HS nào làm bài xong ở môn này thì chuyển sang làm bài tập môn khác.
*Bài tập thêm:
Mỗi cái bút giá 1 500 đồng, mỗi quyển vở giá 1 200 đồng. Hỏi mua 24 cái bút và 18 quyển vở thì hết tất cả bao nhiêu tiền?
-HS viết bài(chọn 1 trong 3 đề để làm vào VBT).
-HS nêu lần lượt kết quả bài làm.
-Lớp nhận xét, bổ sung.
+Quả ớt đỏ chót.
+Mặt trời đỏ rực.
+Bầu trời cao vợi.
-HS nêu kết quả các bài.
-Lớp so sánh, nhận xét.
-1 HS lên bảng làm. Lớp nhận xét.
*Số tiền mua bút là:
1 500 x 24 = 36 000 ( đồng)
Số tiền mua vở là:
1 200 x 18 = 21 600 ( đồng)
Tất cả mua hết số tiền là:
36 000 + 21 600 = 57 600 ( đồng)
 Đáp số: 57 600 đồng.
-Một số HS đọc bài của mình.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiaoan 4.doc