Giáo án Lớp 4 - Tuần 19 - Năm học 2005-2006

Giáo án Lớp 4 - Tuần 19 - Năm học 2005-2006

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Kĩ năng :

- Đọc đúng các từ ngữ ,câu ,đoạn ,bài . Đọc liền mạch các tên riêng Nắm Tay Đóng Cọc , Lấy Tai Tát Nước , Móng Tay Đục Máng .

- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể khá nhanh ; nhấn giọng ở những từ ngữ ca ngợi tài năng , sức khoẻ , nhiệt thành làm việc nghiã của bốn cậu bé .

2.Kiến thức .

 - Hiểu từ ngữ mới của bài : Cẩu Khây , tinh thông , yêu tinh.

 - Hiểu ý nghĩa của bài : Ca ngợi sức khoẻ , tài năng , lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cầu Khây.

3. Thái độ : Hiểu biết về năng lực , tài trí của con người .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK .

 

doc 66 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 950Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 19 - Năm học 2005-2006", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 19
Thứ hai ngày 16 tháng 1 năm 2006
tập đọc
 bốn anh tài
i. mục đích yêu cầu 
1. Kĩ năng : 
Đọc đúng các từ ngữ ,câu ,đoạn ,bài . Đọc liền mạch các tên riêng Nắm Tay Đóng Cọc , Lấy Tai Tát Nước , Móng Tay Đục Máng .
Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể khá nhanh ; nhấn giọng ở những từ ngữ ca ngợi tài năng , sức khoẻ , nhiệt thành làm việc nghiã của bốn cậu bé .
2.Kiến thức .
- Hiểu từ ngữ mới của bài : Cẩu Khây , tinh thông , yêu tinh.
 - Hiểu ý nghĩa của bài : Ca ngợi sức khoẻ , tài năng , lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cầu Khây.
3. Thái độ : Hiểu biết về năng lực , tài trí của con người .
ii. đồ dùng dạy học 
- Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK .
iii. các hoạt động dạy học 
A.Mở đầu : Giới thiệu 5 chủ điểm của học kì II.
b. dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 
- Giới thiệu trực tiếp . 
2. Luyện đọc và tìm hiểu bài 
a. Luyện đọc 
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn văn 2-3 lượt .
- GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ được chú thích cuối bài .
- Hướng dẫn HS nghỉ hơi đúng ở những câu dài khó.
- HS luyện đọc theo cặp .
- Một , hai HS đọc cả bài .
- GV đọc diễn cảm toàn bài .
b. Tìm hiểu bài 
-GV chia lớp thành nhóm .
-HS đọc thầm bài và trả lời câu hỏi: 
? Sức khoẻ và tài năng của Cẩu Khây có gì đặc biệt ?
? Có chuỵen gì xảy ra với quê hương của Cẩu Khây?
? Cẩu Khây lên đường đi diệt trừ yêu tinh cùng những ai ?
? Mỗi người bạn của Cẩu Khây có nhừng tài năng gì?
GV cho HS các nhóm đại diện báo cáo kết quả trước lớp .
HS nhận xét , bổ sung , giáo viên khái quát lại toàn bài .
HS đọc lướt lại toàn bài tìm nội dung của bài .
HS nêu nội dung bài .
c, Hướng dẫn đọc diễn cảm 
- Năm HS nối tiếp nhau đọc các đoạn của bài . GV nhắc nhở các em tìm đúng giọng đọc của bài văn và thể hiện diễn cảm .
- GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn văn “ Ngày xưa, ở bản kia ,.... diệt trừ yêu tinh”.
-Tổ chức cho học sinh đọc đoạn văn và toàn bài văn .
3. Củng cố , dặn dò 
 Trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng những gì?
 GV nhận xét tiết học .
chính tả ( nghe viết )
 Kim tự tháp ai cập
phân biệt s/ x , iêc/ iêt
i. mục tiêu 
1. Kiến thức : Nghe - viết lại chính xác , trình bày đúng một đoạn trích trong bài Kim tự tháp Ai Cập.
2. Kĩ năng : Tìm đúng , viết đúng chính tả những tiếng bắt đầu bằng s / x ( hoặc có iêc /iêt ) để điền vào chỗ trống , hợp với nghĩa đã cho .
3. Thái độ : Rèn chữ đẹp , giữ vở sạch.
ii. đồ dùng học tập 
 HS chuẩn bị vở Bài tập Tiếng Việt.
iii. các hoạt động dạy học 
A. KTBC : GV nêu gương một số HS viết chữ đẹp trong học kì I. 
b. dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài : Nêu mục đích yêu cầu của giờ học cần đạt.
2. Hướng dẫn HS nghe-viết 
GV đọc 1 đoạn văn cần nghe - viết trong bài Kim tự tháp Ai Cập.
? Cánh diều đem lại cho tuổi thơ niềm vui sướng như thế nào ?
- HS tìm từ khó và dễ lẫn khi viết chính tả .
- HS nêu cách trình bày đoạn văn.
- GV đọc từng câu hoặc một bộ phận ngắn trong câu cho HS viết. GV đọc cho HS soát lại bài .
- GV chấm 7-10 bài . Nhận xét chung .
3. Hướng dẫn HS làm các bài tập chính tả .
Bài tập 2 
- GV nêu yêu cầu của bài tập .
 - HS đọc thầm đoạn văn và tự làm bài tập .
- Đại diện từng HS làm bài trên bảng .
GV cùng cả lớp nhận xét . Bổ sung .
Bài tập 3 (lựa chọn)
- GV nêu yêu cầu của bài tập , chon phần a.
 - HS HS làm bài vào vở bài tập .
- HS lên bảng làm .
GV cùng cả lớp nhận xét
4. Củng cố , dặn dò 
- GV nhận xét tiết học 
- Yêu cầu HS về nhà xem kại bài tập 2b, ghi nhớ các hiện tượng chính tả để không mắc lỗi khi viết .
Thứ tư ngày 18 tháng 1 năm 2006
luyện từ và câu
 chủ ngữ trong câu kể ai làm gì?
i. mục đích yêu cầu 
1. Kĩ năng 
- Biết xác định bộ phận chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì?, biết đặt câu với bộ phận chủ ngữ cho sẵn .
2. Kiến thức 
 HS hiểu cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì?
3. Thái độ : HS có ý thức nói câu có đủ các bộ phận .
ii. đồ dùng dạy học 
 Vở bài tập Tiếng Việt 
iii. các hoạt động dạy học 
A. KTBC .
b. dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học .
2. Phần nhận xét 
 -1 HS đọc nội dung của bài. Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn, từng cặp trao đổi , trả lời lần lượt ba câu hỏi .
 Giáo viên kẻ bảng bảng .
Các câu kể Ai làm gì?
ý nghĩa của CN
Loại từ ngữ tạo thành CN
1.Một đàn ngỗng vươn dài cổ , chúi mỏ về phía trước ,định đớp bọn trẻ .
2.Hừng đút vội khẩu súng vào túi quần , chạy biến .
3.Thắng mếu máo lấp sau lưng Tiến .
4.Em liền nhặt một cành xoan , xua đàn ngỗng ra xa.
5.Đàn ngỗng Kêu quàng quạc , vươn cổ chạy miết .
Chỉ con vật 
Chỉ người 
Chỉ người
Chỉ người
Chỉ con vật
Cụm danh từ
Danh từ 
Danh từ 
Danh từ
Cụm danh từ 
 Yêu cầu HS phát biểu , bổ sung.
 Nhận xét , kết luận .
3.Phần ghi nhớ.
-3,4 HS đọc nội dung phần ghi nhớ trong SGK
1 HS phân tích ví dụ minh hoạ .
4. Phần luyện tập 
Bài 1:
 - HS đọc yêu cầu của bài.
Giáo viên yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập 
Học sinh báo cáo kết quả bài làm của mình .
- HS nhận xét , bổ sung . 
Bài 2: 
HS đọc yêu cầu bài .
HS tự đặt câu với từ ngữ đã cho làm chủ ngứ , HS trong bàn trao đổi với nhau , nhận xét cho nhau về các câu đặt của mình . 
HS nối tiếp trình bày câu mình đặt trước lớp .
Lớp nhận xét , giáo viên đánh giá .
Bài 3: 
HS đọc yêu cầu bài tập , quan sát tranh minh hoạ của bài tập .
HS khá , giỏi làm mẫu .Lớp suy nghĩ làm việc cá nhận.
HS nối tiếp đọc đoạn văn .
Lớp nhận xét, bổ sung .
3. Củng cố , dặn dò 
Nhận xét tiết học .
kể chuyện
 bác đánh cá và gã hung thần 
i. mục đích yêu cầu
1. Kiến thức : HS nắm được nội dung câu chuyện . Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.( Ca ngợi bác đánh cá thông minh , mưu trí đã thắng gã hung thần vô ơn )
2. Kĩ năng : 
+ Rèn kĩ năng nói : Dựa vào lời kể của giáo viên và tranh minh hoạ , HS biết thuyết minh lại nội dung mỗi tranh bằng 1,2 câu .kể lại được câu chuyện , có thể phối hợp lời kể với điệu bộ , nét mặt một cách tự nhiên.
+ Rèn kĩ năng nghe : Chăn chú nghe cô kể chuyện , nhớ cốt truyện.Nghe bạn kể : nhận xét , đánh giá đúng lời kể của bạn ; kể tiếp được lời bạn.
3. Thái độ : Mạnh dạn , tự nhiên khi nói trước đông người . 
ii. đồ dùng dạy học 
 tranh minh hoạ truyện 
iii. các hoạt động dạy học 
A. KTBC: Gọi 1-2 HS kể lại 1 câu chuyện Búp bê của ai ? bằng lời kể của búp bê
b. dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài : Trực tiếp 
GV kể chuyện .
GV kể lần 1 , HS nghe . GV kết hợp giải nghĩa từ khó trong truyện .
GV kể chuyện lần 2 vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ .
3. Hướng dẫn HS hiểu yêu cều của bài tập
a.Tìm lời thuyết minh cho mỗi tranh bàng 1,2 câu.
-Một HS nêu yêu cầu của bài tập 1 .
-GV treo tranh minh hoạ 
- HS quan sát tranh minh hoạ , suy nghĩ tìm lời thuyết minh cho các bức tranh .
- HS nêu nội dung tranh , lớp nhận xét , bổ sung.
b. Kể từng đoạn và toàn bộ câu chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện .
-Một hai HS đọc yêu cầu bài tập 2,3.
-Kể chuyện trong nhóm :HS kể chuyện từng đoạn trong nhóm , trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện .
 -Thi kể trước lớp : 2,3 nhóm HS thi kể trước lớp toàn bộ câu chuyện , Nêu ý nghĩa câu chuyện .
-Các nhóm khác nghe và nhận xét nhóm bạn kể chuyện .
-Một vài HS thi kể toàn bộ câu chuyện .
GV hỏi : Câu chuyện có ý ngfhĩa gì?
 -Lớp nhận xét , bình chọn nhóm , cá nhận kể hay nhất .
4. Củng cố , dặn dò .
- GV nhận xét tiết học.
Dăn HS xem trước nội dung bài kể chuyện tiết tuần sau.
Thứ ba ngày 17 tháng1 năm 2006
tập đọc
 chuyện cổ tích về loài người 
I. Mục đích, yêu cầu
1.Kĩ năng : 
Biết đọc lưu loát toàn bài 
Đọc đúng các từ ngữ khó do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương .
 . Đọc diễn cảm bài thơ với giọng kể chậm , dàn trải , dịu dàng .
2. Kiến thức: 
Hiểu ý nghĩa của bài thơ : Mọi vật sinh ra trên trái đất này là vì con người , vì trẻ em . hãy dành cho trẻ em những điều tốt đẹp nhất .
3.Thái độ: HS biết ơn tình cảm mọi người dành cho trẻ thơ..
II. Đồ dùng dạy - học
Bảng phụ ghi nội dung khổ thơ “Nhưng còn cần cho trẻ
 .....................................
 Bố dạy cho biết nghĩ .” 
III. Các hoạt động dạy - học
A - Kiểm tra bài cũ:
 GV kiểm tra 2 HS nối tiếp nhau đọc bài “Bốn anh tài” trả lời câu hỏi về nội dung bài .
B - Dạy bài mới
Giới thiệu bài: 
Luyện đọc và tìm hiểu bài:
a.Luyện đọc 
- HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ 2-3 lượt .
- GV kết hợp giúp HS sửa lỗi phát âm,hiểu nghĩa các từ ngữ được chú thích cuối bài .
- Hướng dẫn HS ngắt hơi đúng nhịp thơ .
- HS luyện đọc theo cặp .
- Một , hai HS đọc cả bài .
- GV đọc diễn cảm toàn bài .
b. Tìm hiểu bài 
 HS đọc khổ thơ 1 
? Trong “Câu chuyện cổ tích “ này , ai là người được sinh ra đầu tiên ? 
HS đọc khổ thơ 2 và trả lời câu hỏi :
?” Sau khi trẻ em sinh ra vì sao cần có ngay mặt trời ?
HS đọc khổ thơ 3 và trả lời câu hỏi :
 ? Sau khi trẻ em sinh ra vì sao cần có ngay người mẹ ?
HS đọc khổ thơ 4 và trả lời câu hỏi :
? Bố giúp trẻ em những gì ?
? Thầy giáo giúp trẻ em những gì ?
HS đọc thầm lại cả bài thơ , trả lời câu hỏi : Bài thơ có ý nghĩa gì ?
GV khái quát lại nội dung của bài .
 c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm 
 -HS tiếp nối nhau đọc bài thơ 
-GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn một khổ thơ tiêu biểu .
HS nhẩm đọc thuộc lòng bài thơ 
 GV tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ .
3. Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học.
Dặn HS đọc lại bai và chuẩn bị bài sau.
Thứ năm ngày 19 tháng 1 năm 2006
tập làm văn
 Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn 
miêu tả đồ vật
i. mục đích yêu cầu 
1. Kiến thức 
 Củng cố nhận thức về hai kiểu mở bài ( trực tiếp và gián tiếp )trong bài văn tả đồ vật.
2.Kĩ năng:
 Rèn kĩ năng viết mở bài cho bài văn miêu tả đồ vật theo hai cách trên. 
3. Thái độ : ý thức học tập và yêu thích môn học.
ii. đồ dùng dạy học 
 Bảng phụ ghi nội dung cần ghi nhớ về hai cách mở bài .
iii. các hoạt động dạy học 
KTBC : 
Gọi 2 HS nhắc lại kiến thức về cách mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật . 
 b. dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài : trực tiếp 
2. Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài tập 1 
Một HS đọc yêu cầu của bài.
Cả lớp đọc thầm từng đoạn mở bài , trao đổi cùng bạn , so sánh , tìm điểm giống nhau và khác nhau của các đoạn mở bài .
HS phát biểu ý kiến . 
Lớp nhận xét .GV kết luận.
Bài tập 2 : 
HS đọc yêu cầu của bài tập 
GV nhắc học sinh : Bài yêu cầu chỉ viết đoạn mở bài cho bài văn miêu tả cái bàn học của em . viết hai đoạn m ... , các thành viên trong nhóm quan sát , nhận xét .
+ Cả nhóm nhận xét bình chọn chong chóng của bạn nào quay nhanh nhất 
Bước 3: Làm việc cả lớp .
HS báo cáo kết quả tìm được trong quá trình chơi .
	? Tại sao chong chóng quay?
	? Tại sao chong chóng quay nhanh , quay chậm .
Kết luận
Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân gây ra gió 
*Mục tiêu:
 	 HS giải thích tại sao có gió .
* Cách tiến hành:
- Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm .
GV yêu cầu HS đọc các mục thực hầnh trang 74.
- Bước 2: Thực hành 
 	 Các nhóm thực hành làm thí nghiệm và thảo luận trong nhóm theo các câu hỏi gợi ý .
 -Bước 3:Trình bày kết quả 
	 Đại diện các nhóm trình bày kết quả .
	+ Lớp nhận xét , GV đánh giá . 
Kết luận:
Hoạt động 3: Tìm hiểu nguyên nhận gây ra sự chuyển động của không khí trong tự nhiên . 
*Mục tiêu:
 	 Giải thích được tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền và ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển .
* Cách tiến hành:
- Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
GV đề nghị HS làm việc theo cặp .
GV yêu cầu HS quan sát đọc thông tin ở mục bạn cần biết , giải thích tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền và ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển .
- Bước 2: HS làm việc cá nhân trước khi làm việc theo cặp .
 HS thay nhau hỏi và trả lơid câu hỏi .
 -Bước 3:Trình bày kết quả 
	 Đại diện các nhóm trình bày kết quả .
	+ Lớp nhận xét , GV đánh giá . 
Kết luận :
3. Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị bài sau : Bài 30
Thứ bẩy ngày 21 tháng 1 năm 2006 
Khoa học
Bài 30 : gió nhẹ , gió mạnh , phòng chống bão 
i.Mục tiêu
1. Kiến thức :
HS phân biệt được gió nhẹ , gió mạnh , gió dữ .
Kĩ năng :
 Nói về những thiệt hại do dông, bão gây ra và cách phòng chống bão .
3. Thái độ
- HS yêu thích và tìm hiểu thế giới .
ii.Đồ dùng dạy - học
Hình trang 76,77 SGK
 Phiếu học tập đủ dùng cho cả lớp 
iii. các Hoạt động dạy - học
a. KTBC:
 ? Tại sao có gió ?
? tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền và ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển B. dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài : trực tiếp 
2. Hoạt động 1: Tìm hiểu về một số cấp gió .
* Mục tiêu: Phân biệt được gió nhẹ , gió mạnh , gió dữ .
*Cách tiến hành:
Bước 1: 
 GV yêu cầu HS đọc sách giáo khoavề người đầu tiên nghĩ ra việc phân biệt cấp gió .
Bước 2: GV yêu cầu các nhóm quan sát hình vẽ và đọc các thông tin trong trang 76hoàn thành phiếu bài tập .
 -GV chia lớp thành các nhóm nhỏ và phát phiếu học tập cho các nhóm .
 _ Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm làm việc . 
Bước 3: Trình bày 
Các nhóm trình bày kết quả 
3. Hoạt động 2 Tảo luận về sự thiệt hại của bão và cách phòng chống bão .
* Mục tiêu: Nói vè nhưngc thiệt hại do dông , bão gây ra và cách phòng chống bão .
* Cách thức tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm
GV chia nhóm và yêu cầu các nhóm quan sát hình 5,6 và nghiên cứu mục bạn cần biết .
?nêu những dấu hiệu đặc trưng cho bão .
Tác hại do bão gây ra và cách phòng chống bão .Liên hệ thực tế địa phương .
HS đọc mục thực hành .
Bước 2: Làm việc cả lớp 
	-Đại diện các nhóm trình kết quả của nhóm mình .
 	-Nhận xét , bổ sung.
Kết luận :
 4. Hoạt động 3: TRò chơi ghép chữ vào hình 
*Mục tiêu:
 Củng cố hiểu biết của HS về các cấp độ của gió :
* Cách thức tiến hành:
 	GV treo tranh phô tô các cấp độ của gió , các tờ phiếu ghi các cấp độ của gió .
	GV gọi HS lên bảng gắn các tờ phiếu vào nội dung bức tranh cho phù hợp.
5. Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị bài sau 
Địa lý
 Thành phố hải phòng
I- Mục tiêu
1. Kiến thức :
 Học xong bài này, HS Trình bày những đặc điểm tiêu biểu của thành phố Hải Phòng 
 Hình thành được biểu tượng về thành phố cảng , trung tâm công nghiệp đóng tàu , trung tâm du lịch.
2. Kĩ năng :
- Xác định được vị trí ủa thành phố Hải Phòng trên bản đồ Việt Nam.
3. Thái độ :
 Có ý thức tìm hiểu về thành phố cảng.
II- Đồ dùng dạy – học
Bản đồ hành chính , giao thông Việt Nam 
Tranh ảnh về thành phó Hải phòng .
III- Các hoạt động dạy- học
A. KTBC: 
B. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài : trực tiếp 
 2. Hải Phòng thành phố cảng 
Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm 
Bước 1:
 Các nhóm HS dượ và sách giáo khoa , các bản đồ hành chính , giao thông Việt Nam 
-Thành phố Hải Phòng Nằm ở đâu ?
-Hải phòng có những thuận lợi nào để trở thành một cảng biển .
-Mô tả những hoạt động của cảng Hải Phòng .
Bước 2:
- HS trình bày trước lớp.
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
3. Đóng àu là ngành công nghiệp quan trọng của Hải Phòng.
* Hoạt động 2: Làm việc cả lớp .
Bước 1:Hs dựa vào SGK trả lời các câu hỏi sau:
 	-? So với ngành công nghiệp khác , công nghiệp đóng tàu ở Hải phòng có vai trò như thế nào ?
Kể tên một số nhà máy đóng tàu ở Hải Phòng.
Kể tên một số sản phẩm của ngành đóng tàu ở Hải Phòng .
 HS khác bổ sung , giáo viên sửa chữa bổ sung hoàn thiện .
4.Hải phòng là trung tâm du lịch 
	Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm .
Bước 1: HS dự vào vốn hiểu biết của mình trả lời câu hỏi :
	?Hải phòng có những điều kiện thuận lợi nào để phát triển ngành du lịch ?
Bước 2: Đại diện các nhóm len báo cáo kết quả .
	GV hoàn thiện câu trả lời của HS .
5. Củng cố dặn dò 
 HS đọc mục ghi nhớ .
Gv nhận xét tiết học .
Lịch sử 
Nước ta cuối thời trần 
I. mục đích yêu cầu 
1.Kiến thức : Các biểu hiện suy yếu của nhà Trần cuối thế XIV
2. Kĩ năng : Vì sao nhà hồ thay nhà Trần .
3. Thái độ : Có ý thức tìm hiểu lịch sử của dân tộc.
II. đồ dùng học tập 
 Phiéu học tập của HS
III. các hoạt động dạy học 
A- Kiểm tra bài cũ:
B - Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hoạt động 1: Thảo theo nhóm 
GV phát phiếu học tập cho các nhóm .Nội dung phiéu :
-Vua quan nhà Trần sống như thế nào ?
-Những kẻ có quyền thế đối với dân như thế nào ?
-Cuộc sống của nhân dân như thế nào ?
-Thái độ phản ứng của nhận dân với triều đình như thế nào ?
_nguy cơ ngoại xâm như thế nào ?
-HS đại diện các nhóm lên trả lời .
Hoạt động 2 : Làm việc cả lớp 
Gv đặt câu hỏi : 
+ Hồ Quý Li là ngời như thế nào ?
+Ông đã làm gì ?
+Hành đông truất quyền vua của Hồ Quý Ly có hợp lòng dân không ? .
HS nêu ý kiến của mình 
Kết luận : 
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Tìm hiểu thêm về thời nhà Trần .
 Đạo đức
Bài 9: kính trọng và biết ơn người lao động
I. Mục tiêu
 - HS nhận thức được vai trò quan trọng của người lao động.
 - Biết bày tỏ sự kính trọng và biết ơn đối với những người lao động .
 - GD học sinh lòng yêu lao động .
II . Đồ dùng dạy học 
- SGK đạo đức 4.
- Đồ dùng để chơi đóng vai.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
A. KTBC: 
B. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 
2. Hoạt động 1: Thảo luận lớp ( truyện buổi học đầu tiên , SGK)
Mục tiêu: Nhận thức được vai trò quan trọng của người lao động .
Cách tiến hành :
 - GV kể chuyện , một học sinh đọc lại truyện 
- HS thảo luận hai câu hỏi trong sách giáo khoa .
HS trình bày kết quả thảo luận .
Lớp nhận xét .
GV nhận xét , Kết luận: Cần phải kính tròng người lao động, dù là những người lao động bình thường nhất.
3.Hoạt động 2: Thảo luận theo cặp đôi (Bài tập 1)
Mục tiêu: HS nhận biết được người lao động chân chính trong xã hội .
Cách tiến hành :
	-HS nêu yêu cầu bài tập .
	-Các nhóm thảo luận .
	-Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả . 
	-Cả lớp trao đổi , tranh luận .
	-GV kết luận : 
 3.Hoạt động 3:Thảo luận nhóm (bài tập 2)
Mục tiêu:HS nhận biết được các nghề và ích lợi của nó với con người .
Cách tiến hành : 
	-GV chia nhóm , giao nhiệm vụ cho nhóm thảo luận và đóng vai một số tình huống .
-Các nhóm thảo luận ,chuẩn bị đóng vai.
	-Một số nhóm lên đóng vai .
	-Lớp thảo luận : cách ứng xử trong mỗi tình huống như vậy có phù hợp chưa ?Vì sao? Ai có cách ứng xử khác ?
	-GV nhận xét , đánh giá .
4.Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
 - Thực hiện nội dung học vào cuộc sống .
Kĩ thuật
 Gieo hạt giống rau, hoa.(tiết 1)
i. mục tiêu
 -Biết được các bước và yêu cầu của từng bước gieo hạt rau , hoa.
-Làm được công việc gieo hạt trên luống hoặc trong bầu đất .
-Có ý thức tiết kiệm hạt giống , yêu thích lao động .
ii. Đồ dùng dạy họC
 Vật liệu và dụng cụ :
-một số loại hạt giống rau , hoahoặc đậu .
Túi bầu hoặc hộp nhựa , hộp sắt .., đất .
-Dầm xới , cuốc , bát đựng hạt giống .
iii. các hoạt động dạy học 
A. KTBC
B. dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 
2. Hoạt động 1 GV hướng dẫn HS tìm hiểu quy trình kĩ thuật gieo hạt .
 -GV yêu cầu HS đọc nội dung bài học trong SGK.
 -GV hỏi: Nêu quy trình kĩ thuật gieo hạt .
	? Tại sao phải chọn hạt giống , làm nhỏ đất trước khi gieo hạt ?
 -GV nhân xé và bổ sung .
 HS nhắc lại các điều kiện để hạt nảy mầm .
GV nêu các bước gieo trồng .
GV nhận xé và giải thích thêm .
3. Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn thao tác kĩ thuật 
GV dùng bầu đất để hướng dẫn thao tác kĩ thuật chuẩn bị và gieo hạt .
HS nhắc lại quy trình kĩ thuật gieo hạt .
GV hướng dẫn từng thao tác kĩ thuật .
1, 2 HS thực hiện lại thao tác kĩ thuật , lớp quan sát , nhận xét .
4. Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét tiết học 
- HS thực hành thao tác kĩ thuật gieo hạt rau , hoa.
Kĩ thuật
 Gieo hạt giống rau, hoa( tiết 2)
i. Mục tiêu 
 Nội dung như tiết 1
ii. đồ dùng dạy học 
 Như tiết 1
iii. các hoạt động dạy học 
A. KTBC
B. dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 
2.Hoạt động 3: HS thực hành gieo hạt giống rau , hoa.
Gv tổ chức cho HS gieo hạt trong bầu đất , hộp đất .
Gv kiểm tra sự chuẩn bị vật liệu , dụng cụ thực hành của học sinh .
1,2 HS nhác lại các bước gieo hạt 
GV nêu thời gian và nhiệm vụ : Gieo hạt trong bầu đất hoặc hộp đất thao quy trình . 
Gv chia nhóm và phân nơi làm việc .
GV lưu ý HS khi thực hành : 
+ thực hành đúng vị trí được phân công .
+ Thực hiện đúng các thao tác theo quy trình kĩ thuật .
+Chú ý đảm bảo an toàn khi lao động .
Cac nhóm phân công công việc cho từng thành viên .
HS thực hành gieo hạt .
HS dán vào bầu đất , hộp đất đã gieo hạt và để vào nơi quy định .
3. Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập 
 GV đưa ra tiêu chuẩn đánh giá :
Chuẩn bih đầy đủ vật liệu , dụng cụ lao động .
Gieo hạt cách đều , phủ đất và tưới nước đúng cách .
Hoàn thành đúng thời gian .
GV nhận xét , đánh giá kết quả .
4. Nhận xét - Dặn dò
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập của HS.
- Hướng dẫn HS đọc trước bài mới và chuẩn bị vật liệu, dụng cụ theo SGK để học bài “ Trồng cây rau , hoa".

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 19.doc