Giáo án Lớp 4 - Tuần 19 - Năm học 2008-2009 - Lê Quang Trung

Giáo án Lớp 4 - Tuần 19 - Năm học 2008-2009 - Lê Quang Trung

I. Mục tiêu

- Đọc đúng các từ ngữ, các câu, đoạn, bài, đọc liền mạch các tên riêng. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng khá nhanh.

- Hiểu các từ ngữ mới trong bài: Cẩu Khây, tinh thông, yêu tinh.

- Hiểu nội dung phần đầu của truyện: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây.

II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài đọc

III. Các hoạt động dạy - học

 A. Mở đầu: Giới thiệu các chủ điểm SGK TV tậpII

 B. Bài mới

1. Giới thiệu bài: Dùng tranh minh hoạ

2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài

 a. Luyện đọc

- Yêu cầu HS đọc, chia đoạn.

- Cho HS luyện đọc theo đoạn.

 - GV viết các tên riêng lên bảng cho HS luyện đọc

- Giúp HS hiểu các từ mới, từ khó trong bài.

- Cho HS luyện đọc theo cặp 1HS đọc, lớp nêu cách chia đoạn

 (5 đoạn).

HS tiếp nối nhau luyện đọc theo đoạn (chú ý phát âm đúng: Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước,

HS luyện đọc theo cặp. 1 HS đọc cả bài.

 

doc 15 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1011Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 19 - Năm học 2008-2009 - Lê Quang Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19
Thứ hai ngày 12 tháng 1 năm 2009
Tiết 2: TẬP ĐỌC
Bốn anh tài
I. Mục tiêu
- Đọc đúng các từ ngữ, các câu, đoạn, bài, đọc liền mạch các tên riêng. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng khá nhanh.
- Hiểu các từ ngữ mới trong bài: Cẩu Khây, tinh thông, yêu tinh. 
- Hiểu nội dung phần đầu của truyện: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài đọc
III. Các hoạt động dạy - học
 A. Mở đầu: Giới thiệu các chủ điểm SGK TV tậpII
 B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: Dùng tranh minh hoạ
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
 a. Luyện đọc
- Yêu cầu HS đọc, chia đoạn.
- Cho HS luyện đọc theo đoạn.
 - GV viết các tên riêng lên bảng cho HS luyện đọc
- Giúp HS hiểu các từ mới, từ khó trong bài.
- Cho HS luyện đọc theo cặp
1HS đọc, lớp nêu cách chia đoạn
 (5 đoạn). 
HS tiếp nối nhau luyện đọc theo đoạn (chú ý phát âm đúng: Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước,
HS luyện đọc theo cặp. 1 HS đọc cả bài.
GV đọc diễn cảm toàn bài: Giọng khá nhanh
b. Tìm hiểu bài
Cho HS đọc thầm từng đoạn, cả bài, TLCH
Ý 1: Sức khoẻ và tài năng của Cẩu Khây
Yêu cầu HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi 1 và 2 SGK
Đọc thầm đoạn 1 và 2, trả lời.
Cẩu Khây ăn chín chõ xôi 10 tuổi sức bằng trai 18võ nghệ tinh thông diệt ác. 
Ý 2: Cẩu Khây cùng các bạn diệt trừ yêu tinh
Yêu cầu HS trả lời câu hỏi 3 và 4
Đọc thầm các đoạn còn lại, trả lời:
 diệt yêu tinh cùng 3 người bạn
Nắm Tay Đóng Cọc: dùng tay làm vồ đóng cọc,
Lấy Tai Tát Nước: lấy vành tai tát nước lên thửa ruộng cao bằng mái nhà,
Cho HS nêu nội dung của bài – GV chốt, ghi bảng (như mục I)
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm
- Cho HS đọc lại truyện.
- GV hướng dẫn để HS có giọng đọc phù hợp với diễn biến của truyện.
- Hướng dẫn HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn 1 và 2.
5 HS tiếp nối nhau đọc 5 đoạn của truyện.
Nghe GV hướng dẫn
Luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn 1 và 2
3. Củng cố: Nội dung bài.
 Nhận xét tiết học.
	__________________________________________________
Tiết 3: TOÁN
Ki - lô - mét vuông
I. Mục tiêu. Giúp HS rèn kĩ năng:
- Hình thành biểu tượng về đơn vị đo diện tích ki – lô – mét vuông.
- Biết đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị đo ki – lô – mét vuông.
 biết 1 km2 = 1000000 m2 và ngược lại.
- Biết giải đúng một số bài toán có liên quan đến các đơn vị đo diện tích: cm2; dm2 m2 và km2 
II. Đồ dùng dạy học: Tranh một cánh đồng.
II. Các hoạt động dạy - học
1. Giới thiệu ki – lô – mét vuông
- GV giới thiệu khi nào người ta dùng 
ki - lô - mét vuông để đo diện tích.
- Giới thiệu về định nghĩa ki - lô - mét vuông.
Nắm được: ki lô mét vuông dùng để đo những diện tích lớn: thành phố, khu rừng,
Là diện tich hình vuông có cạnh dài là 1 km
GV giới thiệu cách đọc, cách viết ki – lô – mét vuông
Giới thiệu 1 km2 = 1000000 m2 
2. Thực hành 
Bài 1: 
Cho HS xác định yêu cầu của bài tập, tự làm bài, nêu kết quả
 GV chốt: chú ý lỗi thường gặp khi đọc, viết.
Bài 2: 
Cho HS tự làm vào vở
GV chữa bài, nhấn mạnh lỗi thường mắc khi đổi các số đo diện tích.
Bài 3: Yêu cầu HS tự làm và trình bày lời giải.
GV chấm, chữa bài.
Bài 4: Yêu cầu HS đọc kĩ đề, tự làm.
Nếu HS gặp khó khăn, GV hướng dẫn HS 
HS tự đọc, viết vào vở
Trình bày kết quả.
Lớp nhận xét.
921 km2 
Năm trăm linh chín ki- lô - mét vuông
Làm vào vở, nêu kết quả
32 m2 49 dm2 = 3249 dm2
2000000 m2 = 2 km2 
Diện tích khu rừng hình chữ nhật là: 
 3 2 = 6 (km2 )
 Đáp số: 6 km2 
Suy nghĩ, tự làm, kết quả:
a. 40 m2 
b. 330991 km2 
 3. Củng cố: Nội dung bài - Nhận xét tiết học.
	 _________________________________________________
Tiết 4: CHÍNH TẢ
Nghe viết: Kim tự tháp Ai Cập
I. Mục tiêu: 
- HS nghe - viết chính tả, trình bày đúng đoạn văn: Kim tự tháp Ai Cập
- Làm đúng các bài tập phân biệt những từ ngữ có âm dễ lẫn: s / x
II. Đồ dùng dạy học
2 bảng phụ viết nội dung bài tập 2
III. Các hoạt động dạy - học
 A. Mở đầu: Nhận xét kết quả HK I
 B. Bài mới
1. Giới thiệu bài – Nêu yêu cầu của tiết học
2. Hướng dẫn HS nghe viết
- GV đọc bài chính tả
Đoạn văn nói lên điều gì?
- Cho HS đọc thầm, nêu các từ ngữ cần viết hoa, từ ngữ dễ viết sai, chọn 1 số từ cho HS luyện viết đúng.
- GV đọc cho HS viết bài.
- Chấm, nhận xét 1 số bài
Lớp theo dõi SGK
Ca ngợi kim tự tháp là công trình vĩ đại
Đọc thầm, ghi nhớ chính tả
Chú ý các từ: kiến trúc, hành lang, nhằng nhịt, giếng sâu,
Viết bài vào vở.
Đổi vở, soát lỗi.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 2: GV nêu yêu cầu của bài
Treo bảng phụ, mời 2 nhóm thi tiếp sức.
GV cùng lớp nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 3a: 
Cho HS xác định yêu cầu rồi tự làm bài
Gọi 2 HS lên bảng chữa bài + đọc kết quả. GV nhận xét.
Đọc thầm đoạn văn, làm bài vào vở BT.
Lời giải:
 sinh vật, biết, biết, sáng tác, tuyệt mĩ, xứng đáng.
Từ ngữ viết đúng chính tả
Từ ngữ viết sai chính tả
sáng sủa, sản sinh, sinh động,..
sắp sếp, tinh sảo, bổ xung,
4. Củng cố: Nhận xét tiết học.
Yêu cầu HS ghi nhớ chính tả phần luyện tập
	________________________________________________________
Thứ ba ngày 13 tháng 1 năm 2009
Tiết 1: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Chủ ngữ trong câu kể “Ai làm gì?”
I. Mục tiêu. Giúp HS:
- Hiểu cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ trong câu kể “ Ai làm gì?”
- Xác định được bộ phận chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì?
- Đặt câu có chủ ngữ cho sẵn.
II. Đồ dùng dạy học: 
Bảng phụ viết đoạn văn ở phần Nhận xét
Bảng phụ viết đoạn văn BT 1 
III. Các hoạt động dạy - học
 A. KTBC: Câu kể “Ai làm gì?”gồm mấy bộ phận? Là những bộ phận nào?
 B. Bài mới
1. Giới thiệu bài – Nêu yêu cầu của tiết học.
2. Phần Nhận xét.
Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung BT
Treo bảng phụ .
Gọi HS lên bảng, mỗi em thực hiện 1 yêu cầu. 
Chủ ngữ trong kiểu câu Ai làm gì? do loại từ ngữ nào tạo thành?
Đọc nội dung + yêu cầu, trao đổi theo cặp 3 yêu cầu. Kết quả:
Câu 1, 2, 3, 5, 6 là các câu kể “Ai làm gì?”
VD: Thắng mếu máo nấp vào sau lưng Tiến.
CN: Thắng ( DT): chỉ người
 do danh từ và cụm danh từ tạo thành.
3. Ghi nhớ: 
- Gọi HS đọc Ghi nhớ SGK
- Gọi HS phân tích 1 VD minh hoạ cho nội dung ghi nhớ.
4. Luyện tập
Bài tập 1: 
- Tổ chức tương tự như phần Nhận xét
Bài tập 2: 
- Yêu cầu HS tự đặt câu với các từ ngữ đã cho làm chủ ngữ.
- Gọi HS làm miệng, nhận xét.
Bài tập 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Cho HS quan sát bức tranh 
- Gọi 1 HS khá , giỏi làm mẫu sau đó cho lớp tự làm vào vở BT
HS làm bài, chữa bài. Kết quả:
a. Câu 3, 4, 5, 6, 7
b. CN: chim chóc, thanh niên, phụ nữ, em nhỏ, các cụ già
Đọc yêu cầu, tự làm
VD:
Mẹ em đi cấy.
Đọc yêu cầu, quan sát tranh minh hoạ 
1 HS làm mẫu: nói 2, 3 câu về hoạt động của mỗi người và vật được miêu tả trong tranh.
Tiếp nối nhau đọc đoạn văn của mình.
3. Củng cố: Nhắc lại nội dung ghi nhớ.
 Nhận xét tiết học.
	________________________________________________________
Tiết 2: KHOA HỌC
Tại sao có gió?
I. Mục tiêu. Sau bài học, HS biết:
- Làm thí nghiệm chứng minh không khí chuyển động tạo thành gió.
- Giải thích tại sao có gió?
- Giải thích tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền, ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển.
II. Đồ dùng dạy học
H 74, 75 SGK
Chong chóng, hộp đối lưu, vài nén hương, nến, diêm
III. Các hoạt động dạy - học.
 A. KTBC: Nêu vai trò của không khí đối với sự sống của người, ĐV, TV
 B. Bài mới
1. Giới thiệu bài – Nêu yêu cầu của tiết học
2. Nội dung
*Hoạt động 1: Chơi chong chóng
 Mục tiêu: ý 1 mục I.
- Chia nhóm, giao nhiệm vụ :
+ Nhóm trưởng điều khiển nhóm chơi
+ Tìm hiểu khi nào chong chóng quay, không quay, quay nhanh, quay chậm.
Nhóm trưởng điều khiển cả nhóm chơi:
+ Xếp hàng đối diện quan sát xem chong chóng có quay không?
+ Làm thế nào để chong chóng quay?
 Cho các nhóm báo cáo, GV kết luận: Gió thổi làm cho chong chóng quay.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân gây ra gió
Mục tiêu: ý 2 mục I
- GV chuẩn bị đồ dùng, chia nhóm, nêu yêu cầu thí nghiệm và thảo luận
- GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm.
- Cho các nhóm trình bày, GV kết luận
Các nhóm làm thí nghiệm và thảo luận theo nhóm các câu hỏi gợi ý SGK
Đại diện các nhóm trình bày kết quả
Kết luận: Không khí chuyển động tạo thành gió.
 * Hoạt động 3: Tìm hiểu nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí trong tự nhiên
Mục tiêu: ý 3 mục I
- Yêu cầu HS thảo luận theo cặp câu hỏi ở mục 3
- Cho HS trả lời, GV kết luận
Quan sát, đọc thông tin “ Bạn cần biết” và hoạt động 2 để trả lời câu hỏi.
HS trả lời
GV nhận xét, kết luận: Sự chênh lệch nhiệt độ vào ban ngày và ban đêm giữa biển và đất liền đã làm cho chiều gió thay đổi giữa ngày và đêm.
3. Củng cố: Nội dung ôn tập
 Nhận xét tiết học.
__________________________________________________________________
Tiết 3: TOÁN
Luyện tập 
I. Mục tiêu: Giúp HS rèn kĩ năng:
- Chuyển đổi các đơn vị đo diện tích.
- Tính toán và giải bài toán có liên quan đến diện tích theo đơn vị đo ki - lô - mét vuông.
II. Các hoạt động dạy - học
 A. KTBC : Đọc, viết 1 vài số đo diện tích.
 B. Thực hành luyện tập
Bài 1: 
Yêu cầu HS đọc kĩ từng câu, tự làm bài, chữa bài.
GV nhận xét.
Bài 2: Cho HS làm vào vở.
Lưu ý: Cần đổi về cùng đơn vị đo khi thực hiện phép tính với số đo đại lượng
Bài 3: 
Hướng dẫn HS hỏi - đáp để thực hiện bài tập theo cặp.
GV nhận xét.
Bài 4: 
Gọi HS đọc đề, lập kế hoạch giải.
Cho HS tự làm bài, GV chấm chữa bài
Bài 5:Yêu cầu HS quan sát biểu đồ.
Gọi HS trình bày lời giải.
Lớp + GV nhận xét, chốt đáp án đúng
C. Củng cố: Nội dung luyện tập
 Nhận xét tiết học
HS tự làm bài, chữa bài. VD:
 530 dm2 = 53000 cm2;
 84600 cm2 = 846 dm2 
HS làm bài, chữa bài.
 b. 8000 m = 8 km
 Vậy diện tích khu đất là:
 8 2 = 16 ( km2)
Hỏi - đáp theo cặp. VD:
Thành phố nào có diện tích lớn nhất?
Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích lớn nhất.
Suy nghĩ, làm bài vào vở
Đáp số: 3 km2 
Quan sát biểu đồ, trả lời:
a. Thành phố Hà Nội có mật độ dân số lớn nhất.
b. Mật độ dân số Thành phố Hồ Chí Minh gấp đôi mật độ dân số Hải Phòng.
	_______________________________________________________
Tiết 4: KỂ CHUYỆN
Bác đánh cá và gã hung thần
I. Mục tiêu
1. Rèn kĩ năng nói:
- HS biết thuyết minh nội dung mỗi tranh bằng 1, 2 câu, kể lại được câu chuyện, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên
- Nắm được nội dung câu chuyện: Ca ngợi bác đánh cá thông minh
 Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa truyện.
2. Rèn kĩ năng nghe:
- Chăm chú nghe GV kể, nhớ cốt t ... bằng Nam Bộ.
- Cho HS báo cáo kết quả. 
GV chốt + liên hệ
- Cho HS thực hành trên bản đồ địa lí Việt Nam
Dựa vào SGK + vốn hiểu biết của mình để thảo luận. Đại diện các nhóm trình bày kết quả:
 do hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp lên, đây là đồng bằng lớn nhất cả nước,
Tìm và chỉ vị trí đồng bằng Nam Bộ, Đồng Tháp Mười, Kiên Giang,
b. Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân: quan sát SGK và trả lời câu hỏi mục 2
Nêu đặc điểm của sông Mê Công?
- Cho HS thảo luận cả lớp: Vì sao ở đồng bằng Nam Bộ người dân không đắp để ven sông? Tác dụng của sông? Người dân làm gì để khắc phục tình trạng thiếu nước vào mùa khô?
- Giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
Trình bày kết quả, chỉ vị trí các sông lớn và một số kênh rạch của đồng bằng Nam Bộ trên bản đồ.
 1 trong những sông lớn trên thế giới,2 nhánh sông đổ ra biển bằng chín cửa nên có tên gọi là Cửu Long.
 qua mùa lũ đồng bằng được bồi thêm một lớp phù sa màu mỡ.
 xây dựng hồ lớn, đào nhiều kênh rạch,
3. Củng cố: Nội dung bài
 GV nhận xét tiết học.
	_________________________________________________________
Thứ năm ngày 15 tháng 1 năm 2009
Tiết 1: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Mở rộng vốn từ: Tài năng
I. Mục tiêu. Giúp HS:
- Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ theo chủ điểm trí tuệ, tài năng.
- Biết sử dụng các từ đã học để đặt câu và ghi nhớ các từ đó.
- Hiểu nghĩa của các từ đã học, nghĩa của một số câu tục ngữ gắn với chủ điểm. Có khả năng sử dụng các câu tục ngữ được học.
II. Đồ dùng dạy học
Vở BT TV
III. Các hoạt động dạy - học
 A. KTBC: Nhắc lại nội dung ghi nhớ của tiết LTVC trước.
 B. Bài mới
1. Giới thiệu bài – Nêu yêu cầu của tiết học
2. Hướng dẫn HS làm BT
Bài tập 1: 
- Chia nhóm, yêu cầu HS đọc thầm, trao đổi, chia nhanh các từ có tiếng “ tài” vào 2 nhóm
- Cho HS trình bày, GV chốt lời giải.
Bài tập 2: GV nêu yêu cầu.
Gọi HS tiếp nối nhau đọc câu của mình.
GV nhận xét, sửa lỗi về câu.
Bài tập 3:
Cho HS thảo luận theo cặp rồi phát biểu ý kiến.
GV cùng lớp nhận xét, kết luận ý kiến đúng.
Bài tập 4: 
Giúp HS hiểu được nghĩa bóng của từng câu tục ngữ
Đọc yêu cầu, nội dung bài tập
Trao đổi, nêu kết quả:
a: tài hoa, tài giỏi, tài nghệ, tài ba, tài năng
b: tài nguyện, tài trợ, tài sản
Tự đặt câu với 1 từ ở BT 1
VD: Nguyễn Tuân là một nhà văn tài hoa.
1 HS đọc yêu cầu của BT
Câu a và c ca ngợi tài trí của con người.
HS đọc yêu cầu và giải thích theo ý hiểu của mình.
Người ta là hoa đất: Nêu nhận định chính xác về con người với những tài năng và sự thông minh của mình.
5. Cñng cè: Néi dung bµi 
 Nhận xÐt tiết học
__________________________________________________________
Tiết 2: KHOA HỌC
Gió nhẹ, gió mạnh. Phòng chống bão
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
- Phân biệt gió nhẹ, gió khá mạnh, gió to, gió dữ.
- Nói về những thiệt hại do dông, bão gây ra và cách phòng, chống bão.
II. Đồ dùng dạy học
Hình T76, 77 SGK
Phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy học 
 A. KTBC: Giải thích tại sao có gió?
 B. Bài mới
1. Giới thiệu bài – Nêu yêu cầu của tiết học
2. Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về một số cấp gió
Mục tiêu: ý 1 mục I
- Cho HS đọc SGK về người đầu tiên nghĩ ra cách phân chia sức gió thổi thành 13 cấp độ
- Yêu cầu các nhóm quan sát hình vẽ
và đọc thông tin T76, hoàn thành BT trong phiếu học tập
- Phát phiếu cho các nhóm
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm theo yêu cầu trong phiếu
- Gọi 1số HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét
Đọc SGK, thảo luận trong nhóm, trình bày
cấp 5: gió khá mạnh
Mây bay, cây nhỏ đu đưa,
cấp 9: gió dữ
nhiều mây đen, nhà cửa bị tốc mái,..
cấp 0: không có gió
Cây cỏ đứng im
cấp 7: gió to
Cây lớn đu đưa,
cấp 2: gió nhẹ
bầu trời sáng sủa, nghe thấy tiếng gió rì rào
* Hoạt động 2: Thảo luận về sự thiệt hại của bão và cách phòng chống bão
Mục tiêu: ý 2 mục I
- Yêu cầu HS quan sát hình 5,6, nghiên cứu mục Bạn cần biết T77 để thực hiện mục : “Liên hệ thực tế và trả lời”
- Cho HS trình bày kết quả
Suy nghĩ, trả lời:
Tác hại do bão gây ra: thiệt hại về người và của
Cách phòng chống bão: theo dõi bản tin thời tiết, , tìm cách bảo vệ nhà cửa,
* Hoạt động 3: Trò chơi ‘ Ghép chữ vào hình”
Mục tiêu: Củng cố hiểu biết của HS về các cấp độ của gió
- Cho HS vẽ lại 4 hình minh hoạ các cấp độ của gió, viết lời ghi chú vào các tấm phiếu rời.
Vẽ hình, thi nhau gắn chữ vào hình cho phù hợp, nhóm nào làm nhanh, đúng là nhóm thắng cuộc.
3. Củng cố: Nội dung bài - nhận xét tiết học
	________________________________________________________
Tiết 4: TOÁN
Diện tích hình bình hành
I. Mục tiêu. Giúp HS:
- Hình thành công thức tính diện tích hình bình hành.
- Bước đầu biết vận dụng công thức tính diện tích hình bình hành để giải các bài toán có liên quan
II. Đồ dùng dạy học
Mỗi HS chuẩn bị 2 hình bình hành bằng giấy như nhau, kéo, giấy ô li, ê ke
GV: phấn màu, thước kẻ
II. Các hoạt động dạy - học
 A. KTBC: Nêu đặc điểm của hình bình hành.
 B. Bài mới
1. Giới thiệu bài – Nêu yêu cầu của tiết học
2. Hình thành công thức tính diện tích hình bình hành.
- Tổ chức trò chơi cắt ghép hình
Diện tích hình chữ nhật ghép đươc như thế nào so với diện tích của hình bình hành?
- Cho HS tính diện tích hình chữ nhật
- Giới thiệu cạnh đáy và cách kẻ đường cao của hình bình hành.
- Yêu cầu HS đo chiều cao, cạnh đáy của HBH và so sánh với chiều rộng và chiều dài của HCN
- Yêu cầu HS nêu cách tính diện tích HBH
HS thực hành cắt ghép
Diện tích hình chữ nhật bằng diện tích hình bình hành.
HS tính diện tích hình của mình.
Kẻ đường cao của hình bình hành.
So sánh, nêu: chiều cao HBH bằng chiều rộng HCN
cạnh đáy HBH bằng chiều dài HCN
Phát biểu quy tắc SGK S = a x h
3. Luyện tập
Bài 1: Cho HS nêu yêu cầu của bài
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi 3 HS báo cáo kết quả tính trước lớp.
- GV nhận xét bài làm của HS.
Bài 2: Yêu cầu HS tự tính diện tích HBH và HCN sau đó so sánh diện tích của 2 hình.
Bài 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- Cho HS tự làm bài.
- GV chấm, chữa bài.
Tính diện tích của hình bình hành.
Áp dụng công thức để tính.
Kết quả: 45 cm2 ; 52 cm2; 63 cm2 
Tính và rút ra nhận xét:
Hai hình có diện tích bằng nhau.
1 HS đọc 
Lớp làm bài vào vở. Kết quả: 
a. 1360 cm2 
4. Củng cố: Nội dung bài - Nhận xét tiết học.
_______________________________________________________
Thứ sáu ngày 16 tháng 1 năm 2009
Tiết 1: TẬP LÀM VĂN
Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật
I. Mục tiêu
- Củng cố nhận thức về hai kiểu kết bài (mở rộng và không mở rộng) trong bài văn miêu tả đồ vật.
- Thực hành viết kết bài mở rộng cho một bài văn miêu tả đồ vật
II. Đồ dùng dạy học
Bút dạ, một số tờ giấy trắng để HS làm BT2
III. Các hoạt động dạy - học
 A. KTBC: 2 HS đọc lại đoạn mở bài (trực tiếp và gián tiếp) cho bài văn tả cái bàn học.
 B. Bài mới
1. Giới thiệu bài – Nêu yêu cầu của tiết học
2. Híng dÉn HS luyện tập
Bài tập 1: 
- Cho HS nhắc lại kiến thức về 2 cách kết bài đã học.
- Yêu cầu HS đọc thầm bài, suy nghĩ.
- Cho HS phát biểu.
GV và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- GV chốt về 2 cách kết bài.
Bài tập 2: 
- Yêu cầu lớp suy nghĩ, chọn đề bài.
- Cho HS làm vào vở BT.
Phát giấy và bút dạ cho 1 số HS.
- Gọi HS đọc bài viết của mình
- GV cùng lớp nhận xét, bình chọn kết bài hay nhất trên phiếu, cho điểm.
1 HS đọc nội dung bài tập, cả lớp theo dõi SGK.
Nhắc lại 2 cách kết bài trong bài văn KC
Đọc thầm bài: “Cái nón”, suy nghĩ, kết quả:
a. “Má bảoméo vành”
b. Kết bài mở rộng
1 HS đọc các đề bài
1 số em phát biểu cách chọn đề
Mỗi em viết 1 đoạn kết theo kiểu mở rộng cho bài văn miêu tả đồ vật mình chọn.
Tiếp nối nhau đọc bài viết
Những HS làm bài trên giấy, dán bài lên bảng, đọc đoạn kết đã viết.
5. Củng cố: Nội dung bài - Nhận xét tiết học
	________________________________________________________
Tiết 2: TOÁN
Luyện tập
I. Mục tiêu. Giúp HS:
- Hình thành công thức tính chu vi của hình bình hành.
- Biết vận dụng công thức tính chu vi và tính diện tích của hình bình hành để làm các bài tập có liên quan.
II. Các hoạt động dạy - học
 A. KTBC: Nêu công thức tính diện tích hình bình hành và áp dụng làm 1 số VD
 B. Bài mới
1. Giới thiệu bài – Nêu yêu cầu của tiết học
2. Thực hành
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu
Cho HS nhận dạng hình sau đó lên chỉ các cặp cạnh đối diện trong từng hình.
Hình chữ nhật có phải là HBH không? Vì sao?
Bài 2: Cho HS tự làm rồi nêu kết quả từng trường hợp. 
GV nhận xét, kết luận 
Bài 3: 
GV vẽ HBH lên bảng, giới thiệu các cạnh a,b của HBH, viết công thức tính chu vi HBH: 
 P = (a + b) 2
Cho HS áp dụng để tính và nêu kết quả
Bài 4: 
Cho HS đọc đề, tóm tắt, giải vào vở.
Gọi 1 HS lên bảng chữa bài.
Nêu yêu cầu, 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu. VD:
AB đối diện với DC;  
Có. Vì HCN có 2 cặp cạnh song song và bằng nhau.
Vận dụng công thức tình diện tích HBH để viết kết quả vào ô trống.
 182 dm2; 368 m2 
HS theo dõi, vài HS nhắc lại công thức, diễn đạt bằng lời.
a. P = ( 8 + 3) 2 = 22 cm
Đọc đề, tóm tắt, tự giải
 Đáp số: 1000 dm2 
3. Củng cố: Nội dung bài
 Nhận xét tiết học
	________________________________________________________
Tiết 4: LỊCH SỬ
 Nước ta cuối thời Trần
I. Mục tiêu. Học xong bài này, HS biết:
- Các biểu hiện suy yếu của nhà Trần (vào giữa thế kỉ XIV)
- Vì sao nhà Hồ thay nhà Trần.
II. Đồ dùng dạy học
 Phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy - học
1. Giới thiệu bài – Nêu yêu cầu của tiết học
2. Nội dung
a. Tình hình nước ta dưới thời nhà Trần ( nửa sau thế kỉ XIV )
- Chia nhóm, giao phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS đọc nội dung SGK và thảo luận. 
- Tổ chức cho HS dựa vào kết quả thảo luận nhóm, trình bày tình hình nước ta dưới thời nhà Trần.
- GV kết luận
HS các nhóm thảo luận, nêu:
Vua quan ăn chơi sa đoạ.
Những kẻ có quyền thế ngang nhiên vơ vét của dân để làm giàu.
Cuộc sống của nhân dân càng thêm cơ cực
Nhân dân đã phải nổi dậy đấu tranh.
b. Nhà Hồ thay thế nhà Trần.
- Tổ chức cho HS thảo luận:
+ Hồ Quý Ly là người như thế nào?
+ Ông đã làm gì?
+ Hành động truất quyền vua của Hồ Quý Ly có hợp lòng dân không? Vì sao?
HS thảo luận, trả lời:
Hành động truất quyền vua là hợp lòng dân vì các vua cuối thời Trần chỉ lo ăn chơi sa đoạ, làm cho tình hình đất nước ngày càng xấu đi, Hồ Quý Ly đã có nhiều cải cách tiến bộ.
3. Củng cố: - Nội dung bài
 - Nhận xét tiết học.
	_________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docT 19 TRUNG.doc