Giáo án Lớp 4 - Tuần 19 - Năm học 2011-2012 (Chuẩn kiến thức)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 19 - Năm học 2011-2012 (Chuẩn kiến thức)

I Mục tiêu:

- Biết ki- lô- mét vuông là đơn vị đo diện tích

- Đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị ki- lô- mét vuông

- Biết 1km2 = 1000000 m2

- Bước đầu biết chuyển đổi từ Km2 sang m2 và ngược lại. Làm được các BT1, 2, 4b

.Cập nhật thông tin diện tích Thủ đô Hà Nội (năm 2009) trên mạng: 3 324 ki-lô-mét vuông.

II Đồ dùng dạy học: - HS: bảng con

III Các hoạt động dạy học:

1Bài cũ: Nhận xét bài kiểm tra học kì 1

2Bài mới: Giới thiệu bài

 

doc 16 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 18/01/2022 Lượt xem 429Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 19 - Năm học 2011-2012 (Chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19 
Thứ hai ngày 9/1/2012
 Tập đọc: Tiết 37
Bốn anh tài
Sgk/4 -TGDK: 35 phút
I Mục tiêu:
- HS đọc đúng, rành mạch; bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tài năng, sức khỏe của bốn cậu bé 
- Hiểu nội dung: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây.
- Giáo dục HS có ý thức đem tài năng, sức khỏe giúp mọi người
* KN:
-Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân
-Hợp tác
-Đảm nhận trách nhiệm
II Đồ dùng dạy học: - GV: bảng phụ
III Các hoạt động dạy học:
1Bài cũ: Không kiểm tra
2Bài mới: Mở đầu: Giới thiệu năm chủ điểm - Xem tranh. Nêu mục đích của từng chủ điểm. HS quan sát và nêu nội dung tranh SGK/4. GV giới thiệu bài
*Hoạt động 1: Luyện đọc
- 1HS đọc toàn bài. Gv nhận xét, chia đoạn: 5 đoạn.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn - 2,3 lượt. Gv kết hợp sửa lỗi phát âm, cách đọc. 
- HS luyện đọc đoạn. Gv giải nghĩa từ mới.
- HS luyện đọc theo cặp, 2 em đọc cả bài. Gv đọc mẫu toàn bài.
*Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
- HS đọc đoạn 1, 2 và trả lời câu hỏi 1,2/ Sgk, nhận xét, bổ sung
- GV chốt ý đúng: Cẩu Khây ăn một lúc hết 9 chỏ xôi. 10 tuổi sức đã bàng trai 18. 15 tuổi tinh thông võ nghệ. Yêu tinh xuất hiện, bắt người và xúc vật khiến làng bàn tan hoang
-HS đọc 3 đoạn còn lại, trả lời câu hỏi 3,4/sgk, nhận xét, bổ sung
- GV chốt ý đúng: Cẩu Khây cùng ba người bạn. Nắm Tay Đóng Cọc dùng tay làm vồ đóng cọc. Tai Tác Nước dùng tai để tác nước. Món Tay Đục Máng có thể đục gỗ thành lòng máng dẫn nước vào ruộng
- HS rút ra nội dung bài học. 
*Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm
- GV đính bảng phụ đoạn: “Ngày xưa.yêu tinh”
-HS tiếp nối nhau đọc 5 đoạn. GV hướng dẫn để HS tìm giọng đọc của đoạn văn cần đọc
- GV đọc mẫu.HS luyện đọc theo cặp. HS thi đọc.
-HS cùng Gv nhận xét tìm ra bạn có giọng đọc hay nhất tuyên dương
3 Củng cố: Nêu nội dung bài. GD hs biết dùng tài năng và sức khỏe để giúp đỡ mọi người
 Dặn dò: Về nhà học bài và xem bài mới.Nhận xét tiết học
IV Bổ sung:.
..
Toán: Tiết 91
Ki - lô - mét vuông
SGK/99 - TGDK: 45 phút
I Mục tiêu:
- Biết ki- lô- mét vuông là đơn vị đo diện tích
- Đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị ki- lô- mét vuông
- Biết 1km2 = 1000000 m2 
- Bước đầu biết chuyển đổi từ Km2 sang m2 và ngược lại. Làm được các BT1, 2, 4b
.Cập nhật thông tin diện tích Thủ đô Hà Nội (năm 2009) trên mạng: 3 324 ki-lô-mét vuông.
II Đồ dùng dạy học: - HS: bảng con
III Các hoạt động dạy học:
1Bài cũ: Nhận xét bài kiểm tra học kì 1
2Bài mới: Giới thiệu bài
- GV: Để đo diện tích lớn như diện tích thành phố, khu rừng, người ta thường dùng đơn vị đo diện tích ki - lô - mét vuông.
- Gv treo tranh cánh đồng, khu rừng có hình ảnh là một hình vuông cạnh dài 1 km lên bảng cho HS quan sát, hình dung về diện tích của khu rừng hay cánh đồng đó.
- HS nêu kết quả quan sát 
- Gv nhận xét và giới thiệu cho HS biết ki - lô - mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh dài 1 ki - lô - mét.
- Gv hướng dẫn HS cách đọc và viết ki - lô - mét vuông . 
- Gv ghi bảng : ki - lô - mét vuông viết tắt là km2.
- HS nhắc lại (3, 4 em)
- Gv giới thiệu: 1km2 = 1 000000 m2
- HS nhắc lại vài lần.
*Hoạt động 3: Thực hành VBT/9 và SGK/100
Bài 1: Viết số hoặc chữ thích hợp vào chỗ trống
- HS đọc đề
- 1HS lên bảng làm. Lớp làm vào VBT.
- Gv chấm bài, nhận xét.
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
- HS đọc đề, nhắc lại cách đổi đơn vị đo diện tích
- HS làm bảng con. GV kiểm tra kết quả, rèn HS kĩ năng chuyển đổi đơn vị diện tích
Bài 4b: Chọn ra số đo thích hợp chỉ diện tích nước Việt Nam
- HS ghi kết quả vào bảng con
 3 Củng cố: Thế nào là Km- lô- mét vuông. 1Km2 = ? m2
 Dặn dò: Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau
 Nhận xét tiết học
IV Bổ sung:..
..
______________________________________________
Anh văn Cô Hà dạy 
Buổi chiều 
Thể dục Thầy Hải dạy
______________________________________________
Địa lý Tiết 19
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
SGK/113 ; TGDK: 35 phút
I.Mục tiêu :
- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Hải Phòng:
 + Vị trí: ven biển, bên bờ sông Cấm
 + Thành phố cảng, trung tâm công nghiệp đóng tàu, trung tâm du lịch,
- Chỉ được Hải Phòng trên bản đồ (lược đồ).
- Có ý thức tìm hiểu về thành phố cảng Hải Phòng.
II.ĐDDH : GV : Bản đồ, lược đồ Việt Nam và Hải Phòng, bảng phụ, tranh ảnh sưu tầm. Học sinh : Học bài và xem nội dung bài.
III.Các hoạt động dạy và học :
1.Bài cũ: Nhận xét bài kiểm tra định kì.
2.Bài mới : Giới thiệu bài
Hoạt động 1 : Tìm hiểu về thành phố cảng Hải Phòng.
- Yêu cầu hs đọc thông tin về thành phố cảng Hải Phòng, thảo luận nhóm 3 để hoàn chỉnh các thông tin đó =>Theo dõi, kết luận.
 	+ Các loại hình giao thông : đường ô tô, đường sông, đường sắt, đường biển, đường hàng không.Yêu cầu hs xác định vị trí của Hải Phòng trên bản đồ hành chính.
* Giảng : Hải Phòng có phía đông giáp biển Đông, thuận lợi để phát triển giao thông đường biển, là cửa ngõ ra biển của đồng bằng Bắc Bộ.
H : Nêu những điều kiện thuận lợi để Hải Phòng trở thành một cảng biển? (cảng Hải Phòng nằm bên bờ sông Cấm, có nhiều cầu tàu lớn để tàu cập bến, có nhiều bãi rộng và nhà kho để chứa hàng, có nhiều loại phương tiện phục vụ cho chuyên chở và bốc dỡ hàng)
H : Mô tả hoạt động của cảng Hải Phòng? (Thường xuyên có nhiều tàu trong và ngoài nước cập bến; tiếp nhận và vận chuyển một khối lượng hàng hoá lớn)
- Giới thiệu hình 2.
=>Kết luận : Hải Phòng - một thành phố cảng - nằm ở đông bắc đồng bằng Bắc Bộ. 
Hoạt động 2 : Tìm hiểu về ngành công nghiệp quan trọng của Hải Phòng.
-Yêu cầu hs thảo luận nhóm 6, hoàn thành phiếu bài tập :Coâng nghieäp ñoùng taøu ôû Haûi Phoøng
Chieám vò trí quan troïng nhaát.
Teân moät soá nhaø maùy ñoùng taøu : Baïch Ñaèng, cô khí Haï Long, cô khí Haûi Phoøng.
Coâng vieäc chính cuûa nhaø maùy : ñoùng môùi, söûa chöõa caùc phöông tieän ñi bieån.
Teân moät soá saûn phaåm cuûa ngaønh ñoùng taøu : saø lan, ca noâ, taøu ñaùnh caù, taøu du lòch, taøu chở khách.
Giới thiệu hình 3.
=>Kết luận : Hải Phòng là một trung tâm công nghiệp đóng tàu.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu về trung tâm du lịch - Hải Phòng.
-Yêu cầu hs quan sát hình 4; đọc thông tin; trả lời câu hỏi :
+ H : Hải Phòng có những điều kiện thuận lợi nào để phát triển ngành du lịch? (Có bãi biển với nhiều cảnh đẹp và hang động kì thú; các lễ hội; di tích lịch sử và thắng cảnh nổi tiếng cùng với hệ thống khách sạn đủ tiện nghi)
+ H : Cửa biển Bạch Đằng ở Hải Phòng gắn với những sự kiện lịch sử nào?
-Giảng : Đảo Cát Bà với vườn quốc gia Cát Bà đã được thế giới công nhận là khu vực dự trữ sinh quyển vào tháng 3 năm 2005. Hải Phòng đã trở thành trung tâm du lịch nổi tiếng với cái tên : Thành phố hoa phượng đỏ.
=>Kết luận : Hải Phòng là một trung tâm du lịch lớn của nước ta.
3.Củng cố : Yêu cầu HS đọc bài học
4.Dặn dò : Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài tiếp theo. 
Nhận xét tiết học.
IV.Phần bổ sung :
. 
_____________________________________________
 Tiếng Việt ( bổ sung ) tiết 14
Bốn anh tài
Sgk/4 -TGDK: 45 phút
I Mục tiêu:
- HS đọc đúng, rành mạch; bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tài năng, sức khỏe của bốn cậu bé 
- Hiểu nội dung: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây.
- Giáo dục HS có ý thức đem tài năng, sức khỏe giúp mọi người
II Đồ dùng dạy học: - GV: bảng phụ
III Các hoạt động dạy học:
1Bài cũ: Không kiểm tra
2Bài mới: Mở đầu: Giới thiệu năm chủ điểm - Xem tranh. Nêu mục đích của từng chủ điểm. HS quan sát và nêu nội dung tranh SGK/4. GV giới thiệu bài
*Hoạt động 1: Luyện đọc
- 1HS đọc toàn bài. Gv nhận xét, chia đoạn: 5 đoạn.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn - 2,3 lượt. Gv kết hợp sửa lỗi phát âm, cách đọc. 
- HS luyện đọc đoạn. Gv giải nghĩa từ mới.
- HS luyện đọc theo cặp, 2 em đọc cả bài. Gv đọc mẫu toàn bài.
*Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
- HS đọc đoạn 1, 2 và trả lời câu hỏi 1,2/ Sgk, nhận xét, bổ sung
- GV chốt ý đúng: Cẩu Khây ăn một lúc hết 9 chỏ xôi. 10 tuổi sức đã bàng trai 18. 15 tuổi tinh thông võ nghệ. Yêu tinh xuất hiện, bắt người và xúc vật khiến làng bàn tan hoang
-HS đọc 3 đoạn còn lại, trả lời câu hỏi 3,4/sgk, nhận xét, bổ sung
- GV chốt ý đúng: Cẩu Khây cùng ba người bạn. Nắm Tay Đóng Cọc dùng tay làm vồ đóng cọc. Tai Tác Nước dùng tai để tác nước. Món Tay Đục Máng có thể đục gỗ thành lòng máng dẫn nước vào ruộng
- HS rút ra nội dung bài học. 
*Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm
- GV đính bảng phụ đoạn: “Ngày xưa.yêu tinh”
-HS tiếp nối nhau đọc 5 đoạn. GV hướng dẫn để HS tìm giọng đọc của đoạn văn cần đọc
- GV đọc mẫu.HS luyện đọc theo cặp. HS thi đọc.
-HS cùng Gv nhận xét tìm ra bạn có giọng đọc hay nhất tuyên dương
3 Củng cố: Nêu nội dung bài. GD hs biết dùng tài năng và sức khỏe để giúp đỡ mọi người
 Dặn dò: Về nhà học bài và xem bài mới.Nhận xét tiết học
IV Bổ sung:.
__________________________________________________________________
Thứ ba ngày 10/1/2012 Thầy Hấn dạy 
________________________________________________
Thứ tư ngày 12/1/2012
 Luyện từ và câu: Tiết 37 
Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì ?
Sgk/6 - TGDK: 45 phút
I Mục tiêu: 
- Hiểu được cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ (CN) trong câu kể Ai làm gì? (ND Ghi nhớ).
- Nhận biết được câu kể Ai làm gì?, xác định được bộ phận CN trong câu (BT1, mục III); biết đặt câu với bộ phận CN cho sẵn hoặc gợi ý bằng tranh vẽ (BT2, BT3).
II Đồ dùng dạy học: - GV: Bảng phụ
III Các hoạt động dạy học:
1Bài cũ: Đặt 1 câu kể Ai làm gì? Xác định vị ngữ
2Bài mới: Giới thiệu bài
*Hoạt động 1: Nhận xét
- Một HS đọc nội dung bài tập1, lớp đọc thầm - HS tìm câu kể theo mẫu Ai làm gì? GV gạch chân dưới câu đó (1 ,2,3,5,6) 
Bài 2: Tìm chủ ngữ
- HS thảo luận nhóm đôi để đặt câu hỏi tìm chủ ngữ
- Từng nhóm trình bày, nhận xét. GV ghi bản chốt ý đúng
- Ý nghĩa CN ;chỉ con vật,người do danh từ (cụm danh từ)
- HS nêu ghi nhớ
*Hoạt động 2: Thực hành VBT/2
Bài 1:Đọc đoạn văn, đánh dấu x vào câu kể Ai làm gì? Gạch dưới CN cuả các câu vừa tìm được 
- HS đọc đề, thảo luận nhóm đôi. Đại diện nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung
- GV chốt ý đúng: Các câu kể 3, 4, 5, 6 và 7
 CN: chim chóc, thanh niêm, phụ nữ, em nhỏ, các cụ già
Bài 2: Đặt câu với các từ ngữ làm chủ ngữ ở cột A rồi ghi vào cột B
- HS đọc đề bài. 
-GV hướng dẫn có CN rồi, ta viết thêm VN để tạo thành câu.
- GV cùng HS làm mẫu 1 câu.
- HS làm bài vào VBT, 1 em làm bảng phụ. HS đọc bài làm. Nhận x ... ____________________________________________
Toán: Tiết 94
Diện tích hình bình hành
SGK/103 - TGDK: 45 phút
I Mục tiêu:
- Biết cách tính diện tích hình bình hành
- Làm được BT1, 3a
- Rèn tính cẩn thận, chính xác
II Đồ dùng dạy học: - GV: bảng phụ, bộ đồ dùng học toán
 - HS: bảng con, bộ đồ dùng học toán
III Các hoạt động dạy học:
1Bài cũ: Gọi HS lên vẽ hình bình hành, mỗi em vẽ một hình, nêu các cặp cạnh bằng nhau và song song.
 GV nhận xét
2Bài mới: Giới thiệu bài
*Hoạt động 1: Hình thành công thức tính diện tích hình bình hành.
- GV vẽ lên bảng hình bình hành như sgk.
- Hướng dẫn HS nhận biết DC là đáy của hình bình hành. AH vuông góc với DC. => độ dài AH là đường cao của hình bình hành
- GV gợi ý và yêu cầu SGK- HS thảo luận nhóm đôi để tìm kết quả.
- HS nêu cách làm như sgk - GV ghi bảng
- GV cho HS so sánh diện tích của hình bình hành và hình chữ nhật trên bảng.
- GV chốt ý: Diện tích HBH bằng độ dài đáy nhân với chiều cao.
- GV nhận xét và ghi công thức lên bảng: 
 S = a x h 
 ( S: diện tích ; a: độ dài đáy; h: chiều cao).
*Hoạt động 2: Thực hành VBT/12
Bài 1: Đánh dấu x vào ô trống dưới hình có diện tích bé hơn 20 cm2 
- HS đọc đề, nêu lại cách tính diện tích hình bình hành.
- HS tính rồi ghi kết quả vào bảng con
Bài 3a:Viết vào ô trống
- HS làm VBT, 1HS làm vào bảng phụ.
-GV chấm, chữa bài, nhân xét bài làm của HS
3 Củng cố: Nêu cách tính diện tích hình bình hành
 Dặn dò: Về nhà học bài, chuẩn bị bài “Luyện tập”
	 Nhận xét tiết học.
IV Bổ sung:..
..
_________________________________________
 Luyện từ và câu: Tiết 38
Mở rộng vốn từ : Tài năng
SGK/11 - TGDK: 45 phút
I Mục tiêu:Biết thêm một số từ ngữ (kể cả tục ngữ, từ Hán Việt) nói về tài năng của con người; biết xếp các từ Hàn Việt (có tiếng tài) theo hai nhóm nghĩa và đặt câu với một từ đã xếp (BT1, BT2); hiểu ý nghĩa câu tục ngữ ca ngợi tài trí con người (BT3, BT4).
II Đồ dùng dạy học: - GV: Bảng phụ 
III Các hoạt động dạy học:
1Bài cũ: Đặt 1 câu kể Ai làm gì? Xác định chủ ngữ
 Nhận xét bài cũ.
2Bài mới: Giới thiệu bài
*Hoạt động 1: Thực hành VBT/4
Bài 1: Phân loại các từ theo nghĩa của từ 
- HS đọc đề
- GV chia nhóm và yêu cầu các nhóm thi làm tiếp sức.
- GV cùng cả lớp nhận xét, chốt ý đúng:
Tài hoa, tài ba, tài năng.
Tài nguyên, tài trợ, tài sản.
Bài 2: Đặt câu với một trong các từ nói trên.
- HS đọc yêu cầu .
- GV gọi 1HS lên làm mẫu. GV nhận xét.
- HS làm vào VBT, 1 em làm bảng phụ.
- GV theo dõi, chấm VBT, nhận xét.
VD: Bạch Thái Bưởi là người rất tài giỏi trong kinh doanh.
Bài 3: Ghi dấu x vào ô trống trước câu tục ngữ ca ngợi tài trí của con người.
- HS đọc đề, chọn ý đúng thể hiện vào bảng con 
- GV nhận xét, chốt ý đúng: Ý 1 và ý 3
Bài 4: Ghi lại câu tục ngữ em thích trong bài tập 3 và nói rõ vì sao em thích.
- HS đọc đề, nêu miệng câu tục ngữ mà mình thích và nêu được vì sao mà mình thích.
- GV nhận xét, bổ sung.
3 Củng cố: Đọc 1 số câu tục ngữ, thành ngữ nói về tài năng
 Dặn dò: Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
 Nhận xét tiết học
IV Bổ sung:..
..
______________________________________________
Khoa học: Tiết 38
Gió nhẹ, gió mạnh. Phòng chống bão
Sgk/76 - TGDK: 30 phút
I Mục tiêu: 
- Nêu được một số tác hại của bão: thiệt hại về người và của.
- Nêu cách phòng chống bão: theo dõi bản tin thời tiết. Cắt điện. Tàu thuyền không ra khơi. Đến nơi trú ẩn an toàn
- GD hs có ý thức phòng tránh bão
* Mối quan hệ giữa con người với MT: nhu cầu về không khí, thức ăn, nước uống,..
II Đồ dùng dạy học: GV, HS: Sưu tầm một số hình vẽ về các cấp gió.
III Các hoạt động dạy học:
1Bài cũ: Tại sao có gió? ví dụ về gió làm mọi vật chuyển động. Nhận xét, ghi điểm 
2Bài mới: Giới thiệu bài: 
*Hoạt động 1: Tìm hiểu về một số cấp gió.
Mục tiêu: Phân biệt gió nhẹ, gió khá mạnh, gió to, gió dữ.
Cách tiến hành: HS đọc nội dung Sgk. 
- GV chia nhóm và yêu cầu các nhóm quan sát tranh Sgk, tham khảo các thông tin để trả lời các câu hỏi về cấp gió.
- Gió như thế nào là gió cấp 2, cấp 5, cấp 7, cấp 9.
- Lúc khói bay thẳng lên rời, cây cỏ đứng im là gió cấp mấy?
- HS trình bày kết quả.
- GV cùng HS nhận xét. GVKL: SGK
*Hoạt động 2: Thảo luận về sự thiệt hại của bão và cách phòng chống bão.
Mục tiêu: Nói về những thiệt hại do dông, bão gây ra và cách phòng chống bão.
Cách tiến hành:
- GV chia nhóm và yêu cầu các nhóm quan sát H.5,6/Sgk và xem mục bạn cần biết Sgk/77 để trả lời câu hỏi SGK
- Các nhóm trình bày kết quả.
- GV cùng HS nhận xét, chốt ý đúng: Nước ta thường có bão, cơn bão càng lớn, thiệt hại về người và của càng nhiều. Chúng ta phải tích cực phòng chống bão bằng cách theo dõi thời tiết, bảo vệ mùa màng, nhà cửa. Khi có bão phải đến nơi trú ẩn an toàn..
*Hoạt động 3: Trò chơi ghép chữ vào hình.
Mục tiêu: Củng cố hiểu biết của HS về các cấp độ của gió.
Cách tiến hành: GV chia nhóm và phát đồ dùng cho các nhóm , yêu cầu các nhóm gắn chữ vào hình cho phù hợp bằng cách thi đua giữa các nhóm.
- GV cùng HS nhận xét. GV tuyên dương nhóm ghép nhanh và đúng
3 Củng cố: Nêu một số tác hại của bão và cách phòng chống. GDhs có ýthức phòng chống bão
 Dặn dò: Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau. Nhận xét tiết học
IV Bổ sung:..
..
___________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 13/1/2012
Lịch sử: Tiết 19
Nước ta cuối thời Trần
Sgk/42 - TGDK : 30 phút
I Mục tiêu:
- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Hải Phòng:
+ Vị trí: ven biển, bên bờ sông Cấm
+ Thành phố cảng, trung tâm công nghiệp đóng tàu, trung tâm du lịch,
- Chỉ được Hải Phòng trên bản đồ (lược đồ).
II Đồ dùng dạy học:
III Các hoạt động dạy học:
1Bài cũ: Nhận xét bài kiểm tra học kì 1
2Bài mới: Giới thiệu bài
*Hoạt động1: Tình hình nước ta cuối thời Trần
Mục tiêu: Sự suy yếu của nước ta cuối thời Trần
Cách tiến hành: 
- 1 HS nêu câu hỏi 1 SGK.Gv yêu cầu HS đọc đoạn 1 sgk, thảo luận nhóm đôi để trả lời.HS trình bày ý kiến, nhận xét, bổ sung.
- GV chốt ý đúng: Vua ăn chơi sa đọa, trong triều một số quan lại bất bình, Chu Văn An dâng sớ xin chém 7 tên quan coi thường phép nước. Nông dân và nô tì nổi dậy đấu tranh.
*Hoạt động 2: Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần lập nên nhà Hồ
Mục tiêu: HS thấy được hoàn cảnh Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần lập nên nhà Hồ
Cách tiến hành:
- Gv chia nhóm và phát phiếu cho HS thảo luận theo câu hỏi sau: 
 + Hồ Quý Ly là người như thế nào?Ông đã làm gì để lên ngôi?
 + Hành động truất quyền vua của Hồ Quý Ly có hơp lòng dân không? Vì sao?
- Các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung
- GV chốt ý đúng: Hồ Quý Ly là một đại thần của nhà Trần. Hành động truất ngôi vua của ông là hợp lòng dân vì vua chỉ lo ăn chơi sa đọa, làm cho tình hình đất nước ngày càng xấu đi
- HS nêu bài học
3Củng cố: Nêu các biểu hiện về sự suy yếu của nhà Trần?
 Hoàn cảnh truất ngôi vua của Hồ Quý Ly?
 Dặn dò:Về nhà học bài và xem bài tiếp theo.Nhận xét tiết học.
IV Bổ sung:..
.
_____________________________________________
Tập làm văn Tiết 38
Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật
SGK/10 -TGDK: 45 phút
I Mục tiêu:- Nắm vững hai cách kết bài (mở rộng, không mở rộng) trong bài văn miêu tả đồ vật (BT1).
- Viết được đoạn kết bài mở rộng cho một bài văn miêu tả đồ vật (BT2).
II Đồ dùng dạy học: - GV: Bảng phụ 
III Các hoạt động dạy học:
1Bài cũ: 2 HS nêu lại hai cách mở bài trong văn miêu tả.
 	 GV nhận xét.
2Bài mới: Giới thiệu bài
*Hoạt động 1: Thực hành VBT/ 4
Bài 1: Đọc đoạn văn mở bài miêu tả cái cặp sách, nhận xét . 
- HS đọc đề, trao đổi theo cặp để tìm ra điểm giống và khác nhau của các cách mở bài.
- HS phát biểu ý kiến, nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, kết luận:
 + Điểm giống nhau: Các đoạn mở bài trên đều có mục đích giới thiệu đồ vật cần tả là chiếc cặp.
 + Khác nhau: Đoạn a,b ( mở bài trực tiếp): giới thiệu ngay đồ vật cần tả
	 Đoạn c ( mở bài gián tiếp): Nói chuyện khác để dẫn vào giới thiệu đồ vật định tả.
Bài 2: Viết đoạn mở bài cho bài văn miêu tả cái bàn học của em theo hai cách: Mở bài gián tiếp, mở bài trực tiếp.
- HS đọc đề bài.
- GV hướng dẫn HS cách làm bài.
- Gọi HS khá làm mẫu. GV nhận xét.
- HS thực hành viết đoạn mở bài vào giấy nháp theo hai cách(trực tiếp và gián tiếp). 
-Gọi vài HS đọc cho cả lớp nghe và nhận xét.
- HS làm bài vào vở - 2 HS làm vào bảng phụ.
- GV chấm bài và nhận xét.
3 Củng cố: Nêu hai cách mở bài đã học
 Dặn dò: Về nhà viết lại cho rõ và hoàn chỉnh đoạn văn
 Nhận xét tiết học
IV Bổ sung:..
.._____________________________________________________
 Toán: Tiết 95
Luyện tập
 SGK/104 - TGDK: 35 phút
I Mục tiêu:
- Nhận biết đặc điểm của hình bình hành
- Tính được diện tích, chu vi của hình bình hành. Làm được BT1, 2, 3a
- Trình bày bài sạch sẽ
II Đồ dùng dạy học: - GV: bảng phụ
 - HS: bảng con
III Các hoạt động dạy học:
1Bài cũ: 2HS làm bài 3. GV kiểm tra lớp quy tắc tính diện tích hình bình hành
 Nhận xét bài cũ.
2 Bài mới: Giới thiệu bài
*Hoạt động 1: Thực hành SGK/104
Bài 1: Hãy nêu các cặp cạnh đối diện tronh hình
- HS đọc đề, làm miệng
- HS trình bày, nhận xét, bổ sung. GV chốt ý đúng
Bài 2: Viết vào ô trống (theo mẫu)
- HS đọc đề, nêu cách tính diện tích hình bình hành
- HS làm VBT, 1 HS làm bảng phụ
- GV chấm, chữa bài chốt đáp án đúng
Bài 3a: Tính chu vi hình bình hành, biết a = 8 cm; b = 3 cm
- HS nêu cách tính chu vi hính bình hành
- HS làm bảng con. GV kiểm tra kết quả, rèn kĩ năng tính chu vi cho HS
3 Củng cố: Nêu quy tắt tính diện tích, chu vi hình bình hành
 Dặn dò: Về nhà học bài, chuẩn bị bài “Phân số”
 Nhận xét tiết học
IV Bổ sung:..
..
____________________________________________________
Anh văn Cô Hà dạy 
___________________________________________________
Sinh hoạt tập thể Tiết 19
 TGDK: 25 phút 
1 Đánh giá công việc tuần qua: 
- Các tổ trưởng báo cáo hoạt động của tổ mình trong tuần qua 
- Lớp trưởng tổng kết chung 
- Giáo viên chủ nhiệm có ý kiến :
+ Nề nếp lớp ổn định, vệ sinh cá nhân, trường lớp sạch sẽ 
+ Chất lượng các bài thi học kì 1có nhiều tiến bộ 
 + Nhắc nhở học sinh luyện viết chữ đẹp để dự thi
2 Triển khai công tác tuần 20: 
- Chuẩn bị ĐDHT và 2 loại VBT- tập 2 đầy đủ
- Xem thời khóa biểu để học bài và đem vở ghi chép đúng
- Tiếp tục duy trì việc giữ vở sạch, luyện viết chữ đẹp hàng ngày, tuần .
- Tích cực tham gia dọn vệ sinh trường lớp
___________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_19_nam_hoc_2011_2012_chuan_kien_thuc.doc