Giáo án Lớp 4 - Tuần 19 - Nguyễn Thị Xen

Giáo án Lớp 4 - Tuần 19 - Nguyễn Thị Xen

I. Mục tiêu:

 Hiểu được nội dung phần 1 của trích đoạn kịch: Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt, trăn trở tìm đường cứu nước, cứu dân.

 Biết đọc đúng một văn bản kịch. Cụ thể:

- Đọc phân biệt lời các nhân vật (anh Thành, anh Lê), lời tác giả.

- Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm, phù hợp với tính cách, tâm trạng của từng nhân vật.

- Biết phân vai, đọc diễn cảm đoạn kịch.

 Kính yêu Bác Hồ.

II. Đồ dùng dạy học:

- GV: Ảnh chụp thành phố Sài Gòn Những năm đầu thế kỉ XX hoặc ảnh chụp Bến Nhà Rồng – nơi Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân.

- HS: SGK.

III. Các hoạt động dạy học:

1. Khởi động: (1’)

2. Kiểm tra bài cũ: (3’)

- Gọi HS đọc bài kết hợp trả lời câu hỏi.

3. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: (1’)

b. Các hoạt động:

 

doc 36 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 241Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 19 - Nguyễn Thị Xen", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐỌC
 Tiết : Ngày dạy : 
Bài: NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ 1
I. Mục tiêu:
 Hiểu được nội dung phần 1 của trích đoạn kịch: Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt, trăn trở tìm đường cứu nước, cứu dân.
 Biết đọc đúng một văn bản kịch. Cụ thể:
- Đọc phân biệt lời các nhân vật (anh Thành, anh Lê), lời tác giả.
- Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm, phù hợp với tính cách, tâm trạng của từng nhân vật.
- Biết phân vai, đọc diễn cảm đoạn kịch.
 Kính yêu Bác Hồ.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Ảnh chụp thành phố Sài Gòn Những năm đầu thế kỉ XX hoặc ảnh chụp Bến Nhà Rồng – nơi Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân.
- HS: SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- Gọi HS đọc bài kết hợp trả lời câu hỏi.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’)
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
9’
10’
7’
v Hoạt động 1: Luyện đọc.
0 Mục tiêu: Biết đọc đúng văn bản kịch.
0 Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc lời giới thiệu nhân vật, cảnh trí diễn ra trích đoạn kịch.
- Đọc diễn cảm trích đoạn vở kịch.
- Hướng dẫn luyện đọc từ khó.
- Yêu cầu đọc từng đoạn vở kịch.
- Hướng dẫn đọc để hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải, giải nghĩa những từ các em chưa hiểu ( nếu có).
- Yêu cầu luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc lại toàn bộ trích đoạn kịch.
v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
0 Mục tiêu: Hiểu nội dung trích đoạn kịch.
0 Cách tiến hành: 
- Yêu cầu đọc thầm phần giới thiệu nhân vật, cảnh trí diễn ra sự việc trong trích đoạn kịch, suy nghĩ để trả lời câu hỏi tìm hiểu trong SGK. Các nhóm trao đổi trả lời các câu hỏi trong SGK.
v Hoạt động 3: Đọc diễn cảm.
0 Mục tiêu: Hiểu nội dung trích đoạn kịch.
0 Cách tiến hành: 
- Mời 3 HS đọc theo cách phân vài – hướng dẫn đọc thể hiện đúng lời các nhân vật.
- Hướng dẫn đọc đoạn 2 – nhắc HS thể hiện đúng tâm trạng từng nhân vật (Trình tự: GV đọc mẫu – nhóm – cặp).
- 1 HS đọc – còn lại đọc thầm theo SGK.
- Theo dõi – lắng nghe.
- Cá nhân tiếp nối đọc.
- Tiếp nối nhau đọc.
- Đọc chú giải.
- 2 HS cùng bàn.
- 1 – 2 HS đọc.
- Nhóm 4 – thảo luận trả lời câu hỏi theo hướng dẫn – Đại diện nhóm trình bày ý kiến .
- 3 HS đọc – còn lại theo dõi.
- Lắng nghe – nhóm – cặp thi đọc diễn cảm.
4. Củng cố: (3’)
- Hỏi ý nghĩa của trích đoạn kịch.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
- Tiếp tục luyện đọc đoạn kịch – đọc trước màn 2 của vở kịch.
* Rút kinh nghiệm: ...............................................................................................
.
.
.
TOÁN
Tiết: 91 Ngày dạy : 
Bài: DIỆN TÍCH HÌNH THANG
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
 Hình thành tính công thức của diện tích hình thang.
 Nhớ và biết vận dụng công thức tính diện tích hình thang để giải các bài tập có liên quan.
 Làm tốt các bài tập.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Chuẩn bị bảng phụ và các mảnh bìa có dạng như hình vẽ trong SGK.
- HS: Chuẩn bị giấy kẻ ô vuông, thước kẻ, kéo.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
Gọi HS làm bài tập, kết hợp hỏi cách làm.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’)
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
12’
14’
v Hoạt động 1: Hình thành công thức tính diện tích hình thang.
0 Mục tiêu: Biết công thức tính diện tích hình thang.
0 Cách tiến hành:
- Nêu vấn đề: Tính diện tích hình thang ABCD đã cho.
- Dẫn dắt để HS xác định trung điểm M của cạnh BC, rồi cắt rời hình tam giác ABM; sau đó ghép lại như hướng dẫn trong SGK để được hình tam giác ADK.
- Gọi HS nhận xét về diện tích hình thang ABCD và diện tích hình tam giác ADK vừa tạo thành.
- Yêu cầu HS nêu cách tính diện tích hình tam giácADK ( như trong SGK).
- Gợi ý để HS nhận xét về mối quan hệ giữa các yếu tố của hai hình để rút ra công thức tính diện tích hình thang.
- Kết luận và ghi công thức.
v Hoạt động 2: Thực hành.
0 Mục tiêu: Nhớ và biết vận dụng công thức.
0 Cách tiến hành: 
* Bài 1: Cho tính từng hình rồi nêu kết quả tìm được.
* Bài 2: Yêu cầu tự làm phần a, phần b (yêu cầu nhắc lại khái niệm hình thang vuông để thấy được cách tính.
* Bài 3: Yêu cầu nêu hướng giải – kết luận: Trước hết tìm chiều cao hình thang. 
-Yêu cầu tự làm bài.
- Nhóm đội thực hiện theo hướng dẫn.
- Cá nhân tiếp nối trả lời.
- Vài HS nêu.
- Nhóm đôi trao đổi để rút ra công thức tính diện tích hình thang.
- Vài HS nhắc lại.
- Cá nhân – vận dụng trực tiếp công thức.
- Cá nhân – vở.
- Nhóm đôi thảo luận hướng giải. 
- Cá nhân làm vào vở.
4. Củng cố: (3’)
- Nhắc lại công thức tính diện tích hình thang.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
- Học thuộc quy tắc.
- Làm vở bài tập.
* Rút kinh nghiệm: ...............................................................................................
.
.
.
CHÍNH TẢ (Nghe viết)
Tiết: 19 Ngày dạy : 
Bài: NHÀ YÊU NƯỚC NGUYỄN TRUNG TRỰC
I. Mục tiêu:
 Nghe – viết đúng bài chính tả Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực.
 Luyện viết đúng các tiếng chứa âm đầu r/ d/ gi hoặc âm chính o, ô dễ viết lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
 Viết đúng, đẹp.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ.
- HS: SGK, bảng con.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- HS viết lại vài từ khó.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’)
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
18’
8’
v Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe – viết.
0 Mục tiêu: Nghe – viết đúng bài chính tả.
0 Cách tiến hành:
- Đọc bài chính tả - phát âm chính xác các tiếng có âm vần thanh HS dễ sai.
- Hỏi Bài chính tả cho em biết điều gì? (GV nhấn mạnh: Nguyễn Trung Trực là nhà thơ yêu nước nổi tiếng của Việt Nam. Trước lúc hi sinh ông đã có một câu nói khảng khái, lưu danh muôn thuở: “ Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”).
- Cho đọc thầm đoạn văn – nhắc chú ý những tên riêng cần viết hoa.
- Đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu cho HS viết (2 lượt).
- Chấm chữa từ 7 đến 10 bài.
- Kết luận.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
0 Mục tiêu: Viết đúng các tiếng chứa âm chính o, ô.
0 Cách tiến hành:
* Bài tập 2: Nêu yêu cầu ghi nhớ: ô 2 là chữ o hoặc ô.
* Bài tập 3b:
- Cách tổ chức tiếp theo tương tự bài tập 2.
- Gọi HS đọc lại câu đố sau khi đã điền hoàn chỉnh.
- Cả lớp theo dõi trong SGK.
- Cá nhân trả lời.
- Cả lớp đọc thầm – chú ý những tên riêng.
- Cá nhân – vở.
- Từng cặp đổi vở, soát lỗi.
- Trao đổi theo cặp – làm vào bảng nhóm – nhóm nào nhanh, đúng, thắng.
- 2 – 3 HS đọc lại.
4. Củng cố: (3’)
- Nhắc lại một số từ HS viết sai nhiều.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
- Học thuộc lòng câu đố để đố người thân.
* Rút kinh nghiệm: ...............................................................................................
.
.
.
KĨ THUẬT
Tiết: 19 Ngày dạy : 
Bài: NUÔI DƯỠNG GÀ
I. Mục tiêu:
HS cần phải:
 Nêu được mục đích, ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà.
 Biết cách cho gà ăn uống.
 Có ý thức nuôi dưỡng, chăm sóc gà.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Hình ảnh minh hoạ cho bài học.
- HS: SGK 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- HS trả lời câu hỏi SGK và đọc ghi nhớ.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’)
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
9’
9’
8’
v Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích, ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà.
0 Mục tiêu: Biết mục đích và ý nghĩa .
0 Cách tiến hành:
- Hướng dẫn đọc nội dung 1 SGK – sau đó gợi ý, dẫn dắt để HS nêu ý nghĩa, mục đích của việc nuôi gà.
- Kết luận: Nuôi dưỡng hợp lí sẽ giúp gà khoẻ mạnh, lớn nhanh, sinh sản tốt. Muốn nuôi gà đạt năng suất cao phải cho gà ăn, uống đủ chất, đủ lượng, hợp vệ sinh.
v Hoạt động 2: Tìm hiểu cách cho gà ăn uống.
0 Mục tiêu: Biết cách cho gà ăn uống.
0 Cách tiến hành:
- Hướng dẫn đọc mục 2a – gợi ý kiến thức đã học ở bài 18 để trả lời câu hỏi 2a trong SGK.
- Tóm tắt cách cho gà ăn theo SGK.
- Gợi ý để HS nhớ lại và nêu vai trò của nước đối với đời sống động vật.
- Hướng dẫn đọc mục 2b và nêu câu hỏi để HS nêu cách cho gà uống.
- Nhận xét và tóm tắt cách cho gà uống.
- Kết luận: Khi nuôi gà phải cho gà ăn, uống đủ lượng, đủ chất và hợp vệ sinh bằng cách cho gà ăn nhiều loại thức ăn phù hợp với nhu cầu về dinh dưỡng ở từng thời kì sinh trưởng của gà và thường xuyên cung cấp đủ nước cho gà uống.
v Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập.
0 Mục tiêu: Có ý thức nuôi dưỡng chăm sóc gà.
0 Cách tiến hành:
- Cho làm vào vở bài tập.
- Nêu đáp án.
- Kết luận.
- Cá nhân đọc thầm – tiếp nối nhau trả lời.
- Nhóm đôi – đọc lướt – trao đổi – trình bày.
- Vài HS nhắc lại.
- Cá nhân – nhắc lại.
- Cá nhân – đọc lướt – trả lời.
- Lắng nghe.
- Cá nhân.
- Đối chiếu, tự đánh giá kết quả học tập.
4. Củng cố: (3’)
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
- Hướng dẫn đọc trước bài sau.
* Rút kinh nghiệm: ...............................................................................................
.
.
.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết: 37 Ngày dạy : 
Bài: CÂU GHÉP
I. Mục tiêu:
 Nắm được khái niệm câu ghép ở mức độ đơn giản.
 Nhận biết được câu ghép trong đoạn văn, xác định được các vế câu trong câu ghép; đặt được câu ghép.
 Biết vận dụng câu ghép khi nói hoặc viết.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ.
- HS: SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- Nhắc lại các kiểu câu đã học.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’)
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
12’
14’
v Hoạt động 1: Hướng dẫn phần Nhận xét + Ghi nhớ.
0 Mục tiêu: Nắm được câu ghép ở mức độ đơn giản.
0 Cách tiến hành:
a. Phần Nhận xét.
- Gọi đọc toàn bộ nội dung bài tập.
- Hướng dẫn thực hiện lần lượt từng yêu cầu.
- Treo bảng phụ đã viết đoạn văn chốt lại lời giải đúng.
b. Phần b.
- Gọi đọc nội dung ghi nhớ (SGK).
- Cho HS xung phong đọc thuộc ghi nhớ.
v Hoạt động 2: Phần luyện tập.
0 Mục tiêu: Nhận biết được câu ghép trong đoạn văn.
0 Cách tiến hành:
* Bài 1: 
- Gọi đọc yêu cầu.
- Nhắc chú ý 2 yêu cầu – Cho làm bài .
- Chốt lời giải đúng.
* Bài 2:
- Cho HS đọc yêu cầu – phát biểu ý kiến.
- Chốt: Không thể tách mỗi vế câu ghép thành một câu đơn vì mỗi vế câu thể hiện một ý có quan hệ rất chặt chẽ với ý của vế câu khác.
* Bài 3: 
- Gọi đọc yêu cầu.
- Yêu cầu tự làm bài – phát phiếu khổ to cho 4 – 5 HS
- Gọi phát biểu ý kiến.
- Nhận xét.
- Kết  ... o dõi. Lắng nghe.
- 2 – 3 HS làm vào bảng phụ - còn lại làm vào vở.
- Cá nhân – tiếp nối phát biểu.
4. Củng cố: (3’)
- Nhắc lại kiến thức về 2 kiểu mở bài trong bài văn tả người.
- Khen ngợi HS viết đoạn mở bài hay.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
- Viết lại đoạn mở bài chưa hoàn chỉnh.
- Xem lại kiến thức về dựng đoạn kết bài để chuẩn bị tiết sau.
* Rút kinh nghiệm: ...............................................................................................
.
.
.
TOÁN
Tiết: 94 Ngày dạy : 
Bài: HÌNH TRÒN – ĐƯỜNG TRÒN
I. Mục tiêu:
- Giúp HS:
 Nhận biết được hình tròn, đường tròn và các yếu tố của hình tròn như tâm, bán kính, đường kính.
 Biết sử dụng com pa để vẽ hình tròn.
 Cẩn thận, chính xác.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ và Bộ đồ dùng dạy học Toán 5.
- HS: Thước kẻ, com pa.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- Sửa bài tập làm thêm.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’)
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
12’
14’
v Hoạt động 1: Giới thiệu về hình tròn, đường tròn.
0 Mục tiêu: Nhận biết được các yếu tố của hình tròn.
0 Cách tiến hành:
- Đưa ra một tấm bìa hình tròn, chỉ tay lên mặt tấm bìa và nói “Đây là hình tròn”.
- Dùng com pa vẽ trên bảng một hình tròn rồi nói: “Đầu chì của com pa vạch một đường tròn”.
- Giới thiệu cách tạo dựng một bán kính hình tròn. Chẳng hạn: Lấy một A trên đường tròn. nối tâm O với điểm A, đoạn thẳng OA là bán kính của hình tròn. Cho trao đổi nhóm đôi để nêu được đặc điểm: “Tất cả các bán kính của một hình tròn đều bằng nhau” 
- Giới thiệu tiếp về cách tạo dựng một đường kính của hình tròn.
- Gọi nhận xét đường kính so với bán kính “ Đường kính gấp 2 lần bán kính”.
v Hoạt động 2: Thực hành.
0 Mục tiêu: Biết sử dụng com pa để vẽ hình tròn.
0 Cách tiến hành: 
* Bài tập 1; bài tập 2: Rèn kĩ năng sử dụng com pa để vẽ hình tròn.
* Bài tập 3: Rèn kĩ năng vẽ - phối hợp đường tròn và hai nửa đường tròn.
- Cho HS trao đổi để xác định tâm của hai hình tròn.
- Cho HS lên bảng vẽ.
- Quan sát – lắng nghe.
- Cá nhân dùng com pa vẽ trên giấy một hình tròn.
- Quan sát – thực hành kĩ bán kính và trao đổi nhóm đôi rút ra được đặc điểm của bán kính.
- Vài HS tiếp nối nhau phát biểu.
- Cá nhân – vở.
- 2 HS cùng bàn trao đổi.
- 1 HS lên bảng thực hiện.
4. Củng cố: (3’)
- Nhắc lại nhận xét đường kính so với bán kính và xác định tâm của hình tròn.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
- Về tập vẽ lại bài 4 vào vở.
* Rút kinh nghiệm: ...............................................................................................
.
.
.
ĐỊA LÍ
Tiết: 19 Ngày dạy : 
Bài: CHÂU Á
I. Mục tiêu:
- Học xong bài này HS:
 Nhớ tên các châu lục, đại dương.
- Biết dựa vào lược đồ hoặc bản đồ nêu được vị trí địa lí, giới hạn của châu Á.
- Nhận biết được độ lớn và sự đa dạng của thiên nhiên châu Á.
- Đọc được tên các dãy núi cao, đồng bằng lớn của châu Á.
 Nêu được một số cảnh thiên nhiên châu Á và nhận biết chúng thuộc khu vực nào của châu Á.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Quả địa cầu, bản đồ tự nhiên châu Á.
- HS: Tranh ảnh về một số cảnh thiên nhiên của châu Á. 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- HS trả lời câu hỏi SGK, đọc ghi nhớ.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’)
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
12’
14’
v Hoạt động 1: Vị trí và giới hạn.
0 Mục tiêu: Nhớ tên các châu lục, đại dương.
0 Cách tiến hành:
- Cho quan sát hình 1 và trả lời câu hỏi trong SGK về tên các châu lục, đại dương trên trái đất; về vị trí địa lí và giới hạn châu Á.
- Kết luận: Châu Á nằm ở bán cầu Bắc, có 3 phía giáp biển và đại dương.
- Hướng dẫn dựa vào bảng số liệu diện tích các châu và câu hỏi hướng dẫn trong SGK để nhận biết châu Á có diện tích lớn nhất thế giới.
- Kết luận.
v Hoạt động 2: Đặc điểm tự nhiên.
0 Mục tiêu: Nhận biết được sự đa dạng của thiên nhiên châu Á.
0 Cách tiến hành:
- Cho HS quan sát hình 3, sử dụng phần chú thích để nhận biết các khu vực châu Á, yêu cầu đọc tên các khu vực được ghi trên lược đồ. Sau đó nêu tên theo kí hiệu của hình 2, rồi tìm chữ ghi tương ứng ở các khu vực trên hình 3.
- Gọi nhắc lại tên các cảnh thiên nhiên và nhận xét về sự đa dạng của thiên nhiên châu Á.
- Hướng dẫn sử dụng hình 3, nhận biết kí hiệu núi, đồng bằng và ghi lại tên chúng ra giấy.
- Kết luận.
- Nhóm 4: đọc tên 6 lục và 4 đại dương – kết hợp chỉ bản đồ.
- Nhóm 2 – trao đổi kết quả trước lớp.
- Quan sát – 2 – 3 HS đọc tên – sau đó trao đổi nhóm 4.
- 1 -2 HS nhắc lại.
- Cá nhân – cả lớp.
4. Củng cố: (3’)
- Nhắc lại vị trí địa lí giới hạn của châu Á.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
- Làm vở bài tập.
* Rút kinh nghiệm: ...............................................................................................
.
.
.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết: 38 Ngày dạy : 
Bài: CÁCH NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP
I. Mục tiêu:
 Nắm được hai cách nối các vế trong câu ghép: nối bằng từ có tác dụng nối (các quan hệ từ), nối trực tiếp (không dùng từ nối).
 Phân tích được cấu tạo câu ghép (các vế trong câu ghép cách nối các vế câu ghép), biết đặt câu ghép.
 Chữ viết đẹp.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ.
- HS: SGK. 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’)
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
9’
17’
v Hoạt động 1: Hướng dẫn phần Nhận xét – Ghi nhớ.
0 Mục tiêu: Nắm được cách nối các vế trong câu ghép.
0 Cách tiến hành:
a) Phần nhận xét.
- Cho đọc yêu cầu bài tập 1 bài tập 2.
- Hướng dẫn đọc câu, đoạn, dùng bút chì gạch chéo để phân tích 2 vế câu ghép; gạch dưới những từ và dấu ở ranh giới giữa các vế câu.
- Hỏi: Từ kết quả phân tích trên, các vế của câu ghép được nối với nhau theo mấy cách?
- Gọi đọc Ghi nhớ trong SGK.
v Hoạt động 2: Phần luyện tập.
0 Mục tiêu: Phân tích cấu tạo và đặt câu;
0 Cách tiến hành:
* Bài tập 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu tự làm bài.
* Bài tập 2:
- Gọi đọc yêu cầu.
- Nhắc lại chú ý: Đoạn văn (từ 3 đến 5 câu) tả ngoại hình một ngừoi bạn, phải có ít nhất 1 câu ghép.
- Cho HS viết đoạn văn.
- Nhận xét, góp ý.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc.
- 4 HS làm vào bảng – còn lại làm vào vở bài tập.
- Cá nhân tiếp nối nhau phát biểu.
- 2 – 3 HS đọc.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc.
- Cá nhân – đọc thầm – làm vào vở bài tập.
- 1 HS đọc.
- Nhóm 4 – viết bảng phụ
- Lắng nghe.
4. Củng cố: (3’)
- Nhắc lại nội dung cần ghi nhớ.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
- Viết đoạn văn bài tập 2 vào vở - Thuộc ghi nhớ
* Rút kinh nghiệm: ...............................................................................................
.
.
.
TOÁN
Tiết: 95 Ngày dạy : 
Bài: CHU VI HÌNH TRÒN
I. Mục tiêu:
- Giúp HS nắm được quy tắc, công thức tính chu vi hình tròn và biết vận dụng để tính chu vi hình tròn.
- Cẩn thận, chính xác khi làm bài.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Com pa.
- HS: Bảng con, com pa. 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- Sửa bài tập làm thêm.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’)
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
12’
14’
v Hoạt động 1: Giới thiệu công thức tính chu vi hình tròn.
0 Mục tiêu: Nắm được quy tắc, công thức tính chu vi hình tròn.
0 Cách tiến hành:
- Giới thiệu các công thức tính chu vi hình tròn như SGK (tính thông qua đường kính và bán kính).
- Cho HS vận dụng các công thức qua các ví dụ 1 và ví dụ 2.
- Gọi HS nhắc lại quy tắc tính chu vi hình tròn.
v Hoạt động 2: Thực hành.
0 Mục tiêu: Biết vận dụng để tính chu vi hình tròn.
0 Cách tiến hành:
* Bài tập 1 và bài tập 2: Vận dụng trực tiếp công thức tính chu vi hình tròn và củng cố kĩ năng làm tính nhân các số thập phân.
- Cho HS tự làm bài, sau đó đổi vở kiểm tra chéo lẫn nhau.
- Gọi HS đọc kết quả từng trường hợp.
* Bài tập 3: Vận dụng công thức tính chu vi hình tròn trong việc giải các bài toán thực tế. Ý nghĩa thực tế của bài toán thể hiện ở chỗ HS biết: “bánh xe hình tròn” và yêu cầu tính chu vi của hình đó. Chú ý yêu cầu HS tưởng tượng và ước lượng về kích cỡ của “bánh xe” nêu trong bài toán.
- Quan sát – theo dõi.
- Cá nhân – nháp.
- 2 – 3 HS nhắc lại.
- Cá nhân – vở.
- Cá nhân – tiếp nối nhau đọc.
- Trao đổi nhóm đôi – làm vào bảng nhóm.
4. Củng cố: (3’)
- Nêu quy tắc tính chu vi hình tròn.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
- Hướng dẫn làm bài ở vở bài tập.
* Rút kinh nghiệm: ...............................................................................................
.
.
.
TẬP LÀM VĂN
Tiết: 38 Ngày dạy : 
Bài: LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (dựng đoạn kết bài)
I. Mục tiêu:
 Củng cố kiến thức về dựng đoạn kết bài.
 Viết được đoạn kết bài cho bài văn tả người theo hai kiểu: mở rộng và không mở rộng.
 Chữ viết sạch đẹp.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ.
- HS: SGK. 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- HS đọc các đoạn mở bài (Bài tập 2, tiết TLV trước) đã được viết lại.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’)
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
10’
16’
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập 1.
0 Mục tiêu: Củng cố kiến thức về dựng đoạn kết bài.
0 Cách tiến hành:
- Gọi đọc nội dung bài tập.
- Yêu cầu đọc thầm đoạn văn – suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, kết luận.
( chú ý: Kết bài hoặc mở bài có thể chỉ bằng 1 câu).
v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập 2.
0 Mục tiêu: Viết được đoạn kết bài.
0 Cách tiến hành:
- Cho đọc yêu cầu của bài tập và đọc lại đề của bài tập 2 tiết trước.
- Giúp HS hiểu yêu cầu của bài.
- Gọi HS nói tên đề bài mà các em chọn.
- Cho HS viết đoạn kết bài.
- Phân tích, nhận xét đoạn viết.
- 1 HS đọc – còn lại theo dõi SGK.
- Cả lớp đọc thầm – phát biểu – chỉ ra sự khác nhau của 2 kết bài.
- Lắng nghe.
- Tiếp nối nhau đọc.
- Lắng nghe.
- 5 – 7 HS nói tên đề bài mình chọn.
- Nhóm 4 – viết bảng phụ.
- Tiếp nối phát biểu.
4. Củng cố: (3’)
- Nhắc lại kiến thức về hai kiểu kết bài.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
- Về viết đoạn kết bài vào vở bài tập.
- Đọc trước các đề bài, suy nghĩ về dàn ý của bài viết của tiết sau.
* Rút kinh nghiệm: ...............................................................................................
.
.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_19_nguyen_thi_xen.doc