Giáo án Lớp 4 - Tuần 30 - Giáo viên: Đào Thị Ngọc Quế - Trường Tiểu học Hải Lựu

Giáo án Lớp 4 - Tuần 30 - Giáo viên: Đào Thị Ngọc Quế - Trường Tiểu học Hải Lựu

Tập đọc

Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất

I. Mục tiêu:

1. Đọc trôi chảy toàn bài, đọc lưu loát các tên riêng nước ngoài, đọc rành mạch các chữ số chỉ ngày, tháng, năm.

- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng rõ ràng, chậm rãi, ngợi ca Ma – gien – lăng và đoàn thám hiểm.

2. Hiểu các từ ngữ trong bài.

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện.

II. Đồ dùng dạy - học:

ảnh chân dung Ma – gien – lăng.

III. Các hoạt động dạy – học:

A. Ổn định.

B. Kiểm tra bài cũ:

C. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu:

2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:

a. Luyện đọc:

- GV viết các tên riêng lên bảng.

- GV nghe, sửa lỗi phát âm, kết hợp giải nghĩa từ.

- GV đọc diễn cảm toàn bài.

b. Tìm hiểu bài:

? Ma – gien – lăng thực hiện cuộc thám hiểm với mục đích gì

? Đoàn thám hiểm đã gặp những khó khăn gì dọc đường

 

doc 33 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 339Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 30 - Giáo viên: Đào Thị Ngọc Quế - Trường Tiểu học Hải Lựu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30
Thứ hai ngày 5 tháng 4 năm 2010
Tập đọc
Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất
I. Mục tiêu:
1. Đọc trôi chảy toàn bài, đọc lưu loát các tên riêng nước ngoài, đọc rành mạch các chữ số chỉ ngày, tháng, năm.
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng rõ ràng, chậm rãi, ngợi ca Ma – gien – lăng và đoàn thám hiểm.
2. Hiểu các từ ngữ trong bài.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện.
II. Đồ dùng dạy - học:
ảnh chân dung Ma – gien – lăng.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. ổn định.
B. Kiểm tra bài cũ:
C. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
Gọi HS đọc thuộc lòng bài trước.
a. Luyện đọc:
- GV viết các tên riêng lên bảng.
HS: Luyện đọc các tên riêng đó.
- Nối tiếp nhau đọc 6 đoạn của bài.
- GV nghe, sửa lỗi phát âm, kết hợp giải nghĩa từ.
- Luyện đọc theo cặp.
- 1 – 2 em đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
HS: Đọc toàn bài và trả lời câu hỏi.
? Ma – gien – lăng thực hiện cuộc thám hiểm với mục đích gì
HS:  khám phá những con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới.
? Đoàn thám hiểm đã gặp những khó khăn gì dọc đường
- Cạn thức ăn, hết nước ngọt, thủy thủ phải uống nước tiểu, ninh nhừ giày và thắt lưng da để ăn. Mỗi ngày có vài ba người chết
? Hạm đội của Ma – gien – lăng đã đi theo hành trình nào
- Chọn ý c.
? Đoàn thám hiểm của Ma – gien – lăng đã đạt được những kết quả gì
- Chuyến thám hiểm kéo dài 1083 ngày đã khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới.
? Câu chuyện giúp em hiểu những gì về các nhà thám hiểm
- Những nhà thám hiểm rất dũng cảm, dám vượt mọi khó khăn để đạt được mục đích đặt ra.
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
HS: 3 HS nối nhau đọc 6 đoạn của bài.
- GV hướng dẫn các em đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung bài.
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm 1 đoạn.
- Luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- Thi đọc trước lớp.
- GV cùng cả lớp nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất.
3. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
_____________________________
Toán
Luyện tập chung
I.Mục tiêu:
Giúp HS ôn tập, ôn củng cố hoặc tự kiểm tra về:
- Khái niệm ban đầu về phân số, các phép tính về phân số, tìm phân số của 1 số.
- Giải bài toán liên quan đến tìm 1 trong 2 số biết tổng và tỉ số của 2 số đó.
- Tính diện tích hình bình hành.
II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. ổn định.
B. Kiểm tra bài cũ:
C. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn luyện tập:
Gọi HS lên chữa bài tập.
GV tổ chức cho HS làm bài rồi chữa bài.
+ Bài 1:
HS: Đọc yêu cầu rồi tự làm bài.
- GV nhận xét, cho điểm.
- 1 HS lên bảng chữa bài.
+ Bài 2:
HS: Đọc yêu cầu, tự làm bài rồi chữa bài trên bảng.
Bài giải:
Chiều cao của hình bình hành là:
 (cm)
Diện tích của hình bình hành là:
 (cm2)
Đáp số: 180 cm2.
- GV chấm bài cho HS.
+ Bài 3: 
HS: Đọc yêu cầu và tự làm bài.
- 1 em lên bảng giải.
- GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
+ Bài 4:
HS: Đọc đầu bài, suy nghĩ và tự làm bài vào vở.
- 1 em lên bảng làm.
Bài giải:
Tuổi con:
Tuổi bố:
? 
? 
35 tuổi
Ta có sơ đồ:
Hiệu số phần bằng nhau là:
9 – 2 = 7 (phần)
Tuổi con là:
(35 : 7) x 2 = 10 (tuổi)
Tuổi bố là:
35 + 10 = 45 (tuổi)
Đáp số: Tuổi con: 10 tuổi.
Tuổi bố: 45 tuổi.
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài.
________________________________
Khoa học
Nhu cầu chất khoáng của thực vật
I. Mục tiêu:
- HS biết kể ra vai trò của chất khoáng đối với đời sống thực vật.
- Trình bày nhu cầu chất khoáng của thực vật và ứng dụng thực tế kiến thức đó trong trồng trọt.
II. Đồ dùng dạy học: 
	- Hình 118, 119 SGK.
- Tranh ảnh cây, lá cây	
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. ổn định.
B. Kiểm tra bài cũ:
C. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu: 
2. Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của các chất khoáng đối với thực vật.
Gọi HS đọc bài học.
+ Bước 1: Làm việc theo nhóm nhỏ.
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ.
HS: Các nhóm quan sát hình các cây cà chua a, b, c, d trang 118 SGK và thảo luận để trả lời câu hỏi:
? Các cây cà chua ở hình b, c, d thiếu chất khoáng gì? Kết quả ra sao
? Trong số các cây cà chua a, b, c, d cây nào phát triển tốt nhất? Hãy giải thích tại sao? Điều đó giúp em rút ra kết luận gì
? Cây cà chua nào phát triển kém nhất tới mức không ra hoa kết quả được? Tại sao? Điều đó giúp em rút ra kết luận gì
+ Bước 2: 
- Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả.
=> Kết luận: SGK.
- HS đọc lại kết luận.
3. Hoạt động 2: Tìm hiểu nhu cầu các chất khoáng của thực vật.
+ Bước 1: Tổ chức hướng dẫn.
- GV phát phiếu học tập cho các nhóm.
HS: Đọc mục “Bạn cần biết” trang 119 để làm bài tập.
+ Bước 2: 
HS: Làm việc theo nhóm với phiếu học tập. (In như mẫu SGV)
+ Bước 3: Làm việc cả lớp.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình.
- GV chữa bài tập và giảng:
	Cùng 1 cây ở vào những giai đoạn phát triển khác nhau, nhu cầu về chất khoáng cũng khác nhau.
	VD: Đối với những cây cho quả người ta thường bón phân vào những lúc cây đâm cành, đẻ nhánh hay sắp ra hoa vì ở những giai đoạn này cây cần cung cấp nhiều chất khoáng.
=> Kết luận: (SGK).
HS: 3 – 4 em đọc lại.
4. Củng cố - dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài.
____________________________
Buổi chiều:
Chính tả
đường đi sa pa
I. Mục tiêu:
- Nhớ – viết lại chính xác, trình bày đúng đoạn văn đã học thuộc lòng trong bài “Đường đi Sa Pa”.
	- Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu dễ lẫn r/d/gi.
II. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. ổn định.
B. Kiểm tra bài cũ:
C. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn HS nhớ – viết:
Gọi HS lên bảng viết các tiếng bắt đầu bằng ch/tr.
- GV nêu yêu cầu của bài.
HS: 1 em đọc thuộc lòng đoạn văn cần viết.
- Cả lớp theo dõi SGK.
- Đọc thầm lại đoạn văn để ghi nhớ.
- GV nhắc các em chú ý cách trình bày đoạn văn
HS: Gấp SGK, nhớ lại đoạn văn tự viết bài vào vở.
- GV chấm, nhận xét, chữa bài.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập:
+ Bài 2: 
- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ.
HS: Nêu yêu cầu, suy nghĩ trao đổi nhóm.
- Chia giấy khổ to cho các nhóm.
- Các nhóm thi tiếp sức vào giấy dán lên bảng lớp.
- Đại diện nhóm đọc kết quả.
- GV cùng cả lớp nhận xét, bổ sung.
HS: Làm vào vở bài tập.
a
ong
ông
ưa
r
ra lệnh, ra vào, ra mắt
rong chơi, rong biển
nhà rông
rửa tay
d
da thịt, da trời, giả da
cây dong, dòng nước
cơn dông
quả dưa
gi
gia đình, tham gia, giả dối
giong buồm
nòi giống
ởgiữa
+ Bài 3: Tương tự bài 2.
HS: Đọc yêu cầu, làm dưới hình thức trò chơi tiếp sức hoặc thi làm bài cá nhân.
- GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng:
a) Thế giới – rộng – biên giới – dài.
b) Thư viện Quốc gia – lưu giữ - bằng vàng - đại dương – thế giới.
4. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà tiếp tục làm bài tập ở vở bài tập.
________________________________
Tiếng việt (bs)
Phân biệt r/d/gi, v/d/gi
I. Mục tiêu:
	- Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu dễ lẫn r/d/gi.
II. Đồ dùng dạy học:
Sách Bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 4.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. ổn định.
B. Kiểm tra bài cũ
C. Dạy bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn hs luyện tập
- HS lên bảng chữa bt giờ trước.
+ Bài 1: Chọn r, d hoặc gi điền vào chỗ trống cho thích hợp:
Lưng trời ó vút iều ngân vắng
Khắp chốn thành cao chim íu an.
- GV chữa bài, nhận xét cho hs.
- 1 em lên bảng. Lớp làm vào vở.
- Đáp án:
Lưng trời gió vút diều ngân vắng
Khắp chốn thành cao chim ríu ran.
+ Bài 2: Những từ ngữ nào sau đây viết sai chính tả?
a. giơ tay.	b. dơ đũa cả nắm
c. giơ bẩn.	d. dàng bạc
e. vẻ đẹp	g. muôn giàn
- HS đọc yêu cầu và suy nghĩ làm bài.
- 1 hs nêu kết quả.
- Đáp án: b, c, d, g.
+ Bài 3: Ghi lại 3 từ:
a. Có tiếng vang:.
b. Có tiếng gian:.
c. Có tiếng van:.
d. Có tiếng dang:..
e. Có tiếng giang:...
- GV hướng dẫn hs làm.
- HS lắng nghe và tự làm vào vở.
3. Củng cố:
	- Nhận xét chung giờ học
_______________________
toán (bs)
luyện tập chung
I. Mục tiêu:
Giúp HS ôn tập, ôn củng cố hoặc tự kiểm tra về:
- Khái niệm ban đầu về phân số, các phép tính về phân số, tìm phân số của 1 số.
- Giải bài toán liên quan đến tìm 1 trong 2 số biết tổng và tỉ số của 2 số đó.
- Tính diện tích hình bình hành.
II. Đồ dùng học tập:
	- VB Toán 4 tập 2.
II. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. ổn định.
B. Kiểm tra:
C. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn luyện tập:
- Lên chữa bài về nhà.
Bài 1(VBT toán 4 tập 2 T.75): Tính
a) 
b) 
c) 
d) 
e) :
- 5 HS lên bảng, lớp làm vào VBT.
=
=
=
=
=
Bài 2(VBT toán 4 tập 2 T.75): Tính diện tích một hình bình hành có độ dài đáy là 20cm. Chiều cao bằng độ dài đáy.
HS: 1 em đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm và làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng giải.
- GV nhận xét, chấm bài cho HS.
Bài giải
Ta có sơ đồ:

Cạnh đáy
Độ dài chiều cao 
20 x 2 : 5 = 8(cm)
Diện tích hình bình hành là:
20 x 8 = 160 (cm2)
Đáp số: 160 (cm2)
Bài 3 (VBT toán 4 tập 2 T.76): Mẹ hơn con 25 tuổi. Tuổi con bằng tuổi mẹ. Hỏi mẹ bao nhiêu tuổi ?
HS: 1 em đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm và làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng giải.
- GV nhận xét, chấm bài cho HS.
Bài giải
Ta có sơ đồ:
25 tuổi
Tuổi con
Tuổi mẹ
?
Hiệu số phần bằng nhau là:
7 - 2 = 5 (phần)
Tuổi mẹ là:
25 : 5 x 7 = 35 (tuổi)
Đáp số: 35 tuổi
Bài 4 (VBT toán 4 tập 2 T.76): Viết phân số tối giản chỉ phần đã tô đậm của mỗi hình sau :
a)
b)
- 2 học sinh trả lời
- Lớp viết vào vở
3. Củng cố:
	- Nhận xét chung giờ học.
Thứ ba ngày 6 tháng 4 năm 2010
Thể dục
nhảy dây
I. Mục tiêu:
	- Ôn tập nhảy dây kiểu chân trước, chân sau. Yêu cầu ôn tập đúng và nghiêm túc.
II. Địa điểm – phương tiện:
	Sân trường, còi, dây.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
HS: Xoay khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông, vai
- Ôn các động tác tay, chân, lườn, bụng và bài thể dục phát triển chung đã học.
2. Phần cơ bản:
* Ôn nhảy dây:
HS: Ôn lại cách nhảy dây kiểu chân trước, chân sau.
- Chia tổ ôn tập theo tổ do cán sự điều khiển.
- Thi đua giữa các tổ xem tổ nào nhảy đúng và nhảy lâu.
- GV quan sát, nhắc nhở những em nhảy chưa đúng, khen những học sinh nhảy dây kiểu chân trước, chân sau đúng và bền.
3. Phần kết thúc:
- GV nhận xét giờ học.
HS: Tậ ... rên bản đồ là:
1 200 000 : 100 000 = 12 (cm)
ĐS: 12 cm
Bài 3 (T. 80) Sân khấu trường em là hcn có chiều dài 10 m, chiều rộng 6m. Bạn An đã vẽ sân khấu đó trên bản đồ có tỉ lệ 1 : 200. Hỏi trên bản đồ, độ dài mỗi cạnh sân khấu là mấy cm ?
- 1 em lên bảng, dưới lớp làm vào VBT.
Bài giải:
đổi: 10m = 1000 cm
6m = 600 cm
Chiều dài sân khấu trên bản đồ là:
1000 : 200 = 5 (cm)
Chiều rộng sân khấu trên bản đồ là:
600 : 200 = 3 (cm)
ĐS: c.dài 5 cm
c.rộng 3 cm
3. Củng cố:
	- nhận xét chung giờ học.
Thứ sáu ngày 9 tháng 4 năm 2010
đạo đức
bảo vệ môi trường
I. Mục tiêu:
1. Hiểu: Con người cần phải sống thân thiện với môi trường vì cuộc sống hôm nay và mai sau. Con người có trách nhiệm giữ gìn môi trường trong sạch.
2. Biết bảo vệ môi trường, giữ gìn môi trường trong sạch.
3. Đồng tình, ủng hộ những hành vi bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng:
SGK, tấm bìa màu, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. ổn định.
B. Kiểm tra bài cũ:
C. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (thông tin trang 43, 44 SGK).
Gọi HS lên đọc bài học.
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
HS: Đọc SGK và thảo luận về các sự kiện đã nêu trong SGK.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- GV kết luận:
+ Đất bị xói mòn: Diện tích đất trồng trọt giảm, thiếu lương thực sẽ dẫn đến nghèo đói.
+ Dầu đổ vào đại dương: Gây ô nhiễm biển, các sinh vật bị chết, nhiễm bệnh.
+ Rừng bị thu hẹp: Lượng nước giảm, lũ lụt, hạn hán xảy ra
=> Rút ra ghi nhớ (SGK).
HS: 3 – 4 em đọc nội dung ghi nhớ và giải thích nội dung.
3. Hoạt động 2: Làm việc cá nhân (Bài 1 SGK).
- GV giao nhiệm vụ cho HS.
HS: Dùng phiếu màu để bày tỏ ý kiến đánh giá.
- Bày tỏ ý kiến đánh giá.
- 1 số HS giải thích.
- GV kết luận:
+ Các việc làm bảo vệ môi trường là b, c, d, g.
+ Mở xưởng cưa gỗ gần khu dân cư gây ô nhiễm không khí và tiếng ồn (a).
+ Giết mổ gia súc gần nguồn nước  ô nhiễm nguồn nước e, d, h
* Liên hệ thực tế.
4. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài. 
______________________________
Tập làm văn
điền vào giấy tờ in sẵn
I. Mục tiêu:
- Biết điền đúng nội dung vào những chỗ trống trong giấy tờ in sẵn – Phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng.
- Biết tác dụng của việc khai báo tạm trú, tạm vắng.
II. Đồ dùng dạy học:
 	Mẫu phiếu khai báo tạm trú tạm vắng in sẵn.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. ổn định.
B. Kiểm tra bài cũ: 
C. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Gọi HS lên đọc đoạn văn đã chữa ở bài trước.
+ Bài 1: 
HS: 1 em đọc yêu cầu của bài, cả lớp theo dõi SGK.
- GV treo tờ phiếu phôtô phóng to lên bảng, giải thích từ ngữ viết tắt: CMND.
- Hướng dẫn HS điền đúng nội dung vào ô trống ở mỗi mục.
- GV phát phiếu cho từng HS.
HS: Làm việc cá nhân, điền nội dung vào phiếu.
- Tiếp nối nhau đọc tờ khai, đọc rõ ràng, rành mạch để các bạn và thầy cô nhận xét.
+ Bài 2:
HS: Đọc yêu cầu của bài, cả lớp suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và kết luận:
	Phải khai báo tạm trú tạm vắng để chính quyền địa phương quản lý được những người đang có mặt hoặc vắng mặt tại nơi ở khác mới đến. Khi có việc xảy ra các cơ quan Nhà nước có căn cứ để điều tra, xem xét.
3. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
_________________________________
Toán
Thực hành
I. Mục tiêu:
- Giúp HS biết cách đo độ dài một đoạn thẳng (khoảng cách giữa 2 điểm) trong thực tế bằng thước dây.
- Biết xác định ba điểm thẳng hàng trên mặt đất (Bằng cách dóng thẳng hàng các cọc tiêu).
II. Đồ dùng dạy học:
	- Thước dây cuộn hoặc đoạn dây dài có ghi dấu từng mét.
	- Cọc tiêu.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. ổn định.
B. Kiểm tra bài cũ:
C. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn thực hành tại lớp:
Gọi HS lên chữa bài tập.
- GV hướng dẫn HS cách đo độ dài đoạn thẳng và cách xác định ba điểm thẳng hàng trên mặt đất như SGK.
HS: Cả lớp vừa đọc SGK, vừa nghe GV hướng dẫn để biết đo độ dài đoạn thẳng và cách xác định 3 điểm thẳng hàng trên mặt đất.
3. Thực hành ngoài lớp:
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (từ 4 đến 6 em 1 nhóm).
- GV giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm, cố gắng để mỗi nhóm thực hành một hoạt động khác nhau.
+ Bài 1: Thực hành đo độ dài.
HS: Dựa vào cách đo (như hướng dẫn và hình vẽ SGK) để đo độ dài giữa 2 điểm cho trước.
- GV giao việc: 1 nhóm đo chiều dài lớp học, nhóm 2 đo chiều rộng lớp học, nhóm 3 đo khoảng cách 2 cây ở sân trường.
HS: Các nhóm thực hành đo.
- Ghi kết quả đo được theo nội dung như bài 1 trong SGK.
- GV hướng dẫn, kiểm tra, ghi nhận xét kết quả thực hành của mỗi nhóm.
+ Bài 2: Tập ước lượng độ dài.
HS: 2 em thực hiện như bài 2 trong SGK, mỗi em ước lượng 10 bước đi xem được khoảng mấy mét, rồi dùng thước đo kiểm tra lại.
4. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà tập đo cho quen.
______________________________
Khoa học
Nhu cầu không khí của thực vật
I. Mục tiêu:
Sau bài học, HS biết:
- Kể ra vai trò của không khí đối với đời sống của thực vật.
- Nêu được một vài ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu không khí của thực vật.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Hình trang 120, 121 SGK.
	- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. ổn định.
B. Kiểm tra bài cũ:
C. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự trao đổi khí của thực vật trong quá trình quang hợp và hô hấp.
Gọi HS đọc mục “Bóng đèn tỏa sáng”.
* Ôn lại kiến thức cũ:
? Không khí có những thành phần nào
- Gồm ôxi và Nitơ.
? Kể tên những khí quan trọng đối với đời sống của thực vật
- Khí ôxi.
* Làm việc theo cặp:
HS: Quan sát H1, 2 SGK trang 120, 121 để tự đặt câu hỏi và trả lời.
? Trong quang hợp thực vật hút khí gì và thải khí gì
? Trong hô hấp thực vật hút khí gì và thải khí gì
? Quá trình quang hợp xảy ra khi nào
? Quá trình hô hấp xảy ra khi nào
? Điều gì sẽ xảy ra với thực vật nếu 1 trong 2 quá trình trên ngừng
HS: 1 số em trình bày.
- GV kết luận: SGV.
3. Hoạt động 2: Tìm hiểu về một số ứng dụng thực tế về nhu cầu không khí của thực vật.
- GV nêu vấn đề:
? Thực vật ăn gì để sống
? Nhờ đâu mà thực vật thực hiện được điều kì diệu đó
? Nêu ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu khí ôxi của thực vật
=> Kết luận: (SGV).
HS: 3 em đọc lại.
4. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
_____________________________
Buổi chiều:
Tiếng việt (BS)
ôn tập tổng hợp
I. Mục tiêu:
	- Giúp hs ôn lại 1 số kiến thức đã học.
II. Hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. ổn định.
B. Kiểm tra bài cũ:
C. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn hs ôn tập.
- Lên bảng chữa bài.
- HS làm các bài tập sau.
Bài 1: Có mấy câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn sau?
	Hàng trăm con voi đang tiiến về bãi. Người các buôn làng kéo về nườm nượp. Mấy anh thanh niên khua chiêng rộn ràng. Các bà đeo những vòng bạc vòng vàng. Các chị mặc những chiếc váy thêu rực rỡ. Hôm nay, Tây Nguyên thật tưng bừng.
B. 1
B. 2
C. 3
Bài 2. Có mấy câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn sau?
	Ngày xưa, ở bản kia có một chú bé tuy nhỏ người nhưng ăn một lúc hết chín chõ xôi. Dân bản đặt tên là Cẩu Khây. Cẩu Khây lên mười tuổi, sức đã bằng trai mười tám, mười lăm tuổi đã tinh thông võ nghệ.
B. 2
B. 3
C. 4
Bài 3. Dòng nào dưới đây gồm những từ dùng để miêu tả vẻ đẹp bên trong của con người?
A. Thuỳ mị, hiền diệu, hiền hậu, dịu dàng, đằm thắm, nết na.
B. Xinh đep, xinh tươi, xinh xinh, lộng lẫy, rực rỡ, thướt tha.
C. Tươi đẹp, thơ mộng, huy hoàng, tráng lệ, sặc sỡ, mĩ lệ.
Bài 4. Nối ý bên trái với ý bên phải để tạo thành câu kể Ai là gì?
Bạn Nam.	1. Là sứ giả của bình minh.
Chim công	2. Là người miền Trung.
Đại bàng.	3. Là một nghệ sĩ múa.
Gà trống.	4. Là dũng sĩ của rừng xanh.
Bài 5. Dòng nào dưới đây chỉ gồm những từ cùng nghĩa với từ dũng cảm?
A. Can đảm, gan dạ, gan lì, táo bạo, bạc nhược, nhu nhược.
B. Can đảm, gan dạ, anh dũng, anh hùng, hèn hạ, hèn mạt.
C. Can đảm, gan dạ, gan lì, táo bạo, anh dũng, anh hùng.
24. Câu kể “Ai là gì?” trong đoạn văn sau đây dùng để làm gì?
	Nghĩa quân mắt không rời cậu bé. Đó không phải là một em nhỏ, không phải là một con người nữa, mà là một thiên thần. 
A. Dùng để giới thiệu
B. Dùng để giới thiệu
C. Cả hai ý trên đều đúng.
Bài 6. Xác định chủ ngữ trong câu sau:
“ Những hạt mưa lất phất chỉ đủ mềm mại áo và mơn man tà áo của người qua đường”.
A. Những hạt mưa
B. Những hạt mưa lất phất
C. Hạt mưa
- GV thu vở chấm bài cho hs
3. Củng cố:
	- Nhận xét chung giờ học.
_____________________________
Toán (bs)
ôn tập
I. Mục tiêu.
	- Giúp hs ôn lại 1 số kiến thức đã học.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. ổn định.
B. Kiểm tra bài cũ:
C. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn hs luyện tập.
- Hs làm các bài tập sau vào vở.
Bài 1: Cho hai phân số: và .
a/ Hãy so sánh hai phân số trên.
b/ Tìm 5 phân số nằm giữa hai phân số đã cho. 
Bài 2: 
	Tìm số tự nhiên có hai chữ số, biết rằng số đó gấp hai lần tổng các chữ số của nó.
Bài 3: 
	Sau kết thúc đợt trồng cây đầu xuân Canh Dần của một trường Tiểu học, cô giáo nói: “Số cây khối Bốn trồng được nhiều hơn số cây khối Ba trồng được là 10 cây còn số cây khối Năm trồng được gấp rưỡi số cây của khối Bốn và khối Ba trồng được.” Như vậy, theo em mỗi khối trồng được bao nhiêu cây, biết rằng cả ba khối trồng được tất cả 100 cây. 
Bài 4:
Một mảnh đất hình chữ nhật có số đo các cạnh đều là các số tự nhiên và chiều dài gấp 3 lần chiều rộng. Diện tích khu vườn khoảng 40m2 đến 50m2. Tính chu vi mảnh vườn.
- GV thu vở chấm, chữa bài cho hs
3. Củng cố:
	- Nhận xét chung giờ học.
________________________
hoạt động tập thể
kiểm điểm trong tuần
I. Mục tiêu:
- HS thấy được những ưu, khuyết điểm của mình trong tuần để có hướng phát huy và khắc phục.
II. Nội dung: 
1. GV nhận xét chung:
	a. Ưu điểm:
	- Nhìn chung các em đa số các em thực hiện tốt nề nếp của lớp, đi học đúng giờ, khăn quàng guốc dép đầy đủ, đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập.
	- ý thức học tập tương đối tốt.
	- Chữ viết đã có nhiều tiến bộ rõ rệt.
	b. Nhược điểm:
- Một số em ý thức học tập chưa tốt.
- Ăn mặc chưa gọn gàng sạch sẽ.
2. Phương hướng: 
 	- Phát huy những ưu điểm đã có.
- Khắc phục nhược điểm còn tồn tại để đưa phong trào lớp đi lên.
Nhận xét của BGH:

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tuan 30 2 buoi tren ngay.doc