Tập đọc :
BỐN ANH TÀI
I. Mục đích, yêu cầu :
- Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tài năng, sức khoẻ của bốn cậu bé.
- Hiểu ND: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây.(trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II. Đồ dùng dạy học :
- Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK
- Bảng phụ ghi các câu văn, đoạn văn cần luyện đọc
III. Hoạt động dạy và học :
TUẦN 19 (2/1/2012 đến 6/1/2012) NGÀY MÔN BÀI Thứ hai Tập đọc Toán Khoa học Đạo đức Bốn Anh tài Ki- lô-mét vuông. Tại sao có gió? Kính trọng và biết ơn người lao động. Thư ba LT&C Kĩ thuật Toán Chính tả Địa lý Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì? Cô Hằng dạy Luyện tập Nghe v ết :Kim Tự Tháp Ai Cập Thầy Đồng dạy Thứ tư Tập đọc TLV Toán Thể dục Lịch sử Chuyện cổ tích về loài người Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả Đ vật Hình Bình Hành Thầy Chương dạy Thầy Chương dạy Thứ năm LT & C Toán Khoa học Anh Tin MRVT: Tài năng Diện tích hình bình hành Gió nhẹ, gió mạnh, phòng chống bão. Cô Tiền dạy Cô Nga dạy Thứ sáu Toán Làm văn Kể chuyện Sinh hoạt Luyện tập Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn MT ĐV Bác đánh cá và gã hung thần Tuần 18 Thứ hai ngày 2 tháng 1 năm 2012 Tập đọc : BỐN ANH TÀI I. Mục đích, yêu cầu : - Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tài năng, sức khoẻ của bốn cậu bé. - Hiểu ND: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây.(trả lời được các câu hỏi trong SGK) II. Đồ dùng dạy học : - Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK - Bảng phụ ghi các câu văn, đoạn văn cần luyện đọc III. Hoạt động dạy và học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Mở đầu : - Yêu cầu HS mở mục lục SGK và đọc tên các chủ điểm - GV giới thiệu chủ điểm 2. Bài mới: * GT bài - GV giới thiệu truyện đọc Bốn anh tài ca ngợi bốn thiếu niên có sức khỏe và tài ba hơn người đã biết hợp nhau lại làm việc nghĩa HĐ1: HD Luyện đọc - Gọi 1 HS giỏi đọc toàn bài. - Gọi 5 HS đọc tiếp nối 5 đoạn , kết hợp sửa sai phát âm, ngắt nghỉ hơi - HD xem tranh minh họa - Gọi HS đọc chú giải - Yêu cầu nhóm đôi luyện đọc - Gọi HS đọc cả bài. - GV đọc mẫu : Nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi tài năng, sức khỏe, nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn cậu bé HĐ2: Tìm hiểu bài - Truyện có những nhân vật nào? - Yêu cầu đọc đoạn 1 và TLCH : + Những chi tiết nào nói lên sức khỏe và tài năng đặc biệt của Cẩu Khây? - Yêu cầu đọc thầm đoạn 2 và TLCH: + Chuyện gì đã xảy ra với quê hương của Cẩu Khây? + Thương dân, Cẩu Khây đã làm gì? - Yêu cầu HS đọc 3 đoạn còn lại và TLCH: + Cẩu Khây đi diệt trừ yêu tinh cùng những ai? + Giải thích: vạm vỡ, chí hướng + Mỗi người bạn của Cẩu Khây có tài năng gì? + Truyện ca ngợi ai và ca ngợi điêu gì? - Gọi HS nhắc lại, GV ghi bảng HĐ3: HD Đọc diễn cảm - Gọi 5 HS nối tiếp đọc diễn cảm 5 đoạn - HD đọc diễn cảm đoạn 1,2 - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm - Nhận xét, cho điểm 3. Củng cố, dặn dò: - Gọi HS lên bảng chỉ vào từng nhân vật và nêu tài năng đặc biệt của từng người - Nhận xét tiết học - CB bài Chuyện cổ tích về loài người - HS cả lớp đọc thầm - Lắng nghe - Lắng nghe - Đọc 2 lượt : +HS1: Từ đầu ... võ nghệ +HS2: TT ...yêu tinh +HS3: TT...yêu tinh +HS4: TT ...lên đường +HS5: Còn lại - Quan sát, mô tả - 1 em đọc. - Nhóm 2 em cùng bàn luyện đọc - 2 em đọc - Lắng nghe + Có 4 nhân vật ... - Cả lớp đọc thầm, trao đổi và trả lời + Ăn một lúc hết 9 chõ xôi, 10 tuổi sức đã bằng trai 18, 15 tuổi đã tinh thông võ nghệ - Đọc thầm, trao đổi và trả lời + Quê hương của Cẩu khây xuất hiện một con yêu tinh... + Quyết chí lên đường diệt trừ yêu tinh - 1 em đọc to, lớp đọc thầm + Đi cùng Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước và Móng Tay Đục Máng + Vạm vỡ: to lớn, nở nang + Chí hướng: ý muốn bền bĩ quyết đạt tới mục tiêu cao đẹp trong cuộc sống - Trả lời câu hỏi + Truyện ca ngợi sức khỏe, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của 4 anh em Cẩu Khây - 3 em nhắc lại - 5 em đọc, lớp theo dõi tìm ra giọng đọc đúng - Nhóm 2 em luyện đọc. - 3 cặp thi đọc với nhau. - HS nhận xét, uốn nắn - 1 HS lên bảng chỉ và trình bày - Theo dõi và thực hiện Toán : KI- LÔ-MÉT VUÔNG I. Mục tiêu : - Biết ki- lô- mét vuông là đơn vị đo diện tích. - Đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị ki- lô- mét vuông. - Biết 1km2 = 1000 000m2. - Bước đầu biết chuyển đổi từ km2 sang m2 và ngược lại. - Làm được BT1, 2, 4b. II. Đồ dùng dạy học : - Tranh vẽ một khu rừng III. Hoạt động dạy và học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ : - Gọi 2 em giải bài 1,2 - Gọi HS nêu các dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9 2. Bài mới :* GT bài HĐ1: Giới thiệu ki-lô-mét vuông - Treo bức tranh vẽ khu rừng và nêu: khu rừng này là hình vuông, mỗi cạnh dài 1 km, các em hãy tính diện tích của khu rừng - Giới thiệu: 1km x 1km = 1 km2 Vậy ki-lô-mét vuông chính là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1km - Ki-lô-mét vuông viết tắt: km2 - Đọc là: ki-lô-mét vuông + 1 km bằng bao nhiêu mét? + Tính diện tích của hình vuông có cạnh dài 1000m + 1 km2 bằng bao nhiêu m2 ? HĐ2: Luyện tập Bài 1 : - Gọi HS đọc đề - Gọi 2 HS lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào VT - Nhận xét, sửa chữa Bài 2 : - Gọi HS đọc yêu cầu - Gọi 3 HS lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào VT - Gọi HS nhận xét, chữa bài. GV ghi điểm - Hỏi: hai đơn vị diện tích liền nhau hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị? Bài 3:( HS khá giỏi) - Gọi HS đọc thầm đề, nêu cách tính diện tích hình chữ nhật? - Gọi1 HS nêu cách thực hiện, cả lớp lắng nghe để hiểu thêm, khuyến khích thực hiện nếu có thời gian. Bài 4b - Gọi HS đọc đề bài - Yêu cầu nhóm 2 em thảo luận và trình bày - HD học sinh cách suy luận, loại trừ dần để chọn số đo thích hợp - Yêu cầu HS khá giỏi giải thích. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét - CB : Bài 92 - 2 em lên bảng. - 1 số em nêu - HS quan sát hình vẽ và tính diện tích khu rừng 1km x 1km = 1 km2 - Lắng nghe - Nhìn bảng và đọc + 1km = 1000m + HS tính: 1000 m x 1000m = 1 000 000 m2 1k m2 = 1000 000 m2 - 1 em đọc. - 2 HS lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào VT - Lớp nhận xét - 1HS đọc yêu cầu - 3 HS lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào VT + Hai đơn vị đo diện tích liền nhau hơn kém nhau 100 lần - 1 em đọc. S hcn = a x b - 1 HS lên nêu cách thực hiện Diện tích khu rừng hcn: 3 x 2 = 6 (km2) - 1 em đọc. - Nhóm 2 em thảo luận a)+ DT phòng học: 40 m2 (HS khá giỏi giải thích) + Diện tích phòng học không thể là 81cm2 vì 81 cm2 < 1 m2 + 900 dm2 = 9 m2, mà 9 m2 = 3m x 3 m cũng quá nhỏ b)+ DT nước VN: 33 0991 km2 - Lắng nghe Khoa học: TẠI SAO CÓ GIÓ? I. Mục tiêu : - Biết làm thí nghiệm để nhận ra không khí chuyển động tạo thành gió. - Giải thích được nguyên nhân gây ra gió. II. Đồ dùng dạy học : - HS chuẩn bị chong chóng - Đồ dùng TN: hộp đối lưu, nến, diêm, vài nén hương - Tranh minh họa SGK III. Hoạt động dạy học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ : - Không khí cần cho sự thở của con ngời, động vật, thực vật ntn? - Thành phần nào trong không khí quan trong đối với sự thở? 2. Bài mới: HĐ1: Trò chơi chong chóng - Gọi HS báo cáo chuẩn bị chong chóng - HDHS ra sân chơi chong chóng - Tổ chức cho HS báo cáo kết quả theo các nội dung: + Theo em, tại sao chong chóng quay? + Tại sao khi bạn chạy nhanh thì chong chóng của bạn lại quay nhanh? + Nếu trời không có gió, làm thế nào để chong chóng quay? + Khi nào chong chóng quay nhanh, quay chậm? - GV kết luận HĐ2: Tìm hiểu nguyên nhân gây ra gió - Giới thiệu các dụng cụ làm TN - Yêu cầu HS đọc, làm TN theo hướng dẫn SGK - Yêu cầu trả lời câu hỏi: + Phần nào của hộp có không khí nóng? Tại sao? + Phần nào của hộp có không khí lạnh? + Khói bay ra ống nào? - GV kết luận: Không khí chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng. Sự chênh lệch nhiệt độ của KK là nguyên nhân gây ra sự chuyển động của KK. KK chuyển động tạo thành gió. HĐ3: Tìm hiểu nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí trong tự nhiên - Treo tranh minh họa SGK - Yêu cầu HS trả lời: + Hình vẽ khoảng thời gian nào trong ngày? + Mô tả hướng gió được minh họa trong hình. - Yêu cầu nhóm 4 em thảo luận để TLCH: + Tại sao ban ngày có gió từ biển vào đất liền và ban đêm có gió từ đất liền ra biển? - Gọi 2 nhóm xung phong trình bày - Lớp nhận xét, bổ sung - GV kết luận 3. Củng cố, dặn dò: - Tai sao có gió? - Nhận xét - Chuẩn bị bài 38 - 2 em lên bảng. - HS nhận xét. - Tổ trưởng báo cáo - HS thực hiện theo yêu cầu - Đại diện các tổ trình bày + Chong chóng quay là do có gió thổi + Vì khi bạn chạy nhanh thì tạo ra gió, gió làm quay chong chóng + Ta phải chạy + Chong chóng quay nhanh khi có gió thổi mạnh, quay chậm khi gió thổi yếu - Lắng nghe - Theo dõi - 1 em đọc. Lớp theo dõi và làm TN, quan sát các hiện tượng xảy ra - Đại diện nhóm trình bày - Lắng nghe - Hoạt động cả lớp - Trả lời câu hỏi - Nhóm 4 em thảo luận - Trả lời câu hỏi - Đại diện nhóm trình bày - Nhận xét, bổ sung - Lắng nghe - Trả lời câu hỏi - Lắng nghe Đạo đức : KÍNH TRỌNG VÀ BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG I. Mục tiêu: - Biết vì sao cần phải kính trọng và biết ơn người lao động. - Bước đầu biết cư xử lễ phép với những người lao động và biết trân trọng, giữ gìn thành quả lao động của họ. - Biết nhắc nhở các bạn phải kính trọng và biết ơn người lao động. II. đồ dùng dạy học : - Nội dung một số câu ca dao, tục ngữ, bài thơ về người lao động - Nội dung ô chữ III. Hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ : - Tại sao chúng ta phải trung thực trong học tập? - Vì sao chúng ta phải sử dụng thời giờ hợp lý? 2. Bài mới: GT HĐ1: Giới thiệu nghề nghiệp của bố mẹ em - Yêu cầu mỗi HS tự đứng lên GT về nghề nghiệp của bố mẹ mình - Nhận xét, kết luận: Bố mẹ của mỗi bạn trong lớp chúng ta đều là những người lao động, làm việc ở các lĩnh vực khác nhau HĐ2: Phân tích truyện "Buổi học đầu tiên" - Yêu cầu các nhóm thảo luận và TLCH: + Vì sao trong lớp, các bạn lại cười khi nghe Hà GT về nghề nghiệp của bố mẹ mình? + Nếu là bạn cùng lớp với Hà, em sẽ làm gì trong tình huống đó? - Nhận xét, tổng hợp ý kiến của các nhóm - KL: Tất cả người lao động cần được tôn trọng HĐ3: Kể tên nghề nghiệp - Tổ chức HS kể tên nghề nghiệp - Gv ghi bảng, gọi HS nhận xét - Chơi trò chơi: Tôi làm nghề gì? + Chia lớp thành 2 đội + Phổ biến luật chơi: 1 em dãy 1 diễn tả bằng hành động của một nghề nào đó, 1 em của dãy 2 xem đó là nghề nghiệp hay công việc gì? - Kết luận, tuyên dương HĐ4: Bày tỏ ý kiến - Chia lớp thành 6 nhóm - Yêu cầu các nhóm quan sát các hình trong SGK, thảo luận và TLCH - Gọi HS nhận xét - KL: Cơm ăn, áo mặc, sách học và ... hcn= 5 x10 = 50 ( cm2) S hbh= 5 x10 = 50 (cm2) à Shcn = Shbh - 1 em đọc. - 2 HS lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào VT a) Đổi :4 dm = 40 cm 40 x 34 = 1360 ( cm2) - Lớp nhận xét, sửa bài - Lắng nghe Khoa học : GIÓ NHẸ, GIÓ MẠNH, PHÒNG CHỐNG BÃO. I. Mục tiêu : - Nêu được một số tác hại của bão: thiệt hại về người và của. - Nêu cách phòng chống: + Theo dõi bản tin thời tiết + Cắt điện. Tàu thuyền không được ra khơi + Đến nơi trú ẩn an toàn. II. Đồ dùng dạy học : - Tranh minh họa SGK - Phiếu bài tập cho các nhóm - Sưu tầm các hình vẽ, tranh ảnh về các cấp gió, về những thiệt hại do dông, bão gây nên III. Hoạt động dạy học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ : - Mô tả TN giải thích tại sao có gió. - Giải thích hiện tượng ban ngày gió thổi từ biển vào vào đất liền và ban đêm gió thổi từ đất liền ra biển. 2. Bài mới: GT: Nêu MĐ - YC của tiết học HĐ1: Tìm hiểu về một số cấp gió - Gọi HS đọc mục Bạn cần biết trang 76 SGK + Em thường nghe nói đến cấp độ của gió khi nào? - Yêu cầu HS quan sát hình vẽ và đọc các thông tin SGK - Phát phiếu bài tập cho các nhóm (ND nh SGV) - Đại diện 2 nhóm trình bày - GV chữa bài HĐ2: Thảo luận về sự thiệt hại của bão - Yêu cầu HS quan sát hình 5,6 và nghiên cứu Bạn cần biết trang 77 SGK để trả lời câu hỏi: + Nêu những dấu hiệu đặc trưng của bão? + Nêu tác hại do bão gây ra? + Nêu một số cách phòng chống bão? * Cơn bão số 9 vừa qua đã gây rất nhiều thiệt hại về người và của ở các tỉnh miền Trung, trong đó có quê ta. Qua bài học này các em cần làm gì để phòng chống bão - GV kết luận HĐ3: Ghép chữ vào hình và thuyết minh - GV phổ biến luật chơi - Dán 4 hình minh họa như trang 76 lên bảng - Gọi HS tham gia thi lên bốc các tấm thẻ ghi chú dán vào dưới hình minh họa. Sau đó thuyết minh - Nhận xét, cho điểm 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét - Chuẩn bị bài 39 - 2 em lên bảng. - HS nhận xét. - Lắng nghe - 1 em đọc. + Trong chương trình dự báo thời tiết - Nhóm 4 em trao đổi, hoàn thành phiếu bài tập - Đại diện nhóm trình bày - Nhóm 4 em trao đổi, thảo luận và TLCH: + Gió mạnh liên tiếp kèm mưa to, bầu trời đầy mây đen, đôi khi có gió xoáy + Gãy cây, đổ nhà, hư điện, tàu thuyền không ra khơi được + Theo dõi các bản tin thời tiết, tìm cách bảo vệ nhà cửa, sản xuất, cắt điện, tàu thuyền vào nơi trú ẩn an toàn... + vận động mọi người cùng phòng tránh bão, theo dõi thời tiết, tìm nơi trú ẩn an toàn - Lớp nhận xét, bổ sung - Lắng nghe - 4 em tham gia trò chơi - Lớp nhận xét, bổ sung - Lắng nghe Thứ sáu ngày 6 tháng 01 năm 2012 Toán : LUYỆN TẬP I. Mục tiêu : - Nhận biết đặc điểm của hình bình hành. - Tính được diện tích, chu vi của hình bình hành. - Làm được BT1, 2 ,3a. II. Đồ dùng dạy học : - Bảng thống kê nh BT2 vẽ sẵn trên bảng phụ III. Hoạt động dạy và học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ : - Gọi 1 em giải 3b/ 104 - Nêu quy tắc tính diện tích hình bình hành? - Nhận xét, ghi điểm 2. Luyện tập : Bài 1 : - GV vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD, hình bình hành EGHK và hình tứ giác MNPQ, sau đó gọi HS lên bảng chỉ và gọi tên các cặp cạnh đối diện của từng hình - GV kết luận và hỏi thêm: + Những hình nào có các cặp đối diện song song và bằng nhau? Bài 2 : - Gọi HS đọc đề và nêu cách làm bài - Yêu cầu HS tính diện tích hình bình hành - Gọi 1 HS lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào VT - Kết luận, ghi điểm Bài 3a: Bài 3 b dành cho HS giỏi + Muốn tính chu vi của 1 hình ta làm ntn? - GV vẽ lên bảng Hbh ABCD và giới thiệu: + Độ dài cạnh AB: a + Độ dài cạnh BC: b - Yêu cầu HS tính chu vi của Hbh ABCD - Giảng: Vì hình bình hành có 2 cặp cạnh bằng nhau nên khi tính chu vi của HBH ta có thể tính tổng của 2 cạnh rồi nhân với 2 + Gọi chu vi của HBH là P, em nào lập được công thức tính chu vi của Hbh? -Yêu cầuHS vận dụng công thức để giải bài 3 - Nhận xét bài làm của HS - Gọi HS nhận xét => GV nhận xét 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét - Dặn HS ghi nhớ cách tính P, S hình bình hành - CB : Bài: Phân số/ 106 - 2 em lên bảng giải - 2 em lên bảng nêu và viết công thức - 3 em lần lợt lên bảng chỉ vào mỗi hình và trình bày - Lớp nhận xét, sửa bài - Trả lời câu hỏi - 1 em đọc và nêu: Tính diện tích của HBH và điền vào ô tương ứng trong bảng - 1 HS lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào VT + Tính tổng độ dài các cạnh của hình đó - Quan sát và lắng nghe + a+b+a+b + (a+b) x 2 - Lắng nghe P = (a+b) x 2 - 2 HS lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào VT a) (8+3) x2= 22 (cm2) - Lắng nghe Tập làm văn: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT. I. Mục tiêu - Nắm vững 2 cách kết bài (mở rộng, không mở rộng) trong bài văn miêu tả đồ vật. - Viết được đoạn kết bài mở rộng cho một bài văn miêu tả đồ vật. II. Đồ dùng - Bảng phụ viết KN 2 cách kết bài - Giấy khổ lớn và bút dạ III. Hoạt động dạy và học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ : - Gọi 2 đọc các đoạn MB theo cách gián tiếp, trực tiếp cho bài văn miêu tả cái bàn - Nhận xét, cho điểm - Có mấy cách kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật? Đó là những kết bài nào? - Treo bảng phụ và yêu cầu HS đọc lại khái niệm về 2 cách kết bài 2. Bài mới: * GT bài: - Nêu MĐ - YC của tiết học * Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: - Gọi 2 em nối tiếp đọc nội dung và yêu cầu bài tập - Yêu cầu trao đổi theo cặp và TLCH: + Bài văn miêu tả đồ vật nào? + Hãy tìm và đọc đoạn kết bài của bài văn miêu tả cái nón? + Theo em, đó là kết bài theo cách nào? Vì sao? Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập - Yêu cầu tự làm vào VT - GV phát phiếu khổ to cho 6 HS ( 2 em cùng bàn 1 đề ) - Gọi 3 em dán phiếu lên bảng - Gọi HS nhận xét - GV sửa bài, cho điểm - Gọi 5 em đọc đoạn kết làm trong VT - GV đọc kết bài tham khảo cho mỗi đề VD: Trống trường quả là người bạn thân thiết của tuổi học trò. Mai đây lớn lên, chúng em dù có đi bất cứ nơi đâu cũng không thể quên tiếng trống trường. "Tùng! Tùng! Tùng!...", trống gọi em về với những bài giảng của thầy cô, với những nụ cười, ánh mắt của bạn bè 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét, tuyên dương - Chuẩn bị tiết sau làm bài viết - 2 em đọc bài làm của mình + Có 2 cách kết bài: mở rộng và không mở rộng - 2 em đọc - Lắng nghe - 2 em đọc, lớp đọc thầm - Thảo luận nhóm đôi + Bài văn miêu tả cái nón + "Má bảo.méo vành" + Đó là kiểu kết bài mở rộng vì tả cái nón xong còn nêu lời căn dặn của mẹ, ý thức giữ gìn cái nón của bạn nhỏ - 2 HS đọc yêu cầu - Làm bài theo HD của GV - 3 em dán phiếu lên bảng - HS nhận xét, sửa bài cho bạn - 5 em đọc - Lớp nhận xét, bổ sung - Lắng nghe - Lắng nghe Kể chuyện : BÁC ĐÁNH CÁ VÀ GÃ HUNG THẦN I. Mục tiêu: - Dựa theo lời kể của GV, nói được lời thuyết minh cho từng tranh minh hoạ ( bt1), kể lại được từng đoạn của câu chuyện Bác đánh cá và gã hung thần rõ ràng đầy đủ. - Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện. II. Đồ dùng dạy học : - Tranh minh họa câu chuyện SGK III. Hoạt động dạy và học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ: - Yêu cầu mỗi HS nhớ lại và nêu tên 2 câu chuyện đã học ở HKI 2. Bài mới: * GT bài - Yêu cầu HS mở SGK và hỏi: + Hôm nay các em sẽ kể lại câu chuyện gì? + Tên câu chuyện gợi cho em điều gì? HĐ1: GV kể chuyện - GV kể lần 1 - GV kể lần 2 kết hợp cho quan sát tranh - Yêu cầu giải nghĩa các từ: ngày tận số, hung thần, vĩnh viễn HĐ2: Xây dựng lời thuyết minh - Gọi 1 em đọc yêu cầu BT1 - Dán tranh minh họa lên bảng lớp - Yêu cầu HS trao đổi theo cặp để tìm lời thuyết minh cho từng tranh - Gọi HS phát biểu - Nhận xét kết luận - Viết lời thuyết minh dưới mỗi tranh + Tranh 1 + Tranh 2 + Tranh 3 + Tranh 4 + Tranh 5 HĐ3: Tổ chức kể chuyện và tìm hiểu ND câu chuyện - Chia nhóm 5 em, yêu cầu dựa vào tranh minh họa, lời thuyết minh, kể lại từng đoạn cho các bạn khác bổ sung và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện - Tổ chức thi kể trớc lớp - Gọi HS nhận xét - Gợi ý HS tìm ý nghĩa câu chuyện + Nhờ đâu bác đánh cá có thể thoát khỏi lời nguyền của con quỷ độc ác? + Câu chuyện nói lên điều gì? - Tổ chức cho HS thi kể toàn bộ câu chuyện - Gọi HS nhận xét - Nhận xét, ghi điểm 3. Củng cố, dặn dò: - Qua câu chuyện em rút ra bài học gì? - Dặn HS tìm một câu chuyện đã nghe hoặc đã đọc về một người có tài - HS nêu tên truyện đã học + Câu chuyện Bác đánh cá và gã hung thần - Nghĩ đến một ông lão đánh cá hiền lành tốt bụng và một gã hung thần to lớn, độc ác - Lắng nghe - Lắng nghe và quan sát tranh - Giải nghĩa theo hiểubiết của mình + Ngày tận số: ngày chết + Hung thần: thần độc ác, hung dữ + Vĩnh viễn: mãi mãi - 1 em đọc. - 2 em cùng bàn trao đổi thảo luận tìm lời thuyết minh - Lần lượt mỗi em 1 tranh - Lớp nhận xét, bổ sung - 1 em đọc cả 5 lời thuyết minh của 5 tranh + Kéo lưới cả ngày cuối cùng được chiếc bình to + Bác mừng vì cái bình đem ra chợ bán được khối tiền + Từ trong bình một làn khói đen tuôn ra, rồi hiện thành một con quỷ + Con quỷ đòi giết bác đánh cá để thực hiện lời nguyền + Bác đánh cá lừa con quỷ chui vào bình, nhanh tay đậy nắp, vứt xuống biển - HĐ nhóm 5 em - 2-3 nhóm thi kể, mỗi em 1 tranh - Nhận xét lời kể của bạn - HS trả lời - 2-3 em kể trớc lớp - Bình chọn bạn kể hay nhất - Chúng ta phải bình tĩnh khôn ngoan trước kẻ thù, biết trân trọng sự giúp đỡ của người khác - Lắng nghe HĐTT : SINH HOẠT TUẦN 19 I. Mục tiêu : - Kiểm điểm các hoạt động tuần qua, phổ biến nhiệm vụ tuần đến . - Bàn kế hoạch tuần 20. II. Nội dung: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò HĐ1: Đánh giá các hoạt động tuần qua - Lớp trưởng điều khiển sinh hoạt. - GV nhận xét chung. - Nhận xét, bầu chọn tổ, cá nhân xuất sắc ‘................................................................. HĐ2: Nhiệm vụ tuần đến - Triển khai chương trình rèn luyện đội viên tháng 1-2. - Củng cố nề nếp học tổ, nhóm, đôi bạn - Giúp bạn: ...................... vươn lên trong học tập. - Rèn chữ giữ vở - Chơi trò chơi dân gian - Chăm sóc cây xanh, bảo vệ môi trường. - Ôn tiểu sử Bác Hồ, tìm đọc truyện về Bác, tiểu sử Kim Đồng, tiểu sử Trần Đại Nghĩa, chi đội mang tên. - Duy trì nề nếp học tập , sinh hoạt Đội. HĐ3: - Tập các động tác nghi thức Đội - Tập bài múa hát theo chủ điểm. - Tổ trưởng nhận xét các hoạt động tuần qua của tổ - Lớp nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe - Theo dõi và thực hiện - HĐ cả lớp
Tài liệu đính kèm: