Giáo án Lớp 4 - Tuần 2 - Cao Thị Du

Giáo án Lớp 4 - Tuần 2 - Cao Thị Du

ĐẠO ĐỨC (Tiết 2) TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP (TT)

I. Mục tiêu

- Biết trung thực trong học tập là trách nhiệm của HS.

- Có thái độ và hành vi trung thực trong họ tập.Biết đồng tình, ủng hộ những hành vi trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập.

- Giáo dục các em luôn trung thực trong cuộc sống.

II. Các hoạt động

 

doc 37 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 207Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 2 - Cao Thị Du", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 29/8.Ngày dạy 31/8 . Người dạy : Cao Thị Du
Tuần 2
 Chào cờ-Hoạt động tập thể (Tiết 2)
Văn nghệ chào mừng năm học mới – Giáo dục An toàn giao thông
I. Mục tiêu
- Tham gia chào cờ nghe nhận xét hoạt động trong tuần qua của các lớp.
- Tổ chức sinh hoạt văn nghệ chào mừng năm học mới.	
- Giáo dục ý thức chấp hành tốt luật giao thông.
II. Các hoạt động:
 Hoạt động 1: Chào cờ
 - Tổ chức cho HS tham gia chào cờ.
 Hoạt động 2 : Hoạt động tập thể
 a)Sinh hoạt văn nghệ chào mừng năm học mới :
+ Giáo viên nêu sơ lược về ngày khai giảng năm học mới.
- Tổ chức HS ôn các bài hát chủ đề ca ngợi trường, lớp.
- Hướng dẫn các em kĩ năng biểu diễn trong ngày hội khai giảng ( Chọn một nhóm có năng khiếu để hướng dẫn)
+ HS có thể hát hoặc đọc thơ, kể chuyện ( nội dung bài thơ, câu chuyện có thể ca ngợi hay kể về tấm gương của GV và HS trong trường ).
b) Giáo dục An toàn giao thông
- HS đánh giá việc chấp hành các quy định giao thông của các bạn trong tuần qua
- GV nhận xét bổ sung:
+ Trong tuần qua phần đa các em thực hiện tốt luật giao thông đường bộ. Song bên cạnh đó còn một số bạn khi đến trường ngồi sau xe máy vẫn chưa đội mũ bảo hiểm.
+ Đội cờ đỏ theo dõi ghi lại các bạn ngồi trên xe đến trường mà không đội mũ bảo hiểm.
+ Giáo dục các em có thói quen đội mũ bảo hiểm trước khi lên xe máy, làm như vậy là vừa bảo đảm an toàn tính mạng cho mình vừa bảo đảm cho người khác.
Hoạt động 3: Kết thúc
- Hát tập thể vài bài hát có chủ đề ca ngợi trờng lớp.
--------------------------------------------------
Đạo đức (Tiết 2) Trung thực trong học tập (tt)
I. Mục tiêu
- Biết trung thực trong học tập là trách nhiệm của HS.
- Có thái độ và hành vi trung thực trong họ tập.Biết đồng tình, ủng hộ những hành vi trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập.
- Giáo dục các em luôn trung thực trong cuộc sống.
II. Các hoạt động
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
5p
25
3p
1. Bài cũ
Học sinh đọc phần ghi nhớ
Giáo viên nhận xét
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài
b) Thực hành luyện tập
Bài 3: Thảo luận nhóm:
- Giáo viên kết luận cách ứng xử đúng trong mỗi tình huống.
Bài 4: Trình bày tài liệu đã sưu tầm được
+ Em nghĩ gì về mẩu chuyện tấm gương đó?
Giáo viên kết luận: xung quanh chúng ta có nhiều tấm gương về trung thực trong học tập, chúng ta cần học tập các bạn đó.
Bài 5: Mời 2 nhóm trình bày, lớp thảo luận.
+ Em có suy nghĩ gì về tiêu phẩm vừa xem.
- Nếu em ở vào tình huống đó em sẽ hành động như thế nào? Vì sao?
3. Củng cố dặn dò
- Giáo dục tính trung thực, dặn dò về nhà.
- 2 em đọc.
- Các nhóm thảo luận và cử đại diện nhóm trình bày.
+ Chịu nhận điểm kém rồi quyết tâm học để gỡ lại.
+ Báo lại để cô sửa điểm cho đúng.
+Nói bạn thông cảm, vì làm như vậy là thiếu trung thực trong học tập.
- 2 em trình bày.
- Cả lớp thảo luận.
- Học sinh tự do phát biểu.
- Các nhóm trình bày tiểu phẩm.
- Học sinh nói theo ý mình.
- Vài em đọc lại mục ghi nhớ
Toán (Tiết 6) Các số có sáu chữ số
I. Mục tiêu
 Giúp học sinh
- Biết mỗi quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề.
- Biết đọc, viết các số có đến sáu chữ số.
- Giáo dục tính cẩn thận chính xác.
	II. Đồ dùng dạy học
	- Bảng phụ ghi các hàng của số có 6 chữ số.
	III. Các hoạt động dạy hoc chủ yếu
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
5p
32p
2p
1. Bài cũ
- Gọi học sinh lên bảng chữa bài 
- Nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài
b) Ôn tập về các hàng: đơn vị, chục, trăm....
+ Mấy đơn vị bằng 1 chục (1 chục bằng mấy đơn vị).
+ Hỏi tương tự cho đến hàng chục nghìn.
- Hãy viết số 1 trăm nghìn
 + Số 100 000 nghìn có mấy chữ số.
c) Giới thiệu số có 6 chữ số
- Giáo viên treo bảng phụ
+ Giới thiệu số: 432 546
- Nêu tên các hàng của số và giá trị các chữ số đó?
 -Hướng dẫn đọc và viết số.
 - GV nêu thêm một số ví dụ để HS thực hành đọc, viết số.
 d) Luyện tập thực hành
Bài 1: Ghi số vào bảng . Yêu cầu học sinh đọc và viết số này.
Bài 2:
-GV Hướng dẫn mẫu cách đọc, viết, phân tích số.
Bài 3: Giáo viên viết số rồi chỉ bất kỳ trong bài tập rồi gọi học sinh đọc số .
Bài 4: Giáo viên hướng dẫn cách đọc số 
3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét chung tiết học
-Dặn dò về nhà
- 2 em lên bảng làm
+ Với n = 3 thì 14 x n = 14 x 3 = 42.
+ Với m = 72 thì m : 9 = 72 : 9 = 8.
- Quan sát hình và trả lời câu hỏi:
+ 10 đơn vị = 1 chục ;1 chục = 10 đơn vị
+ 10 chục nghìn = 100 nghìn.
+ 1 học sinh viết : 100 000 
- Có 6 chữ số: chữ số 1 và 5 chữ số 0 đứng bên phải chữ số 1.
- Học sinh quan sát bảng số.
- 4 trăm nghìn, 3 chục nghìn, 2 nghìn, 5 trăm, 1 chục, 6 đơn vị.
- 1 em lên bảng viết. 5 HS nêu cách đọc số
- HS làm miệng.
+523453 :Năm trăm hai mơi ba nghìn bốn trăm năm mơi ba.
- HS làm miệng .
- HS viết số và đọc số: 
369815: Ba trăm sáu mươi chín nghìn tám trăm mười lăm
579623: Năm trăm bảy mươi chín nghìn sáu trăm hai mươi ba
 769312: Bảy trăm sáu mươi chín nghìn ba trăm mười hai
 - HS đọc số:
- Học sinh viết vào vở:
a, 630115; b, 723936; c,943103
d, 860372
Tập đọc (Tiết 3) Dế mèn bênh vực kẻ yếu (tt)
	I. Mục tiêu
- Đọc đúng,đọc trôi chảy. Đọc diễn cảm toàn bài, giọng đọc phù hợp với tính cách mạnh mẽ của nhân vật Dế Mèn.
- Hiểu nội dung chuyện: ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức bất công, bênh vực Nhà Trò yếu đuối.
* Trả lời được các câu hỏi SGK. HS khá giỏi chọn được danh hiệu phù hợp với tính cách của Dế Mèn
- Rèn kĩ năng đọc phân vai.
- Giáo dục các em noi gương nhân vật Dế Mèn.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ viết sẵn nội dung luyện đọc
	III. Các hoạt động dạy học
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
5p
1p
10p
10p
10p
5p
1. Bài cũ: Mẹ ốm
- HS đọc thuộc lòng bài Mẹ ốm và trả lời SGK.
- 2 HS đọc lại truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu phần 1 và nêu ý chính phần 1.
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài
Quan sát tranh SGK: Nhìn vào tranh em hình dung ra cảnh gì?
 - GV Giới thiệu và ghi đề.
b) Luyện đọc
- Yêu cầu học sinh mở SGK/15.
 - GV chia đoạn
+Đoạn1:Bọn nhện .... hung dữ Đoạn 2: Tôi cất tiếng .... giã gạo.
+ Đoạn 3: Tôi thét .... Quang hẳn.
 - Tìm hiểu nghĩa của từ.
- Giáo viên đọc mẫu 
c/ Tìm hiểu bài
Đoạn 1:
- Trận địa mai phục của bọn nhện đáng sợ như thế nào?
- Bọn nhện sẽ làm gì với trận địa đó?
- “sừng sững”, “lủng củng” nghĩa là gì?
- GV rút ý 1: Cảnh trận địa mai phục đáng sợ của bọn nhện.
 Đoạn 2: Dế Mèn làm cách nào cho bọn nhện phải sợ?
- Thái độ của bọn nhện ra sao? 
- GV rút ý 2: Dế Mèn ra oai với bọn nhện
Đoạn 3: 
- Dế Mèn đã nói thế nào để bọn nhện nhận ra lẽ phải?
- Sau lời lẽ đanh thép của Dế Mèn, bọn nhện đã hành động như thế nào?
- Từ “cuống cuồng” gợi cho em cảnh gì?
ý 3: Dế Mèn giảng giải để bọn nhện nhận ra lẽ phải.
- Dế Mèn xứng đáng với danh hiệu nào? (phù hợp nhất).
- Đoạn trích này ca ngợi điều gì?
- Giáo viên ghi ND.
c/ Đọc diễn cảm.
- GV hướng dẫn đọc diễn cảm.
 + Đoạn 1: giọng văn căng thẳng, hồi hộp.
 + Đoạn 3: giọng hả hê ở lời Dế Mèn.
3. Củng cố dặn dò
Qua đoạn trích em học tập đợc Dế Mèn đức tính gì?
Các em về đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Nối tiếp đọc
- Quan sát tranh minh họa.
- Cảnh Dế Mèn trừng trị bọn Nhện, bênh vực chị Nhà Trò.
- 1 em đọc lại toàn bài.
-HS đọc nối tiếp đoạn 3 luợt bài.
- HS đọc theo cặp, 1 HS đọc toàn bài.
 -HS đọc chú giải và nêu thêm một số từ khó hiểu cần giảI thích thêm.
- Đọc thầm và trả lời.
+ Chăng tơ từ bên nọ sang bên kia.. lủng củng những nhện rất hung dữ.
+ Bắt Nhà Trò phải trả nợ.
+ sừng sững: dáng 1 vật to lớn chắn ngang tầm nhìn.
+ lủng củng: lộn xộn, không có ngăn nắp.
 - Thấy vị chúa trùm nhà Nhện, Dế Mèn quay phắt lưng, phóng càng đạp phanh phách.
- Lúc đầu đanh đá, nặc nô sau co rúm lại, rập đầu xuống đất...
 - Thét lên, so sánh bọn nhện giàu có, béo múp... cứ sợ món nợ bé tí tẹo của Nhà Trò yếu, nghèo... và còn đe doạ chúng.
- Chúng sợ hãi cùng dạ ran... phá hết dây tơ chăng lối.
- Cảnh: bọn nhện rất vội vàng, rối rít vì lo lắng.
- hiệp sỹ.
- Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối, bất hạnh.
- Đọc sinh đọc theo cặp, sau đó thi đọc trớc lớp
- Sẵn sàng giúp đỡ ngời khác.
Chính tả (Nghe Viết) (Tiết 2) Mười năm cõng bạn đi học
I. Mục tiêu
- Nghe viết đúng và trình bày bài chính tả sạch sẽ, đúng quy định.
+Làm đúng bài tập chính tả SGK ( bài 2 và 3a).
- Rèn kĩ năng nghe-viết.
- Giáo dục tính cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy học
Bảng nhóm.
	III. Các hoạt động dạy học
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
5P
1p
7p
15p
7p
3p
Bài cũ
Giáo viên đọc, học sinh viết
Gọi học sinh lên bảng viết HS khác viết vào vở.
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài
b) Hướng dẫn viết chính tả
* Tìm hiểu nội dung đoạn văn
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn văn.
+ Bạn Sinh đã làm gì để giúp đỡ bạn.
+ Việc làm của Sinh đáng trân trọng ở điểm nào?
* Hướng dẫn viết từ khó
Yêu cầu học sinh đọc, viết các từ khó
c/ Viết chính tả
- Giáo viên đọc.
* Soát lỗi và chấm bài
- Giáo viên đọc lần 2.
- Giáo viên thu và chấm .
d) Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2: 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Gọi học sinh nhận xét, chữa bài, giáo viên chốt lại lời giải đúng
- Yêu cầu học sinh đọc truyện vui “Tìm chỗ ngồi”.
+ Truyện đáng cời ở chi tiết nào?
Bài 3: a) Học sinh đọc yêu cầu bài tập
b) Những HS đã làm xong các bài trên.
3. Củng cố, dặn dò
Tìm một số từ có vần an/ang
Về đọc lại truyện vui : Tìm chỗ ngồi.
- 1 em viết lên bảng viết: nở nang, béo lẳn, chắc nịch lòa xoà, lội xộn, nóng nực, ngan con, dàn hàng ngang, bàn bạc.
- 1 em đọc thành tiếng.
- Cõng bạn đi học suốc 10 năm
- Tuy nhỏ nhưng không quản khó khăn ngày ngày cõng Hanh đến trường đoàn đường 4km, trèo đèo, vượt suối.
- 1 em lên bảng viết, học sinh khác viết bảng con: ki-lô-mét, khúc khuỷu, gập ghềnh, liệt, Tuyên Quang...
- Học sinh ngồi ngay ngắn viết.
- Học sinh đổi vở và soát lỗi.
- Học sinh nhận xét: sau - rằng - chăng - xin - băn khoăn - sao - xem.
- 2 học sinh đọc thành tiếng.
- Ông khách ngồi hàng ghế đầu tưởng người đàn bà giẫm phải chân ông đi xin lỗi ông nhưng thực chất là bà ta chỉ đi tìm lại chỗ ngồi.
- 1 học sinh đọc SGK.
- Học sinh tự làm bài, 1em làm bảng nhóm
Lời giải: sáo, sao. 
Dòng 1: sáo là tên 1 loài chim.
 - Dòng 2: bỏ sắc thành “sao”
Ngày soạn : 29/8 . Dạy : 1/9 . Cao thị Du
Thể dục (Tiết 3) Quay phải - quay trái - dàn hàng - dồn hàng
 Trò chơi: Thi xếp hàng nhanh
I. Mục tiêu
- Biết cách dàn hàng, dồn hàng, động tác quay phải, quay trái đúng với ... 
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ trong bài
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
1. Bài cũ(5')
- Chữa bài tập 4 tiết LTVC trước.
- Nhận xét và cho điểm
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài: 
b) Phần nhận xét (12')
Bài 1:
+ Nhận xét tác dụng của dấu hai chấm trong các câu a, b, c.
- Gọi nhiều em trả lời.
c) Phần ghi nhớ (3')
- Dấu 2 chấm có tác dụng gì?
- Học sinh đọc phần ghi nhớ, giáo viên ghi bảng, nhắc học sinh thuộc.
d) Luyện tập (15')
* Bài 1 (cặp)
- Học sinh đọc nội dung bài 1.
- Yêu cầu làm việc theo cặp.
- Gọi nhiều em trả lời.
- Nêu tác dụng của dấu 2 chấm trong câu a?
- Nêu tác dụng của dấu hai chấm trong câu b?
Bài 2: (cá nhân)
- Học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Giáo viên nhắc nhở học sinh.
Để báo hiệu lời nói của nhân vật, có thể dùng dấu hai chấm phối hợp với dấu ngoặc kép hoặc dấu gạch đầu dòng (nếu là nhữung lời đối thoại)
- Giáo viên cùng cả lớp nhận xét (vd: SGK/70)
Hoạt động học
- Học sinh 2: Bài 4
- Lắng nghe giáo viên giới thiệu.
- 3 em, mỗi em đọc 1 ý.
- Học sinh khác đọc thầm.
a. Dấu 2 chấm báo hiệu phần sau là lời nói của Bác Hồ (dấu 2 chấm dùng phối hợp với dấu ngoặc kép).
b. Dấu 2 chấm báo hiệu câu sau là lời nói của Dế Mèn (dấu 2 chấm dùng phối hợp với dấu gạch đầu dòng).
c. Dấu 2 chấm báo hiệu bộ phận đi sau là lời giải thích những điều lạ...
- 2 em đọc phần ghi nhớ SGK.
- 2 em, mỗi em đọc 1 ý.
- Từng cặp các em đọc thầm và trao đổi về tác dụng của dấu 2 chấm trong các câu:
Câu a: Dấu 2 chấm thứ nhất (phối hợp dấu gạch đầu dòng) báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời nói của nhân vật “tôi“ (cha)
Dấu 2 chấm thứ 2 (phối hợp với dấu “ ”) báo hiệu phần sau là câu hỏi của cô giáo.
Câu b: dấu 2 chấm có tác dụng giải thích cho bộ phận đứng trước. Phần đi sau làm rõ những cảnh tuyệt đẹp của đất nước.
- 1 em đọc to, học sinh khác đọc thầm.
- Học sinh thực hành viết đoạn văn vào vở
1- 2 em đọc trớc lớp và giải thích tác dụng của dấu 2 chấm.
3. Củng cố dặn dò (5')
- Dấu 2 chấm có tác dụng gì?
- Về nhà học thuộc phần ghi nhớ và tìm trong các bài đọc 3 trờng hợp dùng dấu 2 chấm, giải thích tác dụng của các cách dùng đó.
Toán (Tiết 10) Triệu và lớp triệu
I. Mục tiêu
- Nhận biết được hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu và lớp triệu.Biết đọc, viết các số đến lớp triệu.
- Củng cố về lớp đơn vị, lớp nghìn, thứ tự các số có nhiều chữ số, giá trị của chữ số theo hàng.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ kẻ sẵn các lớp, các hàng
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
1. Bài cũ (5')
- 1 em lên bảng nêu cách so sánh 2 số có nhiều chữ số.
- Giáo viên nhận xét cho điểm.
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài (1')
b) Giới thiệu hàng triệu, chục triệu, trăm triệu, triệu.(15')
+ Hãy kể tên các hàng đã học theo thức tự từ bé đến lớn.
+ Hãy kể tên các lớp đã học
- 1 em lên bảng, học sinh khác làm nháp, giáo viên đọc, học sinh viết số: 1 trăm, 1 nghìn, 10 trăm nghìn.
* Giáo viên giới thiệu: 10 trăm nghìn gọi là 1 triệu, viết là: 1000000
10 triệu còn gọi 1à 1 chục triệu, viết là: 
10 000 000
10 chục triệu còn gọi là 1 trăm triệu: 100 000 000
Lớp triệu gồm các hàng: Triệu
 Chục triệu
 Trăm triệu
Hoạt động học
- Học sinh so sánh và nêu
- Hàng đơn vị, hàng chục... hàng trăm nghìn.
- Lớp đơn vị, lớp nghìn.
- 100; 1000; 10000 ; 100000; 1000000.
- Giáo viên hỏi học sinh về các chữ số trong các số trên.
+ Kể tên các hàng, các lớp đã học?
c) Luyện tập (5')
Bài 1:
+ Một triệu thêm 1 triệu là mấy triệu?
+ 2 triệu thêm 1 triệu là mấy triệu?
+ Em hãy đếm thêm 1 triệu từ 1 triệu đến 10 triệu.
+ Giáo viên chỉ (không theo thứ tự) cho học sinh đọc các số đó.
Bài 2: Tương tự như bài 1
- Giáo viên hỏi: 1 chục triệu thêm 1 chục triệu là bao nhiêu triệu.
- Học sinh đếm thêm 1 chục triệu từ 1 chục triệu đến 10 chục triệu?
- Gọi 1 em đếm, 1 em viết số.
Bài 3: Học sinh tự làm vào vở.
 Mỗi số đó có bao nhiêu chữ số? Mỗi số có bao nhiêu chữ số 0.
3. Củng cố dặn dò (5')
- Nhắc nhở học sinh về học bài và xem lại các bài tập đã làm.
- Nhận xét tiết học.
- Học sinh thi đua kể.
- Là 2 triệu.
- Là 3 triệu
- 1 em lên viết, học sinh khác viết bảng con.
- Nhiều em đọc, cả lớp đọc.
- 2 chục triệu.
- 4, 5 em đếm.
- 2 em thực hiện.
- 2 em lên viết số.
- Nhiều em trả lời.
Tập làm văn (Tiết 4) Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện
I. Mục tiêu
- Hiểu được trong bài văn kể chuyện việc tả ngoại hình là rất cần thiết để thể hiện tính cách của nhân vật..
- Biết dựa vào đặc điểm ngoại hình để xác định tính cách nhân vật ( BT1) ; kể lại được một đoạn câu chuyện Nàng tiên ốc có kết hợp tả ngoại hình bà lão và Nàng tiên ốc.
II. Đồ dùng dạy học
- Viết yêu cầu bài tập 1(để trống chỗ) vào bảng nhóm đểáH điền ngoại hình của nhân vật.
III. Các hoạt động dạy học
1. Bài cũ: (5')2 em trả lời
- Kể lại hành động của nhân vật cần chú ý đến điểm gì?
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài
b) Nhận xét (12')
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn văn rồi hoàn thành vào bảng nhóm :
1. Ghi vắn tắt đặc điểm ngoại hình của Nhà Trò?
 Yêu cầu các nhóm bổ sung
2. Ngoại hình Nhà Trò nói lên điều gì về?
- 3 học sinh đọc tiếp nối
- Hoạt động trong nhóm làm vào bảng:
- Sức vóc: gầy yếu.
- Thân mình: bé nhỏ, ngời bự những phấn...
- Cánh: hai cánh mỏng như hai cánh bướm non.
- Trang phục: mặc áo thâm dài... chấm điểm vàng.
- Tính cách: yếu đuối.
- Thân phận: Tội nghiệp đáng thương, dễ bị bắt nạt.
Giáo viên kết luận: những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu có thể góp phần nói lên tính cách hoặc thân phận của nhân vật và làm cho câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn.
c) Ghi nhớ (3') (SGK)
- Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ.
- Tìm trong những bài đã học hoặc những đoạn văn miêu tả ngoại hình của nhân vật.
- 3 em đọc
“Không thể lẫn lộn chị Chấm với bất cứ người nào khác....”
Giáo viên nói: Những đặc điểm ngoại hình có thể đánh giá chị Chấm là 1 con ngời rất khoẻ mạnh, tự nhiên, sắc sảo.
	3. Luyện tập:(15')
Bài 1:
- Học sinh đọc bài
- Yêu cầu học sinh đọc thầm và trả lời:
+ Chi tiết nào miêu tả đặc điểm ngoại hình của chú bé liên lạc, các chi tiết ấy nói lên điều gì?
Bài 2: Gọi học sinh đọc yêu cầu bài cho học sinh quan sát tranh minh họa.
- Yêu cầu kể một đoạn có kết hợp tả ngoại hình.
- Yêu cầu học sinh kể
Nhận xét tuyên dương
- 2 em nối tiếp nhau đọc.
- Đọc thầm, dùng bút chì gạch dưới những chi tiết miêu tả đặc điểm ngoại hình của chú bé liên lạc “Người gầy, tóc búi ngắn, hai túi áo trễ..”.
- Các chi tiết ấy nói lên chú bé là con một gia đình nông dân nghèo, quen chịu đựng vất vả.
- 1 học sinh đọc yêu cầu SGK.
- Học sinh quan sát tranh.
- Học sinh tự làm bài vào vở.
- 3 em kể: “ Một hôm bà ra đồng bà bắt được một con ốc rất lạ. Con ốc tròn và nhỏ xíu như cái chén uống nước trông thật đáng yêu. Vỏ nó màu xanh biếc, óng ánh những đường gân xanh bà ngắm mãi và không thấy chán”.
	4. Củng cố dặn dò (5')
- Khi tả ngoại hình nhân vật cần chú ý tả những gì? Tại sao chỉ nên tả những đặc điểm tiêu biểu.
- Giáo viên nhận xét chung tiết học.
- Dặn học sinh học thuộc phần ghi nhớ; viết lại bài 2 vào vở và chuẩn bị bài sau.
Khoa học (Tiết 4) Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn. Vai trò của chất bột đường
	I. Mục tiêu: 
- Biết kể tên các chất dinh dưỡng có trong thức ăn: chất bột đường, chất đạm, chất béo, vi-ta-min, chất khoáng.
- Biết được các thức ăn có chứa nhiều chất bột đường : gạo, bánh mì, khoai, ngô, sắn
- Nêu được vai trò của chất bột đường đối với cơ thể: cung cấp năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động và duy trì nhiệt độ cơ thể.
	II. Đồ dùng dạy học
	III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Khởi động
1. Bài cũ(5')
- Gọi 2 em lên bảng
- Nhận xét cho điểm học sinh.
* Hoạt động 1:(8') Phân loại thức ăn và đồ uống
- Yêu cầu học sinh quan sát hình minh họa SGK/10.
+ Thức ăn, đồ uống nào có nguồn gốc thực vật, động vật?
- Tuyên dương em nào tìm đợc nhiều và phân loại nguồn gốc đúng. 
- Yêu cầu học sinh đọc phần bạn cần biết SGK/10
- Người ta còn cách phân loại thức ăn nào khác?
- Theo cách này, thức ăn được chia thành mấy nhóm.
- Vậy có mấy cách phân loại thức ăn?
- Giáo viên kết luận.
Hoạt động học
- Kể tên các cơ quan tham gia vào quá trình trao đổi chất.
- Giải thích sơ đồ sự trao đổi chất của cơ thể người với môi trường.
- Lần lượt gọi học sinh lên ghi bổ sung tên các loại thức ăn, đồ uống.
 Nguồn gốc
Thực vật
Đậu cô ve, nước cam, sữa đậu nành, tỏi tây, rau cải, chuối, táo, bún....
Động vật
Trứng, tôm, gà, thịt lợn, thịt bò, cua, trai, sò, ốc....
- 2 em đọc to, học sinh khác theo dõi.
- Còn cách dựa vào chất dinh dưỡng chứa trong thức ăn.
- 4 nhóm: 
+ Nhóm chứa nhiều bột đường
+ Nhóm chứa nhiều béo
+ Nhóm chứa nhiều khoáng, còn có chất xơ và nước.
- Có 2 cách phân loại thức ăn: dựa vào nguồn gốc; vào lượng các chất dinh dưỡng chứa trong thức ăn đó.
- Học sinh lắng nghe
	* Hoạt động 2:(8') Các loại thức ăn có chứa nhiều chất bột đường và có vai trò của chúng
- Tổ chức hoạt động nhóm.
- Yêu cầu học sinh quan sát hình SGK/11 và trả lời.
- Kể tên các thức ăn giàu chất bột, đường có trong hình trang 11
- Hàng ngày em thường ăn những loại thức ăn nào có chứa chất bột, đường?
- Nhóm thức ăn có nhiều chất bột đường có vai trò gì?
- Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm bổ sung.
- Giáo viên kết luận.
- HS nhóm đôi:
- Quan sát, thảo luận, và ghi câu trả lời vào giấy.
- Gạo, bánh mì, mì sợi, ngô miến, bánh qui, bánh phở, bún, sắn, khoai tây, chuối, khoai lang.
- Cơm, bánh mì, phở, bánh canh, xôi...
- Cung cấp năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động của cơ thể
	* Hoạt động 3: (9')Xác định nguồn gốc của các thức ăn chứa nhiều chất bột đường.
Tổ chức hoạt động nhóm 6
- Gọi học sinh trình bày kết quả
- Học sinh làm việc và hoàn bảng nhóm.
- Đại diện 1 – 2 nhóm trình bày.
Thứ tự
Tên thức ăn chứa nhiều chất bột đường
Từ loại cây nào?
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Gạo
Ngô
Bánh quy
Bánh mì
Mì sợi
Chuối
Bún
Khoai lang
Khoai tây
Cây lúa
Cây ngô
Cây lúa mì
Cây lúa mì
Cây lúa mì
Cây chuối
Cây lúa
Cây khoai lang
Cây khoai tây
- Các thức ăn chứa nhiều chất bột đường có nguồn gốc từ đâu?
- Có nguồn gốc từ thực vật.
* Hoạt động kết thúc
- Giáo viên gọi học sinh đọc mục bạn cần biết SGK/11
- Dặn học sinh về nhà cần ăn nhiều loại thức ăn để có đủ chất dinh dưỡng.
- Tổng kết - tuyên dương những em hăng hái học tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_2_cao_thi_du.doc