Giáo án Lớp 4 - Tuần 2 - Mai Kim Phượng

Giáo án Lớp 4 - Tuần 2 - Mai Kim Phượng

A. MỤC TIÊU:

 1 - Kiến thức :

- Hiểu ý nghĩa của bài thơ : Ca ngợi kho tàng truyện cổ của đất nước . đó là những câu chuyện vừa nhân hậu , vừa thông minh , chứa đựng kinh nghiệm sống quý báu của cha ông.

 2 - Kĩ năng :

- Đọc lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng , phù hợp với âm điệu, vần nhịp của bài thơ lục bát.

- Đọc bài với giọng tự hào , trầm lắng .

 3 - Giáo dục :

- HS yêu thích truyện cổ nước mình , tự hào về kho tàng văn học dân gian của đất nước.

B. CHUẨN BỊ:

GV: Tranh minh hoạ nội dung bài học.

- Tranh minh hoạ các truyện cổ : Tấm Cám , Thạch Sanh , Cây khế

- Bảng phụ viết khổ thơ 1, 2 cần hướng dẫn đọc.

HS : - SGK

C. LÊN LỚP:

a. Khởi động: Hát “Bài ca đi học”

b. Kiểm tra bài cũ : “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” (tt)

Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi.

- 2 HS đọc sắm vai “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” nêu ý nghĩa truyện.

Nhận xét về khả năng đọc, cách trả lời câu hỏi. Cho điểm.

c- Bài mới

Phương pháp : Làm mẫu , giảng giải , thực hành , động não , đàm thoại.

 

doc 59 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 20/01/2022 Lượt xem 292Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 2 - Mai Kim Phượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 11 tháng 9 năm 2006.
Tập đọc 
Tiếât3: 	DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU.(tt)
 Theo Tô Hoài 
A. MỤC TIÊU:
 1 - Kiến thức : 
 - Hiểu được nội dung bài : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp , ghét áp bức , bất công, bênh vực Nhà Trò yếu đuối , bất hạnh .
 2 - Kĩ năng :
 - Đọc lưu loát toàn bài, biết ngắt nghỉ đúng chỗ, biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với cảnh tượng, tình tuống biến chuyển của truyện ( từ hồi hộp, căng thẳng tới hả hê ), phù hợp với lời nói và suy nghĩ của nhân vật Dế Mèn ( một người nghiã hiệp , lời lẽ đanh thép , dứt khoát ).
 3 - Giáo dục :
 - HS có tấm lòng hào hiệp, thương yêu người khác, sẵn sàng làm việc nghĩa .
B. CHUẨN BỊ:
GV : -Tranh minh họa trong SGK 
 	- Bảng phụ viết sẵn đoạn 3 cần hướng dẫn HS luyện đọc .
HS : - SGK
C. LÊN LỚP:
a. Khởi động: Hát “Bài ca đi học”
b. Kiểm tra bài cũ : Mẹ ốm.
Yêu cầu HS đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi.
- Sự quan tâm chăm sóc của xóm làng đối với mẹ của bạn nhỏ được thể hiện qua những câu thơ nào ?
- Những chi tiết nào trong bài thơ bộc lộ tình yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ đối với mẹ ?
- 1 HS đọc truyện “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” nêu ý nghĩa truyện.
Nhận xét về khả năng đọc, cách trả lời câu hỏi. Cho điểm.
c- Bài mới
Phương pháp : Làm mẫu , giảng giải , thực hành , động não , đàm thoại.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1 . Giới thiệu bài 
- Các em đã biết cuộc gặp gỡ giữa Dế Mèn và Nhà Trò. Dế Mèn hứa sẽ bảo vệ Nhà Trò . Bài học hôm nay sẽ cho chúng ta thấy cách Dế Mèn hành động để trấn áo bọn nhện , giúp Nhà Trò.
2. Các hoạt động:
Hoạt động 1 : Luyện đọc 
- Chỉ định 1 HS đọc cả bài. Phân 3 đoạn.
- Tổ chức đọc cá nhân. Hướng dẫn đọc kết hợp sửa lỗi phát âm, nhắc nhở nghỉ hơi đúng sau các cụm từ , đọc đúng các câu hỏi , câu cảm.
- Hướng dẫn đọc câu dài .
*Tiểu kết: Đọc lưu loát trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ và câu .
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài :
* Đoạn 1 : 4 dòng đầu
* Trận địa mai phục của bọn Nhện đáng sợ như thế nào? 
 Ý đoạn 1 : Trận địa mai phục của bọn nhện .
* Đoạn 2 : sáu dòng tiếp theo
 * Dế Mèn đã làm cách nào để bọn nhện phải sợ ?
 Ý đoạn 2 : Dế Mèn ra oai với bọn nhện .
* Đoạn 3 : Phần còn lại
- Dế mèn đã nói thế nào để bọn nhện nhận ra lẽ phải ?
- Bọn nhện sau đó hành động như thế nào ?
Ý đoạn 3 : Dế Mèn giảng giải để bọn nhện nhận ra lẽ phải.
*Tiểu kết: Nắm ý nghĩa của bài
d - Hoạt động 4 : Đọc diễn cảm :
- Nêu cách đọc: Giọng đọc thể hiện sự khác biệt giữa các câu văn miêu tả với những câu văn thuật lại lời nói của Dế Mèn , chú ý những từ gợi tả , gợi cảm .
- Đưa ra đoạn 3 hướng dẫn HS đọc diễn cảm 
*Tiểu kết: Biết đọc ngữ điệu phù hợp với cảnh tượng, tình tuống biến chuyển của truyện ( từ hồi hộp, căng thẳng tới hả hê ), phù hợp với lời nói và suy nghĩ của nhân vật Dế Mèn ( một người nghiã hiệp , lời lẽ đanh thép , dứt khoát ).
a) Đọc thành tiếng: 
* Tiếp nối nhau đọc 3 đoạn.( Đọc 2 -3 lượt) .
- Đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc , giải nghĩa các từ đó . 
* Luyện đọc theo cặp .
* Vài em đọc cả bài .
b) Đọc tìm hiểu bài
- HS đọc thầm và trả lời 
* Bọn Nhện chăng tơ kín ngang đường ,bố trí nhện gộc canh gác ,tất cả nhà Nhện núp kín trong các hang đá với dáng vẻ hung dữ . 
- HS đọc to và thảo luận theo nhóm đôi: 
* Đầu tiên Dế Mèn chủ động hỏi , lời lẽ rất oai , giọng thách thức của một kẻ mạnh : muốn nói chuyện với tên nhện chóp bu , dúng các từ xưng hô : ai , bọn này , ta.
* Thấy Nhện cái xuất hiện vẻ đanh ác , nặc nô, Dế Mèn ra oai bằng hành động tỏ rõ sức mạnh
“quay phắt lưng ,phóng càng đạp phanh phách”
- HS đọc 
* Dế Mèn phân tích theo cách so sánh để bọn nhện thấy chúng hành động hèn hạ , không quân tử , rất đáng xấu hổ , đồng thời đe doạ chúng : 
Phân tích : 
Bọn nhện giàu có , béo múp Món nợ của mẹ Nhà Trò bé tẹo , đã mấy đời .
Bọn Nhện béo tốt , kéo bè , kéo cánh Đánh đập một cô gái yếu ớt .
Kết luận : ( Đe doạ ) 
Thật đáng xấu hổ ! Có phá hết các vòng vây hay không ?
* Chúng sợ hãi , cùng dạ ran , cuống cuồng chạy dọc, ngang, phá hết các dây tơ chăng lối .
* HS đọc câu hỏi 4 . HS trao đổi chọn danh hiệu thích hợp cho Dế Mèn
- Trao đổi ý kiến : Các danh hiệu trên đều có thể đặt cho Dế Mèn nhưng thích hợp nhất là danh hiệu hiệp sĩ, bởi vì Dế Mèn đã hành động mạnh mẽ, kiên quyết và hào hiệp để chống lại áp bức, bất công; che chở, bênh vực, giúp đỡ người yếu. 
c) Đọc diễn cảm
- Nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài .
- Luyện đọc diễn cảm theo cặp
- Thi đua đọc diễn cảm .
4. Củng cố : (3’)
 - Sau khi đọc xong hai bài “ Dế Mèn bênh vực kẻ yếu “, Em nhớ nhất những hình ảnh nào về Dế Mèn? Vì sao ?
 5. Nhận xét – Yêu cầu HĐ nối tiếp: : (1’)
- Nhận xét hoạt động của HS trong giờ học.
- Về nhà đọc lại cho trôi chảy hơn.
- Chuẩn bị : Truyện cổ nước mình
Bổ sung:
Thứ hai, ngày 11 tháng 9 năm 2006
Chính tả 
Tiếât2: 	MƯỜI NĂM CÕNG BẠN ĐI HỌC.	 Theo Tô Hoài
A. MỤC TIÊU:
1 - Kiến thức :
- Nghe – viết chính xác, trình bày đúng, đẹp đoạn văn Mười năm cõng bạn đi học.
- Hiểu được nội dung đoạn viết . 
2 - Kĩ năng: 
Viết đúng, đẹp tên riêng: Vinh Quang, Chiêm Hóa, Tuyên Quang, Đoàn Trường Sinh, Hanh.
Làm đúng bài tập chính tả phân biệt s/ x hoặc ăn/ ăng, tìm đúng các chữ có vần ăn/ ăng hoặc âm đầu s/ x.
3 - Giáo dục:
	 Bồi dưỡng thái độ cẩn thận chính xác.
B. CHUẨN BỊ:
GV : - Bảng phụ viết bài tập 2a.
HS : - SGK, V2
C. LÊN LỚP:
a.Khởi động: Hát “Bài ca đi học”
b- Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 3 HS lên bảng, HS dưới lớp viết vào vở nháp những từ do GV đọc.
- Nhận xét về chữ viết của HS 
c- Bài mới
Phương pháp : Làm mẫu , trực quan , thực hành , động não , đàm thoại.
Hoạt động của Thầy 
Hoạt động của Trò
1. Giới thiệu bài mới
- Trong tiết chính tả này các em sẽ nghe - viết đoạn văn Mười năm cõng bạn đi học.
2. Các hoạt động:
Hoạt động 1 : Hướng dẫn nghe – viết .
-Tổ chức nghe – viết đúng, trình bày đúng qui định.
*Chỉ định 2 em đọc toàn đoạn.
*Trao đổi về nội dung đoạn trích
- Hỏi: Đoạn trích cho em biết về điều gì?
* Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu HS đọc, viết các từ vừa tìm được.
* Viết chính tả
- GV đọc cho HS viết với tốc độ vừa phải. Mỗi câu hoặc cụm từ đọc 2 – 3 lần: đọc lượt đầu chậm rãi cho HS nghe, đọc nhắc lại một hoặc 2 lần cho HS kịp viết theo tốc độ quy định.
* Soát lỗi và viết bài
- Đọc toàn bài cho HS soát lỗi.
- Thu chấm 10 bài.
- Nhận xét bài viết của HS.
* Tiểu kết : Qua bài viết nắm số lượng HS viết sai nhiều.
Hoạt động 2 : Bài tập chính tả .
Bài 2: tìm đúng các chữ có vần ăn/ ăng hoặc âm đầu s/ x.
- Yêu cầu 1 HS tự làm bài vào nháp.
- Gọi HS nhận xét, chữa bài.
-Nắm nội dung và ý nghĩa truyện vui Tìm chỗ ngồi.
Bài 3 Tìm đúng tên con vật chứa tiếng bắt đầu bằng s 
- Gọi 1 HS đọc câu đố , chia nhóm thi đua.
* Tiểu kết : Qua bài tập phân biệt s/ x hoặc ăn/ ăng, tìm đúng các chữ có vần ăn/ ăng hoặc âm đầu s/ x.
- 2 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi.
+ Sinh cõng bạn đi học suốt 10 năm.
+ Tuy còn nhỏ nhưng Sinh không quản khó khăn, ngày ngày cõng Hanh tới trường với đoạn đường dàu hơn 4 ki-lô-mét, qua đèo, vượt suối, khúc khuỷu, gập gềnh
- Ví dụ: Tuyên Quang, Ki-lô-mét, khúc khuỷu, gập ghềnh, liệt,
- 3 HS viết bảng, HS khác viết vào vở nháp.
- HS viết chính tả
- HS soát lỗi.
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu trong SGK.
- 2 HS lên bảng, HS dưới lớp làm vào vở.
- Nhận xét, chữa bài.
sau – rằng – chăng – xin – băn khoăn – sao – xem.
- 2 HS đọc thành tiếng.
- Truyện đáng cười ở chi tiết: Ông khách ngồi hàng ghế đầu tưởng người đàn bà giẫm phải chân ông đi xin lỗi ông nhưng thật chất là bà ta chỉ tìm lại chỗ ngồi.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- Tự làm bài.
Lời giải: chữ sáo và sao.
Dòng 1: Sáo là tên một loài chim.
Dòng 2: bỏ sắc thành chữ sao.
4. Củng cố : (3’)
-Nêu những hiện tượng chính tả trong bài để không viết sai.
5. Nhận xét – Yêu cầu HĐ nối tiếp: : (1’)
- Nhận xét hoạt động của HS trong giờ học.
- Dặn HS về nhà viết lại truyện vui Tìm chỗ ngồi
 - Chuẩn bị bài sau: Cháu nghe câu chuyện của bà.
Bổ sung:
Thứ ba, ngày 12 tháng 9 năm 2006
Luyện từ và câu 
Tiết 3:	MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN HẬU – ĐOÀN KẾT.	
A. MỤC TIÊU:
1 - Kiến thức :
Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ ngữ theo chủ điểm “Thương người như thể thương thân”. 
2 - Kĩ năng: 
Học nghĩa 1 số từ và đơn vị cấu tạo từ Hán Việt. Nắm được cách dùng các từ ngữ đó.
3 - Giáo dục:
HS yêu thích học môn Tiếng Việt và thích sử dụng Tiếng Việt.
B. CHUẨN BỊ:
GV Phiếu giấy khổ to.
HS : - SGK, V4, từ điển.
C. LÊN LỚP:
a.Khởi động: Hát “Cùng múa hát dưới trăng”
b- Kiểm tra bài cũ : Luyện tập cấu tạo của tiếng
- HS nêu cấu tạo của tiếng gồm mấy phần? Cho ví dụ
- Các phần nào bắt buộc phải có mặt?
Nhận xét, cho điểm
 c- Bài mới
Phương pháp : Làm mẫu , trực quan , thực hành , động não , đàm thoại.
Hoạt động của Thầy 
Hoạt động của Trò
1.Giới thiệu bài: 
Từ các kiến thức đã học tiết học hôm nay ta sẽ: Mở rộng v ... ùng, đặc điểm chung của hoa , lá.
* Cho biết thêm một số loại hoa lá khác mà em biết. 
* Nhận xét nét khác nhau giữa một số hoa, lá.
- Tiểu kết: Trong thiên nhiên có nhiều loại hoa, lá. Mỗi loại có hình dáng và màu sắc khác nhau.
Hoạt động 2: Cách vẽ hoa , lá.
- Xem một số bài vẽ hoa, lá.
- Yêu cầu đọc nội dung SGK.
- Qui trình vẽ một chiếc lá. Vừa thao tác vừa hướng dẫn HS thực hiện mẫu.
- Tiểu kết: Quitrình vẽ một chiếc lá.
Hoạt động 3: Thực hành
- Yêu cầu HS chuẩn bị dụng cụ. 
- Yêu cầu HS chọn và vẽ một chiếc lá hay một bông hoa tuỳ ý.
- Quan sát và hướng dẫn HS vẽ 
-Tiểu kết: HS biết vẽ một bông hoa, một chiếc lá hoặc một cành lá (vẽ màu theo ý thích).
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
Tổ chức trưng bày sản phẩm.
HS quan sát chọn bức tranh đẹp. Tuyên dương.
-Tiểu kết: Biết đánh giá đúng sản phẩm.
- Thảo luận nhóm
* Các nhóm xem tranh (ảnh) & trả lời các câu hỏi
* Đại diện nhóm báo cáo
* HS phát biểu ý kiến
- Các nhóm đôi xem tranh và nhận xét.
- Đọc SGK/7.
- Quan sát GV thao tác.
- 1 HS thực hiện mẫu.
- HS chọn và vẽ một chiếc lá hay một bông hoa tuỳ ý.
Hoạt động cả lớp
*Treo sản phẩm 
*Quan sát và bình chọn.
* Trình bày ý kiến. Trao đổi,phát biểu thông nhất ý kiến 
4. Củng cố : (3’)
	-Nêu cảm nhận vẽ đẹp của hoa, lá .
5. Nhận xét – Yêu cầu HĐ nối tiếp: : (1’)
-Nhận xét lớp. 
-Tìm hiểu và quan sát các con vật nuôi trong nhà.
- Chuẩn bị bài: Vẽ tranh: Đề tài các con vật quen thuộc.
Bổ sung:
Thứ năm, ngày 14 tháng 9 năm 2006
Âm nhạc 
Tiết 2: 	HỌC HÁT: Bài Em yêu hoà bình.
A. MỤC TIÊU:
1 - Kiến thức :
HS biết Bài Em yêu hoà bình. Nhạc và lời của Nguyễn Đức Toàn.
2 - Kĩ năng: 
HS hát đúng giai điệu và thuộc lời bài ca. Thể hiện đúng những chỗ luyến, đảo phách và nột đen chấm dôi.
3 - Giáo dục:
Thái độ tự tin , mạnh dạn khi biểu diễn.
B. CHUẨN BỊ:
GV Tranh minh hoạ các ký hiệu ghi nhạc
HS : - SGK.
C. LÊN LỚP:
a.Khởi động: Hát “Bài ca đi học”
b- Kiểm tra bài cũ : 
	-Trình diễn một bài hát đã học ở lớp 3.
c- Bài mới
Phương pháp : Trực quan , thực hành , làm mẫu.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Giới thiệu bài mới: 
- Treo tranh, đặt câu hỏi liên hệ bài Em yêu hoà bình.
- Nêu nội dung bài hát và tác giả.
2.Các hoạt động:
Hoạt động1: Nghe mẫu và đọc lời.
- Hát mẫu hoặc cho nghe nhạc.
- Tổ chức thảo luận : chia nhóm 6 .
- Giao việc : Đọc lời .
- Cho HS nghe tiết tấu của bài để thực hiện đọc lời theo tiết tấu.
- Tiểu kết: Đọc lời bài hát theo tiết tấu.
Hoạt động 2: Luyện thanh.
- Tổ chức luyện thanh .
- Gắn tất cả các khuôn hình, nốt nhạc để các em nhận dạng.
- Giao việc : nhớ và chọn nhanh các kí hiệu ghi nhạc đã học.
* Đánh giá tổ chọn đúng , đủ. Tuyên dương.
- Tiểu kết: Thể hiện đúng những chỗ luyến, đảo phách và nột đen chấm dôi.
Hoạt động 3: Tập hát 
- Tổ chức hát từng câu kết hợp sử dụng nhạc cụ, hát mẫu . 
- Chỉ định HS hát, chỉnh sửa chỗ sai.
- Yêu cầu HS hát nối tiếp 5 câu.
- Hát cả bài.
* Đánh giá tổ chọn đúng , đủ. Tuyên dương.
- Tiểu kết: HS hát đúng giai điệu và thuộc lời bài ca .
Quan sát.
Lắng nghe.
- Hoạt động theo tổ
- Nghe nhạc
* Đọc lời bài hát.
* Đại diện nhóm đọc lại.
- HS nghe
- Cho HS đọc lời theo tiết tấu.
- Hoạt đông trình bày theo tổ , nhóm , cá nhân. 
- Hoạt đông trình bày theo tổ , nhóm , cá nhân.
-HS hát từng câu.
- HS hát nối tiếp
 -HS cả bài
4. Củng cố : (3’)
	- Thi đua biểu diễn bài hát đã học.
5. Nhận xét – Yêu cầu HĐ nối tiếp: : (1’)
-Nhận xét lớp. 
-Về hát lại cho thuộc lời ca.
- Chuẩn bị bài: Ôn: Em yêu hoà bình. Tập cao độ và tiết tấu.
Bổ sung:
Thứ tư, ngày 13 tháng 9 năm 2006
Thể dục 
Tiết 3: 	 QUAY PHẢI, QUAY TRÁI, DÀN HÀNG, DỒN HÀNG.
Trò chơi“THI XẾP HÀNG NHANH”
I. MỤC TIÊU :
- Củng cố và nâng cao kĩ thuật : quay phải, quay trái, dàn hàng, dồn hàng.Trò chơi“Thi xếp hàng nhanh”
-Yêu cầu tập hợp nhanh , không xô đẩy , chen lấn nhau ; động tác phải đều, dứt khoát, đúng theo khẩu lệnh hô của GV
	- Phản xạ nhanh , chơi đúng luật , hào hứng , nhiệt tình .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 1. Địa điểm : Sân trường .
 2. Phương tiện : Còi .
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP :
PP : Giảng giải , thực hành ,trực quan , đàm thoại 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Mở đầu : 6 – 10 phút .
- Tập hợp lớp , phổ biến nội dung , yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện 
Tiểu kết: Giúp HS nắm nội dung sẽ được học 
Hoạt động lớp .
-Tập hợp. 1 – 2 phút .
- Đứng tại chỗ hát và vỗ tay : 1 – 2 phút .
- Chơi trò chơi: “Tìm người chỉ huy” 2 – 3 phút
Cơ bản : 18 – 22 phút .
a) Đội hình , đội ngũ: 
Ôn quay phải, quay trái, dàn hàng, dồn hàng: 10 – 12 phút .
-Điều khiển lớp tập : 1 – 2 lần
+ Quan sát , nhận xét , sửa chữa sai sót cho các tổ .
+ Quan sát , nhận xét , biểu dương thi đua giữa các tổ .
-Yêu cầu HS chia tổ tập luyện
-Yêu cầu HS thi đua trình bày, quan sát nhận xét, chỉnh sửa động tác.
b) Trò chơi“Thi xếp hàng nhanh”: 6 – 8 phút.
- Tập họp HS theo đội hình chơi , nêu tên trò chơi , giải thích cách chơi và luật chơi . 
- Quan sát , nhận xét , xử lí các tình huống xảy ra và tổng kết . Biểu dương đội thắng cuộc.
Tiểu kết: HS nắm lại một số động tác về đội hình , đội ngũ và chơi được trò chơi thực hành .
Hoạt động lớp , nhóm .
+ Chia tổ tập luyện .
+ Tổ trưởng điều khiển tổ mình tập luyện : 3 – 4 lần .
+ Tập họp cả lớp , từng tổ thi đua trình diễn : 1 lần
+ Cả lớp tập để củng cố : 2 – 3 phút .
-Tập họp. Một nhóm làm mẫu.
- 1 tổ lên chơi thử .
- Cả lớp cùng chơi .
Phần kết thúc : 4 – 6 phút .
- Hệ thống bài : 1 – 2 phút .
- Nhận xét , đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà : 1 – 2 phút .
Tiểu kết: HS nắm lại nội dung đã học và những việc cần làm ở nhà .
Hoạt động lớp .
- Làm động tác thả lỏng : 2 – 3 phút .
Bổ sung:
Thứ sáu , ngày 15 tháng 9 năm 2006
Thể dục 
Tiết 4: ĐÔNG TÁC QUAY SAU.
Trò chơi“NHẢY ĐÚNG, NHẢY NHANH”
I. MỤC TIÊU :
	- Củng cố và nâng cao kĩ thuật : quay phải, quay trái, đi đều. Yêu cầu tập hợp nhanh , không xô đẩy , chen lấn nhau ; động tác phải đều, dứt khoát, đúng theo khẩu lệnh hô của GV
-Học kỹ thuật động tác quay sau. Yêu cầu nhận biết đúng hướng xoay người, làm quen động tác quay sau.
	- Trò chơi “Nhảy đúng, nhảy nhanh” . Phản xạ nhanh , chơi đúng luật , hào hứng , nhiệt tình .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 1. Địa điểm : Sân trường .
 2. Phương tiện : Còi .
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Mở đầu : 6 – 10 phút .
- Tập hợp lớp , phổ biến nội dung , yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện 
Tiểu kết: Giúp HS nắm nội dung sẽ được học 
Hoạt động lớp .
-Tập hợp. 1 – 2 phút .
- Chơi trò chơi: “Diệt các con vật có hại” 2 – 3 phút
Cơ bản : 18 – 22 phút .
a) Đội hình , đội ngũ: 
*Ôn quay phải, quay trái, đi đều: 3– 4phút .
-Điều khiển lớp tập : 1 – 2 lần
+ Quan sát , nhận xét , sửa chữa sai sót cho các tổ .
*Học kỹ thuật động tác quay sau.: 7– 8phút .
-Làm mẫu động tác. 2 lần.
-Yêu cầu HS tập theo khẩu lệnh.
-Yêu cầu HS chia tổ tập luyện
-Yêu cầu HS thi đua trình bày, quan sát nhận xét, chỉnh sửa động tác.
b) Trò chơi“Thi xếp hàng nhanh”: 6 – 8 phút.
- Tập họp HS theo đội hình chơi , nêu tên trò chơi , giải thích cách chơi và luật chơi . 
- Quan sát , nhận xét , xử lí các tình huống xảy ra và tổng kết . Biểu dương đội thắng cuộc.
Tiểu kết: HS nắm lại một số động tác về đội hình , đội ngũ và chơi được trò chơi thực hành .
Hoạt động lớp , nhóm .
+ Chia tổ tập luyện . Tổ trưởng điều khiển tổ mình tập luyện : 3 – 4 lần .
+ Tập họp cả lớp , từng tổ thi đua trình diễn : 1 lần
+ Cả lớp tập để củng cố : 2 – 3 phút 
-3HS tập thử
-HS tập theo khẩu lệnh.
-HS chia tổ tập luyện
-HS thi đua trình bày, quan sát nhận xét, chỉnh sửa động tác.
-Tập họp. Một nhóm làm mẫu.
- 1 tổ lên chơi thử .
- Cả lớp cùng chơi .
Phần kết thúc : 4 – 6 phút .
- Hệ thống bài : 1 – 2 phút .
- Nhận xét , đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà : 1 – 2 phút .
Tiểu kết: HS nắm lại nội dung đã học và những việc cần làm ở nhà .
Hoạt động lớp .
-Hát một bài và vỗ tay theo nhịp.
Bổ sung:
Thứ sáu, ngày 15 tháng 9 năm 2006.
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ.
TUẦN 2.
I . MỤC TIÊU : 
- Rút kinh nghiệm công tác đầu năm . Nắm kế hoạch công tác tuần tới .
- Biết phê và tự phê . Thấy được ưu điểm , khuyết điểm của bản thân và của lớp qua các hoạt động .
- Hòa đồng trong sinh hoạt tập thể .
II. CHUẨN BỊ :
- Kế hoạch tuần 3.
- Báo cáo tuần 2.
III. LÊN LỚP :
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Báo cáo công tác tuần qua : (10’) 
- Tiếp tục : Ổn định nề nếp.
- Học văn hoá tuần 1 
- Học tập đạo đức : Tiên học lễ , hậu học văn.
- Rèn luyện trật tự kỹ luật.
 3. Triển khai công tác tuần tới : (20’) 
- Tiếp tục : Ổn định nề nếp.
- Học văn hoá tuần 2 
- Tiếp tục bồi dưỡng đạo đức : Tiên học lễ , hậu học văn.
- Rèn luyện trật tự kỹ luật.
 4. Sinh hoạt tập thể : (5’)
- Tập bài hát mới : Rạng ngời trang sử Đội ta .
- Chơi trò chơi : Tìm bạn thân .
 5. Hoạt động nối tiếp : (1’)
- Hát kết thúc .
- Chuẩn bị : Tuần 2.
- Nhận xét tiết .
Bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_2_mai_kim_phuong.doc