Toán: CÁC SỐ CÓ SÁU CHỮ SỐ
I/ Mục tiêu: Giúp hs:
- Biết mối quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề.
- Biết đọc và viết các số có đến sáu chữ số.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Các hình biểu diễn như sách giáo khoa.
- Các thẻ ghi số có thể gắn được lên bảng.Bảng các hàng của số có sáu chữ số:
HS: GSK, tập vở, bảng con, nháp.
III/ Hoạt động dạy học:
1/ Kiểm tra bài cũ:
2/ Bài mới:
TUẦN 2: Thứ 2 ngày 23 tháng 8 năm 2010 Tập đọc: DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU (TIẾP THEO) I. Mục tiêu: 1.Giọng đọc phù hợp với tính cách mạnh mẽ của nhân vật Dế Mèn. 2. Hiểu được nội dung của bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối. Chọn được danh hiệu phù hợp tính cách của Dế Mèn. ( TL được các câu hỏi SGK) II. Đồ dùng dạy – học Tranh minh họa nội dung bài học trong SGK Bảng phụ viết câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc. III. Các hoạt động dạy- học 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNGCỦAHS a, Giới thiệu bài: Dùng tranh trong SGK để gt - b, Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài Luyện đọc: - Yêu cầu 1 HS đọc toàn bài - GV chia đoạn: 3 đoạn -Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn. - Sửa lỗi cho HS về phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc không phù hợp. kết hợp giải nghĩa các từ khó Luyện đọc theo cặp GV đọc toàn bài: Tìm hiểu bài: - Trận địa mai phục của bọn nhện đáng sợ như thế nào? Nội dung đọan 1 là gì?(Trận địa mai phục của bọn nhện) - Dế Mèn đã làm cách nào để bọn nhện phải sợ? GV đúc kết và ghi các từ quay phắt lưng, phóng càng đạp phanh phách. Nội dung đọan 2 là gì?(Dế Mèn ra oai với bọn nhện - Dế Mèn đã nói thế nào để bọn nhện nhận ra lẽ phải? + Kết luận (đe dọa): Thật đáng xấu hổ! Có phá hết các vòng vây đi không? ) Bọn nhện sau đó đã hành động như thế nào? - Đọc thầm toàn bài và cho biết em có thể tặng cho Dế Mèn danh hiệu nào trong số các danh hiệu sau đây: võ sĩ, tráng sĩ, chiến sĩ, hiệp sĩ, dũng sĩ, anh hùng. - GV đúc kết: Hướng dẫn hs đọc diễn cảm: - Mời 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài. - Treo bảng phụ ghi đoạn đọc - Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm Yêu cầu HS đọc diễn cảm theo cặp. Yêu cầu HS thi đọc diễn cảm trước lớp. Nhận xét, có thể cho điểm để động viên các em. - Lớp theo dõi -1 HS đọc toàn bài. -3 HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn. 2-3 lần - Lớp nhận xét - Bọn nhện chăng tơ kín ngang đường, bố trí nhện gộc canh gác, ... - Hành động tỏ rõ sức mạnh quay phắt lưng, phóng càng đạp phanh phách). - Đầu tiên Dế Mèn chủ động hỏi, lời lẽ rất oai, giọng thách thức của một kẻ mạnh... - Chúng sợ hãi, cùng dạ ran, cuống cuồng chạy dọc, ngang, phá hết các dây tơ chăng lối. -1 HS đọc to đoạn 3. - HS đọc thầm đoạn 3 - HS thảo luận theo nhóm sáu. - 3 HS đọc diễn cảm tiếp nối nhau. -Lớp nhận xét. - HS đọc diễn cảm theo cặp. - HS thi đọc diễn cảm trước lớp. 4. Củng cố dăn dò - Theo em, em học được gì ở nhân vật Dế Mèn? Toán: CÁC SỐ CÓ SÁU CHỮ SỐ I/ Mục tiêu: Giúp hs: - Biết mối quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề. - Biết đọc và viết các số có đến sáu chữ số. II/ Đồ dùng dạy học: - Các hình biểu diễn như sách giáo khoa. - Các thẻ ghi số có thể gắn được lên bảng.Bảng các hàng của số có sáu chữ số: HS: GSK, tập vở, bảng con, nháp. III/ Hoạt động dạy học: 1/ Kiểm tra bài cũ: 2/ Bài mới: HỌAT ĐỘNG CỦA GV HĐ CỦA HS Giới thiệu bài: Các số có sáu chữ số. HĐ 1: Ôn tập về các hàng đơn vị, trăm, nghìn, chục nghìn - Y/c hs quan sát hình vẽ trang 8 SGK và nêu mối quan hệ giữa các hàng liền kề. - Y/cầu hs viết số 1 trăm nghìn. - Số 100 000 có mấy chữ số, đó là những chữ số nào? HĐ 2: Giới thiệu số có sáu chữ số. - Treo bảng hàng các hàng số có sáu chữ số như phần đồ dùng dạy – học đã nêu. a) Giới thiệu số 4320516 -Giới thiệu: Coi mỗi thẻ ghi số 100 000 là một trăm nghìn. - Có mấy trăm nghìn? Có mấy chục nghìn? Có mấy nghìn? Có mấy chục? Có mấy đơn vị? -Gọi hs lên bảng viết số trăm nghìn, số chục nghìn, số nghìn, số trăm, số chục, số đơn vị vào bảng số. b) Giới thiệu cách viết số 432 516. - Dựa vào cách viết các số có năm chữ số, bạn nào có thể viết số có 4 trăm nghìn, 3 chục nghìn, 2 nghìn, 5 trăm, 1 chục, 6 đơn vị? - Số 432 516 có mấy chữ số? - Khi viết số này, chúng ta bắt đầu viết từ đâu? -Nhận xét- kết luận c) Giới thiệu cách đọc số 432 516 - Bạn nào có thể đọc được số 432 516? -Nhận xét và khẳng định lại cách đọc đó và cho cả lớp đọc. - Cách đọc số 432 516 và số 32 516 có gì giống và khác nhau? - Viết lên bảng các số 12 357 và 312 357; 81 759 và 381 759; 32 876 và 632 876 yêu cầu hs đọc các số trên. ¯ Hoạt động 3: Luyện tập – Thực hành Bài 1: - Gắn các thẻ ghi số. 313 214, số 523 453 và yêu cầu hs đọc, viết số này. -Nhận xét Bài 2: - Gọi hs lên bảng, 1 hs đọc các số trong bài cho hs kia viết số. - Hỏi thêm hs về cấu tạo thập phân của các số trong bài. Bài 3: -Viết các số trong bài tập lên bảng, sau đó chỉ số bất kì và gọi hs đọc số. Bài 4: -Tổ chức thi viết đọc từng số trong bài và yêu cầu hs viết số theo lời 4/ Củng cố-Y/c hs nêu lại nội dung vừa luyện tâp.- Ghi số cụ thể, yêu cầu hs đọc. 5/ Dặn dò Tổng kết giờ học, dặn dò hs về nhà học bài Quan sát hình và trả lời câu hỏi. 5 em trả lời Cả lớp viết vào bảng con Theo dõi, nhận xét. Cả lớp quan sát bảng số 1 em trả lời T/ luận nhóm 2 Lớp theo dõi. Theo dõi, nhận xét: - Sáu chữ số 1 đến 2 em đọc, cả lớp theo dõi 2 em trả lời Hs đọc từng cặp số nối tiếp Nhiều em thực hiện. 1 em lên bảng đọc, viết số. Lớp viết số vào vở Mỗi em lần lượt đọc số trước lớp (từ 3- 4 số) - 1 em lên bảng làm bài, cả lớp làm vở Lớp thực hiện. - Nhiều hs đọc. - Cả lớp làm bài a;b HSKG làm thêm bài c;d - HS đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. ĐẠO ĐỨC : TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP( T2) I.MỤC TIÊU : - nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập. - Biết được: Trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến. - Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của học sinh. - có thái độ và hành vi trung thực trong học tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh ảnh trong SGK - Các mẩu chuyện, tấm gương về sự trung thực trong học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC A. ỔN ĐỊNH : Hát B. BÀI CŨ : Kiểm tra sách, vở HS. C. BÀI MỚI : * Hoạt động 1 : Xử lí tình huống. - Cho HS quan sát tranh SGK/3 - HS quan sát tranh + Các em nhìn thấy gì trên bức tranh ? vẽ cô giáo đang hỏi học sinh, các bạn ngồi học có một bạn lo lắng - Cho HS đọc nội dung tình huống. - 1 HS đọc. Lớp đọc thầm + Theo em, bạn Long có thể có những cách giải quyết ntn ? - HS nêu cá nhân. - GV tóm tắt những cách giải quyết chính : + Nếu em là bạn Long, em sẽ chọn cách giải quyết nào ? - HS giơ tay biểu quyết - GV cho HS thảo luận nhóm 4. + Vì sao các em lại chọn cách giải quyết đó ? - HS thảo luận nhóm. Trình bày. * GV kết luận : Cách giải quyết (c) là phù hợp - 1-2 HS nhắc lại - GV ghi đề lên bảng - Cho HS đọc ghi nhớ. - 1 số HS đọc * Hoạt động 2 : Làm việc cá nhân - GV cho HS nêu yêu cầu BT1. - 1 HS nêu. Lớp đọc thầm. - GV cho HS làm việc cá nhân. - HS làm việc cá nhân. - HS trình bày ý kiến - HS trao đổi, chất vấn lẫn nhau. * GV kết luận : - Các việc (c) là trung thực - Các việc (a,b,đ) là thiếu trung thực * Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm - GV nêu từng ý trong bài tập, yêu cầu HS lựa chọn thẻ theo 3 thái độ : a) Tán thành b) Phân vân c) Không tán thành - HS chọn giơ thẻ - GV yêu cầu các nhóm có cùng sự lựa chọn, giải thích. - HS thảo luận nhóm, giải thích lí do lựa chọn. - Các nhóm báo cáo * GV nhận xét, kết luận : + Ý kiến (b,c) là đúng + Ý kiến (a) là sai - GV cho HS đọc ghi nhớ. - 1-2 HS đọc phần ghi nhớ SGK. * Hoạt động tiếp nối - Về sưu tầm các mẩu chuyện, tấm gương về trung thực trong học tập - Tự liên hệ (BT6/SGK) L. Toán: Ôn tập các số có sáu chữ số I.Mục tiêu: - Biết đọc và viết các số có đến sáu chữ số. - Biết làm một số bài tập vế các số có sáu chữ số. II.Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ III. Các hoạt động dạy học: HĐGV HĐHS Bài 1: a.Đọc các số sau: 3458; 65432; 536089; 796053 b. Chữ số 3 ở mỗi số trên thuộc hàng nào? Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm: a, 189000, 189100, ...,...,...,... b, 400950; 400960; ...;...;...;... c, 759815; 759816;... ; ... ; ... ; Bài 3: (HSKG) a, Viết số lớn nhất có sáu chữ số khác nhau b, Viết số lớn bé có sáu chữ số khác nhau - GV nhận xét Bài 4: Yc HS hoàn thành vở BT - Chấm bài Củng cố, dặn dò - HS nối tiếp nêu miệng - HS làm bài vào vở - 1 em làm vào bảng phụ - Nhận xét, chữa bài - HS làm bài vào nháp - 1 em làm bảng phụ - Chữa bài, nhận xét a, 987654 b,102345 - HS tự làm bài vào vở BT Thứ 3 ngày 24 tháng 8 năm 2010 Toán Luyện tập I. Mục tiêu: - Giúp HS luyện viết, đọc số có đến 6 chữ số ( có cả trường hợp có cả chữ số 0) II. Đồ dùng dạy- học: Giáo viên: SGK,bảng phụ Học sinh: SGK,vở... III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu: 1.Bài cũ : Kể tên các hàng đã học ( Từ hàng nhỏ nhất) ? Quan hệ giữa 2 hàng liền kề. Bài mới HĐ1: Ôn lại các hàng, quan hệ giữa các hàng - GV viết số: 825 713 + HS xác định các hàng, chữ số thuộc hàng đó là chữ số nào ? - GV treo bảng phụ ghi 1 số số, yêu cầu HS đọc HĐ2: Thực hành Bài 1:( Tr. 10) GV đưa bảng phụ, HS đọc, nêu yêu cầu bài tập a) HS quan sát, phân tích mẫu, nhận xét mẫu b) 1 HS lên bảng , HS khác làm bằng chì vào SGK - Nhận xét, chốt bài làm đúng Bài 2 ( Tr.10 ) HS đọc, nêu yêu cầu - HS đọc miệng nối tiếp, nhận xét. Bài 3 ( Tr. 10) HS đọc, nêu yêu cầu bài tập - HS tự làm vào vở, 2 HS lên bảng - Nhận xét, chốt Bài 4( Tr. 10 ) HS đọc, nêu yêu cầu bài tập - HS tự làm cá nhân vào vở - Nhận xét, chốt lời giải đúng 4. Tổng kết-Củng cố: Khái quát nội dung bài học 5. Dặn dò : Nhận xét đánh giá giờ học. HD chuẩn bị tiết sau. - HS nêu 850 203; 820 004; 800 007; 832 100; 832 010. Bài 1. Rèn kĩ năng viết, đọc số có đến sáu chũ số Bài 2. Rèn kĩ năng đọc số có đến sáu chữ số , kĩ năng nhận biết các hàng. Bài 3. Rèn kĩ năng viết số có đến sáu chũ số Bài 4. Củng cố về số tròn trăm, tròn nghìn,.... Luyện từ và câu : Mở rộng vốn từ : Nhân hậu - Đoàn kết I. Mục tiêu : Biết thêm một số từ ngữ( gồm cả thành ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về chủ điểm Thương người như thể thương thân ( BT1,4); nắm được cách dùng một số từ tiếng “ nhân” theo 2 nghĩa khác nhau: người, lòng thương người ( BT2,3) II. Đồ dùng dạy- học: 1. Giáo viên: SGK, bảng phụ, 2. Học sinh: SGK,vở... III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu: 1. Bài cũ (2-3 phút) : HS làm lại bài tập 2 tiết trước.Nhận xét. 2. Bài mới (35 phút) : Hoạt động GV Hoạt động HS a.Giới thiệu bài : Học bài : Mở rộng vốn từ : Nhân hậu đoàn kết * Họat động 1 : -Tìm các từ ngữ. - Y/ ... HS tự làm bài vào vở ************************************** Luyện từ và câu Dấu hai chấm I. Mục tiêu:- HS hiểu tác dụng của dấu hai chấm trong câu( ND ghi nhớ) - HS nhận biết tác dụng của dấu hai chấm ( BT1); bước đầu biết dùng dấu khi viết văn ( BT2). II. Đồ dùng dạy- học 1. Giáo viên: SGK, bảng phụ 2. Học sinh: SGK, VBT III.Các hoạt động dạy- học chủ yếu 1. Bài cũ : 2. Bài mới a) Phần nhận xét - 3 HS đọc nối tiếp 3 yêu cầu - HS thảo luận nhóm đôi theo yêu cầu rồi làm bài - HS nêu miệng, nhận xét. b) Phần ghi nhớ: - HS đọc thầm, đọc thuộc c) Phần luyện tập Bài tập 1. GV treo bảng phụ ghi ND BT1 lên 2 HS đọc nối tiếp 2 yêu cầu - HS thảo luận nhóm đôi,làm VBT - HS nêu miệng, nhận xét. Bài tập 2. HS đọc, nêu yêu cầu BT, lớp đọc thầm * GV:- Để báo hiệu lời nói của nhân vật có thể dùng phối hợp (:) với dấu “..” hoặc dấu ( - ) Nếu là lời đối thoại - Nếu giải thích dùng dấu (:) * HS tự viết đoạn văn vào vở a) – Dấu hai chấm báo hiệu phần sau là lời nói của BH - Dấu hai chấm dùng phối hợp với dấu “...” b) – Dấu hai chấm báo hiệu phần sau là lời nói của Dế Mèn - Dấu hai chấm dùng phối hợp với dấu gạch đầu dòng c) – Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận đi sau là lời giải thích rõ những điều lạ mà bà già nhận thấy khi về nhà, như: quét sân,.... - Ghi nhớ: ( SGK ) a) – Dấu (:) thứ nhất ( Phối hợp dấu gạch đầu dòng) có tác dụng: Báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của nhân vật tôi( người cha ) – Dấu (:) thứ hai ( Phối hợp dấu “...”) : báo hiệu phần ssau là CH của cô giáo b) – Dấu (:) có tác dụng giải thích cho bộ phận đứng trước , phần đi sau làm rõ những cảnh tuyệt đẹp của đát nước là cảnh gì Bài tập 2. - HS làm bài vào vở 3.Tổng kết- Củng cố: Khái quát nội dung bài Nêu tác dụng của dấu hai chấm 4. Dặn dò: Nhận xét giờ học. HD về nhà. ************************************** L. Tiếng việt: Ôn tập về dấu hai chấm I. Mục tiêu: - HS nhận biết tác dụng của dấu hai chấm ; bước đầu biết dùng dấu khi viết văn II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết ND bài tập 1. III. Các HĐ DH: HĐ GV HĐ HS Bài 1: Trong các đoạn văn dưới đây, mỗi dấu hai chấm có tác dụng gì: Một hôm, chú Cuội đến Mường Vang chơi. Đi đường mệt, Cuội ngồi nghỉ bên một cái hồ rộng. Giữa hồ, một đàn vịt giời bơi lội tung tăng. Cuội đếm: một con, hai con,...năm con, mười con,...nhiều lắm. Đang mải ngắm đàn vịt, tiếng nhạc ngựa vang lên sau lưng làm Cuội giật mình. Cuội quay lại thấy một lào lang ngạo nghễ ngồi trên con ngựa tía. Thấy Cuội, lão lên giọng hách dịch: - Thằng kia mày làm gì đấy? Sao không tránh cho ngựa ta đi? Mày không biết đất nước này của ai ư? Cuội nhanh trí đáp: - Bẩm lang, con đi chăn vịt. Con không hề biết hồ này thuộc đất của Lang. Bài 2: Viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu kể lại câu chuyện mà em biết, có dùng dấu hai chấm và cho biết tác dụng của dấu hai chấm ấy. - GV chấm bài, nhận xét. Củng cố dặn dò: - HS đọc Y/C và ND của BT - HS làm bài vào nháp, một em làm vào bảng phụ. - Nhận xét, chữa bài - HS tự làm bài vào vở. Thứ 6 ngày 27 tháng 8 năm 2010 Chính tả:( Nghe - viết) MƯỜI NĂM CÕNG BẠN ĐI HỌC I. Mục đích , yêu cầu: - Nghe –viết, trình bày đúng chính tả , không mắc quá 5 lỗi trong bài. - Làm đúng các BT CT phương ngữ: BT2 ,3 b (a/b) ,hoặc BT do GV soạn. II. Đồ dùng dạy – học: -GV: Ba tờ phiếu khổ to ghi NDBT - HS: Đọc trước bài, SGK, tập vở. III.Các hoạt động dạy – học: 1.Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò a) Giới thiệu bài : b) Hướng dẫn nghe – viết chính tả * Tìm hiểu về nội dung đoạn văn - Yêu cầu HS đọc đoạn văn . + Bạn Sinh đã làm điều gì để giúp đỡ Hanh ? + Việc làm của Sinh đáng trân trọng ở điểm nào * Hướng dẫn viết từ khó -Yêu cầu HS nêu các từ khó , dễ lẫn khi viết chính tả . * Viết chính tả -GV đọc cho HS viết đúng yêu cầu . * Soát lỗi và chấm bài c) Hướng dẫn làm bài tập chính tả Bài 2 - Gọi 1 HS đọc yêu cầu . - Yêu cầu HS tự làm bài trong SGK . - Gọi HS nhận xét , chữa bài . - Nhận xét , chốt lại lời giải đúng . - Yêu cầu HS đọc truyện vui Tìm chỗ ngồi - Truyện đáng cười ở chi tiết nào ? Bài 3 (a ) GV treo ND câu đố lên bảng a) - Gọi 1 HS đọc yêu cầu . - Yêu cầu HS tự làm bài . - Yêu cầu HS giải thích câu đố . - 2 HS đọc thành tiếng , cả lớp theo dõi - HS trả lời - 3 HS lên bảng viết , HS dưới lớp viết vào vở b/c - HS viết chính tả , Đổi vở kiểm tra lỗi - 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu trong SGK. - 2 HS lên bảng làm vào phiếu - 2 HS đọc thành tiếng . - Truyện đáng cười ở chi tiết : Ông khách ngồi ở hàng ghế đầu tưởng người đàn bà giẫm phải chân ông đi xin lỗi ông , nhưng thực chất là bà ta chỉ đi tìm lại chỗ ngồi . - 1 HS đọc yêu cầu trong SGK . - HS tự làm bài . 4. Củng cố Về nhà luyện viết lại những chữ còn viết sai 5/ Dặn dò - Nhận xét tiết học . - Dặn HS về nhà viết lại truyện vui Tìm chỗ ngồi và chuẩn bị bài ************************************** Tập làm văn Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện I. Mục đích, yêu cầu HS hiểu : Trong bài văn kể chuyện, việc tả ngoại hình của nhân vật là cần thiết để thể hiện tính cách nhân vật.( NDGhi nhớ) Biết dựa vào đặc điểm ngoại hình để xác định tính cách nhân vật ( BT1 mục III) , kể lại được một đoạn câu chuyện Nàng tiên ốc , kết hợp tả ngoại hình bà lão hay nàng tiên. II.Đồ dùng dạy- học - Bảng phụ III.Các hoạt động dạy- học. 1.Kiểm tra bài cũ 2.Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV H. Đ CỦA HS a,Giới thiệu bài: b,Phần nhận xét: - Cho HS đọc các BT1, 2. - Phát riêng phiếu cho 3,4 HS làm bài ( ý 1), trả lời miệng (ý 2). - Nhận xét, chốt lại lời giải đúng : c,Phần ghi nhớ: (2 phút) - Chốt lại phần ghi nhớ. d,Phần luyện tập: - Cho HS đọc nội dung BT1. - Treo bảng phụ viết nội dung đoạn văn tả chú bé lên bảng - Nhận xét, kết luận: a, Người gầy, tóc húi ngắn, .. b, -Thân hình gầy gò, bộ cánh áo nâu... - Hai túi áo trễ - Bắp chân luôn động đậy, BT2 : Cho HS đọc yêu cầu của BT và đọc bài thơ Nàng tiên Ốc. - Nhận xét . - 3 HS nối tiếp nhau đọc các BT1,2. - Cả lớp đọc thầm đoạn văn. Sau đó suy nghĩ. Trao đổi theo nhóm 2 bạn để trả lời câu hỏi - Những HS làm bài trên phiếu dán bài lên bảng trình bày kết qủa. - 3, 4 HS đọc phần ghi nhớ. Cả lớp đọc thầm. - 1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm. - 1 HS lên bảng gạch dưới các chi tiết miêu tả. - Lớp nhận xét,bổ sung ý kiến cho bạn. -1 HS đọc . - HS làm việc theo nhóm 4. - Đại diện nhóm lên kể chuyện. - Lớp nhận xét cách kể của các bạn có đúng với yêu cầu của bài không. 4.Củng cố - Trong tiết học hôm nay, chúng ta đã tìm hiểu về nội dung gì? - Muốn tả ngoại hình của nhân vật, cần chú ý tả những gì? (Cần chú ý tả hình dáng, vóc người, khuôn mặt, đầu tóc, trang phục, cử chỉ). 5. Nhận xét - Dặn do ******************************************* ø Toán: TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU I. MỤC TIÊU : Giúp HS : - Biết về hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu và lớp triệu. - Biết viết các số đến lớp triệu. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Bảng phụ kẻ bài 4/14. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC A. BÀI CŨ : B. BÀI Mới : 2) Bài mới : * HĐ1 : Giới thiệu lớp triệu gồm : triệu, chục triệu, trăm triệu. - Gọi HS lên bảng lần lượt viết số 1 nghìn, 10 nghìn, 100 nghìn rồi viết tiếp số 10 trăm nghìn. 1 000 10 000 100 000 1 000 000 - GV giới thiệu : 10 trăm nghìn (GV chỉ vào số 1 000 000) gọi là 1 triệu, 1 triệu viết là. 1 000 000 - Số này có mấy chữ số 0 ? có 6 chữ số 0 - Mười triệu còn gọi là 1 chục triệu. - Gọi 1 HS viết số này ở bảng. 10 000 000 GV nêu tiếp : Mười chục triệu còn gọi là 1 trăm triệu. - Gọi 1 HS ghi số 1 trăm triệu 100 000 000 - GV giới thiệu tiếp : hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu hợp thành lớp triệu + Em hãy cho biết lớp triệu gồm các hàng nào ? gồm hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triêu. + Em hãy nêu tên các hàng, các lớp từ bé đến lớn ? HS nêu - Cho HS nhắc lại. - Vài HS nhắc lại * HĐ2 : Thực hành * Bài 1 : 1 HS đọc đề bài - Đề yêu cầu làm gì ? -Đếm thêm triệu từ 1 triệu đến 10 triệu - HS nối tiếp làm miệng - 1 triệu, 2 triệu, 3 triệu, , 10 triệu - HS nhận xét, chữa bài - GV mở rộng cho HS làm thêm đếm thêm chục triệu từ 10 triệu đến 100 triệu - 10 triệu, 20 triệu, 30 triệu, , 100 triệu. - Đếm thêm 100 triệu từ 100 triệu đến 900 triệu. - 100 triệu, 200 triệu, 300 triệu, 400 triệu, 500 triệu, , 900 triệu - GV nhận xét, chữa bài - HS nhận xét, chữa bài * Bài 2 : - HS đọc yêu cầu đề. Đề yêu cầu làm gì ? - Viết số thích hợp vào chỗ chấm. - GV cho HS quan sát mẫu sau đó tự làm bài bằng bút chì vào SGK (hoặc là vào vở). - GV yêu cầu HS làm việc theo 2 cách : - HS tự làm bài. - GV nhận xét, chữa bài - HS nhận xét, chữa bài * Bài 3 : - 1 HS đọc yêu cầu đề. Đề bài yêu cầu gì ? - GV đọc, 1 HS làm bảng - Viết số và cho biết mỗi số có bao nhiêu chữ số, mỗi số có bao nhiêu chữ số 0. - HS làm vào vở - GV nhận xét, chữa bài. - HS nhận xét, chữa bài * Bài 4 : ( Giành cho HS khá giỏi) - Cho HS sinh hoạt nhóm đôi để phân tích mẫu. - 1em lên bảng làm vào bảng phụ . Lớp tự làm bài vào vở bằng bút chì - HS nhận xét, chữa bài 3) Củng cố, dặn dò : Sinh hoạt tập thể I, Mục tiêu: - Đánh giá hoạt động của lớp trong tuần 1. - HS tự đánh giá về thực hiện nề nếp, thực hiện học tập của từng cá nhân trong tổ của mình. - Giúp HS rút ra được những ưu và nhược điểm của bản thân để rút kinh nghiệm cho tuần sau. - Phương hướng tuần 2. * Giáo dục ý thức tập thể, ý thức bảo vệ môi trường. II, Chuẩn bị: - GV cùng lớp trưởng, nhóm trưởng chuẩn bị nội dung sinh hoạt. III,Nội dung chính: 1. Lớp trưởng nêu nội dung sinh hoạt: - Đánh giá hoạt động nề nếp, hoạt động học tập của từng tổ trong tuần. - Tổ trưởng nhận xét ưu, khuyết điểm của từng cá nhân trong tổ mình. - Tuyên dương cá nhân có tiến bộ, có kết quả học tập tốt: 2. Các tổ trưởng nhận xét từng thành viên trong tổ mình. 3. Lớp trưởng đánh giá nhận xét của tổ trưởng 4, Giáo viên nhận xét từng mặt: * Ưu điểm: *Nhược điểm: 4, Phương hướng hoạt động tuần 3 - Khắc phục những tồn tại, phát huy những ưu điểm đã đạt được. - Thực hiện tốt nề nếp : đi học đúng giờ, mặc đồng phục đúng lịch, trong lớp học tập tích cực, hăng hái phát biểu xây dựng bài. - Vệ sinh cá nhân tốt, giữ vệ sinh môi trường tốt. - Thi đua học tập tốt mừng năm học mới.
Tài liệu đính kèm: