Giáo án Lớp 4 - Tuần 2 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Thu Hằng

Giáo án Lớp 4 - Tuần 2 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Thu Hằng

I MỤC TIÊU:

1. Đọc thành tiếng :

- Đọc đúng : sừng sững, lủng củng, béo múp béo míp, quang hẳn, .

- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng ,nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm, .

- Giọng đọc phù hợp tính cách mạnh mẽ của nhân vật Dế Mèn.

2. Đọc - Hiểu

-Từ ngữ : sừng sững, lủng củng, chóp bu, nặc nô, kéo bè kéo cánh, cuống cuồng,

 - Nội dung : Ca ngợi Dế Mèn tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối.

II.CHUẨN BỊ

-Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 15, (SGK ) .

-Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn hướng dẫn luyện đọc .

 

doc 31 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 26/01/2022 Lượt xem 188Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 2 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Thu Hằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2:
 Thứ 5 ngày 26 tháng 8 năm 2010 
 (Dạy bài thứ 2) 
TẬP ĐỌC:
 DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU ( tiếp theo )
I MỤC TIÊU: 
1. Đọc thành tiếng : 
- Đọc đúng : sừng sững, lủng củng, béo múp béo míp, quang hẳn, ....
- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng ,nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm, .
- Giọng đọc phù hợp tính cách mạnh mẽ của nhân vật Dế Mèn.
2. Đọc - Hiểu 
-Từ ngữ : sừng sững, lủng củng, chóp bu, nặc nô, kéo bè kéo cánh, cuống cuồng,
 - Nội dung : Ca ngợi Dế Mèn tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối.
II.CHUẨN BỊ 
-Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 15, (SGK ) .
-Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn hướng dẫn luyện đọc .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. KTBC:
- Gọi 1 HS đọc thuộc lòng bài thơ hoặc 2 khổ thơ Mẹ ốm: Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của bài thơ
- Gọi 2 HS đọc lại truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (phần 1 ) và nêu ý chính của phần 1 
2.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: 
b) Luyện đọc: 
3H tiếp nối nhau đọc bài trước lớp ( 3 lượt ) 
-Cho H đọc lần lượt những từ ngữ được chú giải cuối bài
- HS luyện đọc theo cặp
- Gọi 2 HS khác đọc lại toàn bài .
-GV đọc diễn cảm toàn bài
c) Tìm hiểu bài : 
*Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1, hỏi : 
-Trận địa mai phục của bọn nhện đáng sợ như thế nào ?
+Bọn nhện chăng tơ từ bên nọ sang bên kia đường, sừng sững giữa lối đi trong khe đá lủng củng những nhện là nhện rất hung dữ . 
- Với trận địa mai phục đáng sợ như vậy bọn nhện sẽ làm gì ? 
+ Chúng mai phục để bắt Nhà Trò phải trả nợ 
- Em hiểu “sừng sững”, “lủng củng” nghĩa là thế nào ? 
- Đoạn 1 cho em hình dung ra cảnh gì ? 
+Cảnh trận địa mai phục của bọn nhện thật đáng sợ .
*Yêu cầu HS đọc thầm lại đoạn 2 và trả lời 
-Dế Mèn đã làm cách nào để bọn nhện phải sợ ? 
+ Dế Mèn hỏi : Ai đứng chóp bu bọn này ? Ra đây ta nói chuyện. Dế Mèn quay phắt lưng, phóng càng đạp phanh phách.
-Dế Mèn đã dùng những lời lẽ nào để ra oai? 
+ Dế Mèn dùng lời lẽ thách thức “chóp bu bọn này, ta ” để ra oai .
-Đoạn 2 giúp em hình dung ra cảnh gì ? 
+Dế Mèn ra oai với bọn nhện .
*1 HS đọc đoạn 3.
- Dế Mèn đã nói thế nào để bọn nhện nhận ra lẽ phải ? 
+Bọn nhện béo múp><Món nợ của mẹ nhà trò bé tẹo đã mấy đời.
- Từ ngữ “ cuống cuồng ” gợi cho em cảnh gì? 
+... gợi cảnh cả bọn nhện rất vội vàng, rối rít vì quá lo lắng. 
-Ý chính của đoạn 3 là gì ? 
+ Dế Mèn giảng giải để bọn nhện nhận ra lẽ phải
- Gọi HS đọc câu hỏi 4 trong SGK . 
+ Yêu cầu HS thảo luận và trả lời .
+GV cho HS giải nghĩa từng danh hiệu .Võ sĩ: Tráng sĩ; Chiến sĩ; Hiệp sĩ; Dũng sĩ; Anh hùng 
d) HD HS luyện đọc diễn cảm:
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc lại bài
-Gv hướng dẫn lại cách đọc từng đoạn.
-Gv hướng dẫn H đọc diễn cảm 1 đoạn.“Từ trong hóc đá... các vòng vây đi không.”
-Gv đọc mẫu đoạn văn.
-ChoH - Luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp
- Yêu cầu HS thi đọc diễn cảm. GV uốn nắn, sữa chữa cách đọc .
3. Củng cố, dặn dò 
- Gọi 1 HS đọc lại toàn bài .
-Nội dung của đoạn trích này là gì ? 
- Qua đoạn trích em học tập được Dế Mèn đức tính gì đáng quý ?
-Về nhà luyện đọc lại bài nhiêu lần. Đọc trước bài sau.
............................................................
THỂ DỤC:
 BÀI 3: QUAY PHẢI, QUAY TRÁI, DÀN HÀNG, DỒN HÀNG
 TRÒ CHƠI “THI XẾP HÀNG NHANH”
I.MỤC TIÊU 
-Củng cố nâng cao kĩ thuật: Quay phải, quay trái ,quay sau, dàn hàng, dồn hàng và đi đều. 
-Yêu cầu dàn hàng, dồn hàng nhanh, trật tự, động tác quay phải, quay trái đúng kỹ thuật.
-Trò chơi: “Thi xếp hàng nhanh”. Yêu cầu HS biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
II.ĐẶC ĐIỂM –PHƯƠNG TIỆN:
 Địa điểm : Trên sân trường .Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. 
 Phương tiện : Chuẩn bị 1 còi. 
III.NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP.
1 .Phần mở đầu: 
 -Tập hợp lớp, phổ biến nội dung: Nêu mục tiêu - yêu cầu giờ học. 
-Khởi động:Đứng tại chỗ hát và vỗ tay, giậm chân tại chỗ đếm theo nhịp 1-2 , 1-2 
 -Trò chơi: “Tìm người chỉ huy”. 
2. Phần cơ bản:
 a) Đội hình đội ngũ 
 - Ôn quay phải, quay trái, dàn hàng , dồn hàng 
 +GV điều khiển cho HS tập, có nhận xét sửa chữa những sai sót cho HS 
 +Chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển, GV quan sát nhận xét sửa chữa những sai sót cho HS các tổ + Tập hợp lớp sau đó cho các tổ thi đua trình diễn nội dung đội hình đội ngũ.
- GVcùng HS quan sát, nhận xét, đánh giá. - GV sửa chữa những sai sót biểu dương các tổ thi đua tập tốt.
 +GV điều khiển cho cả lớp tập lại để củng cố .
 b) Trò chơi : “Thi xếp hàng nhanh” 
 - GV nêu tên trò chơi
 - GVgiải thích cách chơi và phổ biến luật chơi: HS đứng không thành hai hàng. GV có thể ra khẩu lệnh cho HS xếp hàng dọc hoặc hàng ngang một cách nhanh chống và thẳng hàng. 
 -Cho một tổ HS chơi thử, sau đó cả lớp chơi thử . 
 -Tổ chức cho HS chơi chính thức có thi đua. 
 -GV quan sát, nhận xét tuyên dương đội thắéng cuộc. 
3. Phần kết thúc: 
 -Cho HS làm động tác thả lỏng.
 -GV cùng học sinh hệ thống bài học. 
 -GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bái tập về nhà.
 ...........................................................
MĨ THUẬT:
VẼ THEO MẪU : VẼ HOA LÁ
(GV bộ môn giảng dạy)
.........................................................
TOÁN: 
 CÁC SỐ CÓ SÁU CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU : Giúp HS:
 -Biết mối liên hệ giữa đơn vị các hàng liền kề: 10 đơn vị = 1 chục, 10 chục = 1trăm, 10 trăm = 1 nghìn, 10 nghìn = 1 chục nghìn, 10 chục nghìn = 1 trăm nghìn. 
-Biết đọc và viết các số có đến 6 chữ số.
II.CHUẨN BỊ 
 -Các hình biểu diễn đơn vị, chục, trăm, nghìn, chục nghìn, trăm nghìn như SGK .
 -Các thẻ ghi số có thể gắn được lên bảng.
 -Bảng các hàng của số có 6 chữ số:
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1.KTBC: 
 -Gv kiểm tra các BT ra ở nhà của H.
-Nhận xét cách làm của H.
2.Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài: 
 b.Ôn tập về các hàng đơn vị, trăm, chục, nghìn, chục nghìn: 
-Yêu cầu HS quan sát hình vẽ trang 8 SGK và nêu mối quan hệ giũa các hàng liền kề;
+Mấy đơn vị bằng 1 chục ? (1 chục bằng bao nhiêu đơn vị ?)
-10 đơn vị bằng 1 chục. (1 chục bằng 10 đơn vị.)
+Mấy chục nghìn bằng 1 trăm nghìn ? (1 trăm nghìn bằng mấy chục nghìn ? )
-10 chục nghìn bằng 1 trăm nghìn. (1trăm nghìn bằng 10 chục nghìn.)
+Hãy viết số 1 trăm nghìn?
-1 HS viết bảng, lớp viết nháp: 100 000.
 +Số 100 000 có mấy chữ số, đó là những chữ số nào ?
-6 chữ số, đó là chữ số 1 và 5 chữ số 0 đứng bên phải số 1.
c.Giới thiệu số có sáu chữ số :
 -GV treo bảng các hàng của số có sáu chữ số 
 * Giới thiệu số 432 516
 -GV giới thiệu: Coi mỗi thẻ ghi số100 000 là một trăm nghìn.
+Có mấy trăm nghìn ?...-Có 4 trăm nghìn.
..........
 +Có mấy đơn vị ?...Có 6 đơn vị.
* Giới thiệu cách viết số 432 516
 -GV: Dựa vào cách viết các số có năm chữ số, bạn nào có thể viết số có 4 trăm nghìn, 3 chục nghìn, 2 nghìn, 5 trăm, 1 chục, 6 đơn vị ?
 -Khi viết số , chúng ta bắt đầu viết từ đâu?-Ta bắt đầu viết từ trái sang phải: 
*Giới thiệu cách đọc số 432 516
3. Luyện tập.
 Bài 1: thực hiện tương tự ví dụ.
-yêu cầu HS tự lấy ví dụ, đọc số, viết số và gắn các thẻ số biểu diễn số.
Bài 2
 -GV yêu cầu HS tự làm bài 
 -GV gọi 2 HS lên bảng, 1 HS đọc các số trong bài cho HS kia viết số.
 -GV hỏi thêm HS về cấu tạo thập phân của các số trong bài. 
 Bài 3
 -GV viết các số trong bài tập lên bảng, sau đó chỉ số bất kì và gọi HS đọc số.
 -GV nhận xét.
 Bài 4:(a, b)
 - GV đọc từng số trong bài (hoặc các số khác ) và yêu cầu HS viết số theo lời đọc.
 -GV chữa bài và yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
4.Củng cố- Dặn dò:
 -GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm bài tập luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
................................................
ĐẠO ĐỨC:
 BÀI 1: TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP.(tiết 2)
I.MỤC TIÊU :
-Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập.
-Biết được trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến.
- Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của Hs.
- Có thái độ và hành vi trung thực trong học tập.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -SGK Đạo đức 4.
 -Các mẫu chuyện,tấm gương về trung thực trong học tập.
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài cũ:
2.Dạy bài mới
*Hoạt động1: Thảo luận nhóm (Bài tập 3- SGK trang 4)
 -GV chia lớp thành 3 nhóm:
Nhóm 1: Em sẽ làm gì nếu không làm được bài kiểm tra?
Nhóm 2: Em sẽ làm gì nếu bị điểm kém mà cô giáo ghi nhằm là điểm giỏi?
Nhóm 3: Em làm gì nếu trong giờ kiểm tra bạn bên cạnh không làm được bài và cầu cứu em?
 -GV kết luận về cách ứng xử đúng trong mỗi tình huống:
a/. Cố gắng học để gỡ điểm lại.
b/. Báo cho cô biết để sữa chữa điểm lại cho đúng.
c/. Có thể giúp bạn nhưng cho bạn biết là làm vậy là không trung thực trong học tập.
*Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân (Bài tập 4- SGK trang 4)
 -GV yêu cầu một vài HS sưu tầm được mẫu chuyện, tấm gương và trung thực trong học tập lên trình bày.
 -GV kết luận:
 Xung quanh chúng ta có nhiều tấm gương về trung thực trong học tập. Chúng ta cần học tập các bạn đó.
*Hoạt động 3: Trình bày tiểu phẩm (Bài tập 5- SGK trang 4)
 -GV mời 1,2 nhóm lên trình bày tiểu phẩm đã được chuẩn bị .
 - Sau khi HS xem tiểu phẩm GV cho cả lớp thảo luận chung:
 +Em có suy nghĩ về tiểu phẩm vừa xem?
 +Nếu em ở vào tình huống đó, em có hành động như vậy không? Vì sao?
 -GV nhận xét, kết luận:
 Mọi việc làm không trung thực đều là tính xấu, có khi còn có hại cho bản thân mình, và không được mọi người yêu mến, các em cần tránh.
3.Củng cố - Dặn dò:
 -HS nêu lại ghi nhớ chung.
 -Thực hiện trung thực trong học tập và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
 -Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài tiết sau.
-------- cc õ dd -------- 
 Thứ 6 ngày 27 tháng 8 năm 2010
 (Dạy bài thứ 3)
TOÁN:
LUYỆN TẬP
I MỤC TIÊU: Giúp HS: 
-Viết và đọc được các số có đến sáu chữ số.
-Nắm được thứ tự số của các số có 6 chữ số.
- Rèn kỷ năng tính toán cho Hs.
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1.KTBC: 
 -GV gọi 2HS lên bảng làm Bài4 (trang 10). 
-GV chữa bài, nhận xét và cho điểm .
2.Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài: 
 b.Hướng dẫn luyện tập: 
 Bài 1
 -GV kẻ sẵn nội dung bài tập này lên bảng và yêu cầu 1 HS làm bài trên bảng, các HS khác dùng bút chì làm bài vào SGK.
 Bài 2
 a,-GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau lần lượt đọc các số trong bài cho nhau nghe, sau đó gọi 4 HS đọc trước lớp.
 -GV yêu cầu HS làm bài phần b.
+Chữ số 5 ở số 2453 thuộc hàng chục, ở số 65243 thuộc hàng nghìn, ở số 762543 thuộc hàng trăm, ở số 53620 thuộc hàng chục nghìn ... đặc điểm, khí hậu ở mức độ đơn giản: dựa vaìo bảng số liệu cho sẵn để nhận xét về nhiệt độ của Sa Pa vào tháng 1 và tháng 7.
 -Tự hào về cảnh đẹp thiên nhiên của đất nước Việt Nam .
II.CHUẨN BỊ 
 -Bản đồ Địa lí tự nhiên VN . 
 -Tranh, ảnh về dãy núi Hoàng Liên Sơn và đỉnh núi Phan –xi –păng (nếu có ).
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1.KTBC :
 -GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS .
2.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài: Ghi tựa
 1/.Hoàng Liên Sơn-Dãy núi cao và đồ sộ nhất Việt Nam :
 *Hoạt động1:Làm việc cá nhân :
 B 1:
 -GV chỉ vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN và yêu cầu HS dựa vào kí hiệu tìm vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn ở hình 1.
 +Kể tên những dãy núi chính ở phía Bắc của nước ta (Bắc Bộ), trong những dãy núi đó, dãy núi nào dài nhất ?-Hoàng Liên Sơn, sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông triều.
 +Dãy núi Hoàng Liên Sơn nằm ở phía nào của sông Hồng và sông Đà ?-Nằm ở giữa.
 +Dãy núi Hoàng Liên Sơn dài bao nhiêu km? Rộng bao nhiêu km ?
-Dài 180 km, rộng 30 km.
 +Đỉnh núi ,sườn và thung lũng ở dãy núi Hoàng Liên Sơn như thế nào ?
-Nhọn, dốc, hẹp và sâu.
 B2: -Cho HS trình bày kết quả trước lớp .
 -Cho HS chỉ và mô tả dãy núi Hoàng Liên Sơn 
 -GV sửa chữa và giúp HS hoàn chỉnh 
 *Hoạt động2: Thảo luận nhóm:
 B1:
 -Cho HS làm việc trong nhóm theo gợi ý 
 +Chỉ đỉnh núi Phan-xi păng trên hình 1 và cho biết độ cao của nó .
 -Tại sao đỉnh núi Phan-xi-păng được gọi la “nóc nhà” của Tổ quốc ?
 +Quan sát hình 2 hoặc tranh, ảnh về đỉnh núi Phan-xi-păng, mô tả đỉnh núi Phan-xi-păng 
 B 2 : -Cho HS các nhóm thảo luận 
 -GV giúp HS hoàn thiện phần trình bày .
 2/.Khí hậu lạnh quanh năm :
 * Hoạt đông3: Làm việ cả lớp:
 -GV yêu cầu HS đọc thầm mục 2 trong SGK và cho biết khí hậu ở những nơi cao của Hoàng Liên Sơn như thế nào ?
 -GV gọi 1, 2 HS trả lời .
 -GV nhận xét và hoàn thiện 
- Từ độ cao 2000m đến 2500m thường có mưa nhiều ,rất lạnh. Từ độ cao 2500m trở lên, khí hậu càng lạnh hơn. trên đỉnh núi mây mù bao phủ quanh năm.
 -GV gọi HS lên chỉ vị trí của Sa Pa trên bản đồ Địa lý VN .
 +Nhận xét về nhiệt độ của Sa Pa vào tháng 1 và tháng 7 .
 +Đọc tên những dãy núi khác trên bản đồ địa lý VN.
 -GV : Sa Pa có khí hậu mát mẻ quanh năm, phong cảnh đẹp nên đã trở thành nơi du lịch, nghỉ mát lí tưởng của vùng núi phía Bắc .
3.Củng cố –dặn dò:
 -GV cho HS trình bày lại những đặc điểm tiêu biểu về vị trí , địa hình và khí hậu của dãy núi HLS .
 -GV cho HS xem tranh ,ảnh về dãy núi HLS và giới thiệu thêm về dãy núi HLS 
 -Về nhà xem lại bài và chuẩn bị trước bài : “Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn”.
 -Nhận xét tiết học .
cc-------- cc õ dd --------dd
SINH HOẠT LỚP
 1. Lớp trưởng :Nhận xét các hoạt động của lớp trong tuần qua về các mặt 
 2 . Giáo viên : Nhận xét thêm ,tuyên dương ,khuyến khích và nhắc nhở . 
 3 .Kế hoạch tuần tới:
 - Thực hiện LBG tuần 3 -Thi đua học tốt thực hiện tốt nội qui của lớp của trường Thi đua nói lời hay làm việc tốt. 
 - Nhắc nhở giữ gìn vệ sinh cá nhân, áo quần sạch sẽ. Giữ gìn sách vở,đồ dùng học tập tốt . 
 - Kiểm tra sách vở ,dụng cụ học tập.
 * Lưu ý : -Trước khi đi học xem lại TKB để mang đúng, đủ sách vở, đồ dùng học tập các môn học.
 - Những HS còn vi phạm nội qui lớp học phải sửa chữa, khắc phục.
 - Về nhà cần có thời gian biểu để việc học được tốt hơn. 
cc-------- cc õ dd --------dd
cc-------- cc õ dd --------dd
BUỔI CHIỀU:
Toán:
Luyện tập
I.Mục tiêu:
- Củng cố cách đọc , viết số có 6 chữ số và cách so sánh.
- Rèn cho hs kỷ năng đọc, viết và so sánh số có 6 chữ số một cách thành thạo.
II.Hoạt động dạy học:	 
1.Bài cũ: Gọi Hs lên bảng:
? Nêu cách so sánh số có nhiều chữ số? (Hs trả lời) 
- Gv nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới:
a.Giới thiệu bài : Gv giới thiệu ghi đề
b.Giảng bài: - Gv chép đề lên bảng hướng dẫn Hs làm vào vở li	 
- Gv theo dõi giúp đỡ Hs yếu
Bài1: Đọc các số sau: 92317, 706219, 340107, 267004.
- Gv viết lần lượt các số lên bảng yêu cầu Hs đọc – Hs khác nhận xét.
Bài 2: Viết các số sau:
Sáu mươi lăm nghìn hai trăm linh năm.
Năm trăm nghìn bốn trăm mười chín.
Một trăm hai sáu nghìn không trăm linh hai
- GV đọc HS viết số vào vở – một HS lên bảng viết, sau đó cả lớp cùng GV nhận xét.
Bài 3: So sánh các số sau:
 425370  452370 854725  854725
 99000  100000 632111  632111
- HS nhắc lại cách so sánh, sau đó tự làm bài.
- GV gọi HS nêu kết quả có giải thích.
Bài 4: Sắp xếp các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn.
 924567 ; 294765 ; 29476 ; 524999.
- GV hướng dẫn HS: Muốn sắp xếp đúng trước tiên phải so sánh.
- HS tiến hành như bài 3.
v Bài tập nâng cao: Không tính giá trị biểu thức, hãy so sánh các biểu thức sau, nêu rõ lý do:
 75000 – 49000  ( 75000 + 8000 ) – ( 49000 + 8000 )
 83000 – 67000  ( 83000 – 9000 ) – ( 67000 – 9000 )
- HS tự so sánh – nêu nhận xét.
- GV rút ra kết luận chung.
( Khi cùng thêm ( hoặc cùng bớt ) số bị trừ và số trừ cùng 1 số đơn vị như nhau thì hiệu số không thay đổi ) 
3. Nhận xét - dặn dò:
- GV nhận xét chung giờ học.
- Về nhà luyện so sánh các bài còn sai.
Tập làm văn: 
Luyện nói
I.Mục tiêu:
- Củng cố cho Hs nắm được cách xây dựng một bài văn kể chuyện và nhân vật trong bài văn kể chuyện.
- Bước đầu Hs biết xây dựng một bài văn kể truyện thông qua đề bài cụ thể.
 II.Hoạt động dạy học: 
1. Bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập. 
2. Bài mới:
a.Giới thiệu bài : Gv giới thiệu ghi đề
b.Giảng bài: 
*Hs nhắc lại những kiến thức cơ bản:
? Thế nào là kể chuyện ? (Hs trả lời)
? nhân vật trong truyện ?(Hs trả lời)
- Cho vài hs nhắc lại.
* Hướng dẫn hs luyện nói theo đề bài:
- Trên đường đi học về em gặp một phụ nữ vừa bế con vừa xách nhiều đồ đạc. Em đã giúp cô ấy xách đồ đi một quãng đường. Hãy kể lại câu chuyện đó.
- Gv hướng dẫn Hs:
+ Xác định nhân vật của câu chuyện là em và phụ nữ có con nhỏ.
+ Cần nói được sự giúp đỡ của em tuy nhỏ nhưng thiết thực.
+ Em cần kể ở ngôi thứ nhất (xưng tôi hoặc em)
- Hs luyện kể theo cặp.
- Một số hs thi kể trước lớp – cả lớp và Gv nhận xét và góp ý.
3. Nhận xét – dặn dò:
- Gv nhận xét chung giờ học.
- Về nhà luyện viết lại bài những đoạn chưa đạt yêu cầu.
ĐỊA LÝ:
LAO ĐỘNG KỸ THUẬT:
BÀI 1: VẬT LIỆU, DỤNG CỤ CẮT, KHÂU, THÊU (tiết 2).
I.MỤC TIÊU:
 -HS biết được đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng dể cắt, khâu, thêu.
 -Biết cách và thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ ( gút chỉ).
 -Giáo dục ý thức thực hiện an toàn lao động.
II.CHUẨN BỊ:
 *Một số mẫu vật liệu và dụng cụ cắt, khâu, thêu:
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Giới thiệu bài
2.Bài mới
*Hoạt động 1 
GV hướng dãn HS quan sát, nhận xét về vật liệu khâu, thêu.
a)Vải.
-GV hướng dẫn HS kết hợp đọc nội dung a ( SGK ) với quan sát màu sắc, hoa văn, độ dày, mỏng của một số mẫu vải để nêu nhận xét về đăc điểm của vải.
-GV nhận xét, bổ sung ).
-Hướng dẫn HS chọn loại vải để học khâu, thêu. Chọn vải trắng hoặc vải màu có sợi thô, dày như vải sợi bông, vải sợi pha.
-Yêu cầu HS đọc nội dung b và trả lời câu hỏi theo hình 1 ( SGK ).
-GV giới thiệu một số mẫu chỉ để minh họa đặc điểm chính của chỉ khâu, chỉ thêu.
*Lưu ý với HS:
-chọn chỉ khâu có độ mảnh và độ dai phù hợp với độ dày và độ dai của sợi vải.
Kết luận nội dung b như SGK.
*Hoạt động 2 
Gv hưóng dẫn tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kéo.
-Hướng dẫn HS quan sát hình 2 (sgk) và gọi HS trả lời các câu hỏi :
+Nêu đặc điểm cấu tạo của kéo cắt vải ; So sánh sự giống nhau, khác nhau giữa kéo cắt vải và kéo cắt chỉ.
--GV giới thiệu kéo cắt chỉ .
-Lưu ý: Khi sử dụng, vít kéo cần dược vặn chặt vừa phải.
-Yêu cầu HS quan sát hình 3 ( sgk ) -Trình bày cách cầm kéo cắt vải ?
-Hướng dẫn HS cách cầm kéo cắt vải.
-Yêu cầu HS cầm kéo cắt vải.
Nhận xét – sửa sai ( nếu HS thực hiện sai).
*Hoạt động 3 :
GV hướng dẫn HS quan sát, nhận xét một số vật liệu và dụng cụ khác.
-Yêu cầu HS quan sát hình 6 ( SGK ) 
3.Củng cố:
-Qua bài học em cần lưu ý những gì?
4.Dặn dò:
-Xem lại bài và chuẩn bị cho bài sau 
-Nhận xét tiết học.
-HS quan sát theo sự hướng dẫn của GV.
-1 HS đọc nội dung SGK.
-Quan sát và nêu nhận xét.
-Lắng nghe và theo dõi sự hướng dẫn của GV.
1 HS đọc nội dung b SGK.
-Lắng nghe và theo dõi sự hướng dẫn của GV.
-Quan sát hình và trả lời câu hỏi.
-Quan sát sự hướng dẫn của GV.
Quan sát hình 3 sgk và trả lời câu hỏi.
-Quan sát hình 6 sgk và kết hợp quan sát mẫu một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu để nêu tên và tác dụng của chúng.
-Lắng nghe và theo dõi sự hướng dẫn của GV.
Buổi chiều:
Toán: 
 Luyện tập
 I.Mục tiêu:
 - Củng cố lại cách tính biểu thức có chứa một chữ.
 - Rèn cho hs kỹ năng tính toán, trình bày thành thạo cách tính giá trị biểu thức có chứa một chữ.
 - Hs luyện giải thêm một số dạng toán đã học.
II.Hoạt động dạy học: 
1. Bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập, phổ biến nội dung môn học 
2. Bài mới:
a.Giới thiệu bài: Gv giới thiệu ghi đề
b.Giảng bài: Gv cho hs luyện tập từng bài ở vở bài tập sau đó Gv cùng hs chữa bài
Bài 1: Hướng dẫn hs cách trình bày và làm theo mẫu
Giá trị của biểu thức 81: c với c = 9 là 81 : c = 81 : 9 = 9
Các biểu thức khác trình bày tương tự.
Bài 2: Hướng dẫn hs thay các giá trị cho sẵn sau đó tính.
Bài 3: Hướng dẫn hs thay các giá trị có chứa chữ sau đó nhắc lại thứ tự cách thực hiện biểu thức.
 VD: 35 + 3 x n với n = 7
 35 + 3 x 7 = 35 + 21 = 56
Làm tương tự với các biểu thức khác.
Bài 4: Hướng dẫn hs áp dụng cách tính giá trị biểu thức có chứa 1 chữ để tính chu vi hình vuông với số đo cạnh khác nhau.
Chu vi hìn vuông P = a x 4 với a = 3 cm thì chu vi hình vuông là:
P = a x 4 = 3 x 4 = 12 cm
* Bài tập nâng cao: Hai chị em Hoà và Lan có 83 bông hoa, Hoà cho bạn 8 bông hoa, chi Mai cho Lan 8 bông hoa. Hỏi lúc này tổng số hoa của 2 chị em là bao nhiêu?
Hướng dẫn: Để tìm được số bông hoa của Hoà và Lan lúc này ta phải làm như thế nào?
( ta phải lấy tổng số bông hoa của 2 chị em trừ đi số bông hoa Hoà cho bạn và cộng với số bông hoa mà chị Mai cho Lan)
Bài giải:
 Số bông hoa của 2 chị em lúc này là:
 83 – 8 + 8 = 83 ( bông hoa )
 Đáp số: 83 bông hoa
- HS giải bài vào vở – 1 HS lên bảng giải, GV giúp đỡ HS yếu.
- Cả lớp cùng GV chữa bài.
3. Cũng cố dặn dò:
- GV nhận xét chung giờ học.
- Về nhà luyện giải thêm một số biểu thức có dạng đã học.
-------- cc õ dd -------- 
Thứ 6 ngày 11 tháng 9 năm 2009 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_2_nam_hoc_2010_2011_nguyen_thi_thu_hang.doc