Tập đọc
TIẾT 3: DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU (TIẾP )
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Giọng đọc phù hợp tính cách mạnh mẽ của nhân vật Dế Mèn.
- Hiểu được nội dung của bài :Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối.
- Chọn được danh hiệu phù hợp với tính cách của Dế Mèn( trả lời được các câu hỏi
trong SGK) .
- HS khá giỏi yêu cầu chọn đúng danh hiệu hiệp sĩ và giải thích được vì sao lại lựa chọn( câu hỏi 4).
II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP:
- Tranh minh hoạ nội dung bài học trong sgk .
- Bảng phụ viết câu đoạn cần hướng dẫn đọc.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Thứ hai, ngày 7 tháng 9 năm 2010 Tập đọc Tiết 3: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (tiếp ) I. Yêu cầu cần Đạt: - Giọng đọc phù hợp tính cách mạnh mẽ của nhân vật Dế Mèn. - Hiểu được nội dung của bài :Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối. - Chọn được danh hiệu phù hợp với tính cách của Dế Mèn( trả lời được các câu hỏi trong SGK) . - HS khá giỏi yêu cầu chọn đúng danh hiệu hiệp sĩ và giải thích được vì sao lại lựa chọn( câu hỏi 4). II. Đồ dùng học tập: - Tranh minh hoạ nội dung bài học trong sgk . - Bảng phụ viết câu đoạn cần hướng dẫn đọc. III. Hoạt động dạy học: A) Bài cũ : - Hai hs đọc truyện: “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” và nêu nội dung câu chuyện. B) Bài mới 1) Giới thiệu bài 2) HS luyện đọc và tìm hiểu bài a) Luyện đọc. - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn – (đọc 2- 3lượt). + Đoạn 1: bốn dòng đầu (Trận địa mai phục của bọn nhện ). + Đoạn 2: sáu dòng tiếp theo (Dế Mèn ra oai với bọn nhện ). + Đoạn 3: phần còn lại (Kết cục câu chuyện ). - Khi hs đọc GV kết hợp sữa lỗi phát âm cho các em và lồng vào giải nghĩa một số từ ở phần chú giải khi hs đọc lần 2- hoặc 3. - HS luyện đọc theo nhóm ba. - Hai HS đọc cả bài . - GV đọc diễn cảm toàn bài. b)Tìm hiểu bài. - Một HS đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm để trả lời: + Trận địa mai phục của bọn nhện đáng sợ như thế nào? (Bọn nhện chăng tơ kín ngang đường bố trí nhện Gộc canh gác, tất cả nhà nhện nấp kín trong các hang đá với dáng vẻ hung dữ ). + Đoạn 1cho ta biết điều gì? (Trận địa mai phục của bọn nhện ). - GV ghi ý1 lên bảng - Một hs đọc đoạn 2, cả lớp đọc thầm để trả lời: + Dế Mèn đã làm cách nào để bọn nhện sợ? (Dế Mèn quay phắt lưng, phóng càng đạp phanh phách ). + Dế Mèn đã dùng những lời lẽ nào để ra oai? (Dế Mèn dùng lời lẽ thách thức “chóp bu, bọn này, ta”để ra oai ). + Thái độ bọn nhện ra sao khi gặp Dế Mèn? (Lúc đầu mụ nhện cái nhảy ra cũng ngang tàng, đanh đá, nặc nô. Sau đó co rún lại rồi cúi rập đầu xuống đất như cái chày giã gạo. + Đoạn 2 cho thấy Dế Mèn đã làm gì với bọn nhện? (Dế Mèn ra oai với bọn nhện ) - GV ghi ý 2 lên bảng. - Một HS đọc to đoạn , cả lớp đọc thầm để trả lời: + Dế Mèn đã nói thế nào để bọn nhện nhận ra lẽ phải? (Dế Mèn thét lên, so sánh bọn nhện giàu có, béo múp béo míp mà lại cứ đòi món nợ bé tí tẹo, kéo bè kéo cánh để đánh đập chị Nhà Trò yếu ớt thật đáng xấu hổ và còn đe doạ chúng). + Bọn nhện sau đó đã hành động như thế nào? (Chúng sợ hãi, cùng dạ ran cuống cuồng chạy dọc ngang, phá hết các dây tơ dăng lối) - Một HS đọc câu hỏi 4 - HS thảo luận nhóm theo câu hỏi trên . (Dế Mèn xứng đáng nhận danh hiệu hiệp sĩ vì Dế Mèn hành động mạnh mẽ, kiên quyết và hào hiệp để chống lại áp bức, bất công, bênh vực Nhà Trò yếu đuối ). c)Thi đọc diễn cảm - HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn . - GV hướng dẫn cách đọc các đoạn. + Đoạn 1: Giọng căng thẳng hồi hộp. + Đoạn 2: Giọng đọc nhanh lời của dế mèn dứt khoát, kiên quyết. + Đoạn 3 :Giọng hả hê, lời của Dế Mèn rành rọt, mạch lạc. - GV hướng dẫn HS đọcdiễn cảm đoạn 2; 3 - GV đọc mẫu hai đoạn trên. - HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn trên theo nhóm 3. - Hai hs thi đọc diễn cảm đoạn văn trên. - GV sữa chữa uốn nắn. Nội dung bài văn : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối, bất hạnh . 3) Củng cố dặn dò: - Về nhà tìm đọc chuyện: Dế Mèn phiêu lưu kí . Toán tiết 6: Các số có sáu chữ số I. Yêu cầu cần Đạt: - Biết mối quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề. - Biết viết và đọc các số có đến sáu chữ số . - Bài tập cần làm : Bài1, 2, 3 và bài 4(a,b). - HS khá giỏi hoàn thành tất cả các BT SGK. II. Đồ dùng dạy học: - Phóng to bảng trang 8 ở sgk III. Hoạt động dạy học: Hoạt động1: Giới thiệu số có sáu chữ số a) Ôn tập về các hàng đơn vị, chục, trăm, nghìn, chục nghìn. - Cho hs nên quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề 10 đơn vị = 1 chục 10 trăm = 1 nghìn 10chục = 1 trăm 10 nghìn = 1 chục nghìn b) Hàng trăm nghìn 10 chục nghìn =1 trăm nghìn 1 trăm nghìn viết là :100000 c)Viết đọc số có sáu chữ số - GV cho HS quan sát bảng (gv đã kẻ sẵn ), giới thiệu số : 432516 Trăm nghìn Chục nghìn Nghìn Trăm Chục đơn vị 1 100 1 100000 100 1 100000 10000 100 1 100000 10000 1000 100 1 100000 10000 1000 100 10 1 4 3 2 5 1 6 Viết số : 432516 Đọc số : Bốn trăm ba mươi hai nghìn năm trăm mười sáu. Hoạt động 2: Thực hành Bài 1: - HS đọc yêu cầu. - GV treo bảng phụ hướng dẫn học sinh làm – HS làm bài vào vở. Trăm nghìn Chục nghìn Nghìn Trăm Chục đơn vị 100000 10 100000 100 10 100000 1000 100 10 1 100000 10000 1000 100 10 1 100000 10000 1000 100 10 1 5 2 3 4 5 3 Viết số : 523453 Đọc số : Năm trăm hai mươi ba nghìn bốn trăm năm mươi ba Bài 2:(Tương tự) Viết số Trăm nghìn Chục nghìn Nghìn Trăm Chục đơn vị đọc số 125671 1 2 5 6 7 1 Một trăm hai mươi lăm nghìn sáu trăm bảy mươi mốt 369815 3 6 9 8 1 5 Ba trăm sáu mươi chín nghìn tám trăm mười lăm 579623 5 7 9 6 2 3 Năm trăm bảy mươi chín nghìn sáu trăm hai mươi ba Bài 3: Đọc các số sau - HS làm miệng – GV nhận xét + 96315: chín mươi sáu nghìn ba trăm mười lăm + 796315: bảy trăm chín mươi sáu nghìn ba trăm mười lăm + 106315: một trăm linh sáu nghìn ba trăm mười lăm + 106827: một trăm linh sáu nghìn tám trăm hai mươi bảy Bài 4:Viết các số : - HS làm bài vào vở: a) 63115 b)723936 c) 943103 d) 860372 Chính tả: (nghe - viết) tiết 2: Mười năm cõng bạn đi học I. Yêu cầu cần Đạt: - Nghe - viết đúng và trình bày bài chính tả sạch sẽ đúng qui định. - Làm đúng BT2 và BT3 a/b hoặc BT chính tả phương ngữ do GV chọn. II. Đồ dùng dạy học: - Ba tờ phiếu khổ to viết sẵn BT2. III. Hoạt động dạy học: 1) Bài cũ: - Hai học sinh lên bảng viết những tiếng có vần an/ang. 2) Bài mới: Hoạt động1: Giới thiệu bài Hoạt động2: Học sinh nghe –viết - GV đọc toàn bài chính tả trong sách giáo khoa. - HS đọc thầm lại đoạn viết . - GVđọc từng câu cho học sinh viết. - GVđọc lại toàn bài chính tả một lượt. HS soát lại bài . - GVchấm chữa bài Hoạt động3: Hướng dẫn làm bài tập Bài 2: Một học sinh đọc yêu cầu của bài. - Cả lớp đọc lại chuyện vui tìm chỗ ngồi, hs làm bài vào vở bài tập. - GV dán ba tờ phiếu đã viết nội dung, mời ba học sinh lên bảng làm đúng, nhanh - Cả lớp và GV nhận xét . Lát sau - rằng - phải chăng - xin bà - băn khoan - không sao - để xem . Bài 3: HS làm bài tập 3a. - Dòng một: chữ sáo. - Dòng hai : chữ sáo bỏ dấu sắc thành chữ sao. 3) Củng cố dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Đọc lại chuyện vui “Tìm chỗ ngồi” . Thứ ba, ngày 7 tháng 9 năm 2010 Luyện từ và câu tiết 3: Mở rộng vốn từ và câu: nhân hậu - đoàn kết I. Yêu cầu cần Đạt: - Biết thêm một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng)về chủ điểm thương người như thể thương thân( BT1, BT4); Nắm được cách dùng một số từ có tiếng “nhân” theo 2 nghĩa khác nhau : người, lòng thương người.( BT2, BT3) - HS khá giỏi yêu cầu nêu được ý nghĩa các câu tục ngữ ở BT4. II.Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ kẻ sẵn các cột a, b, c, d ở bài tập 1. III.Hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: Hai học sinh viết bảng lớp những tiếng chỉ người trong gia đình mà phần vần : - Có 1 âm : bố, mẹ, chú, dì, cô, bà. - Có 2 âm :ông, bác, cậu. 2. Bài mới: Hoạt động1: Giới thiệu bài Hoạt động2: HS làm bài tập Bài 1: 1HS đọc yêu cầu của đề bài. - Từng cặp đôi, ba trao đổi làm bài vào vở. - GV cho ba bút dạ và ba khổ giấy. Đại diện ba nhóm trình bày kết quả - Một học sinh đọc lại a) lòng nhân ái, lòng vị tha, tình thân ái, tình thương mến,... b) hung ác, tàn ác, tàn bạo, ác nghiệt, cay độc, hung giữ, dữ tợn ,... c) cứu giúp, cứu trợ, ủng hỗ, hỗ trợ, bênh vực, bảo vệ, che chở, che đỡ,... d) ăn hiếp, bắt nạt, hành hạ, đánh đập,... Bài 2:- Một học sinh đọc yêu cầu của bài . - Thảo luận theo nhóm ba làm tập vào vở. - Mời ba học sinh làm bài vào tờ giấy to trình bày ở bảng. a)Từ có tiếng nhân có nghĩa là người: nhân dân, công nhân, nhân loại, nhân tài b)Từ có tiếng nhân có nghĩa là lòng thương người: + nhân hậu, nhân ái, nhân đức, nhân từ Bài 3 : Một học sinh đọc yêu cầu bài - Nhân dân Việt Nam rất anh hùng. - Bác Hồ có lòng nhân ái bao la. Bài 4: Một học sinh đọc yêu cầu bài a) Khuyên người ta sống hiền lành, nhân hậu vì sống hiền lành nhân hậu sẽ gặp điều tốt đẹp may mắn . b) Khuyên người ta đoàn kết với nhau, đoàn kết tạo ra sức mạnh . 3.Củng cố dặn dò: - GV nhận xét tiết học.Về nhà đọc thuộc 3 câu tục ngữ. Toán tiết 7: Luyện tập I. Yêu cầu cần Đạt: - Viết và đọc được các số có tới sáu chữ số. - Bài tập cần làm: Bài 1, 2, 3( a,b,c), bài4 (a,b) - HS khá giỏi hoàn thành tất cả các bài tập SGK. II. Hoạt động dạy học: Hoạt động1: Ôn lại hàng - Cho HS ôn lại các hàng đã học: đơn vị giữa hai hàng liền kề . - GV viết 825713cho hs xác định các hàng và chữ số thuộc hàng đó là chữ số nào ? - GV cho hs đọc các số: 850203, 820004, 800007, 832100, 832010. Hoạt động2: Thực hành - GV hướng dẫn lần lượt từng bài . - Cho hs tự làm bài rồi chữa bài. Bài 1:Viết theo mẫu Viết số Trăm nghìn Chục nghìn Nghìn Trăm Chục Đơn vị Đọc số 653267 6 5 3 2 6 7 Sáu trăm năm mươi ba nghìn hai trăm sáu mươi bảy 425301 4 2 5 3 0 1 Bốn trăm hai mươi lăm nghìn ba trăm linh một 728309 7 2 8 3 0 9 Bảy trăm hai mươi tám nghìn ba trăm linh chín 425736 4 2 5 7 3 6 Bốn trăm hai mươi lăm nghìn bảy trăm ba mươi sáu Bài 2 : a) Đọc các số sau : + 2453 : Hai nghìn bốn trăm năm mươi ba + 65243: Sáu mươi lăm nghìn hai trăm bốn mươi ba + 762543: Bảy trăm sáu mươi hai nghìn năm trăm bốn mươi ba + 53620: Năm mươi ba nghìn sáu trăm hai mươi b) Cho biết chữ số 5 ở mỗi số trên thuộc hàng nào ? + 2453: Số 5 thuộc hàng chục + 65243: Số 5 thuộc hàng nghìn +762543: Số 5 thuộc hàng trăm + 53620:Số 5thuộc hàng chục nghìn Bài 3: Viết các số sau : a) Bốn nghìn ba trăm: 4300 b) Hai mươi bốn nghìn ba trăm mười sáu: 24316 Bài 4:Viết số thích hợp a) 300000, 400000, 500000, 600000, 700000, 800000. b)350000, 360000, 370000, 380000, 390000, 400000. Khoa học tiết 3: Trao đổi chất ở người (tiếp ) I. Yêu cầu cần Đạt: - Kể tên một số cơ quan trực tiếp tham gia quá trìmh trao đổi chất ở người : tiêu hoá, hô hâp, t ... t động 1: Giới thiệu lớp đơn vị, lớp nghìn - GVcho HS nêu tên các hàng đã học rồi sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn: hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn . - GV giới thiệu hàng và cho HS xem bảng. - GV viết số 321 vào cột số trong bảng rồi cho HS đọc. - Tương tự các số 654000 và 654321 Hoạt động 2: Thực hành. Bài 1:- GV cho HS quan sát và phân tích mẫu trong SGK. - GV cho HS nêu kết quả các phần còn lại . Bài 2:- GV tổ chức cho HS làm miệng. a) Đọc các số sau và cho biết chữ số 3 ở mỗi số đó thuộc hàng nào, lớp nào ? 46307: HS nêu tên hàng tương ứng. Chữ số 3 thuộc hàng trăm, lớp đơn vị . b) Số 38753 67021 79518 302671 715519 Giá trị của chữ số 7 700 7000 70000 70 700000 Bài3: Một học sinh đọc yêu cầu – Cả lớp làm bài 52314 = 50000 + 2000 + 300 + 10 + 4 503060 = 500000 + 3000 + 60 83760 = 80000 + 3000 + 700 + 60 176091 = 100000 + 70000 + 6000 + 90 + 1 Bài4: Viết số biết số đó gồm a. 500735 ; b. 300402 ; c. 204006 ; d. 80002 - GV hướng dẫn HS làm bài vào vở Bài5: a) 6, 0, 3 ; b) 7, 8, 5 Thứ năm, ngày 9 tháng 9 năm 2010 Tập làm văn tiết 3: Kể lại hành động của nhân vật I. Yêu cầu cần Đạt: - Hiểu: Hành động của nhân vật thể hiện tính cách của nhân vật; nắm được cách kể hành động của nhân vật( ND ghi nhớ). - Biết dựa vào tính cách để xác định hành động của từng nhân vật( chim sẻ, chim chích) bước đầu biết sắp xếp các hành động theo thứ tự trước- sau để thành câu chuyện. II. Hoạt động dạy học: A. Bài cũ - Một hs trả lời thế nào là văn kể chuyện? B. Bài mới 1. Giới thiệu bài. 2. Phần nhận xét. Hoạt động 1: Đọc truyện bài văn bị điểm không. - Hai hs nối tiếp nhau đọc - GV đọc diễn cảm bài văn. Hoạt động 2: Tìm hiểu yêu cầu của bài. - Làm việc theo nhóm. - HS trình bày kết quả: + Giờ làm bài: nộp giấy trắng. + Giờ trả bài: im lặng mãi mới nói. + Lúc ra về: khóc khi bạn hỏi . + Mỗi hành động trên thể hiện cậu bé có tính trung thực. + Thứ tự kể các hành động a - b - c, hành động xảy ra trước thì kể trước, hành động xảy ra sau thì kể sau. 3) Phần ghi nhớ: - Ba hs nối tiếp nhau đọc ghi nhớ. 4) Phần luyện tập: - 1hs đọc bài cả lớp đọc thầm. - HS làm bài theo nhóm . - Một số hs kể lại câu chuyện theo dàn ý đã sắp lại:1, 5, 2, 4, 7, 6, 8, 9. 5) Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học. - HS về nhà kể lại câu chuỵên Chim Sẻ và Chim Chích. Toán tiết 9: So sánh các số có nhiều chữ số I. Yêu cầu cần Đạt: - So sánh được các số có nhiều chữ số. - Biết sáp xếp 4 số tự nhiên có không quá sáu chữ số theo thứ tự tờ bé đến lớn. - Bài tập cần làm : Bài 1, 2, 3 SGK. II. Hoạt động dạy học: 1) So sánh các số có nhiều chữ số. a) So sánh: 99587 và 100000 - GV viết trên bảng 99587.....100000 HS điền dấu và giải thích. - Nhận xét: Trong hai số số nào có số chữ số ít hơn thì bé hơn . b) So sánh: 693251và 693500. - Hỏi 693251lớn hơn hay bé hơn 693500? 2)Thực hành: - GV hướng dẫn lần lượt từng bài – HS làm bài vào vở các bài tập sau. Bài 1: Điền dấu thích hợp vào ô trống. 9999 ... 10000 653211 ... 653211 99999 ... 100000 43256 ... 432510 726585 ... 557652 845713 ... 854713 Bài 2:Tìm số lớn nhất trong các sốsau 59476; 651321; 499873; 902011 Bài 3: Xếp các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn 2467;28092;943567;932018 (Xếp lại :2467;28092;932018;943567) Bài 4:a)số lớn nhất có ba chữ số là :999 b) Số bé nhất có ba chữ số là :100 c) Số lớn nhất có sáu chữ số là : 999999 d) Số bé nhât có sáu chữ số là :100000 - HS chữa bài GV kết luận. 3) Củng cố dặn dò: - Về nhà làm tiếp những bài còn lại. Luyện từ và câu tiết 4: Dấu hai chấm I. Yêu cầu cần Đạt: - Hiểu tác dụng của dấu hai chấm trong câu ( ND ghi nhớ). - Nhận biết tác dụng của dấu hai chấm( BT1); bước đầu biết dùng dấu hai chấm khi viết văn(BT2) . II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ trong bài. III. Hoạt động dạy học: A. Bài cũ: - Một hs đọc thuộc lòng ba câu tục ngữ của bài tập 4 tiết tập làm văn trước. - Các câu tục ngữ đó khuyên chê điều gì ? B. Bài mới: 1) Giới thiệu bài . 2) Phần nhận xét. - Ba hs nối tiếp nhau đọc nội dung bài tập 1. - Hs đọc lần lượt từng câu văn, thơ, nhận xét về tác dụng của dấu hai chấm. 3) Phần ghi nhớ. - Ba hs đọc nội dung cần ghi nhớ. 4) Phần luyện tập. Bài 1: Hai hs nối tếp nhau đọc nội dung bài tập 1. a) Dấu hai chấm thứ nhất có tác dụng báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của nhân vật tôi (người cha). - Dấu hai chấm thứ hai báo hiệu phần sau là câu hỏi của cô giáo. b) Dấu hai chấm có tác dụng giải thích cho bộ phận đứng trước. Bài 2: - Một hs đọc đề. - GV hướng dẫn HS làm bài vào vở. a) Dấu hai chấm thứ nhất có tác dụng giải thích cho bộ phận đứng trước không kịp nữa rồi :Võ ốc đã tan vỡ. b) Dấu hai chấm thứ hai có tác dụng báo hiệu bộ phận đứng sau là lời của bà lão nói với nàng tiên. 5) Củng cố dặn dò: - Dấu hai chấm có tác dụng gì ? - Nhận xét, dặn dò. Thứ sáu, ngày 10 tháng 9 năm 2010 Tập làm văn tiết 4: Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện I. Yêu cầu cần Đạt: - Hiểu: Trong bài văn kể chuyện, việc tả ngoại hình của nhân vật là cần thiết để thể hiện tính cách nhân vật (ND ghi nhớ). - Biết dựa vào đặc điểm ngoại hình để xác định tính cách nhân vật (BT1, Mục III); kể lại được một đoạn câu chuyện Nàng tiên ốc có kết hợp tả ngoại hình bà lão hoặc nàng tiên (BT2). - HS khá giỏi yêu cầu kể được toàn bộ câu chuyện, kết hợp tả ngoại hình của hai nhân vật (BT2). II. Đồ dùng dạy học: - Ba tờ phiếu khổ to viết yêu cầu của bài tập 1. - Một tờ phiếu viết đoạn văn của Vũ Cao. III. Hoạt động dạy học: A) Bài cũ: - Trong các bài học tiết trước, em đã biết tính cách của nhân vật thường biểu hiện qua những phương diện nào ? B) Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Phần nhận xét: - Ba hs nối tiếp nhau đọc bài tập 1; 2; 3 - Cả lớp đọc thầm đoạn văn. - Từng em ghi vắn tắt vào vở đăc điểm ngoại hình của chị Nhà Trò. - Đồng thời 3hs đại diện ba tổ làm vào tờ giấy khổ to, trình bày ở bảng. * Chị Nhà Trò có đặc điểm ngoại hình : + Sức vóc: Gầy yếu, bự những phấn như mới lột. + Cánh: mỏng như cánh bướm non, ngắn chùn chùn rất yếu, chưa quen mở. +Trang phục: Mặc áo thân dài, đôi chỗ chấm điểm vàng. Ngoại hình của chị Nhà Trò thể hiện tính cách yếu đuối, thân phận tội nghiệp, đáng thương, dễ bị bắt nạt. 3. Phần ghi nhớ: - Bốn hs lần lượt đọc ghi nhớ ở sgk. 4. Phần luyện tập: Bài 1: 1hs đọc nội dung bài tập, cả lớp đọc thầm lại đoạn văn của Vũ Cao . - Nêu những chi tiết miêu tả hình dáng của chú bé liên lạc ? - Các chi tiết ấy nói lên điều gì về chú bé liên lạc ? - HS làm bài tập vào vở tập làm văn. - Bốn hs đọc lại bài. Bài 2: 1 hs nêu yêu cầu của bài. - Kể một đoạn tả ngoại hình bà lão, hs quan sát tranh ở bài nàng tiên ốc. - HS trao đổi nhóm ba. - Ba hs thi kể - Cả lớp và gv nhận xét . 5. Củng cố dặn dò: - Muốn tả ngoại hình của nhân vật cần chú tả những gì ? Toán tiết 10: Triệu và lớp triệu I. Yêu cầu cần Đạt: - Nhận biết hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu và lớp triệu. - Biết viết các số đến lớp triệu. - Bài tập cần làm : Bài 1, bài2, bài3( cột 2). - HS khá giỏi hoàn thành tất cả các BT SGK. II.Hoạt động dạy học: A. Bài cũ: - GV viết 653720 - Yêu cầu hs nêu rõ từng chữ số thuộc hàng nào, lớp nào ? B. Bài mới: 1) Giới thiệu lớp triệu gồm các hàng: triệu, chục triệu, trăm triệu. - GV đọc cho hs lên bảng viết số : +1000; 10000; 100000; 10000000 - Mười trăm nghìn còn gọi là một triệu. - Một triệu viết là :1000000 - HS đếm một triệu có mấy chữ số 0. - HS đọc một triệu đồng. - Tương tự: Mười triệu đồng còn gọi là một chục triệu đồng, viết là:10000000. - Mười chục triệu còn gọi là một trăm triệu, viết là:100000000. - GV giới thiệu tiếp: Hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu hợp thành lớp triệu. - HS nêu lại các hàng, các lớp từ bé đến lớn. 2.Thực hành: Bài 1: GV cho hs đếm thêm từ 1triệu đến 10triệu. Bài 2: 1HS đọc yêu cầu bài hs điền tiếp và đọc số đã điền vào chỗ trống. VD: 5 chục triệu 6chục triệu 50000000 60000000 9chục triệu 3chục triệu 90000000 30000000 Bài 3: Một hs đọc yêu cầu của bài. HS làm bài :15000: có ba chữ số 0; 50000: có bốn chữ số; 350000: có bốn chữ số 0 Bài 4: một hs đọc yêu cầu bài. - HS làm bài tập ở vở bài tập. - Ba hs ở ba tổ lên bảng chữa bài, cả lớp nhận xét. thể dục Quay trái, quay phải, dồn hàng, trò chơi: thi xếp hàng nhanh I.Mục tiêu: - Biết cách: dàn hàng, dồn hàng, động tác quay trái, quay phải, đúng với khẩu lệnh. - Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi. II.Địa điểm, phương tiện: - Trên sân trường, còi III.Hoạt động dạy học: Hoạt động1: Phần mở đầu - GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học - Đứng tại chỗ hát và vỗ tay.Trò chơi :Tìm người chỉ huy Hoạt động2: Phần cơ bản a) Đội hình đội ngũ - Ôn lại quay trái, quay phải, dàn hàng, dồn hàng + Lần 1-2 GV điều khiển + Chia tổ tập luyện theo tổ + Tổ trình diễn + Cả lớp tập lại b)Trò chơi vận động - Trò chơi : Thi xếp hàng nhanh. - GV nêu tên trò chơi rồi sau đó cho một tổ chơi thử 1-2 lần. HS chơi Hoạt động3: Phần kết thúc - Cho hs làm động tác thả lỏng - GV cùng học sinh hệ thống lại bài - GV nhận xét, đánh giá giờ học và giao bài tập về nhà. oatHh Thể dục Tiết 4 : động tác quay sau – trò chơi “nhảy đúng, nhảy nhanh” I. Mục tiêu: - Bước đầu biết cách quay sau và đi đều theo nhịp. - Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi. - HS khá giỏi yêu cầu thực hiện động tác đi đều (nhịp 1 bước chân trái, nhịp 2 bước chân phải)chưa chú ý đến động tác đánh tay. II. Địa điểm, phương tiện: - Trên sân trường, còi, kẻ sân chơi trò chơi . III. Hoạt động dạy học: 1. Phần mở đầu: - GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu bài học - Chơi trò chơi: Diệt các con vật có hại 2. Phần cơ bản: a) Đội hình đội ngũ - Ôn quay trái, quay phải, đi đều - Cả lớp tập 1- 2 lần, sau đó chia tổ tập luyện - Học kĩ thuật động tác quay sau : + GV tập mẫu hai lần. Cho ba học sinh tập thử . + Cuối cùng cho cả lớp tập theo khẩu lệnh + Chia tổ tập luyện b)Trò chơi vận động. - Trò chơi: Nhảy đúng nhảy nhanh - GV hướng dẫn HS chơi. Một tổ chơi thử, sau đó cả lớp chơi 3. Phần kết thúc: - Cho HS hát bài hát và vỗ tay theo nhịp - GV cùng học sinh hệ thống bài - Nhận xét tiết
Tài liệu đính kèm: