Giáo án Lớp 4 - Tuần 20 - GV: Lê Hữu Trình - Trường Tiểu Học Hòa Trung

Giáo án Lớp 4 - Tuần 20 - GV: Lê Hữu Trình - Trường Tiểu Học Hòa Trung

TUẦN 20

Đạo đức: CÓ GV CHUYÊN DẠY

TẬP ĐỌC : BỐN ANH TÀI ( TIẾP )

I/ Mục dích yêu cầu :-Đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó trong bài :Cẩu Khây ,lè lưỡi , núc nác ,khoét máng ,núng thế .Đọc trôi chảy ,lưu loát toàn bài .biết thuật lại sinh động cuộc chiến đấu của bốn anh tài chống yêu tinh .Biết đọc diễn cảm bài văn ,chuyển giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến câu chuyện :hồi hộp ở đoạn đầu ; gấp gáp ,dồn dập ở đoạn tả cuộc chiến đấu quyết liết liệt chống yêu tinh; chậm rãi khoan thai ở lời kết

-Hiểu nghĩa các từ : núc nác , núng thế .Hiểu nội dung câu chuyện :Ca ngợi sức khoẻ ,tài năng tinh thần đoàn kết ,hiệp lực chiến đấu quy phục yêu tinh ,cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây.

_Giáo dục HS tinh thần đoàn kết

*Hỗ trợ HS nêu trọn ý , diễn đạt trôi chảy

II /Đồ dùng dạy học :Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 13 .Bảng phụ ghi những câu ,đoạn văn cần luyện đọc .

III/Hoạt động dạy học :

1/ Kiểm tra bài cũ :(5)Gọi 3 HS lên đọc thuộc bài thơ Chuyện cổ tích về loài người .

 

doc 29 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 396Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 20 - GV: Lê Hữu Trình - Trường Tiểu Học Hòa Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 9/1/2011 Ngày dạy: Thứ hai 10/1/2011 
TUẦN 20
Đạo đức: CÓ GV CHUYÊN DẠY
TẬP ĐỌC : BỐN ANH TÀI ( TIẾP )
I/ Mục dích yêu cầu :-Đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó trong bài :Cẩu Khây ,lè lưỡi , núc nác ,khoét máng ,núng thế .Đọc trôi chảy ,lưu loát toàn bài .biết thuật lại sinh động cuộc chiến đấu của bốn anh tài chống yêu tinh .Biết đọc diễn cảm bài văn ,chuyển giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến câu chuyện :hồi hộp ở đoạn đầu ; gấp gáp ,dồn dập ở đoạn tả cuộc chiến đấu quyết liết liệt chống yêu tinh; chậm rãi khoan thai ở lời kết 
-Hiểu nghĩa các từ : núc nác , núng thế .Hiểu nội dung câu chuyện :Ca ngợi sức khoẻ ,tài năng tinh thần đoàn kết ,hiệp lực chiến đấu quy phục yêu tinh ,cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây.
_Giáo dục HS tinh thần đoàn kết
*Hỗ trợ HS nêu trọn ý , diễn đạt trôi chảy
II /Đồ dùng dạy học :Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 13 .Bảng phụ ghi những câu ,đoạn văn cần luyện đọc .
III/Hoạt động dạy học : 
1/ Kiểm tra bài cũ :(5’)Gọi 3 HS lên đọc thuộc bài thơ Chuyện cổ tích về loài người .
2/ Bài mới : Gvgiới thiệu bài.
Hoạt động dạy :
Hoạt động học
HĐ1 : (10’)Luyện đọc 
MT: Đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó trong bài :Cẩu Khây ,lè lưỡi , núc nác ,khoét máng ,núng thế.
-Gọi HS đọc cả bài 
-Gọi 2 HS nối tiếp đọc bài kết hợp sửa lỗi phát âm ,ngắt nghỉ cho từng em .
-Đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa từ khó .- Đọc nhóm ,sửa lỗi cho nhau .
-Đại diện các nhóm đọc –nhận xét .
-GV đọc diễn cảm toàn bài với giọng: Hồi hộp ở đoạn đầu ; gấp gáp ,dồn dập ở đoạn sau ,trở lại giọng khoan thai ở đoạn kết .Chú ý nhấn giọng các từ :vắng teo ,lăn ra ngủ, thò đầu ,lè lưỡi , đấm một cái 
HĐ2 :(15’)Tìm hiểu bài :
MT: Hiểu nghĩa các từ : núc nác , núng thế ,hiểu nội dung câu chuyện 
-Gọi 1 HS đọc đoạn 1 ,lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi .
H: Tới nơi yêu tinh ở ,anh em Cẩu Khây gặp ai và đã được giup1 đỡ như thế nào ?
H: Khi yêu tinh phát hiện ra anh em Cẩu Khây bà cụ làm gì ?
H:Ý đoạn 1 nói lên điều gì ?
Gọi 1HS đọc đoạn 2 ,lớp đọc thầm .
H: Yêu tinh có phép thuật gì đặc biệt ?
H: Thuật lại cuộc chiến đấu của bốn anh em chống yêu tinh ?
H: Vì sao anh em Cẩu Khây chiến thắng được yêu tinh ?
H: Ý 2 nói lên điều gì ?
H: Nêu nội dung bài ?
Đại ý:Câu chuyện ca ngợi sức khoẻ ,tài năng ,tinh thần đoàn kết hiệp lực chiến đấu quy phục yêu tinh ,cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây .
HĐ3 :(10’)Luyện đọc diễn cảm .
MT: Biết đọc diễn cảm bài văn ,chuyển giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến câu chuyện :hồi hộp ở đoạn đầu ; gấp gáp ,dồn dập ở đoạn tả cuộc chiến đấu quyết liết liệt chống yêu tinh; chậm rãi khoan thai ở lời kết 
-Gọi 2 HS nối tiếp đọc 2 đoạn .HS tìm giọng đọc bài văn .
-GV giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc .
-GV đọc mẫu ; yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm theo cặp . 
-Thi đọc diễn cảm đoạn trích thuật lại cuộc chiến đấu của bốn anh tài chống yêu tinh 
-GV nhận xét tuyên dương em đọc tốt .
4/ C ủng cố – dặn dò :(5’)GV nhận xét tiết học .Về nhà luyện đọc và thuật lại cuộc chiến đấu thật hấp dẫn của bốn anh tài .
-1HS đọc bài ,lớp đọc thầm .
-2 HS tiếp nối đọc bài 
-Đoạn 1 : Từ đầu đến yêu tinh đấy .
-Đoạn 2 còn lại .
-Các nhóm đọc kết hợp sữa lỗi cho bạn 
-Đại diện các nhóm đọc – lớp nhận xét .
-HS lắng nghe .
-1 HS đọc đoạn 1 , lớp đọc thầm 
-Anh em Cẩu Khây chỉ gặp một bà cụ còn sống sót .Bà cụ nấu cơm cho họ ăn và cho họ ngủ nhờ .
-Bà cụ sợ yêu tinh ăn thịt họ nên lay gọi dậy và bảo chạy trốn ,nhưng Cẩu Khây nói chúng cháu đến để bắt yêu tinh .
 Ý 1 :Anh em Cẩu Khây được bà cụ giúp đỡ .
-1HS đọc ,lớp đọc thầm .
HS trả lời
 Ý2 :Cuộc chiến đấu dũng cảm phi thường của anh em Cẩu Khây chống yêu tinh .
_HS nhắc lại
-2 HS đọc nối tiếp bài .
-HS lắng nghe .
-HS đọc diễn cảm theo nhóm cặp 
-Mỗi dãy chọn 2 HS thi đọc 
TOÁN: PHÂN SỐ
I/ Mục tiêu:Giúp HS bước đầu nhận biết về phân số ,về tử số và mẫu số .Biết đọc ,biết viết phân số .
_Rèn HS tính can thận , chính xác
_Giáo dục HS vận dụng tốt kiến thức đã học vào bài làm , trình bày sạch sẽ
II/ Đồ dùng dạy học :Các hình minh hoạ như trong sách giáo khoa trang 106,107.
III/Các hoạt động dạy học :1/ Bài cũ : (5’) Tính diện tích hình bình hành có:
+) Cạnh đáy là 132 dm ; chiều cao : 78 dm 
+ ) Cạnh đáy : 560cm ;chiều cao :298cm 
+ ) Cạnh đáy :23m ; chiều cao :16 m 
Gọi 3 HS nêu cách tính diện tích hình bình hành .
2) Bài mới :Gv giới thiệu bài 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
HĐ1:(10’) Giới thiệu phân số .
MT: Giúp HS bước đầu nhận biết về phân số ,về tử số và mẫu số .
-Biết đọc ,biết viết phân số .
-GV treo hình tròn được chia làm 6 phần bằng nhau ,trong đó 5 phần được tô màu .
H:Hình tròn được chia thành mấy phần bằng nhau ?
H: Có mấy phần được tô màu ?
-GV nêu chia hình tròn ra thành 6 phần bằng nhau ,tô màu 5 phần .ta nói đã tô màu năm phần sáu hình tròn 
-Năm phần sáu viết là .Viết 5,kẻ vạch ngang dưới 5,viết 6 dưới vạch và thẳng với 5.
-GV yêu cầu HS đọc và viết 
 -Ta gọi là phân số 
-Phân số có tử số là 5,có mẫu số là 6
H: Mẫu số của phân số cho em biết điều gì? 
-Mẫu số là tổng số phần bằng nhau được chia ra .Mẫu số luôn phải khác 0
H:Khi viết phân số thì tử số được viết ở đâu ?tử số cho biết điều gì ?
-Ta nói tử số là số phần bằng nhau được tô màu .
-GV lần lượt đưa ra hình tròn ,hình vuông ,hình zích zắc và yêu cầu HS đọc phân số chỉ phần đã tô màu của mỗi hình .
H:Đã tô màu mấy phần hình tròn ?
H:Đã tô màu mấy phần hình vuông ?
-Yêu cầu HS nêu tử số và mẫu số của phân số đó .
H:Đã tô màu mấy phần hình zích zắc ?
-GV nhận xét : ; ; ;là những phân số .Mỗi phân số có tử số và mẫu số .Tử số là số tự nhiên viết trên vạch ngang .Mẫu số là số tự nhiên khác 0 viết dưới dấu gạch ngang 
HĐ2:(20’)Luyện tập .
MT: Giáo dục HS vận dụng tốt kiến thức đã học vào bài làm , trình bày sạch sẽ
Bài 1 : Yêu cầu HS đọc đề bài ,quan sát hình vẽ và tự làm bài ,gọi 1HS lên bảng làm ,lớp làm vào vở .
a)Viết rồi đọc phân số chỉ phần đã tô màu trong mỗi hình ?
b)Trong mỗi phân số đó ,mẫu số cho biết gì ?
_GV nhận xét , sửa sai
Tương tự HS làm tiếp các hình còn lại .
Bài 2:Viết theo mẫu .
-GV và HS cùng làm bài mẫu ,sau HS tự làm bài ,gọi 1 HS lên bảng làm .
-GV cùng HS thống nhất kết quả ,gọi HS khác đọc lại các phân số trên .
_ Nhận xét , sửa sai
Bài 3 :Viết các phân số :
Gọi 1 HS lên bảng làm ,lớp làm vào vở .
Nhận xét và thống nhất kết quả.
_Thu một số bài chấm , nhận xét , sửa sai
Bài 4: Đọc các phân số :
-Yêu cầu HS đọc nối tiếp
-Gv cùng HS thống nhất kết quả .
_Nhận xét , tuyên dương
4 Củng cố –dặn dò :(5’)_Hệ thống bài học.Gv nhận xét tiết học .Về nhà làm bài tập 1,2 thêm .
-Chia thành 6 phần bằng nhau .
-Có 5 phần được tô màu.
-HS đọc năm phần sáu và viết .
-HS nhắc lại :Phân số 
-HS nhắc lại 
-Mẫu số của phân số cho biết hình tròn được chia ra thành 6 phần bằng nhau 
-Khi viết phân số thì tử số được viết trên dấu gạch ngang và cho biết 5 phần bằng nhau được tô màu .
-Đã tô màu hình tròn ,Vì hình tròn được chia thành hai phần bằng nhau và tô màu 1 phần .
-HS nêu tử số và mẫu số của phân số đó .
-Đã tô màu hình vuông .Vì hình vuông được chia ra thành 4 phần bằng nhau và tô màu 3 phần .
HS nêu .
-Đã tô màu hình zích zắc 
HS nêu tử số và mẫu số của phân số 
-HS nhắc lại .
1HS đọc đề .
-1HS lên bảng làm , cả lớp làm vào nháp
-1 em lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở
_ 1 em lên bảng thực hiện , cả lớp làm vào vở
_HS đọc yêu cầu đề
_ HS tiếp nối nhau đọc
Ngày soạn:10/1/2011 Ngày dạy: Thứ ba ngày 11/1/2011
CHÍNH TA Û(NGHE - VIẾT) CHA ĐẺ CỦA CHIẾC LỐP XE ĐẠP
I/Mục đích yêu cầu. - Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn “ Từ đầu  yêu tinh nay”
 -Làm đúng các bài tập phân biệt những từ ngữ có âm vần dễ lẫn: ch/tr
- GDHS Có ý thức rèn chữ và giữ vở sạch.
II/Đồ dùng dạy học
III/Các hoạt động dạy học: 1/Ổn định
2/ Bài cũ: (5’) Lên bảng viết: Cẩu Khây , xuất hiện, làng bản
2/ Bài mới: Giới thiệu bài- ghi đề bài
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ1:(20’)Hướng dẫn nghe-viết
MT: Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn “ Từ đầu  yêu tinh nay”
-Gv đọc mẫu.
-Gọi 1 hs đọc.
Hướng dẫn viết từ khó
-Yêu cầu tìm các từ khó dễ lẫn và cách trình bày đoạn viết: bản làng, sống sót, giục chạy trốn , yêu tinh
 -Luyện đọc từ khó vừa tìm được.
Viết chính tả
-Gv đọc cho hs viết bài
-Theo dõi, nhắc nhở
-Soát lỗi
Chấm 1 số bài - Nhận xét, sửa sai
HĐ2: (10’)Luyện tập
MT: Làm đúng các bài tập phân biệt những từ ngữ có âm vần dễ lẫn: ch/tr
Bài 2: Nêu yêu cầu
-Đọc khổ thơ – cho hs làm bài vào vở
-Treo bảng phụ – thi tiếp sức giữa hai nhóm
Bài 3: Nêu yêu cầu
-Cho hs làm bài vào vở. Gọi 3 hs làm bài bảng
-Nhận xét, sửa sai
4./Củng cố - dặn dò: (5’)
-Hệ thống lại bài – Nhận xét bài viết.Nhận xét tiết học.Về nhà luyện viết thêm , sửa lại lỗi viết sai.
-Theo dõi
-Lắng nghe-đọc thầm.
-Tìm từ khó-đọc nối tiếp từ khó
- H/s tìm từ khó theo nhóm- viết vào bảng học nhóm.
-viết vào vở nháp.
-Nghe viết chính tả
-Soát  ... lò phản ứng hạt nhân đang nhả khói làm không khí bị nhiễm bẩn.
Hình 3: Cảnh ô nhiễm do đốt chất thải nông thôn .
Hình 4: Cảnh đường phố đông đúc nhiều ô tô 
,xe máy đi lại xả khí thải và bụi đầy đường ,khí thải của nhà máy làm ô nhiễm không khí.
* Các hình 1 ;3 ;4 thể hiện bầu không khí bị ô nhiễm .
-Hiện nay địa phương em không khí cũng bị nhiễm bẩn là do khí thải của xe cộ ,bụi đường ,bụi xay cà phê ,bụi xi măng ở công trường xây dựng ,khí độc vi khuẩn do rác thải sinh ra.
-Học sinh nêu mục bạn cần biết .
LỊCH SỬ: CHIẾN THẮNG CHI LĂNG
I/ MỤC TIÊU:Học xong bài này, HS biết:
-Thuật lại diễn biến trận Chi Lăng.
-Ý nghĩa quyetá định của trận Chi Lăng đối với thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- Cảm phục sự thông minh, sáng tạo trong cách đánh giặc của ông cha ta qua
trận Chi Lăng.
_Giáo dục HS lòng biết ơn các vị anh hùng
*Hỗ trợ HS nêu trọn ý, diễn đạt trôi chảy
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:-Hình SGK ,phiếu học tập
III/ HOẠT ĐỘNG: 1-Ổn định:
 2-Kiểm tra: (5’)H:Vua quan nhà Trần sống như thế nào?
H: Hành động truất quyền vua của Hồ Quý Li có hợp lòng dân không? Vì sao?
H: HS nêu bài học?
3- Bài mới:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ1: (10’)Aûi chi Lăng và bối canh dẫn tới trận Chi lăng.
MT: Thấy bối cảnh dẫn tới trận Chi Lăng
* Gv trình bày bối cảnh dẫn đến trận Chi Lăng: Cuối năm 1406, quân Minh xâm lược nước ta. Nhà Hồ không đoàn kết được toàn dân nên cuộc kháng chiến thất bại(1407). Dưới ách đô hộ của nhà Minh, nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta đã nổ ra, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi khởi xướng.
-GV hướng dẫn HS quan sát lược đồ trong SGK và đọc các thông tin trong bài để thấy được khung cảnh của ải Chi Lăng.
H:Thung lũng Aûi Chi Lăng ở tĩnh nào nước ta?
H: Thung lũng có hình như thế nào?
H:Hai bên Thung lũng là gì?
H:Lòng Thung lũng có gì đặc biệt?
H: Theo em với địa hình như trên, Chi Lăng có thuận lợi gì cho quân ta và có hại gì cho quân địch?
* G/vchốt:Chính tại Aûi Chi Lăng, năm 981 dưới sự lãnh đạo của Lê Hoàn, quân và dân ta đã đanh tan quân xâm lược nhà Tống, sau gần 5 thế kỉ, dưới sự lãnh đạo của Lê lợi, quân ta đã giành chiến thằng vẻ vang ở đây.
HĐ2: (10’)Trận Chi Lăng.
MT: -Thuật lại diễn biến trận Chi Lăng
-Để giúp HS thuật lại được trận Chi Lăng, GV cho HS thảo luận các câu hỏi theo nhóm bàn.
H: Khi quân Minh đến trước ải Chi Lăng, kị binh ta đã hành động như thế nào?
H: Kị binh của nhà Minh đã phản ứng như thế nào trước hành động của quân ta?
H: Kị binh của nhà Minh đã bị thua trận ra sao?
H: Bộ binh của nhà Minh bị thua trận như thế nào?
-HS dựa vào dàn ý để thuật lại diễn biến chính của trận Chi Lăng.
HĐ3: (10’)Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa của chiến thắng Chi Lăng.
MT: Ý nghĩa quyetá định của trận Chi Lăng đối với thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
H:Hãy nêu lại kết quả của trận Chi Lăng? 
H: Theo em vì sao quân ta lại thắng ở Ải Chi Lăng?
Gv:Trong trận Chi Lăng, nghĩa quân Lam sơn đã thể hiện sự thông minh và tài quân sự kiệt xuất, biết dựa vào địa hình để bày binh, bố trận, dụ địch có đường vào ải mà không có đường ra khiến chúng đại bại.
H: Chiến thắng Chi Lăng có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc ?
-HS đọc bài học
4- Củng cố – dặn dò:(3’)GV nhận xét, giáo dục HS có lòng yêu nước và ý trí tự cường cao -Chuẩn bị bài 17.
-HS lắng nghe
-HS quan sát lược đồ.
-Thung lũng Aûi Chi Lăng ở tĩnh Lạng Sơn nước ta.
- Thung lũng này hẹp và hình bầu dục.
-Phía Tây thung lũng là dãy núi đá hiểm trở, phía Tây thung lũng là dãy núi đất trùng trùng điệp điệp.
-Lòng thunglũng có sông lại có 5 ngọn núi nhỏ.
-Địa thế Chi Lăngtiện cho quân ta mai phục giặc, cón giặc lọt vào Chi Lăng khó mà có đường ra.
- Thảo luận theo nhóm.
-Đại diện nhóm thụât lại diễn biến chính.
Cả lớp nhận xét
-Khi quân địch đến, kị binh của ta ra nghênh chiến rồi quay đầu giả vờ thua để dẫn đám kị binnh vào ải.
-Kị binh của giặc thấy vậy ham đuổi theo nên bỏ xa hàng vạn quân bộ ở phía sau đang lũ lượt chạy.
-Khi kị binh của giặc đang bì bõm duới đầm lầy thì một loạt pháo hiệu nổ vang như sấmb dậy. Lập tức hai bên sườn núi, những chùm tên và những mũi lao vun vút phóng xuống. Liễu Thăng và đám kị binh bị giết tại trận.
- 2 h/s thuật lại diễn biến của trận Chi Lăng.
-Quân ta đại thắng, quân địch thua trận, số ống sót cố chạy về nước, tướng địch là Liễu Thăng chết ngay tại trận.
-Quân ta rất anh dũng, mưu trí trong đánh giặc. Địa thế Chi Lăng có lợi cho ta.
-HS đọc bài học
KHOA HỌC: BẢO VỆ BẦU KHÔNG KHÍ TRONG SẠCH
I/ Mục tiêu:Nêu những việc nên làm và không nên làm để bỏ vệ bầu không khí trong sạch.
-Biết và luôn bảo vệ bầu không khí trong lành.
-Có ý thức bảo vệ bầu không khí trong sạch và tuyên truyền, nhắc nhở mọi người cùng làm việc để bảo vệ bầu không khí trong sạch.
II/ Đồ dùng dạy học.
Sưu tầm các tư liệu, hình vẽ, tranh ảnh về hoạt động bảo vệ môi trường không khí.
III/ Các hoạt động dạy học. 1/ Ổn định.
2/ Bài cũ. (5’) H: Thế nào là khônng khí trong sạch ? không bị ô nhiễm?
H: Những nguyên nhân nào gây ô nhiễm không khí?
H: Ô nhiễm không khí có tác hại gì đối với đời sống sinh vật?
3/ Bài mới:Giới thiệu bài – ghi bảng.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ1:(15’)Những biện pháp để bảo vệ bầu không khí trong sạch.
MT: Nêu những việc nên làm và không nên làm để bỏ vệ bầu không khí trong sạch.
-Yêu cầu h/s quan sát các hình trong SGK 80,81và trả lời câu hỏi :
H:Nêu những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch?
-Nhận xét và khăûng định những việc nên làm và không nên làm.
-Liên hệ thực tế.
H: Em , gia đình , địa phương nơi em ở đã làm gì để bào vệ bầu không khí trong sạch?
HĐ2:(15’) Vẽ tranh cổ động bảo vệ bầu không khí trong sạch.
MT: Có ý thức bảo vệ bầu không khí trong sạch và tuyên truyền, nhắc nhở mọi người cùng làm việc để bảo vệ bầu không khí trong sạch.
-Yêu cầu h/s thảo luận theo nhóm để tìm ý cho nội dung bức tranh của nhón mình rồi thống nhất vẽ.
-G/v theo dõi đi giúp đỡ từng nhóm
-G/v tổ chức cho các nhóm trưng bày sản phẩm của mình
-G/v cùng h/s bình chọn tranh đẹp.
-mời nhóm được giải lên nêu ý tưởng tranh của nhóm mình.
4/ Củng cố- dặn dò:(3’)Chúng ta nên làm gì để bảo vệ bầu không khí trong sạch?-Nhận xét tiết học
-H/s quan sát hình và thảo luận theo nhóm bàn.
-Các nhón trình bày ý kiến của mình.
+Việc nên làm:
-H1: làm vệ sinh lớp học.
H2: bỏ rác vào thùng có nắp đậy.
H3:Nấu ăn bằng bếp cải tiến tiếtkiệm củi và có ống dẫn khói.
H5:Nhà vệ sinh ở trường học đúng quy định.
H6:Thu gom rác trên đường phố.
H 7:Trồng rừng và bảo vệ rừng xanh tốt.
+Việc không nên làm:
H4: Nhóm bếp than tổ ong gây ra nhiều khói độc.
+Không đun bếp than tổ ong
+Trồng nhiều cây xanh
+Đổ rác đúng nơi quy định
+Đại tiện đúng nơi quy định.
+Xử lí phân rác hợp lí.
+Thường xuyên làm vệ sinh nơi vui chơi học tập.
-H/s thảo luận theo nhóm và vẽ tranh.
-Các nhóm trưng bày sản phẩm của mình-lớp bình chọn tranh cổ động có ý tưởng hay, gần gũi, đẹp nhất.
-Các nhóm nêu lên ý tưởng bức tranh của nhóm mình vẽ
ĐỊA LÍ: NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ
I/ Mục tiêu: Sau bài học , H/s có khả năng:Kể tên được một số dân tộc chủ yếu và một số lễ hội nổi tiếng ở đồng bằng Nam Bộ.
-Trình bày được các đặc điểm về nhà ở và phương tiện đi lại của người dân ở đồng bằng Nam Bộ.
-Tôn trọng truyền thống văn hoá của người dân đồng bằng Nam Bộ.
II/Đồ dùng dạy học.Một số tranh, ảnh, hình vẽ về nhà ở, trang phục lễ hội của người dân Nam Bộ.
-Phiếu hocï tập.
III/Các hoạt động dạy học.1/ Ổn định.
2/ Bài cũ.(5’) H: Kể một số con sông lớn ở đồng bằng Nam Bộ?
H: Đồng bằng Nam Bộdo những con sông nạo bồi đắp nên?
H: Nêu ghi nhớ của bài?.
3/ Bài mới: Giới thiệu bài- ghi bảng.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ1: (10’)Nhà ở của người dân.
MT:Thấy được nhà ở của người dân
-Yêu cầu h/s thảo luận theo nhóm các câu hỏi sau.
H:Từ những đặc điểm về đất đai, sông ngòi cuảa bài trước, hãy rút ra những hệ quả cuộc sống của người dân ở đồng bằng Nam Bộ?
H:Theo em,ở đồng bằng Nam Bộ. có những dân tộc nào sinh sống ?
HĐ2:(15’)Trang phục và lễ hội.
MT: -Kể tên được một số trang phục chủ yếu và một số lễ hội nổi tiếng ở đồng bằng Nam Bộ.
-G/v treo một số tranh, ảnh về trang phục của người dân ở đồng bằng Nam Bộ. 
H:Từ những bức ảønh, tranh em rút ra được những đặc điểm gì về trang phục của người dân ở đồng bằng Nam Bộ?
H: Từ những bức ảønh, tranh em rút ra được những đặc điểm gì về lễõ hội của người dân ở đồng bằng Nam Bộ.
-H/s thảo luận theo nhóm dươí sự hướng dẫn của nhóm trưởng.
-Báo cáo kết quả thảo luận.
-Là vùng đồng bằng có nhiều dân sinh sống, khai khẩn đất hoang.
-Có hệ thống kênh rạch chằng chịt nên người dân thường làm nhà theo dọc các con sông. Phuơng tiện đi lại là các xuồng ghe.
-Dân tộc Kinh, Khơ- me, Chăm, Hoa..
-H/s thảo luận theo nhóm
-Trang phục chủ yếu là áo bà ba và chiếc khăn rằn.
-Các lễ hội Bà Chúa Xứ, hội xuân núi Bà,lễ cúng Trăng.
 4/ Củng cố- dặn dò:(5’)-Hệ thống lại bài học.Nhận xét tiết học. Về học bài

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 4 Tuan 20CKTKN.doc