Giáo án Lớp 4 – Tuần 17 – GV: Nguyễn Thanh Điền

Giáo án Lớp 4 – Tuần 17 – GV: Nguyễn Thanh Điền

TẬP ĐỌC

RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG

I/ Mục đích, yêu cầu:

* Đọc trôi chảy toàn bài.Biết đọc diễn cảm bài văn – giọng nhẹ nhành, chậm rãi, đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật: chú hề, nàng công chúa nhỏ.

* Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.

Hiểu nội dung bài: Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, khác với người lớn.

II/ Đồ dùng dạy- học: Bảng phụ chép phần cần luyện đọc diễn cảm.Tranh minh hoạ bài.

III/ Các hoạt động dạy- học.

1/ Bài cũ: 5

Gọi học sinh đọc bài “ trong quán ba cá bống”

 H:Bu- ra –ti –nô cần moi bí mật gì ở lão Ba- ra- ba?

 H:Chú bé gỗ gặp điều gì nguy hiểm và thoát thân như thế nào?

 H:Nêu đại ý của bài?

2/ Bài mới: Giới thiệu bài, ghi bảng

 

doc 26 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 494Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 – Tuần 17 – GV: Nguyễn Thanh Điền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/ 12/ 2009 Thứ hai ngày 21 tháng 12 năm 2009
TẬP ĐỌC
RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG
I/ Mục đích, yêu cầu:
* Đọc trôi chảy toàn bài.Biết đọc diễn cảm bài văn – giọng nhẹ nhành, chậm rãi, đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật: chú hề, nàng công chúa nhỏ.
* Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.
Hiểu nội dung bài: Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, khác với người lớn.
II/ Đồ dùng dạy- học: Bảng phụ chép phần cần luyện đọc diễn cảm.Tranh minh hoạ bài.
III/ Các hoạt động dạy- học.
1/ Bài cũ: 5’
Gọi học sinh đọc bài “ trong quán ba cá bống”	
 H:Bu- ra –ti –nô cần moi bí mật gì ở lão Ba- ra- ba?	
 H:Chú bé gỗ gặp điều gì nguy hiểm và thoát thân như thế nào?	
 H:Nêu đại ý của bài?	
2/ Bài mới: Giới thiệu bài, ghi bảng
Hoạt động dạy 
TL
Hoạt động học
HĐ 1:Luyện đọc
-Gọi học sinh đọc toàn bài.
-Giáo viên chia đoạn
Đoạn 1:Tám dòng đầu
Đoạn 2: Tiếp theo đến bằng vàng rồi.
Đoạn 3: Sáu dòng còn lại
-Gọi học sinh đọc nối tiếp từng đoạn của bài-giáo viên kết hợp sửa phát âm cho từng học sinh.
-Học sinh đọc theo nhóm. 
-Gọi một học sinh đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài
-Giáo viên đọc mẫu bài-hướng dẫn cách đọc bài.
HĐ 2: Tìm hiểu bài
-Gọi học sinh đoạn 1 
H: Cô công chúa nhỏ có nguyện vọng gì?
H: Trước yêu cầu của công chúa, nhà vua đã làm gì?
H: Các vị đại thần và nhà khoa học nói với nhà vua như thế nào?
H: Tại sao học cho rằng đòi hỏi đó không thể thực hiện được?
GV chốt ý 1:Nguyện vọng và ước mơ của công chúa
-Yêu cầu học sinh đọc đoạn 2
H: Cách nghĩ của chú bé hề có gì khác với các vị đại thần và các nhà khoa học?
H: Tìm những chi tiết cho thấy cách nghĩ của cô công chúa nhỏ về mặt trăng rất khác với cách nghĩ của người lớn?
GV chốt ý 2:Cách nghĩ của nàng công chúa về mặt trăng
-Yêu cầu học sinh đọc đoạn 3.
H: Sau khi biết rõ công chúa muốn có một mặt trăng theo ý nàng, chú hề đã làm gì?
H:Thái độ của công chúa như thế nào khi nhận món quà?
GV chốt ý 3: Chú hề thông minh đã giúp công chúa ngây thơ khỏi bệnh.
H:Nêu ý nghĩa của câu chuyện?
- Giáo viên tổng hợp chốt ý chính ghi bảng.
HĐ 3: Đọc diễn cảm
-Giáo viên đưa ra đoạn đọc diễn cảm “Thế là chú hề đến gặp cô chủ nhỏtất nhiên là bằng vàng rồi”.
-Giáo viên hướng dẫn đọc diễn cảm.
-Gọi một học sinh đọc.
-Giáo viên đọc lại.
-Thi đọc diễn cảm trước lớp.
15’
15’
15’
-Một học sinh đọc bài.
-Học sinh đọc nối tiếp nhau theo đoạn.
-Đọc bài theo nhóm đôi- sửa sai cho bạn.
-Một học sinh đọc bài.
-Lắng nghe-tìm ra giọng đọc của bài.
-1 học sinh đọc đoạn 1- lớp đọc thầm.
- Công chúa muốn có mặt trăng và nói là cô sẽ khỏi ngay nếu cómặt trăng.
-Nhà vua cho vời tất cả các vị đại thần, các nhà khoa học đến để tìm cách lấy mặt trăng cho công chúa.
-Họ nói đòi hỏi đó không thể thực hiện được.
-Vì mặt trăng ở rất xa và to gấp hàng nghìn lần đất nước của nhà vua.
-1 học sinh đọc khổ thơ 2.
-Chú hề cho rằng trước hết phải hỏi công chúa nghĩ về mặt trăng như thế nào đã./ Chú hề cho rằng công chúa nghĩ về mặt trăng không giống người lớn./
+ Mặt trăng chỉ to hơn móng tay của nàng công chúa ( vì công chúa đặt ngón tay lên trước mặt trăng thì móng tay che gần khuất mặt trăng)
+Mặt trăng treo ngang ngọn cây ( vì đôi khi nó đi ngang qua ngọn cây trước của sổ)
+Mặt trăng được làm bằng vàng (tất nhiên là mặt trăng bằng vàng).
 -Học sinh đọc đoạn 3.
-Chú tức tốc đến gặp bác thợ kim hoàn, đặt làm ngay một mặt trăng bằng vàng, lớn hơn móng tay của công chúa, cho mặt trăng vào một sợi dây chuyền vàng để công chúa đeo vào cổ.
- Công chúa thấy mặt trăng thì vui sướng ra khỏi giường bệnh, chạy tung tăng khắp vườn.
 -Học sinh thảo luận theo nhómvề nội dung của bài- nêu ý kiến của nhóm – lớp bổ sung. 
Ý nghĩa: Câu chuyện cho thấy cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh khác với người lớn.
Học sinh lắng nghe.
-Học sinh theo dõi bạn đọc để tìm ra giọng đọc phù hợp với bài.
-Học sinh tham gia đọc diễn cảm.
-Lớp nhận xét, tuyên dương.
3/ Củng cố - Dặn dò: 5’
Giáo viên hệ thống nội dung bài, nhận xét tiết học.
 H: Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
 -Về học bài và chuẩn bị bài:“ Rất nhiều mặt trăng TT”.
ĐẠO ĐỨC
YÊU LAO ĐỘNG (TIẾT 2)
I/Mục tiêu:
Học xong bài này, học sinh có khả năng:
-Bước đầu biết được giá trị của lao động.
-Tích cực tham gia các công việc lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân.
-Biết phê phán những biểu hiện chây lười lao động.
II/ Tài liệu và phương tiện: 
 Một số đồ dùng, đồ vật phục vụ cho trò chơi đóng vai.
III/ Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: 5’
Kiểm tra 3 học sinh
H:Em hãy tìm những biểu hiện của yêu lao động?	
H: Em hãy tìm những biểu hiện của lười lao động?	
H:Nêu ghi nhớ của bài?	
2. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi bảng 
Hoạt động dạy 
TL
Hoạt động học
Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm đôi( BT5 SGK)
-Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập 5.
-Giáo viên mời một số học sinh trình bày trước lớp.
* Giáo viên nhận xét và nhắc nhở học sinh phải cố gắng, học tập, rèn luyện để có thể thực hiện được ước mơ nghề nghiệp tương lai của mình.
Hoạt động 2: HS trình bày về các bài viết, tranh vẽ.
-GV nhận xét, khen những bài viết, tranh vẽ tốt.
Kết luận chung: Lao động là vinh quang, mọi người cần phải lao động vì bản thân, gia đình và xã hội.
-Trẻ em cũng cần tham gia các công việc ở nhà, ở trường và ngoài xã hội phù hợp với khả năng của bản thân.
Hoạt động nối tiếp
Làm tốt các công việc tự phục vụ bản thân, Tích cực tham giavào các công việc ở nhà, ở trường và ngoài xã hội.
10’
15’
5’
-Học sinh trao đổi với nhau về nội dung theo nhóm đôi.
-Lớp thảo luận, nhận xét.
-HS trình bày, giới thiệu về các bài viết, tranh các em đã vẽ về một công việc mà các em yêu thích và các tư liệu sưu tầm được ( bài tập 3,4,6, SGK)
-Cả lớp thảo luận, nhận xét.
Học sinh lắng nghe.
3. Củng cố - Dặn dò: 5’
Giáo viên hệ thống bài, nhận xét tiết học.
 6-Giáo dục học sinh yêu lao động. Về nhà học bài, thực hành.
TOÁN
LUYỆN TẬP
I/Mục tiêu:
Giúp học sinh rèn kĩ năng
-Thực hiện phép chia cho số có 3 chữ số.
-Giải bài toán có lời văn.
II/ Chuẩn bị:
Tranh sân vận động quốc gia Mĩ Đình.
III/ Hoạt động dạy học
1 Bài cũ: 5’
Kiểm tra bài tập ở nhà của học sinh. Gọi HS lên bảng làm:
 Tìm x: 26x = 10530 9450 : x = 270
 X = 10530 : 26 x = 9450 : 270
 X = 405 x = 35
2 Bài mới:Giới thiệu bài, ghi bảng
Hoạt động dạy 
TL
Hoạt động học
Hoạt động 1: Thực hiện chia cho số có 3 chữ số
MT: Tiếp tục củng cố cho HS cách chia cho số có 3 chữ số. 
Bài tập 1: Đặt tính rồi tính
-Giáo viên gọi học sinh nêu yêu cầu của đề, nêu cách làm.
-Gọi 3 học sinh lên bảng thực hiện, lớp làm vào vở.
-Giáo viên và học sinh nhận xét , sửa sai.
Hoạt động 2: Giải toán có lời văn
Bài 2 : Gọi học sinh đọc đề và phân tích
Tóm tắt
240 gói: 18kg
1 gói :  g?
-Giáo viên gọi một học sinh lên bảng làm, lớp làm vở
Bài giải
18kg = 18000g
Số gam muối trong mỗi gói là:18000 : 240 = 75(g)
 Đáp số: 75 g
Bài 3: Gọi học sinh đọc đề và phân tích
Tóm tắt
S= 7140 m2 ; a= 105m
B =  m?
P =  m?
-GV gọi một học sinh lên bảng làm, lớp làm vở.
Giải
Chiều rộng sân bóng đá là: 1740 : 105 = 68 (m)
Chu vi sân bóng đá là: (105 + 68) x 2 = 346 (m)
 Đáp số : a) Chiều rộng 68 m
 b) Chu vi 346 m
-Giáo viên và học sinh nhận xét, sửa sai.
15’
15’
10’
Học sinh nêu yêu cầu,3 em lên bảng làm bài
54322 346 25275 108 86679 214
1972 157 367 234 1079 405
 2422 435 9
 0 3
-1 HS đọc đề bài, nêu câu hỏi và gọi bạn trả lời.
H: Bài toán cho biết gì?
Người ta chia đều 18 kg muối vào 240 gói
H: Bài toán hỏi gì? Mỗi gói có bao nhiêu g muối?
-Gọi một bạn lên tóm tắt.
-Gọi bạn nhận xét.
-Gọi bạn nêu cách giải.
-Học sinh đọc đề và gọi bạn phân tích
H: Bài toán cho biết gì?
Sân bóng có diện tích 1714 m2, chiều dài 105 m.
H: bài toán hỏi gì?
Tìm chiều rộng, tìm chu vi.
-Gọi bạn lên tóm tắt
-Gọi bạn nhận xét
-Gọi bạn nêu cách giải
3.Củng cố - Dặn dò: 5’
Giáo viên hệ thống bài. Gọi HS nêu các cách làm các dạng bài đã học.
 -Về nhà làm bài 1 b - Chuẩn bị : Luyện tập chung
LỊCH SỬ
ÔN TẬP
I.Mục tiêu:
-Củng cố kiến thức từ bài 7đến bài 15.
-Rèn kĩ năng nắm vững kiến thức.
-HS có ý thức yêu Tổ quốc.
II.Đồ dùng dạy học:Bảng phụ ghi câu hỏi- Phiếu bài tập
III.Hoạt động dạy học:
 1-Bài cũ: 5’
3HS trả lời
H:Sông ngòi gây ra những khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp?	 
H :Nhà Trần dã thu được kết quả như thế nào trong công cuộc đắp đê? 
 H: Bài học?	
2-Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động dạy 
TL
Hoạt động học
Hoạt động 1: Hệ thốùng kiến thức
-Học sinh nhắc lại tên bài:
+ Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân
+Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất( năm 981)
+Nhà Lí dời đô ra Thăng Long.
+Chùa thời Lí.
+ Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai
 ( 1075-1077)
+Nhà Trần thành lập.
+Nhà Trần và việc đắp đê.
+ Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên.
+Nước ta cuối thời Trần.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm trả ... ngang, dĩng hàng
Các tổ tập luyện thưo khu vực. Mỗi Hs đều được tập làm chỉ huy 1 lần
NỘI DUNG
ĐL
YÊU CẦU KỸ THUẬT
BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
3. Trị chơi vận động (hoặc trị chơi bổ trợ thể lực)
- HS tập đi kiễng gĩt
- GV nhắc nhở HS: khi đi chú ý giữ thăng bằng và đi trên đường thẳng
- Trị chơi: nhảy lướt sĩng
- HS chơi thử một lần rồi chơi chính thức.
- Sau 3 lần chơi em nào vướng chân 2 – 3 lần phạt
III. KẾT THÚC:
1. Hồi tỉnh: (Thả lỏng)
2. Tổng kết giờ học: 
(Đánh giá, xếp loại)
3. Nhắc nhở và bài tập về nhà
1’
- Cả lớp chạy chậm và hít thở sâu
- Đứng tại chỗ vỗ tay hát
- Ơn bài TD phát triển chung và tạp luyện RLTTCB
Thứ sáu ngày 25 tháng 12 năm 2009
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I/Mục đích yêu cầu
- Tiếp tục tìm hiểu về đoạn văn : biết xác định mỗi đoạn văn thuộc phần nào trong bài văn miêu tả, nội dung miêu tả của từng đoạn, dấu hiệu mở đầu đoạn văn 
- HS biết quan sát đồ vật theo một trình tự hợp lí, bằng nhiều cách(mắt nhìn tai nghe, tay sờ)phát hiện được những đặc điểm riêng phân biệt đồ vật đó với những đồ vật khác.
- Biết viết các đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật
II/Đồ dùng dạy học
-Tranh minh hoạ một số kiểu, mẫu cặp sách học sinh
III/ Các hoạt động dạy học
1. Bài cũ: 5’
Nhắc lại một số kiến thức về đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật
H: Đọc đoạn văn tả bao quát chiếc bút của em? 
GV Nhận xét, ghi điểm
2. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi bảng
Hoạt động dạy 
TL
Hoạt động học
Hoạt động1: Làm việc theo nhóm
Bài 1: Nêu yêu cầu
Yêu cầu đọc thầm, trao đổi theo cặêp
H: Các đoạn văn trên thuộc đoạn nào trong bài văn viêu tả?
H: Xác định nội dung miêu tả của từng đoạn văn?
H: Nội dung miêu tả của mỗi đoạn văn được báo hiệu ở câu mở đoạn bằng những từ ngữ nào?
Bài 2: Nêu yêu cầu 
- Yêu cầu đọc gợi ý SGK
- Gợi ý: Yêu cầu viết một đoạn văn (không phải cả bài), miêu tả hình dáng bên ngoài (không phải bên trong) chiếc cặp của em hoặc của bạn em dựa vào các gợi ý.
-Đểû đoạn văn tả cái cặp không giống những bạn khác , em cần chú miêu tả những đặc điểm riêng của cái cặp
- Gọi HS đọc đoạn viết, nhận xét
Bài 3: Nêu yêu cầu đề
Gơi ý: Yêu cầu viết đoạn văn tả bên trong (không phải bên ngoài )chiếc cặp của mình)
- Gọi HS đọc đoạn viết, nhận xét
10’
20’
-Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi
-Cả 3 đoạn đều thuộc phần thân bài
Đoạn 1: Tả hình dáng bên ngoài của chiếc cặp.
Đoạn 2: Tả quai cặp và dây đeo
Đoạn 3: Tả cấu tạo bên trong của chiếc cặp
Đoạn 1: Đó là một chiếc cặp màu đỏ tươi
Đoạn 2: Quai cặp làm bằng sắt không gỉ
Đoạn 3: Mở cặp ra, em thấy trong cặp có tới 3 ngăn 
-Đọc yêu cầu và các gợi ý
Đặt cặp trước mặt và quan sát, tập viết đoạn văn tả hình dáng bên ngoài của cái cặp theo gợi y.ù 
-Nối tiếp đọc đoạn văn
-Đọc yêu cầu và các gợi ý
-Đặt cặp trước mặt và quan sát tập viết đoạn văn tả bên trong của cái cặp theo gợi ý. 
-Nối tiếp đọc đoạn văn
3/ Củng cố , dặn dò: 5’
Hệ thống lại bài, nhậïn xét tiết học.
 -Hoàn thành tiếp bài ở nhà. Chuẩn bị: Ôn tập thi học kì I.
KHOA HỌC
KIỂM TRA ĐỊNH KỲ LẦN 1
TOÁN
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu
- Củng cố về dấu hiệu chia hết cho 2 và dấu hiệu chia hết cho 5
- Vận dụng , biết kết hợp hai dấu hiệu để nhận biết các số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 thì chữ số tận cùng phải là 0.
- Củng cố dấu hiệu chia hết cho 2, kết hợp với dấu hiệu chia hết cho 5
II/ Đồ dùng dạy học:GV: Bảng phụ
III/ Các hoạt động dạy học
1/ Bài cũ: 5’
 Nêu dấu hiệu chia hết cho 2?	
Bài 1: Trong các số sau số nào chia hết cho 2: 35, 89, 98, 1000, 683, 5782, 8401.
H: Nêu dấu hiệu chia hết cho 5?	
Bài 2: Trong các số sau số nào chia hết cho 5: 35, 3000, 5553, 660, 8, 57, 4674.	 
2/ Bài mới: Giới thiệu bài, ghi đề bài lên bảng
Hoạt động dạy 
TL
Hoạt động học
Hoạt động 1: Củng cố dấu hiệu chia hết cho 2; 5
-GV gọi HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2;5.
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1: Nêu yêu cầu
- Cho HS tự làm bài vào vở. Gọi 1 số hs đọc kết quả bài làm và giải thích tại sao lại chọn các số đó
Trong các số 3457; 4568; 66814; 2050; 2229; 3576; 900; 2355
Số nào chia hết cho 2?
Số nào chia hết cho 5?
Nhận xét, sửa sai
Bài 2: Nêu yêu cầu
- Cho HS tự làm bài vào vở và sửa bài
Hãy viết ba số có ba chữ số và chia hết cho 2.
Hãy viết ba số có ba chữ số và chia hết cho 5
Bài 3: Nêu yêu cầu 
Trong các số 345; 480; 296; 341; 2000; 3995; 9010; 324.
Số nào vừa chia hết cho 2, vừa chia hết cho 5
Số nào chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5?
Số nào chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 2?
Bài 4: Số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 thì có chữ số tận cùng là chữ số nào?
Bài 5: Loan có ít hơn 20 quả táo. Biết rằng, nếu Loan đem số táo đó chia đều cho 5 bạn hoặc chia đều cho 2 bạn thì cũng vừa hết. Hỏi Loan có bao nhiêu quả táo?
10’
6’
10’
8’
8’
8’
-HS kiểm tra chéo, trình bày.
- Lấy ví dụ minh hoạï.
-Nêu yêu cầu và làm bài vào vở
-Số chia hết cho 2: 4568; 66814; 2050; 3576; 900.
-Số chia hết cho 5: 2050; 900; 2355.
-322; 324; 846; 
-350; 655; 900; 
-Số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 : 480; 2000; 9010.
-Số chia hết cho2 nhưng không chia hết cho 5: 296; 324.
-Số chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 2: 345; 3995.
-Số vừa chia hết cho 2, vừa chia hết cho 5 thì có chữ số tận cùng là 0.
-Loan có 10 quả táo (ít hơn 20 , mà số chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 phải là số có chữ số tận cùng là 0 , nên số đó chỉ có thể là 10)
3/ Củng cố - Dặn dò: 5’
 Giáo viên hệ thống bài, nhận xét tiết học. 
- Về học bài, làm bài 1, 3/ 96 - Chuẩn bị bài sau: Dấu hiệu chia hết cho 9.
KĨ THUẬT
CẮT KHÂU, THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN 
I. Mục tiêu:
- Củng cố lại kiến thức, kĩ năng khâu, thêu đã học trong chương I.
- HS trình bày được các loại mũi khâu, thêu đã học. 
 Nhắc lại quy trình và cách cắt vải theo đường vạch dấu; khâu thường, khâu ghép hai miếng vải bằng mũi khâu thường, khâu đột thưa; khâu đột mau; khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột; thêu lướt vặn; thêu móc xích.
- Giáo dục HS ý thức tự phục vụ và yêu thích sản phẩm mình làm được.
II. Chuẩn bị:
- Tranh quy trình của các bài trong chương, mẫu khâu, thêu đã học.
III.Hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ: 5’
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS – Nhận xét.
2. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi bảng
Hoạt động dạy 
TL
Hoạt động học
Hoạt động 1: Ôn tập các bài trong chương 1 đã học.
- GV yêu cầu HS nhắc lại các loại mũi khâu, thêu đã học.
- Cho HS quan sát lại các mẫu khâu, thêu đã học, qua các sản phẩm mà các em đã làm.
- GV đặt câu hỏi và gọi 1 số HS nhắc lại quy trình và cách cắt vải theo đường vạch dấu; khâu thường, khâu ghép hai miếng vải bằng mũi khâu thường, khâu đột thưa; khâu đột mau; khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột; thêu lướt vặn; thêu móc xích.
- Yêu cầu HS khác nhận xét và bổ sung ý kiến.
* GV nhận xét và sử dụng tranh quy trình để củng cố những kiến thức cơ bản về cắt khâu, thêu đã học.
Hoạt động 2: Thực hành
-GV cho HS tự chọn mũi khâu hoặc thêu để thực hành.
- GV theo dõi và giúp đỡ những em yếu.
10’
20’
- Để hết dụng cụ lên bàn.- HS lắng nghe.
- Lần lượt HS nêu, em khác bổ sung:
 + Các loại mũi khâu, thêu đã học: khâu thường, khâu đột thưa, khâu đột mau, thêu lướt vặn, thêu móc xích..
- HS quan sát các mẫu thêu.
- HS nhớ và lần lượt trả lời.
- Các bạn khác nhận xét và bổ sung ý kiến.
- Theo dõi, lắng nghe.
- HS thực hành cá nhân.
3. Củng cố - Dặn dò: 5’
GV nhận xét tiết học, tuyên dương những em có mũi khâu, thêu đẹp.
 - Dặn HS tiết sau tiếp tục ôn tập và thực hành.
Môn: ATGT
Bài: ĐI XE ĐẠP AN TOÀN (TIẾT 5)
(Đã soạn ở tuần 13) 
KÝ DUYỆT CỦA KHỐI TRƯỞNG
KÝ DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU
.....................................................................................
.....................................................................................
.....................................................................................
.....................................................................................
.....................................................................................
.....................................................................................
.....................................................................................
.....................................................................................
.....................................................................................
.....................................................................................
.............................................................................
.............................................................................
.............................................................................
............................................................................
.............................................................................
.............................................................................
.............................................................................
.............................................................................
.............................................................................
.............................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 4 TUAN 17 LDDK.doc