Giáo án Lớp 4 - Tuần 20 - GV: Nguyễn Thị Thành - Trường Tiểu học Thanh Đồng

Giáo án Lớp 4 - Tuần 20 - GV: Nguyễn Thị Thành - Trường Tiểu học Thanh Đồng

Tiết 2: TẬP ĐỌC

Bốn anh tài (tt).

I. MỤC TIÊU

-Đọc rành mạch, trôi chảy; biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với nội dung câu chuyện.

-Hiểu ND: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết chiến đấu chống yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

II. CHUẨN BỊ.

Tranh minh họa sgk.

Bảng ghi đoạn cần luyện đọc.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

1- Bài cũ

- Yêu cầu đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi bài: Chuyện cổ tích về loài người.

- Nhận xét và ghi điểm.

2. Bài mới.

a. Giới thiệu: GV ghi mục.

b. Hướng dẫn luyện đọc.

- Yêu cầu đọc toàn bài.

Chia đoạn: bài chia làm hai đoạn.

Đoạn 1: từ đầu đến bắt yêu tinh đấy.

Đoạn 2: phần còn lại.

- Yêu cầu đọc nối đoạn, kết hợp luyện phát âm: giục chạy trốn, núc nác, trợn mắt, khoét máng.

- Yêu cầu đọc nối đoạn, kết hợp giải nghĩa từ:

 

doc 27 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 489Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 20 - GV: Nguyễn Thị Thành - Trường Tiểu học Thanh Đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20
 Thứ hai ngày 11 tháng 1 năm 2010
Tiết 1: 	
 CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN
..........................................................................................
Tiết 2: TẬP ĐỌC
Bốn anh tài (tt).
I. MỤC TIÊU
-Đọc rành mạch, trôi chảy; biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với nội dung câu chuyện.
-Hiểu ND: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết chiến đấu chống yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây. (trả lời được các câu hỏi trong SGK) 
II. CHUẨN BỊ.
Tranh minh họa sgk.
Bảng ghi đoạn cần luyện đọc.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
TL
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
5’
1’
10’
10’
10’
4’
1- Bài cũ
- Yêu cầu đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi bài: Chuyện cổ tích về loài người.
- Nhận xét và ghi điểm.
2. Bài mới.
a. Giới thiệu: GV ghi mục.
b. Hướng dẫn luyện đọc.
- Yêu cầu đọc toàn bài.
Chia đoạn: bài chia làm hai đoạn.
Đoạn 1: từ đầu đến bắt yêu tinh đấy.
Đoạn 2: phần còn lại.
- Yêu cầu đọc nối đoạn, kết hợp luyện phát âm: giục chạy trốn, núc nác, trợn mắt, khoét máng.
- Yêu cầu đọc nối đoạn, kết hợp giải nghĩa từ:
- Yêu cầu đọc nhóm nối đoạn
- Hướng dẫn cách đọc toàn bài: Biết đọc diễn cảm bài văn, chuyển giọng linh hoạt phối hợp với diễn biến của câu chuyện: hồi hợp đoạn đầu; gấp gáp, dồn dập ở đoạn tả cuộc chiến đấu quyết liệt chống yêu tinh; chầm rãi, khoan thai ở lời kết.
-Đọc mẫu toàn bài.
c. Tìm hiểu bài:
1. Tới nơi yêu tinh ở, anh em Cẩu Khây gặp ai và đã được giúp đỡ như thế nào?
- Yêu tinh có phép thuật đặc biệt gì?
2. Thuật lại cuộc chiến đấu của bốn anh em chống yêu tinh.
Y/c nhìn vào tranh sgk và thuật chuyện.
Nhận xét và tuyên dương.
3. Vì sao anh em Cẩu Khây thắng được yêu tinh?
4. Ý nghĩa câu chuyện này là gì?
Nhận xét và kết luận: Ca ngợi sức khỏe, tài năng, tinh thần đoàn kết, hiệp lực chiến đấu quy phục yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu khây.
c. Luyện đọc diễn cảm:
-Yêu cầu đọc nối đoạn, nhận xét và sửa sai. Nhận xét cách đọc.
- Treo bảng đoạn luyện đọc diễn cảm 
- GV đọc mẫu 
Cẩu Khây hé cửa. .................... nổi ầm ầm, đất trời tối sầm lại.
- Yêu cầu đọc diễn cảm theo nhóm 2.
- Yêu cầu thi đọc đoạn, theo dõi và nhận xét để tuyên dương em đọc hay.
3. Củng cố dặn dò :
Yêu cầu nêu lại nội dung
Qua bài học các em thấy tuổi trẻ tài cao của bốn anh em Cẩu Khây đã giúp ích cho dân làng.
- Về học chuẩn bị bài:Trống đồng Đông Sơn.
- Nhận xét chung tiết học.
- Cá nhân đọc thuộc bài.
- Trả lời yêu cầu cô hỏi.
-Nhắc mục
- Cá nhân đọc lại toàn bài.
Theo dõi.
- Cá nhân đọc nối đoạn.
- Cá nhân đọc phát âm.
- Cá nhân đọc nối đoạn.
-Luyện đọc nối đoạn theo nhóm 
Theo dõi.
- Lắng nghe
+ Anh em Cẩu Khây chỉ gặp một cụ già còn sống sót. Bà cụ nấu cơm cho bà ăn, cho họ ngủ nhờ.
+ Yêu tinh có phép thuật phun nước như mưa làm nước dâng ngập cả cánh đồng, làng mạc.
- Quan sát tranh để nắm bắt nội dung câu chuyện.
-Đại diện nhóm tổ lên thuật lại chuyện.
+ Vì họ có sức khỏe và tài trí phi thường: đánh nó bị thua, phá phép thần thông của nó. học dũng cảm, đông tâm hiệp lực nên đánh thắng nó.
-Cá nhân nêu, bổ sung ý bạn.
- Cá nhân đọc nối đoạn.
- Hai em đọc hai đoạn.
- Theo dõi cô đọc, phát hiện ngắt nghỉ và nhấn giọng.
- Luyện đọc nhóm
- Cá nhân thi đọc cả lớp theo dõi và nhận xét bạn đọc hay.
- Cá nhân nêu lại nội dung.
 ................................................................
Tiết 3: TOÁN
Phân số.
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
Bước đầu nhận biết về phân số; biết phân số có tử số, mẫu số; biết đọc, viết phân số .
II-CHUẨN BỊ.
 - Bộ đồ dùng dạy và học phân số, bảng phụ ghi các bài tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
TL
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
5’
1’
15’
15’
4’
1. Kiểm tra.
Yêu cầu làm bài tập:
Một hình bình hành có đáy là 82cm, chiều cao bằng đáy. Tính diện tích của hình bình hành đó
Nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới.
a. Giới thiệu: Ghi mục bài
b. Hướng dẫn nội dung:
* Khái niệm về phân số.
- Đính lên bảng một hình tròn được chia
thành 6 phần bằng nhau.
- Hình tròn có mấy phần? Mỗi phần đó như thế nào?
- Xoay phần màu đỏ 5 phần chỉ còn lại 1 phần là màu trắng.
-Đã tô màu mấy phần hình tròn?
? Hình tròn chia 6 phần tô màu 5 phần ta viết là , đọc là năm phần sáu.
Ta gọi là phân số.
- Yêu cầu học sinh nêu lại cách ghi phân số .
- Phân số có chữ số 5 ở trên gạch ngang là chỉ phần nào của hình tròn, chữ số 6 ở dưới gạch ngang là chỉ phần nào của hình tròn?
* Viết đọc phân số.
-Đính lần lượt các hình có biểu thị các phân số (sgk), yêu cầu học sinh ghi và đọc các phân số đó.
Ghi bảng các phân số: , , 
* Nhận xét.
Vậy các số sau gọi là gì? ,, , 
-Như vật mỗi phân số có điểm chung nào?
-Nếu mẫu số là số 0 thì đó có phải là phân số hay không vì sao?
-Vậy mấu số là số thế nào?
Yêu cầu nêu lại cấu tạo chung của phân số.
c. Hướng dẫn bài tập:
Bài 1: Yêu cầu viết vào bảng.
- Treo bảng yêu cầu viết lần lượt các phân số biểu thị trên hình.
- Yêu cầu đọc lại sau mỗi phân số.
- Nhận xét và ghi điểm.
- Trong mỗi phân số đó, mẫu số cho biết gì,tử số cho biết g ì?
Bài 2: Làm phiếu.
Treo bảng yêu cầu học sinh điền vào bảng theo yêu cầu.
Phân số
Tử số
Mẫu số
6
11
8
10
Nhận xét, ghi điểm.
Bài 3: HSKG Làm vở.
Thu chấm và nhận xét.
Bài 4: HSKG nêu.
Nhận xét và ghi điểm
3. Củng cố dặn dò.
Nêu lại đặc điểm chung của phân số.
Về nhà xem bài, chuẩn bị bài Phân số và phép chia số tự nhiên.
Nhận xét chung tiết học.
- Cá nhân lên bảng giải.
Chiều cao của hình là: 82 : 2 = 41cm.
Diện tích của hình bình hành là: 
 82 x 41 = 3 362(cm2 )
- Có 6 phần bằng nhau, các phần đó đều bằng nhau.
- Tô 5 phần hình tròn.
Theo dõi.
- Cá nhân nêu.
- Chữ số 5 chỉ phần tô màu của hình tròn, chữ số 6 chỉ phần chia đều của hình tròn
- Cá nhân viết vào bảng.
- Đọc lại phân số:
- Là những phân số
- Các phân số đều phải có tử số và mẫu số.Tử số là số tự nhiên viết trên gạch ngang, mẫu số là số tự nhiên viết dưới gạch ngang.
-Nếu mẫu là chữ số 0 thì đó không phải là phân số vì không có số phần chia của đơn vị đó.
Cá nhân viết vào bảng.
, , , , , .
- Nêu lần lượt từng phân số
Cá nhân nêu bài mẫu.
Cả lớp làm vào vở

Cá nhân tư viết vào vở.
a) , b) , c) , d), e) 
- Cá nhân đọc.
Năm phần chín; Tám phần mười bảy; Ba phần hai bảy; Mười chín phần ba mươi ba; Tám mươi phần một trăm.
- Cá nhân nêu đặc điểm.
.
Tiết 4: ĐẠO ĐỨC
Kính trọng biết ơn người lao động (tt).
I. MỤC TIÊU
 - Biết vì sao cần phải kính trọng và biết ơn người lao động.
 - Bước đầu biết cư xử lễ phép với những người lao động và biết trân trọng, giữ gìn thành 
 quả lao động của họ. 
 -Yêu lao động,biết trân trọng, giữ gìn thành quả lao động. 
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
TL
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
5’
13’
12’
5’
1.Bài cũ :
- Vì sao chúng ta phải kính trọng và biết ơn người lao động?
2.Bài mới:
*Hoạt động 1: Đóng vai (Bài tập 4- SGK/30)
 -GV chia lớp thành 3 nhóm, giao mỗi nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai 1 tình huống.
Nhóm 1 :Giữa trưa hè, bác đưa thư mang thư đến cho nhà Tư, Tư sẽ 
Nhóm 2 :Hân nghe mấy bạn cùng lớp nhại tiếng của một người bán hàng rong, Hân sẽ 
Nhóm 3 :Các bạn của Lan đến chơi và nô đùa trong khi bố đang ngồi làm việc ở góc phòng. Lan sẽ 
 -GV phỏng vấn các HS đóng vai.
 -GV kết luận về cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống.
*Hoạt động 2: Trình bày sản phẩm (Bài tập 5, 6- SGK/30)
 -GV nêu yêu cầu từng bài tập 5, 6.
 Bài tập 5 :Sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ, bài thơ, bài hát, tranh, ảnh, truyện  nói về người lao động.
 Bài tập 6 :Hãy kể, viết hoặc vẽ về một người lao động mà em kính phục, yêu quý nhất.
 -GV nhận xét chung.
Kết luận chung:
 -GV mời 1-2 HS đọc to phần “Ghi nhớ” trong SGK/28.
3.Củng cố - Dặn dò:
 -Thực hiện kính trọng, biết ơn những người lao động bằng những lời nói và việc làm cụ thể.
 -Về nhà làm đúng như những gì đã học.
 -Chuẩn bị bài tiết sau.
- Cá nhân nêu
-Các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai.
-Các nhóm lên đóng vai.
-Cả lớp thảo luận:
+Cách cư xử với người lao động trong mỗi tình huống như vậy đã phù hợp chưa? Vì sao?
+Em cảm thấy như thế nào khi ứng xử như vậy?
-Đại diện nhóm trình bày kết quả. Cả lớp nhận xét bổ sung.
-HS trình bày sản phẩm (nhóm hoặc cá nhân)
-Cả lớp nhận xét.
-HS đọc.
-HS cả lớp thực hiện.
 .....................................................................................................................................................
 Thứ 3 ngày 12 tháng 1 năm 2010
Tiết 1: LUYỆN TỪ & CÂU:
Luyện tập về câu kể ai làm gì?
I- MỤC TIÊU:
-Nắm vững kiến thức và kĩ năng sử dụng câu kể Ai làm gì ? để nhận biết được câu kể đó trong đoạn văn (BT1), xác định được bộ phận CN, VN trong câu kể tìm được (BT2).
-Viết được đoạn văn có dùng kiểu câu Ai làm gì ? (BT3).
*HS khá, giỏi viết được đoạn văn (ít nhất 5 câu) có 2,3 câu kể đã học.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
TL
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
5’
1’
10’
10’
10’
4’
1. Kiểm tra.
-Yêu cầu nêu một số từ chỉ về tài năng của con người.
- Nhận xét và ghi điểm.
2. Bài mới.
a. Giới thiệu: Ghi mục bài
b. Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1:Yêu cầu nêu miệng.
Yêu cầu đọc, nêu yêu cầu và nêu câu kể Ai làm gì?( ghi các câu học sinh nêu lên bảng).
- Câu 3: Tàu chúng tôi // buông neo trong vùng biển Trường Sa.
- Câu 4: Một số chiến sĩ // thả câu.
- Câu 5: Một số khác // quây quần trên bông sau, ca hát, thổi sáo. 
- Câu 7: Cá heo // gọi nhau quây đến quanh tàu như để chia vui.
Nhận xét và ghi điểm.
Hỏi: Vì sao câu 1, 2 không phải là câu kể Ai làm gì?
Bài 2: Yêu cầu nêu.
Tách các bộ phận chủ, vị ngữ mà học sinh nêu.
Nhận xét ghi điểm.
Bài 3 : Làm vở.
Yêu cầu đọc đề và nêu yêu cầu.
Lưu ý viết đoạn văn ngắn khoảng 5 câu, không viết cả bài văn. Đoạn văn phải có số câu kể Ai làm gì?
Thu chấm và nhận xét.
3. Củng cố dặn dò.
Yêu cầu nêu một câu kể Ai làm gì và tách bộ phận chủ ngữ, vị ngữ trong câu đó.
Nhận xét chung tiết học.
Cá nhân viết lên bảng con.

- Đọc đề và đọc đoạn văn.
Cá nhân nêu cầu kể Ai làm gì?
-Vì câu 1 và câu 2 có bộ phận vị ngữ không trả lời câu hỏi làm gì?
-Cá nhân nêu từng bộ phận CN, VN trong các câu trên.
Cá nhân đọc và nêu yêu cầu đề.
Theo dõi.
Cá nhân tự viết.
Cá nhân tự viết vào vở.
Nêu bộ phận CN, VN.
.
Tiết 2: TOÁN
Phân số và phép chia số tự nhiên.
I- MỤC TIÊU:Giúp học sinh nhận ra rằng:
- Biết được thương của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiện ( khác 0 ) c ... hững vòng tròn đồng tâm –hình người chèo thuyền.
c.Ngôi sao nhiều cánh - những vòng tròn đồng tâm – hình người chèo thuyền, nhảy múa, săn bắn.
d. Ngôi sao nhiều cánh- những vòng tròn đồng tâm—hình người chèo thuyền, nhảy múa, săn bắn-các loài chim cá thú. (là ý đúng)
- HS đọc lại bài tập đọc trống đồng Đông Sơn và nêu ý đúng của bài tập.
Bài 3. Hãy xếp các từ ngữ trong ngoặc đơn thành 2 nhóm (lực lưỡng, rắn chắc, đi bộ, bơi lội, cường tráng, chơi bóng bàn, chơi cầu lông ,nhanh nhẹn, đi du lịch, ,gân guốc, tắm biển, vạm vỡ).
a. Những từ chỉ hoạt động có lợi cho sức khỏe: (các từ gạch chân)
b. Từ chỉ đặc điểm của một cơ thể khỏe mạnh:( các từ còn lại)
- GV cho HS đọc lại bài tập .
- HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài tập.
- Gv cùng cả lớp chữa bài của HS.
Bài 4. Những con vật dưới đây thường được ví với sức mạnh hoặc sự nhanh, chậm: trâu, voi, sóc, beo, gấu, sên, rùa ,cắt
Hãy xếp chúng thành 3 nhóm;
a.Nhóm được ví với sức mạnh:trâu, voi, beo, gấu
b.Nhóm được ví với sự nhanh: sóc, cắt.
c.Nhóm được ví với sự chậm: sên, rùa.
Bài 5 .Giới thiệu một số nét về quê hương em.
HS thảo luận nhóm giới thiệu trong nhóm cho nhau nghe.
Cho 1 vài em giới thiệu trước lớp cả lớp theo dõi.
2/ Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
Tiết 2: TOÁN
PHÂN SỐ BẰNG NHAU.
I- MỤC TIÊU:: Giúp HS :
-Bước đầu nhận biết tính chất cơ bản của phân số .
-Bước đầu nhận ra sự bằng nhau của 2 phân số .
II-CHUẨN BỊ.
-Hai băng giấy bằng nhau .
-Bảng phụ ghi sẵn bài tập 1; 2, 3 SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
TL
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1. Kiểm tra.
- GV kiểm tra bài tập làm ở nhà của HS.
- GV nhận xét chung.
2. Bài mới.
a. Giới thiệu: 
b. Hướng dẫn nội dung:
Đính 2 băng giấy bằng nhau lên bảng .
-Băng giấy thứ nhất được chia thành 4 phần bằng nhau và đã tô màu 3 phần, tức là tô màu mấy phần của băng giấy ? 
Ghi băng giấy .
-Băng giấy thứ hai chia 8 phần bằng nhau và tô màu 6 phần tức là tô màu mấy phần của băng giấy ? 
Ghi băng giấy rồi cho HS nhận xét số phần tô màu của 2 băng giấy có bằng nhau không ?
- Từ đó cho HS nhận ra phân số và như thế nào ?
Để phân số bằng ta phải làm thế nào?
Để phân số bằng ta làm sao?
Vậy nêu nhân hoặc chia cả tử số và mấu số cho cùng một số khác 0 thì ta được phân số mới như thế nào với phân số đã cho?
c. Hướng dẫn bài tập:
Bài 1: Làm vào bảng. 
-Hướng dẫn HS viết số thích hợp vào ô trống.
Sửa bài nhận xét . 
Bài 2 : Làm phiếu.
-Tính rồi so sánh kết quả:
a) 18 : 3 và (18 x 4) : (3 x 4)
b) 81 : 9 và (81 : 3 ) : (9 : 3)
-GV chấm, sửa bài nhận xét :
Nếu nhân (hoặc chia) số bị chia và số chia với cùng một số tự nhiên khác 0 thì giá trị của thương ntn?
Bài 3 :Làm vở.
-Bài toán yêu cầu làm gì?
-Gợi ý viết tử số, mẫu số vào phân số.
Thu chấm sửa bài nhận xét .
3. Củng cố dặn dò.
Yêu cầu nêu lại nội dung bài.
Nhận xét chung tiết học.
- Các tổ trưởng kiểm tra và báo cáo lại cho GV
Theo dõi và trả lời.
Đã tô băng giấy
Đã tô băng giấy.
Học sinh nhìn vào trực quan và nêu.
Phần tô màu của 2 băng giấy bằng nhau .
-Phân số và bằng nhau .
Cá nhân nêu.
+ Ta nhân cả tử và mẫu số của phân số với cùng số 2.
+ Ta chia cả tử số và mẫu số cho 2.
Được phân số mới bằng phân số đã cho.
-Vài HS nhắc lại
Cá nhân làm vào bảng.
Nhận xét bài bạn.
Cá nhân đọc đề và nêu yêu cầu.
Làm vào phiếu.
a)18 : 3 = 6 và (18 x 4) : (3 x 4) = 72 :12= 6. Vậy hai phép tính bằng nhau.
b) 81 : 9 = 9 và (81 : 3 ) : (9 : 3) = 27 : 3 = 9.
Vậy hai phép tính bằng nhau.
Giá trị của thương không đổi.
Viết số thích hợp vào chỗ trống.
Tự làm vào vở.
a) = = 
b) = = = 
Cá nhân nêu.
 ......................................................................................
Tiết 4: LUYỆN TOÁN
LUYỆN TẬP
I- MỤC TIÊU:
Giúp HS ôn tập lại kiến thức đã học trong tuần. LÀm thành thạo các bài tập có liên quan.
II-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ôn tập kiến thức đã học:
Nêu tử số và mẫu số của phân số. Nêu mối liên hệ giữa phép chia với phân số.
Số tự nhiên có thể viết được dưới dạng phân số có mẫu số bằng 1.
Nêu các cách SS các phấn số đối với 1.
GV lần lượt cho HS nhắc lại kiến thức về phân số nêu trên.GV cho SH lấy ví dụ minh hoạ.
2/ Bài tập thực hành.
Bài 1:
Viết các phân số dưới dạng thương rồi tính theo mẫu:
Mẫu: 
- GV hướng dẫn mẫu cho HS, HS làm bài theo mẫu 
- GV cho 2 HS lên bảng chữa bài, GV cùng cả lớp nhận xét và kết luận.
Bài 2:
 Có 3 cái bánh như nhau, chia đều cho 6 người. Hỏi mỗi người nhận được bao nhiêu phần cái bánh?
1 HS đọc bài toán, GV hướng dẫn HS gợi ý HS làm bài.
1 HS lên bảng giải 
Bài giải:
Mỗi người nhận được số phần cái bánh là:
3 : 6 = (cái bánh)
 Đáp số: cái bánh
GV cùng cả lớp chữa bài, HS đổi chéo bài nhau để kiểm tra.
Bài 3: Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm.
Gv cho HS nhớ lại cách SS các phân số với 1 để làm bài.
GV cho HS nêu miệng và đống thời GV ghi vào bảng lớp.
Bài 4: Viết tiếp số thích hợp vào chỗ chấm.
 a) b)
Gv hướng dẫn HS dựa vào T/c của phân số để làm bài.
HS tự làm bài GV cho HS đổi chéo bài nhau để kiểm tra.
3/ Củng cố, dặn dò:
Nhận xét tiết học. ra bài tập về nhà cho HS
CHIỀU:
Tiết 1:LUYỆN T.VIỆT
LUYỆN TẬP
I- MỤC TIÊU:
 - Ôn tập lại kiến thức đã học trong tuần, làm thành thạo các bài tập trong SGK và các bài tập có liên quan đến kiến thức đã học.
II- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ôn tập kiến thức.
GV cho hS nhắc lại các kiến thức về tiếng việt đã học trong tuần. Nhắc các kiến thức cần chú ý, để giúp HS khắc sâu và vận dụng vào làm các bài tập thực hành.
Gv lấy một số ví dụ minh hoạ cho HS
2/ Bài tập thực hành.
Bài 1: Gạch dưới câu kể Ai làm gì ? trong đoạn văn sau.
 Bỗng sau lưng có tiếng ồn ào. Dể Trũi đương đánh nhau với Bọ Muỗm. Hai mụ Bọ Muỗm vừa xông vào kêu om sòm. Hai mụ giơ chân nhe cặp răng dài nhọn đánh tới tấp. Trũi bình tĩnh dùng càng gạt đòn rồi bổ sang. Hai mụ Bọ Muỗm cứ vừa đánh vừa kêu, làm cho họ nhà Bọ Muỗm ở ruộng gần đấy nghe tiếng. Thế là cả bọn Bọ Muỗm lốc nhốc chạy ra.
Gv cho HS đọc lại đề bài.
HS tự làm bài vào vở. 1 HS nêu kết quả bài làm của mình.
Gv cùng cả lớp chưa bài và nhận xét kết luận
Bài 2: Khoanh vào chữ trước lời giải đúng. Yếu trâu hơn khoẻ bò có nghĩa là:
Trâu khoẻ hơn bò.
Trâu yếu còn hơn bò khoẻ.
Yếu của loại người khoẻ, còn hơn khoẻ của loại người yếu.
Nam giới dù yếu cũng hơn phụ nữ khoẻ.
GV cho HS đọc lại đề bài.
HS suy nghĩ và làm bài vào vở.
GV cho HS nêu mịêng ý đúng sau đó cả lớp cùng nhận xét và GV kết luận.
Bài 3: Nối từ ngữ thích hợp ở cột A với cột B để tạo thành câu kể Ai làm gì?
A B
1/ Nói rồi, xiến tóc a) đi tới gỡ chân Đại bàng ra khỏi đám 
 lông cừu, đánh chết đại bàng rồi ném đi.
2/ Đại bàng b) đưa răng lên cắn cụt hai sợi râu mượt 
 óng trên đầu tôi.
3/ Người chăn cừu c) cắm móng vuốt vào đám lông chú 
 cừu, định cuỗm cừu đi.
4/ Mụ nhện cái to nhất d) cong chân nhảy ra từ một cái mạng 
 nhện dày.
1 HS đọc lại đề bài. HS tự xác định và làm theo y/c đề bài.
HS tự làm bài vào vở.
1 HS nêu miệng kết quả bài làm của mình.
GV chữa bài, kết luận.
Bài 4: Viết một đoạn văn ngắn tả người khoẻ mạnh.
HS xác định đề bài và làm bài vào vở.
HS nối tiếp nhau đọc bài của mình làm.
GV cùng cả lớp nhận xét và sửa chữa bài cho HS. 
3/ Củng cố, dặn dò:
Nhận xét tiết học ra bài tập về nhà cho HS.
.....................................................................................
Tiết 2,3: BDHSKG:
 LUYỆN TOÁN
I- MỤC TIÊU:
Ôn tập cho HS nắm chắc kiến thức đã học và nâng cao kiến thức cho HS.
Làm thành thạo các bài tập có liên quan.
II-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ôn tập kiến thức đã học.
Ôn tập lại kiến thức về phân số. Cách SS các phân số với 1
GV hướng dẫn HS dựa vào cách SS đó để SS được hai phân số.
2/ Bài tập thực hành.
Bài 1: Viết tiếp vào chỗ chấm.
Trong các phân số 
Các phân số bé hơn 1 là: .................................................................................................
Các phân số lớn hơn 1 là: .................................................................................................
Các phân số bằng 1 là: .....................................................................................................
GV cho HS đọc lại đề bài. HS tự làm bài vào vở.
1 HS lên bảng chữa bài, GV cùng cả lớp nhận xét và kết luận.
Bài 2: 
Viết 5 phân số có tử số lớn hơn mẫu số.
Viết các phân số có tổng tử số và mẫu số bằng 12 và tử số lớn hơn mẫu số.
GV hướng dẫn mẫu cho HS mỗi ý 1 bài.
HS tự làm bài. 2 HS lên bảng chữa bài.
HS khác nhận xét và cùng GV nhận xét kết luận.
Bài 3: Viết tiếp các phân số thích hợp vào chỗ chấm.
 Trong các phân số 
Các phân số bằng là: .................................................................................
Các phân số bằng là: .................................................................................
GV cho HS đọc lại đề bài, HS xác định các phân số đúng theo y/c và tự làm bài vào vở.
GV chữa bài HS đổi chéo bài nhau để kiểm tra.
Bài 4: 
Viết 5 phân số bằng phân số : ...................................................................................
Viết 5 phân số có mẫu số gấp đôi tử số: ..........................................................................
Viết 5 phân số có tử số bằng 1/3 mẫu số: .......................................................................
HS tự đọc đề bài và nghiên cứu để làm bài.
GV cho 3 HS lên bảng làm bài . Gv cùng cả lớp nhận xét và sửa bố sung cho HS.
Bài 5: Từ các số 4; 9; 17 hãy viết các phân số có tử số và mẫu số là 1 trong các số đó.
HS đọc đề bài và GV hướng dẫn HS làm mẫu 1 bài.
HS tự làm bài, GV chữa bài cho HS đổi chéo bài nhau để kiểm tra.
Bài 6: 
 Tìm một phân số có tổng tử số và mẫu số bằng 14, mẫu số hơn tử số 4 đơn vị.
Gv hướng dẫn HS :
 VD: Gv giải thích cho HS (vì 5 + 9 = 14 và 9 – 5 = 4)
HS tự làm bài vào vở, Gv thu bài và chấm cho HS, nhận xét kết quả học tập của HS.
3/ Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học, ra bài tập về nhà.
................................................................................................
Tiết 4: 
 SH CUỐI TUẦN:
1. Đánh giá hoạt động của tuần qua:
Dạy học hoàn thành chương trình tuần 20.
HS đi học đầy đủ đúng giờ, học bài làm bài ở nhà đầy đủ.
Vệ sinh trực nhật sạch sẽ.
Thực hiện tốt các hoạt đọng của đội, sinh hoạt 15 phút đầu giờ nghiêm túc.
2 Kế hoạch tuần 21.
Dạy và học chương trình tuần 21.
Duy trì tốt các hoạt động của đội và nhà trường đề ra.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop 5 ca tang buoi.doc