Giáo án Lớp 4 - Tuần 20 - Năm học 2011-2012 - Bùi Hoàng Thoi

Giáo án Lớp 4 - Tuần 20 - Năm học 2011-2012 - Bùi Hoàng Thoi

ĐẠO ĐỨC : KÍNH TRỌNG, BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG

 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

- Biết vì sao phải kính trọng và biết ơn người lao động.

- Bước đầu biết cư xử lễ phép với những người lao động và biết trân trọng, giữ gìn thành quả lao động của họ.

- HS khá, giỏi: biết nhắc nhở các bạn phải kính trọng và biết ơn người lao động.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

Kĩ năng tôn trọng giá trị sức lao động

Kĩ năng thể hiện sự tôn trọng lễ phép với người lao động .

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG

Thảo luận

Dự án

IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

Phiếu học tập, vở bài tập .

 - Một số đồ dùng cho trò chơi đóng vai.

V.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 

doc 124 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 488Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 20 - Năm học 2011-2012 - Bùi Hoàng Thoi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ Hai, ngày 9 tháng 01 năm 2012
 NHẬN XÉT ĐẦU TUẦN	
TẬP ĐỌC: BỐN ANH TÀI (tt)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
 - Đọc rành mạch, trôi chảy ; biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với nội dung câu chuyện.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ : núc nác, núng thế,
 - Hiểu ND: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết chiến đấu chống yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây. (trả lời được các câu hỏi trong SGK) 
- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng các phương: vắng to, thò đầu, lè lưỡi, tối sầm, be, bờ, khoét máng, quy hàng,
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
Tự nhận thức,xác định giá trị cá nhân.
Hợp tác.
Đảm nhận trách nhiệm
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG:
Trình bày ý kiến cá nhân.
 Trãi nghiệm .
Đóng vai..
Đóng vai xử lí tình huống.
 IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Bảng phụ ghi nội dung các đoạn cần luyện đọc.
- Tranh ảnh hoạ bài đọc trong SGK
 V.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. KTBC:
 2. Bài mới:
a. khám phá :	
b.kết nối :
b.1 H/ dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
 * Luyện đọc:
- HS đọc từng đoạn của bài 
+ Hãy thuật lại cuộc chiến đấu của bốn anh em Cẩu Khây với yêu tinh ?
- Gọi HS đọc phần chú giải.
 - Gọi HS đọc cả bài.
- GV đọc mẫu, chú ý cách đọc: 
(Xem SGV)
 * b.2 hướng dẫn tìm hiểu bài :	
- HS đọc đoạn 1, trao đổi và trả lời.
+ Tới nơi yêu tinh ở anh em Cẩu Khây gặp ai va được giúp đỡ như thế nào? 
+ Yêu tinh có phép thuật gì đặc biệt?
+ Đoạn 1 cho em biết điều gì?
- Ghi ý chính đoạn 1.
- HS đọc đoạn 2 trao đổi TLCH:
+ Hãy thuật lại cuộc chiến đấu giữa bốn anh em Cẩu Khây chống yêu tinh?
+ Vì sao anh em Cẩu Khây thắng được yêu tinh?
+ Nội dung đoạn 2 cho biết điều gì?
- Ý nghĩa của câu truyện nói lên điều gì?
- Ghi nội dung chính của bài.
 * C. thực hành:
- 2 HS đọc từng đoạn của bài, cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay.
- Treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc.
- HS luyện đọc.
- Cho HS thi đọc diễn cảm đoạn văn.
Cẩu Khây mở ... đất trời tối sầm lại 
- Nhận xét về giọng đọc và cho điểm HS.
- Tổ chức cho HS thi đọc toàn bài.
- Nhận xét và cho điểm học sinh.
 d. Áp dụng – củng cố và hoạt động tiếp nối:
? Câu truyện giúp em hiểu điều gì?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài.
- HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Quan sát 
- Tranh vẽ miêu tả về cuộc chiến đấu quyết liệt của bốn anh em Cẩu Khây với yêu tinh.
- 2 HS đọc theo trình tự.
+ Đoạn 1: Bốn anh em ... yêu tinh đấy.
+ Đoạn 2: Cẩu Khây ... lại đông vui.
- 1 HS đọc.
- 2 HS đọc toàn bài.
- 1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm TLCH:
+ Anh em Cẩu Khây chỉ gặp có một bà cụ còn sống sót. Bà cụ nấu cơm cho họ ăn và cho họ ngủ nhờ.
+ Có phép thuật phun nước làm nước ngập cả cánh đồng làng mạc.
+ Đoạn 1 nói về anh em Cẩu Khây được bà cụ giúp đỡ và phép thuật của yêu tinh.
- 2 HS nhắc lại.
- 2 HS đọc, lớp đọc thầm. TLCH:
HS thuật lại: Yêu tinh trở về nhà, đập cửa ầm ầm. Bốn anh em đã chờ sẵn. ...... Yêu tinh núng thế phải quy hàng. 
+ Nói lên cuộc chiến đấu ác liệt, sự hiệp sức chống yêu tinh của bốn anh em Cẩu Khây.
- Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết hiệp lực chiến đấu qui phục yêu tinh, cứu dân bản của 4 anh em Cẩu Khây.
- Một HS đọc, lớp đọc thầm 
- 2 HS đọc.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 3 đến 5 HS thi đọc diễn cảm.
- 3 HS thi đọc toàn bài.
- HS cả lớp thực hiện.
 ***********
ĐẠO ĐỨC : KÍNH TRỌNG, BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG
 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Biết vì sao phải kính trọng và biết ơn người lao động.
- Bước đầu biết cư xử lễ phép với những người lao động và biết trân trọng, giữ gìn thành quả lao động của họ.
- HS khá, giỏi: biết nhắc nhở các bạn phải kính trọng và biết ơn người lao động.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
Kĩ năng tôn trọng giá trị sức lao động 
Kĩ năng thể hiện sự tôn trọng lễ phép với người lao động .
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
Thảo luận 
Dự án 
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Phiếu học tập, vở bài tập .
 - Một số đồ dùng cho trò chơi đóng vai.
V.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Ổn định:
 2. KTBC:
 3. Bài mới:
a.khám phá:
b.kết nối :
* Hoạt động 1: Đóng vai (Bài tập 4- SGK/30)
 - GV chia lớp thành 3 nhóm, giao mỗi nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai 1 tình huống.
òNhóm 1: Giữa trưa hè, bác đưa thư mang thư đến cho nhà Tư, Tư sẽ 
òNhóm 2: Hân nghe mấy bạn cùng lớp nhại tiếng của một người bán hàng rong, Hân sẽ 
òNhóm 3: Các bạn của Lan đến chơi và nô đùa trong khi bố đang ngồi làm việc ở góc phòng. Lan sẽ 
 - GV phỏng vấn các HS đóng vai.
 - GV kết luận về cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống.
* Hoạt động 2: 
Thực hành :
Trình bày sản phẩm (Bài tập 5, 6- SGK/30)
 - GV nêu yêu cầu từng bài tập 5, 6.
 Bài tập 5: Sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ, bài thơ, bài hát, tranh, ảnh, truyện  nói về người lao động.
 Bài tập 6: Hãy kể, viết hoặc vẽ về một người lao động mà em kính phục, yêu quý nhất.
 - GV nhận xét chung.
ôKết luận chung:
 - GV mời 1- 2 HS đọc to phần “Ghi nhớ” trong SGK/28.
 4. Vận dụng công việc về nhà:
 - Thực hiện kính trọng, biết ơn những người lao động bằng những lời nói và việc làm cụ thể.
 - Về nhà làm đúng như những gì đã học. Chuẩn bị bài tiết sau.
- Một số HS thực hiện yêu cầu.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
- Các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai.
- Các nhóm lên đóng vai.
- Cả lớp thảo luận:
+ Cách cư xử với người lao động trong mỗi tình huống như vậy đã phù hợp chưa? Vì sao?
+ Em cảm thấy như thế nào khi ứng xử như vậy?
- Đại diện nhóm trình bày kết quả. Cả lớp nhận xét bổ sung.
- HS trình bày sản phẩm (nhóm hoặc cá nhân)
- Cả lớp nhận xét.
- HS đọc.
- HS cả lớp thực hiện.
 TOÁN : PHÂN SỐ 
 I. Mục tiêu : 
- Bước đầu nhận biết về phân số; biết phân số có tử số, mẫu số; biết đọc, viết phân số.
- GD HS tình cẩn thận trong học toán.
 II. Đồ dùng dạy học :
- Các mô hình hoặc các hình vẽ trong SGK.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Kiểm tra bài cũ:
 2. Bài mới:
a) Giới thiệu phân số :
 - GV vẽ lên bảng hình chữ nhật và chia ra các phần bằng nhau như hình vẽ trong SGK.
+ Nêu câu hỏi: 
+ Hình chữ nhật được chia thành mấy phần bằng nhau?
+ Trong số các phần đó có mấy phần đã được tô màu?
+ GV nêu: Chia hình chữ nhật thành 6 phần bằng nhau tô màu năm phần. Ta nói tô màu năm phần sáu hình chữ nhật 
Bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu về điều này.
+ Năm phần sáu viết thành ( viết số 5, viết gạch ngang, viết số 6 dưới gạch ngang và thẳng cột với số 5)
+ GV chỉ vào yêu cầu HS đọc.
+ Ta gọi là phân số . 
+ Phân số có tử số là 5, mẫu số là 6.
+ GV nêu : 
- Mẫu số viết dưới dấu gạch ngang. Mẫu số cho biết hình chữ nhật được chia thành 6 phần bằng nhau. 6 là số tự nhiên khác 0 ( mẫu số phải là số tự nhiên khác 0 )
+ Tử số viết trên dấu gạch ngang. Tử số cho biết đã tô màu 5 phần bằng nhau đó. 5 là số tự nhiên.
+ HS vẽ các hình tương tự như SGK và nêu tên các phân số.
+ Em có nhận xét gì về tử số và mẫu số ở mỗi phân số trên?
b/ Thực hành : 
* Bài 1 
- HS nêu đề bài xác định nội dung 
- Lớp thực hiện vào vở. 
- Gọi hai em lên bảng sửa bài.
- HS khác nhận xét bài bạn.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm học sinh.
 * Bài 2 : 
- HS nêu yêu cầu đề bài, lớp làm vào vở. 
 - 1 HS lên bảng làm bài 
 - Gọi em khác nhận xét bài bạn
 * Bài 3 . (Dành cho HS giỏi)
 + Yêu cầu học sinh nêu đề bài 
- GV nêu yêu cầu viết các phân số như sách giáo khoa 
- Gọi 1 học sinh lên bảng làm, lớp làm vào vở.
- Yêu cầu 2 HS đọc tên các phân số vừa viết
Bài 4: (Dành cho HS giỏi)
 + Yeu cầu học sinh nêu đề bài.
+ Hướng dẫn học sinh chơi trò chơi.
+ HS A đọc phân số thứ nhất . Nếu đọc đúng thì HS A chỉ định HS B đọc tiếp, cứ như thế đọc cho hết các phân số.
+ Nếu HS nào đọc sai thì GV sửa.
3. Củng cố - Dặn dò:
- Hãy nêu cách đọc và cách viết các phân số?
- Phân số có những phần nào? Cho ví dụ?
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn học sinh về nhà học và làm bài.
- 1HS lên bảng chữa bài.
+ 2 HS nêu.
- Vẽ hình chữ nhật vào vở như gợi ý.
+ Thành 6 phần bằng nhau.
+ Có 5 phần được tô màu.
+ HS lắng nghe, quan sát.
+ Tiếp nối nhau đọc: Năm phần sáu .
+ 2 HS nhắc lại.
+ 2 HS nhắc lại.
- Viết các phân số tương ứng sau đó đọc phân số và nêu tử số và mẫu số.
 ; ; 
Cho HS nêu về tử số, mẫu số của các phân số.
+ Các tử số và mẫu số ở mỗi phân số đều là những số tự nhiên khác 0.
- HS đọc đề bai và xác định yêu cầu đề 
- 2 HS lên bảng sửa bài:
+ 1 HS nêu yêu cầu. 
- HS thực hiện
+ 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
+ Nối tiếp nhau đọc tên các phân số.
- HS nêu lại cách đọc phân so và nêu cấu tạo phân số.
- Học bài và làm bài tập còn lại và xem trước bài “ Phân số và phép chia số tự nhiên”
 *********
 MÔN : LỊCH SỬ
 CHIẾN THẮNG CHI LĂNG
I.Mục tiêu :
 -Nắm đuọc một số sự kiện về khởi nghĩa Lam Sơn ( tập trung vào trận Chi Lăng):
 + Lê Lợi chiêu tập binh sĩ XD lực lượng tiến hành khởi nghĩa chống quân XL Minh( khởi nghĩa Lam Sơm).Trận Chi Lăng là những trận quyết định thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
 + Diển biến trận Chi Lăng:quân địch do Liễu Thăng chỉ huy đến ải Chi Lăng và kị binh vào ải. Khi kị binh của giặc vào ải, quân ta tấn công, Liễu Thăng bị giết, quân giặc hoảng loạn và rút chạy .
 + Ý nghĩa: Dập tan mưu đồ cứu viện thành Đông Quân của quân Minh, quân Minh phải xin hàng và rút về nước.
Nắm được việc nhà Hậu Lê được thành lập:
Thua trận ở Chi Lăng và một số trận khác, quân Minh phải đầu hàng rút về nước. Lê lợi rút về nước. Lê Lơi lên ngôi Hoàng đế(năm 1428), mở đầu thời Hậu Lê.
Nêu các mẫu chuyện về Lê Lợi( kể chuyện Lê Lợi trả gươm cho rùa thần)
( Vì sao quân ta dựa vào ải Chi Lăng làm trận địa đánh địch và mưu kế của quân ta trong trận Chi Lăng: Ai là vùng núi hiểm trở hẹp, khe sâu, rừng cây um tùm; giả vờ thua để nhử địch vào ải, khi giặc vào đầm lầy thì quân ta phục sẵn ở hai bên sườn núi đồng loạt tấn công.) 	
II.Chuẩn bị :
 -Hình trong SGK phóng to.
 -PHT của HS .
 -GV sưu tầm những mẩu chuyện về anh hùng Lê Lợi.
III.Hoạt động trên lớp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2.KTBC :
 GV cho HS đọc bài : “Nước ta cuối thời Trần.”
 -GV ghi điểm.
3.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài: GV treo tranh minh hoạ và giới thiệu.
 b.Phát triển bài :
 *Hoạt  ...  Tìm hiểu về bóng tối.
-GV mô tả thí nghiệm : Đặt 1 tờ bìa to phía sau quyển sách với khoảng cách 5 cm. Đặt đèn pin thẳng hướng với quyển sách trên mặt bàn và bật đèn.
-GV yêu cầu HS dự đoán xem:
 +Bóng tối sẽ xuất hiện ở đâu ?
+Bóng tối có hình dạng như thế nào ?
-GV ghi bảng phần dự đoán của HS để đối chiếu với kết quả sau khi làm thí nghiệm.
-GV nêu : Để chứng minh điều bạn dự đoán có đúng hay không, chúng ta cúng tiến hành làm thí nghiệm.
-GV đi hướng dẫn từng nhóm. Lưu ý phải phá bỏ tất cả các pha đèn (tức là bộ phận phản chiếu ánh sáng làm bằng thuỷ tinh phía trước đèn).
-Gọi HS trình bày kết quả thí nghiệm. GV ghi nhanh kết quả vào cột gần cột dự đoán.
-Yêu cầu HS so sánh dự đoán ban đầu và kết quả của thí nghiệm.
-Để khẳng định kết quả của thí nghiệm các em hãy thay quyển sách bằng vỏ hộp và tiến hành làm tương tự.
-Goi HS trình bày.
-GV hỏi :
 +Anh sáng có truyền qua quyển sách hay vỏ hộp đựơc không ?
 +Những vật không cho ánh sáng truyền qua gọi là gì ?
 +Bóng tối xuất hiện ở đâu ?
 +Khi nào bóng tối xuất hiện ?
-GV nêu kết luận : Khi gặp vật cản sáng, ánh sáng không truyền qua được nên phía sau vật có một vùng không nhận được ánh sáng truyền tới, đó chính là vùng bóng tối.
 ØHoạt động 2: Tìm hiểu sự thay đổi về hình dạng, kích thước của bóng tối.
-GV hỏi :
 +Theo em, hình dạng, kích thước của bóng tối có thay đổi hay không ? Khi nào nó sẽ thay đổi ?
+Hãy giải thích tại sao vào ban ngày, khi trời nắng, bóng của ta lại tròn vào buổi trưa, dài theo hình người vào buổi sáng hoặc chiều ?
-GV giảng : Bóng của vật sẽ xuất hiện ở phía sau vật cản sáng khi nó được chiếu sáng. Vào buổi trưa, khi Mặt trời chiếu sáng ở phương thẳng đứng thì bóng sẽ ngắn lại và ở ngay dưới vật. Buổi sáng Mặt trời mọc ở phía Đông nên bóng của vật sẽ dài ra, ngả về phía Tây, buổi chiều Mặt trời chếch về hướng Tây nên bóng của vật sẽ dài ra, ngả về phía Đông.
-GV cho HS tiến hành làm thí nghiệm chiếu ánh đèn vào chiếc bút bi được dựng thẳng trên mặt bìa.GV đi hướng dẫn các nhóm.
-Gọi các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm.
-GV hỏi :
 +Bóng của vật thay đổi khi nào ?
 +Làm thế nào để bóng của vật to hơn ?
-GV kết luận : Do ánh sáng truyền theo đường thẳng nên bóng của vật phụ thuộc vào vật chiếu sáng hay vị trí của vật chiếu sáng.
 3.Củng cố
-GV gọi HS đọc mục Bạn cần biết.
4.Dặn dò
-Chuẩn bị bài tiết sau: dãy 1 mỗi HS trồng 2 cây non nhỏ trong 2 chiếc cốc, tưới nước hàng ngày, 1 cây đặt ở nơi có ánh sáng, 1 cây đặt trong góc tối của gầm giường. Dãy 2 gieo hạt đậu vào cốc và đắt cốc trong bóng tối có để 1 đèn điện phía trên hoặc cho vào hộp giấy nằm ngang mở nắp.
-Nhận xét tiết học.
-HS trả lời.
-Lớp bổ sung.
-HS quan sát và trả lời :
 +Mặt trời chiếu sáng từ phía bên phải của hình vẽ. Vì ta thấy bóng người đổ về phía bên trái. Nửa bên phải có bóng râm, còn nửa bên trái vẫn có ánh sáng của mặt trời.
 +Bóng của người xuất hiện ở phía sau người vì có ánh sáng mặt trời chiếu xiên từ bên phải xuống.
 +Măt trời là vật chiếu sáng, người là vật đước chiếu sáng.
-HS nghe.
-HS lắng nghe.
-HS phát biểu dự đoán của mình. Dự đoán đúng là :
 +Bóng tối xuất hiện ở phía sau quyển sách.
 +Bóng tối có hình dạng giống hình quyển sách.
-HS làm thí nghiệm theo nhóm, mỗi nhóm 4-6 HS, các thành viên quan sát và ghi lại hiện tượng.
-HS trình bày kết quả thí nghiệm.
-Dự đoán ban đầu giống với kết quả thí nghiệm.
-HS làm thí nghiệm.
-HS trình bày kết quả thí nghiệm:
 +Bóng tối xuất hiện ở phía sau vỏ hộp.
 +Bóng tối có hình dạng giống hình vỏ hộp.
 +Bóng của vỏ hộp sẽ to dần lên khi dịch đèn lại gần vỏ hộp.
-HS trả lời :
 +Anh sáng không thể truyền qua vỏ hộp hay quyển sách được.
 +Những vật không cho ánh sáng truyền gọi là vật cản sáng.
 +Ở phía sau vật cản sáng.
 +Khi vật cản sáng được chiếu sáng.
-HS nghe.
-HS trả lời;
 +Theo em hình dạng và kích thước của vật có thay đổi. Nó thay đổi khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật cản sáng thay đổi.
 +HS giải thích theo sự hiểu biết của mình.
-HS nghe.
-HS làm thí nghiệm theo nhóm với 3 vị trí của đèn pin: phía trên, bên phải, bên trái chiếc bút bi.
-Khi đèn pin chiếu sáng ở phía trên chiếc bút bi thì bóng bút ngắn lại, ở ngay dưới chân bút bi. Khi đén chiếu sáng từ bên trái thì bóng bút bi dài ra, ngả về phía bên phải. Khi đèn chiếu sáng từ phía bên phải thì bóng dài ra, ngả về phía bên trái.
-HS trả lời :
 +Bóng của vật thay đổi khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật đó thay đổi.
 +Muốn bóng của vật to hơn, ta nên đặt vật gần với vật chiếu sáng.
-HS nghe.
-3 HS đọc.
 -------------------- ------------------ 
TOÁN : LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu : 
- Rút gọn được phân số.
- Thực hiện được phép cộng hai phân số 
II. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: – Phiếu bài tập.
* Học sinh: - Các đồ dùng liên quan tiết học.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Kiểm tra bài cũ:
 2. Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài:
 b) Tìm hiểu mẫu:
- HS đọc ví dụ trong SGK.
+ Ghi bảng hai phép tính: ; 
- HS nêu cách tính về cộng hai phân số cùng mẫu số và cộng hai phân số khác mẫu số.
+ HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
- HS nhắc lại các bước cộng hai phân số cùng mẫu số và khác mẫu số.
c) Luyện tập :
Bài 1 :	 
+ HS nêu đề bài, tự làm bài vào vở. 
- Gọi hai em lên bảng nêu cách làm.
- HS khác nhận xét bài bạn.
Bài 2 :
- HS yêu cầu đề bài.
+ GV hướng dẫn HS thực hiện.
- HS thực hiện các phép tính còn lại, đọc kết quả và giải thích cách làm.
- Gọi em khác nhận xét bài bạn
Bài 3 :
+ HS đọc đề bài.
+ Yêu cầu ta làm gì ?
- HS làm vào vở. 
+ Ngoài việc qui đồng mẫu số hai phân số rồi cộng hai tử số ta còn cách tính nào khác ?
- Cho HS rút gọn phân số rồi cộng với .
+ Lớp làm các phép tính còn lại.
- HS lên bảng làm bài.
Bài 4 : (Dành cho HS khá, giỏi)
+ HS đọc đề bài.
- GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ làm bài.
- Gọi HS lên bảng giải bài.
 3. Củng cố - Dặn dò:
- Muốn so sánh 2 phân số khác mẫu số ta làm như thế nào?
- Nhận xét đánh giá tiết học.
Dặn về nhà học bài và làm bài.
- HS lên bảng giải, HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc, lớp đọc thầm bài.
+ Quan sát nêu cách thực hiện cộng 2 phân số.
- Lớp làm vào vở. 2HS làm bảng
- HS nhắc lại.
- Nêu đề bài. Lớp làm vào vở.
 - Hai học sinh làm bài trên bảng
- Học sinh khác nhận xét bài bạn.
- HS đọc.
- HS quan sát và làm theo mẫu.
 + HS tự làm, HS lên bảng làm bài.
 - Nhận xét bài bạn.
+ HS đọc, lớp đọc thầm.
+ Rút gọn rồi tính.
+ Lớp thực hiện vào vở.
+ Có thể rút gọn phân số để đưa về cùng mẫu số với phân số rồi cộng hai phân số cùng mẫu số.
+ HS thực hiện.
+ Nhận xét bài bạn.
- HS đọc, lớp đọc thầm.
- HS lên bảng giải. 
- HS khác nhận xét.
- 2HS nhắc lại. 
- Về nhà học thuộc bài và làm lại các bài tập còn lại.
AN TOÀN GIAO THÔNG 
LỰA CHỌN ĐƯỜNG ĐI AN TOÀN
I.Mục tiêu:
1. kiến thức:
-HS biết giải thích so sánh điều kiện con đường an toàn và không an toàn.
-Biết căn cứ mức độ an toàn của con đường để có thể lập được con đường đảm bảo an toàn đi tới trường .
2.Kĩ năng:
 -Lựa chọn đường đi an toàn nhất để đến trường.
 - Phân tích được các lí do an toàn hay không an toàn.
3. Thái độ:
- Có ý thức và thói quen chỉ khi đi con đường an toàn dù có phải đi vòng xa hơn.
II. Chuẩn bị:
GV : sơ đồ
Tranh trong SGK
III. Hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Ôn bài cũ và giới thiệu bài mới.
Theo em, để đảm bảo an toàn người đi xe đạp phải đi như thế nào?
Chiếc xe đạp đảm bảo an toàn là chiếc xe như thế nào?
GV nhận xét, giới thiệu bài
Hoạt động 2: Tìm hiểu con đường an toàn.
GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận câu hỏi sau và ghi kết quả vào giấy theo mẫu:
Điều kiện con đường an toàn ĐK con đường kém an toàn
1.
2.
3.
 -GV cùng HS nhận xét
Hoạt động 3: Chọn con đường an toàn đi đến trường.
GV dùng sơ đồ về con đường từ nhà đến trường có hai hoặc 3 đường đi, trong đó mỗi đoạn đường có những tình huống khác nhau
GV chọn 2 điểm trên sơ đồ, gọi 1,2 HS chỉ ra con đường đi từ A đến B đảm bảo an toàn hơn. Yêu cầu HS phân tích có đường đi khác nhưng không được an toàn. Vì lí do gì?
Hoạt động 4: Hoạt động bổ trợ
GV cho HS vẽ con đường từ nhà đến trường. Xác định được phải đi qua mấy điểm hoặc đoạn đường an toàn và mấy điểm không an toàn.
Gọi 2 HS lên giới thiệu 
GVKL: Nếu đi bộ hoặc đi xe đạp các em phải lựa chọn con đường đi cho an toàn.
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò. 
-GV cùng HS hệ thống bài 
-GV dặn dò, nhận xét 
HS trả lời
Các nhóm thảo luận và trình bày
Con đường an toàn là con đường là con đường thẳng và bằng phẳng, mặt đường có kẻ phân chia các làn xe chạy, co các biển báo hiệu giao thông , ở ngã tư có đèn tín hiệu giao thông và vạch đi bộ ngang qua đường.
HS chỉ theo sơ đồ
Bệnh viện Trường học(B)
Uỷ ban Chợ
Nhà (A) Sân vận động
HS chỉ con đương an toàn từ nhà mình đến trường.
 SINH HOẠT LỚP
I. MỤC TIÊU : Giúp HS :
 - Thực hiện nhận xét, đánh giá kết quả công việc tuần qua.
- Biết được những công việc của tuần tới để sắp xếp,chuẩn bị.
- Giáo dục và rên luyện cho HS tính tự quản, tự giác, thi đua, tích cực tham gia các hoạt động của tổ, lớp, trường.
II. CHUẨN BỊ :
 - Bảng ghi sẵn tên các hoạt động, công việc của HS trong tuần.
 - Sổ theo dõi các hoạt động, công việc của HS
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Nhận xét, đánh giá tuần qua :
* GV ghi sườn các công việc -> h.dẫn HS dựa vào để nhận xét đánh giá:
 - Chuyên cần, đi học đúng giờ
 - Chuẩn bị đồ dùng học tập
 -Vệ sinh bản thân, trực nhật lớp, trường
- Đồng phục, khăn quàng, bảng tên 
- Xếp hàng ra vào lớp, thể dục, múa hát tập thể. Thực hiện tốt A.T.G.T
- Bài cũ,chuẩn bị bài mới
- Phát biểu xây dựng bài 
- Rèn chữ, giữ vở
- Ăn quà vặt
 - Tiến bộ
 - Chưa tiến bộ
B. Một số việc tuần tới :
- Nhắc HS tiếp tục thực hiện các công việc đã đề ra
- Khắc phục những tồn tại
- Thực hiện tốt A.T.G.T
- thi đua diành nhiều điểm tốt 
- Vệ sinh lớp, sân trường.
- Hs ngồi theo tổ
* Tổ trưởng điều khiển các tổ viên trong tổ tự nhận xét,đánh giá mình.
- Tổ trưởng nhận xét, đánh giá, xếp loại các tổ viên
- Tổ viên có ý kiến
- Các tổ thảo luận, tự xếp loai tổ mình
* Ban cán sự lớp nhận xét đánh giá tình hình lớp tuần qua -> xếp loại các tổ:
Lớp phó học tập
Lớp phó lao động
Lớp phó 
Lớp trưởng
- Lớp theo dõi, tiếp thu + biểu dương
 - Theo dõi tiếp thu

Tài liệu đính kèm:

  • docLOP 4 TUAN 20212223 KNSCKT.doc