TOÁN
I. MỤC TIÊU
- Học sinh bước đầu nhận biết về phân số .Biết phân số có tử số, mẫu số; biết đọc, viết các phân số
- HS khá, giỏi làm thêm bài tập 3, 4
- Gd HS cẩn thận khi làm tính.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Các mô hình hoặc các hình vẽ trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
3.1 Giới thiệu bài
3.2 Giới thiệu phân số
TOÁN TIẾT 96 I. MỤC TIÊU - Học sinh bước đầu nhận biết về phân số .Biết phân số có tử số, mẫu số; biết đọc, viết các phân số - HS khá, giỏi làm thêm bài tập 3, 4 - Gd HS cẩn thận khi làm tính. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - Các mô hình hoặc các hình vẽ trong SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới 3.1 Giới thiệu bài 3.2 Giới thiệu phân số - GV vẽ lên bảng như hình vẽ trong SGK - Học sinh quan sát + Hình tròn được chia thành mấy phần bằng nhau ? + Trong số các phần đó có mấy phần đã được tô màu ? + Thành 6 phần bằng nhau . + Có 5 phần được tô màu . + GV nêu : Chia hình tròn thành 6 phần bằng nhau tô màu năm phần . Ta nói tô màu năm phần sáu hình tròn + Năm phần sáu viết thành ( viết số 5, viết gạch ngang, viết số 6 dưới gạch ngang và thẳng cột với số 5) + Ta gọi là phân số . + Phân số có tử số là 5, mẫu số là 6 . + GV lần lượt đưa ra hình tròn, hình vuông, hình zích rắc như phần bài học Trong SGK, yêu cầu học sinh đọc phân số chỉ phần đã tô màu của mỗi hình Viết: viết: Đọc: một phần hai Đọc: bốn phần bảy + Em có nhận xét gì về tử số và mẫu số ở mỗi phân số trên ? -Học sinh nêu Ghi nhớ: Mỗi phân số có tử số và mẫu số .Tử số là số tự nhiên viết trên dấu gạch ngang .Mẫu số là số tự nhiên khác 0 viết dưới dấu gạch ngang . 3.3 Luyện tập thực hành Bài tập 1 Tr. 107 - Yêu cầu lớp thực hiện vào vở . - Gọi hai em lên bảng sửa bài. - Giáo viên nhận xét ghi điểm học sinh Bài tập 2 Tr. 107 - Gọi một em nêu yêu cầu đề bài -Yêu cầu lớp làm vào vở. - Gọi một em lên bảng làm bài - Nhận xét ghi điểm học sinh . PS TS MS PS TS MS 6 11 3 8 8 10 18 25 5 12 12 55 Bài tập 3 Tr. 107 - Yêu cầu học sinh nêu đề bài - GV nêu yêu cầu viết các phân số như sách giáo khoa - Gọi 1 học sinh lên bảng làm, lớp làm vào vở - Yêu cầu 2 HS đọc tên các phân số vừa viết Hai phần năm: Mười một phần mười hai: Bốn phần chín: Chín phần mười: Năm mươi hai phần tám mươi tư: Bài tập 4 Tr. 107 : Năm phần chín, : Tám phần mười bảy : Ba phần hai mươi bảy : Mười chín phần ba mươi ba : Tám mươi phần một trăm + Yêu cầu học sinh nêu đề bài . + Hướng dẫn học sinh chơi trò chơi . + HS A đọc phân số thứ nhất . Nếu đọc đúng thì HS A chỉ định HS B đọc tiếp, cứ như thế đọc cho hết các phân số . 4. Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét đánh giá tiết học . + Nếu HS nào đọc sai thì GV sửa . TIẾT 39 TẬP ĐỌC I. MỤC TIÊU - Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn: lè lưỡi, tối sầm, khoét máng, quy hàng, - Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ - Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp nội dung câu chuyện - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết chiến đấu chống yêu tinh, cứu dân bản của 4 anh em Cẩu Khây. (trả lời được các câu hỏi trong SGK) - Hiểu nghĩa các từ ngữ : núc nác, núng thế, - Gd HS luôn có tinh thần đoàn kết. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC - Bảng phụ ghi nội dung các đoạn cần luyện đọc . - Tranh ảnh hoạ bài đọc trong SGK III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới 3.1 Giới thiệu bài 3.2 Hướng dẫn luyện đọc – tìm hiểu bài a) Luyện đọc - Gọi HS đọc toàn bài - 1 HS đọc, lớp đọc thầm - GV phân đoạn đọc nối tiếp + Đoạn 1: Bốn anh em tìm tới chỗ yêu tinh ở ... đến bắt yêu tinh đấy . + Đoạn 2: Cẩu Khây hé cửa đến từ đấy bản làng lại đông vui . - Gọi 2 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài - 2 HS nối tiếp nhau đọc theo trình tự. - HS đọc lần 1: GV sửa lỗi phát âm Ví dụ: lè lưỡi, núc nác, nước lụt, chạy chốn - HS đọc lần 2: giải nghĩa từ khó. Núc nác, thung lũng, núng thế, bản làng - HS đọc lần 3: Đọc trơn - HS đọc theo cặp đôi - HS đọc theo cặp đôi - Gọi HS đọc cả bài. - GV đọc mẫu, chú ý cách đọc: Câu: Bà đừng sợ, anh em chúng cháu đến đây để bắt yêu tinh đấy. b) Tìm hiểu bài - Yêu cầu HS đọc đoạn 1 + Tới nơi yêu tinh ở anh em Cẩu Khây gặp ai và được giúp đỡ như thế nào ? + Anh em Cẩu Khây chỉ gặp có một bà cụ còn sống sót. Bà cụ nấu cơm cho họ ăn và cho họ ngủ nhờ. + Yêu tinh có phép thuật gì đặc biệt ? + Có phép thuật phun nước làm nước ngập cả cánh đồng làng mạc. + Đoạn 1 cho em biết điều gì? + anh em Cẩu Khây được bà cụ giúp đỡ và cho biết phép thuật của yêu tinh - Yêu cầu HS đọc đoạn 2 - 2 HS đọc thành tiếng. + Hãy thuật lại cuộc chiến đấu giữa bốn anh em Cẩu Khây chống yêu tinh ? + Yêu tinh trở về nhà, đập cửa ầm ầm.. . Bốn anh em đã chờ sẵn . . + Vì sao anh em Cẩu Khây thắng được yêu tinh ? + Vì anh em Cẩu Khây có sức khỏe phi thường. + Vì anh em Cẩu Khây biết đoàn kết, đồng tâm hợp lực + Nội dung đoạn 2 cho biết điều gì ? + Nói lên cuộc chiến đấu ác liệt, sự hiệp sức chống yêu tinh của bốn anh em Cẩu Khây . -Ý nghĩa của câu truyện nói lên điều gì? - Nội dung : Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết chiến đấu chống yêu tinh, cứu dân bản của 4 anh em Cẩu Khây c) Luyện đọc diễn cảm - Yêu cầu 2 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. HS cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay. - Một HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm - 2 HS tiếp nối nhau đọc và tìm cách đọc Đoạn 1: Đọc với giọng hồi hộp. Đoạn 2: Đọc với giọng gấp gáp, dồn dập, trở lại nhịp khoan thai ở đoạn kết - Treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc. Cẩu Khây hé cửa. Yêu tinh thò đầu vào, lè lưỡi dài như quả núc nắc, trợn mắt xanh lè. Nắm Tay Đóng Cọc đấm một cái làm nó gẫy gần hết hàm răng. Yêu tinh bỏ chạy. Bốn anh em Cẩu Khây liền đuổi theo nó. Cẩu Khây nhổ cây bên đường quật túi bụi. Yêu tinh đau quá hét lên, gió bão nổi ầm ầm, đất trời tối sầm lại. - Yêu cầu HS luyện đọc. - 1 HS đọc thành tiếng. - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn văn. Cẩu Khây mở cửa. ... đất trời tối sầm lại - HS luyện đọc theo cặp. - 3 đến 5 HS thi đọc diễn cảm. - 3 HS thi đọc toàn bài. - Nhận xét về giọng đọc và cho điểm HS - Nhận xét và cho điểm học sinh. 4. Củng cố - Hỏi: Câu truyện giúp em hiểu điều gì? 5. Dặn dò: - Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học bài. CHÍNH TẢ (Nghe - viết) TIẾT 20 I. MỤC TIÊU - Nghe – viết đúng bài "Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp"; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. - Làm đúng BT chính tả phân biệt các âm đầu ch / tr các vần uôt / uôc - Gd HS rèn chữ giữ vở. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC - Một số tờ phiếu viết nội dung bài tập2 , BT3 . - Tranh minh hoạ ở hai bài tập BT3 a hoặc 3 b III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới 3.1 Giới thiệu bài 3.2 Hướng dẫn viết chính tả a) Tìm hiểu nội dung đoạn văn - Gọi HS đọc đoạn văn. - 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm + Đoạn văn nói lên điều gì ? + Đoạn văn nói về nhà khoa học người Anh Đân - lớp, từ một lần đi xe đạp bằng bánh gỗ vấp phải ống cao su làm ông suýt ngã đã giúp ông nghĩ ra cách cuộn ống cao su cho vừa vành bánh xe và bơm hơi căng lên thay vì làm bằng gỗ và nẹp sắt . b) Hướng dẫn viết từ khó -Yêu cầu các HS tìm các từ khó, đễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết. - Các từ: Đân - lớp, nước Anh, nẹp sắt, rất xóc, cao su, suýt ngã, lốp, săm ,... c) Viết chính tả + GV đọc lại toàn bài và đọc cho học sinh viết vào vở . + Viết bài vào vở d) Soát lỗi và chấm bài + Đọc lại toàn bài một lượt để HS soát lỗi tự bắt lỗi . + Từng cặp soát lỗi cho nhau và ghi số lỗi ra ngoài lề 3.3 Hướng dẫn làm bài tập Bài tập 2 Tr. 14 a/ Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. -Phát giấy và bút dạ cho nhóm HS . Yêu cầu HS thực hiện trong nhóm, nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng. - Gọi các nhóm khác bổ sung từ mà các nhóm khác chưa có. - Nhận xét và kết luận các từ đúng. - 1 HS đọc thành tiếng. - Trao đổi, thảo luận và tìm từ, ghi vào phiếu. - Bổ sung. - 1 HS đọc các từ vừa tìm được trên phiếu: - 1 HS đọc thành tiếng. a/ chuyền trong vòm lá Chim có gì vui Mà nghe ríu rít Như trẻ vui cười . b/ Cày sâu cuốc bẫm - Mua dây buộc mình - Thuốc hay tay đảm - Chuột gặm chân mèo. Bài tập 3 Tr.15 a) Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. - Yêu cầu HS trao đổi theo nhóm và tìm từ. - Gọi 3 HS lên bảng thi làm bài . - Gọi HS nhận xét và kết luận từ đúng. b) Tiến hành tương tự phần a - 1 HS đọc thành tiếng. - HS ngồi cùng bàn trao đổi và tìm từ. - 3 HS lên bảng thi tìm từ. - 1 HS đọc từ tìm được. - Đoạn a : đãng trí - chẳng thấy xuất trình - Đoạn b : thuốc bổ - cuộc đi bộ - buộc ngài 4. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà viết lại các từ vừa tìm được và chuẩn bị bài sau ĐẠO ĐỨC TIẾT 20 Kính trọng, biết ơn người lao động.(t2) I. MỤC TIÊU - Biết vì sao phải kính trọng và biết ơn người lao động. - Bước đầu biết cư xử lễ phép với những người lao động và biết trân trọng, giữ gìn thành quả lao động của họ. - HS khá, giỏi biết nhắc nhở các bạn phải kính trọng và biết ơn người lao động - GD HS luôn yêu quý và kính trọng người lao động II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC - SGK Đạo đức 4. - Một số đồ dùng cho trò chơi đóng vai. III. HOẠT ĐỘNG DAY – HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới 3.1 Giới thiệu bài 3.2 Phát triển bài HOẠT ĐỘNG 1: ĐÓNG VAI (BÀI TẬP 4) - GV chia lớp thành 3 nhóm, giao mỗi nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai 1 tình huống. - Các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai. òNhóm 1: Giữa trưa hè, bác đưa thư mang thư đến cho nhà Tư, Tư sẽ òNhóm 2: Hân nghe mấy bạn cùng lớp nhại tiếng của một người bán hàng rong, Hân sẽ òNhóm 3 :Các bạn của Lan đến chơi và nô đùa trong khi bố đang ngồi làm việc ở góc phòng. Lan sẽ - GV phỏng vấn các HS đóng vai. - GV kết luận về cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống. - Các nhóm lên đóng vai. - Cả lớp thảo luận: + Cách cư xử với người lao động trong mỗi tình huống như vậy đã phù hợp chưa? Vì sao? + Em cảm thấy như thế nào khi ứng xử như vậy? - Đại diện nhóm trình bày kết quả. Cả lớp nhận xét bổ sung. HOẠT ĐỘNG 2: TRÌNH BÀY SẢN PHẨM (BÀI TẬP 5 - 6) - GV nêu yêu cầu từng bài tập 5, 6. Bài tập 5 : Sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ, bài thơ, bài hát, tranh, ảnh, truyện nói về người lao động. Bài tập 6 : Hãy kể, viết hoặc vẽ về một người lao động mà em kính phục, yêu quý nhất. - GV nhận xét chung. - HS trình bày sản phẩm (nhóm hoặc cá nhân) - Cả lớp nhận xét. 4. Củng cố - Dặn dò: - Thực hiện kính trọng, biết ơn những người lao động bằng những lời nói và việc làm cụ thể. Nhận xét tiết học TOÁN TIẾT 97 I. MỤC TIÊU: - Biết được thương của phé ... diện trình bày trước lớp: - Hãy đọc lại các câu tục ngữ, thành ngữ sau khi đã hoàn thành . - Đối với từ thuộc nhóm b tiến hành tương tự như nhóm a. a/ Khoẻ như : + như voi ( trâu , hùm ) b/ Nhanh như : + cắt ( con chim ) + sóc, gió, ù chớp, điện . * Yêu cầu học sinh đặt câu với 1 thành ngữ mà em thích Ví dụ: + Anh ấy khỏe như voi, vác bao gạo chạy cứ ầm ầm. + Đúng là nhanh như sóc, loáng một cái nó đã biến đi đâu mất rồi. + Nhận xét câu trả lời của HS. + Ghi điểm từng học sinh . Bài tập 4 Tr. 19 - Gọi HS đọc yêu cầu. - 1 HS đọc thành tiếng. + Khi nào thì người “không ăn, không ngủ được”? - Khi bị ốm, yếu, già cả thi không ăn, không ngủ được. + “Không ăn, không ngủ được” thì sẽ ra sao? - Không ăn, không ngủ được ngoài lo lắng về bệnh tật, sức khỏe còn phải lo lắng đến tiền bạc để mua thuốc, chạy chữa + “Tiên” sống như thế nào? - “Tiên sông an nhàn, thư thái, muốn gì cũng được. + Người “ăn được ngủ được” là người như thế nào? Người “ăn được ngủ được” là người hoàn toàn khỏe mạnh + “Ăn được ngủ được là tiên” Nghĩa là gì? - ... là người có sức khỏe tốt, sống sung sướng như tiên + Câu tục ngữ này nói lên điều gì? - Câu tục ngữ nói lên có sức khỏe thì sống sung sướng như tiên. Không có sức khỏe thì lo lắng về nhiều thứ * Giáo vên kết luận: Tiên là nhân vật trong truyện cổ tích sống rất sung sướng, thư thái trên thượng giới giữa nơi phong cảnh đẹp, tượng trưng cho sự sung sướng. Ăn được ngủ được là chúng ta có một sức khỏe tốt. Khi có sức khỏe tốt thì sống sung sướng chẳng kém gì tiên, vì chúng ta có thể làm ra mọi của cải vật chất 4. Củng cố – dặn dò: - Cho điểm những HS giải thích hay. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà tìm thêm các câu tục ngữ , thành ngữ có nội dung nói về chủ điểm tài năng và chuẩn bị bài sau. KHOA HỌC TIẾT 40 I. MỤC TIÊU Giúp HS : - Nêu được một số biền pháp bảo vệ bầu không khí trong sạch: thu gom, xử lí phân, rác hợp lí; giảm khí thải, bảo vệ rừng và trồng cây, - Có ý thức bảo vệ bầu không khí trong sạch và tuyên truyền, nhắc nhớ mọi người cùng làm việc để bảo vệ bầu không khí trong sạch . II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC - Hình minh hoạ trang 80, 81 SGK + HS sưu tầm tranh ảnh tư liệu, hình vẽ về các hoạt động bảo vệ môi trường không khí . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 3. Bài mới 3.1 Giới thiệu bài 3.2 Phát triển bài Hoạt động 1: Những biện pháp để bảo vệ không khí trong sạch. Hãy quan sát hình 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 Sách giáo khoa trang 80 -81; thảo luận nhóm 4. - Nêu nội dung mỗi hình vẽ và cho biết việc nào nên làm, không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch? Vì sao? Các bạn làm vệ sinh lớp học để tránh bụi. Vứt rác vào thùng có nắp đậy, để tránh bốc ra mùi hôi thối và khí độc. Nấu ăn bằng bếp cải tiến tiết kiệm củi: khói và khí thải theo ống bay lên cao, tránh cho người đun bếp hít phải. Trường học có nhà vệ sinh hợp quy cách giúp Nhóm bếp than tổ ong gây ra nhiều học sinh đi đại tiện và tiểu tiện đúng nơi quy khói và khí thải độc hại định và xử lý phân tốt không gây ô nhiễm môi trường Cảnh thu gom rác ở thành phố làm đường phố sạch đẹp, tránh bị ô nhiễm môi trường. Nên làm, vì trồng cây gây rừng là biện pháp tốt nhất để giữ cho bầu không khí trong sạch. - Gọi HS trình bày chỉ yêu cầu mỗi em chỉ và nêu nội dung của 1 bức tranh . - Gọi HS khác nhận xét bổ sung . + Thực hiện theo yêu cầu trình bày và nhận xét câu trả lời của nhóm bạn . - Em, gia đình, địa phương nơi em ở đã làm gì để bảo vệ bầu không khí trong sạch? Kết luận : Chúng ta có thể xử dụng một số cách chống ô mhiễm không khí như :thu gom và xử lý phân, rác hợp lý ,giảm lượng khí thải độc hại và của xe có động cơ và của nhà máy, giảm bụi, khói đun bếp, bảo vệ rừng và trồng nhiều cây xanh. - Trồng nhiều cây xanh quanh nhà, trường học, khu vui chơi công cộng của địa phương. - Không đun bếp than tổ ong mà dùng bếp củi cải tiến có ống khói. - Đổ rác đúng nơi quy định. - Đi đại tiện, tiểu tiện đúng nơi quy định. - Xử lí phân, rác hợp lí. - Ít xử dụng phân bón, chất hóa học - Thường xuyên làm vệ sinh nơi ở, vui chơi. học tập. Hoạt động 2: Vẽ tranh cổ động bảo vệ bầu không khí trong sạch. - Yêu cầu HS hoạt động nhóm 4 HS thảo luận để tìm ý cho nội dung tranh tuyên truyền cổ động mọi người cùng tích cực tham gia bảo vệ bầu không khí trong sạch - GV đến từng nhóm để giúp đỡ học sinh gặp khó khăn . -Tổ chức cho HS trưng bày và đánh giá tranh vẽ của các nhóm . + GV: Nhận xét, tuyên dương những nhóm HS có hiểu biết và có những bức tranh vẽ đẹp và đúng nội dung . + HS thảo luận nhóm theo yêu cầu . + Đại diện nhóm trưng bày và thuyết trình về các bức tranh của nhóm mình, các nhóm khác nhận xét bổ sung . + Lắng nghe . 4. Củng cố dặn dò: + Hỏi : - Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ bầu không khí trong sạch ? - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học thuộc bài + Sưu tầm các đồ vật có thể phát ra âm thanh như lon bia, ống sữa bò, chén, bát ,.. ĐỊA LÍ TIẾT 20 Đồng bằng Nam Bộ I. Mục tiêu : - Chỉ được vị trí dồng bằng Nam Bộ và hệ thống kênh rạch chính trên bản đồ Việt Nam - trình bày những đặc điểm cơ bản về điều kiện tự nhiên của đồng bằng Nam Bộ II. Đồ dùng dạy học: - Các BĐ : Hành chính, giao thông VN III. Hoạt động trên lớp 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới 3.1 Giới thiệu bài 3.2 Phát triển bài a) Đồng bằng lớn nhất của nước ta. Xác định vị trí Đồng bằng Nam Bộ trên bản đồ. - Đồng bằng Nam Bộ do phù sa của những con sông nào bồi đắp nên? - Đồng bằng Nam Bộ do phù sa của Sông Mê Công và sông Đồng Nai Dựa vào nội dung SGK, thảo luận nhóm bàn: * Nêu những đặc điểm về diện tích, địa hình, đất đai của đồng bằng Nam Bộ? - Diện tích: lớn nhất nước ta, gấp hơn 3 lần đồng bằng Bắc Bộ. - Địa hình có nhiều vùng trũng dễ ngập nước. - Đất đai đất phù sa, đất phèn, đất mặn. - Kể tên một số vùng trũng dễ ngập nước thuộc đồng bằng Nam Bộ. - Đồng Tháp Mười, Cà Mau, Kiên Giang - Hướng dẫn học sinh quan sát lược đồ và một số hình ảnh.... Lược đồ tự nhiên đồng bằng Nam Bộ Mũi Cà Mau Đồng Tháp Mười - Chốt lại nội dung chính. - Đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía Nam nước ta. Đây là đồng bằng lớn nhất của đất nước, do phù sa của hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp b)Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. - Hãy kể tên một số sông lớn, kênh rạch của đồng bằng Nam Bộ. Sông lớn của đồng bằng Nam Bộ là: Sông Mê Công, sông Đồng Nai. Sông Mê Công chia thành 2 nhánh sông: sông tiền và sông Hậu + Kênh Rạch Sỏi, kênh Phụng Hiệp, kênh Vĩnh Tế - Nêu nhận xét về mạng lưới sông ngòi, kênh rạch của đồng bằng Nam Bộ. - Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch của đồng bằng Nam Bộ chằng chịt, dày đặc * Hướng dẫn học sinh quan sát một số hình ảnh về sông ngòi, kênh rạch ở đồng bằng Nam Bộ - Từ những đặc điểm về sông ngòi, kênh rạch như vậy, em có thể suy ra dược những gì về đặc điểm đất đai của đồng bằng Nam Bộ? - Học sinh nêu - Chốt lại nội dung chính. Đồng bằng Nam Bộ có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Ngoài đất phù sa màu mỡ, đồng bằng còn nhiều đất phèn, đất mặn cần phải cải tạo. 4. Củng cố : Yêu cầu HS đọc ghi nhớ 5. Tổng kết - Dặn dò: - Nhận xét tiết học . - Chuẩn bị bài tiết sau: “Người dân ở Đồng bằng Nam Bộ”. TOÁN: TIẾT 100 Phân số bằng nhau I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Nhận biết được tính chất cơ bản của phân số. - Nhận biết được sự bằng nhau của hai phân số. 2. Kỹ năng: - Biết so sánh hai phân số bằng nhau. - Làm được các bài tập trong SGK/112. 3. Thái độ: - Yêu thích môn học, có thái độ nghiêm túc trong học tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC Giáo viên : Các băng giấy để minh hoạ cho các phân số. Phiếu bài tập . Học sinh : Các đồ dùng liên quan tiết học . III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới 3.1 Giới thiệu bài 3.2 Nhận biết hai phân số bằng nhau a) Hoạt động với đồ dùng trực quan - Giáo viên đưa hai băng giấy như nhau, đặt băng giấy này trên băng giấy kia và cho HS thấy 2 băng giấy đều bằng nhau. - Em có nhận xét gì về hai băng giấy này ? => Hai băng giấy bằng nhau (như nhau, giống nhau...). - Giáo viên dán 2 băng giấy này lên bảng. - Băng giấy thứ nhất được chia thành mấy phần bằng nhau, đã tô màu mấy phần ? => Băng giấy thứ nhất được chia thành 4 phần bằng nhau, đã tô màu 3 phần. - Hãy nêu phân số chỉ phần đã tô màu của băng giấy thứ nhất? => Ta có băng giấy đã được tô màu. - Băng giấy thứ 2 được chia thành mấy phần bằng nhau, đã tô màu mấy phần ? => Băng giấy thứ hai được chia thành 8 phần bằng nhau, đã tô màu 6 phần. - Hãy nêu phân số chỉ phần đã được tô màu của băng giấy thứ hai? => Ta có băng giấy đã được tô màu. - Hãy so sánh phần được tô màu của hai băng giấy. => băng giấy thứ nhất = băng giấy thứ hai. Vậy băng giấy so với băng giấy thì như thế nào ? băng giấy bằng băng giấy - Vậy phân số như thế nào so với phân số ? => Học sinh nêu: = . b) Nhận xét - Giáo viên nêu: Từ hoạt động trên, các con đã biết và là hai phân số bằng nhau. - làm thế nào để từ phân số ta có được phân số ? => thảo luận, Sau đó phát biểu ý kiến: = = . - Từ phân số có được phân số , ta đã nhân cả tử số và mẫu số phân số với mấy? => Từ phân số có được phân số , ta phải nhân cả tử số và mẫu số của phân số với 2. - Khi nhân cả tử và mẫu của một phân số với một số tự nhiên khác 0, chúng ta được gì ? => Khi nhân cả tử và mẫu số của một phân số với một số tự nhiên khác 0 ta được một phân số bằng phân số đã cho. - Hãy tìm cách để từ phân số ta có được phân số ? + Học sinh thảo luận, sau đó phát biểu ý kiến: = = - Như vậy, để từ phân số có được phân số , ta đã chia cả tử và mẫu số của phân số cho mấy ? => Để từ phân số có được phân số , ta đã chia cả tử và mẫu của phân số cho 2. Khi chia cả tử và mẫu số của một phân số cho một số tự nhiên khác 0 chúng ta được gì? => Khi chia cả tử số và mẫu số của một phân số cho một số tự nhiên khác 0 ta được một phân số mới bằng phân số đã cho. - Yêu cầu học sinh mở SGK đọc kết luận về tính chất cơ bản của phân số. - Đọc trước lớp (Phần in đậm/SGK/111). - Giáo viên nhấn mạnh nội dung trên. 3.3 Luyện tập thực hành Bài tập 1 Tr. 112 Viết số thích hợp vào ô trống. - Gọi học sinh nêu yêu ầu bài tập. - Hướng dẫn học sinh làm bài. - Gọi học sinh lên bảng làm. - Yêu cầu học sinh đọc 2 phân số bằng nhau trong từng ý của bài tập. - Nhận xét và ghi điểm.
Tài liệu đính kèm: