1-MỤC TIÊU
- Nhận xét về việc thực hiện nề nếp, học tập, và mọi hoạt động của từng thành viên trong lớp.
- Biết được ưu khuyết điểm của mình và có hướng phấn đấu trong những tuần tới.
- Có ý thức phê và tự phê.
II- NỘI DUNG SINH HOẠT
1- Kiểm điểm công tác cũ:
- Lớp trưởng điều hành:
+ Các tổ trưởng báo cáo tình hình học tập và thực hiện nề nếp của tổ mình trong tuần qua.
+ Lớp phó học tập nhận xét về học tập.
+ Lớp phó lao động nhận xét về trực nhật lớp và vệ sinh sân trường.
+ Lớp trưởng nhận xét chung về mọi mặt hoạt động.
+ Giáo viên chủ nhiệm nhận xét, đánh giá chung về:
*Lớp trưởng đánh giá - nhận xét :Ưu điểm, nhược điểm của các tổ .
* GV nhận xét:
a. Về học tập:
- Tuyên dương: .
- Nhắc nhở, phê bình:
Tuần 21 Thứ hai ngày 21 tháng 1 năm 2013 Tiết 1 Hoạt động tập thể Chào cờ trong lớp - Lớp trưởng điều khiển lễ chào cờ. Sinh hoạt lớp 1-Mục tiêu - Nhận xét về việc thực hiện nề nếp, học tập, và mọi hoạt động của từng thành viên trong lớp. - Biết được ưu khuyết điểm của mình và có hướng phấn đấu trong những tuần tới. - Có ý thức phê và tự phê. II- Nội dung sinh hoạt 1- Kiểm điểm công tác cũ: - Lớp trưởng điều hành: + Các tổ trưởng báo cáo tình hình học tập và thực hiện nề nếp của tổ mình trong tuần qua. + Lớp phó học tập nhận xét về học tập. + Lớp phó lao động nhận xét về trực nhật lớp và vệ sinh sân trường. + Lớp trưởng nhận xét chung về mọi mặt hoạt động. + Giáo viên chủ nhiệm nhận xét, đánh giá chung về: *Lớp trưởng đánh giá - nhận xét :Ưu điểm, nhược điểm của các tổ . * GV nhận xét: a. Về học tập: - Tuyên dương:.. - Nhắc nhở, phê bình: b. Lao động – Vệ sinh: - Tuyên dương: - Nhắc nhở, phê bình: 3. Hoạt động trọng tâm tuần này - Duy trì sĩ số. - Duy trì và thực hiện tốt mọi nề nếp. - Bồi dưỡng HS đọc hay , viết đẹp. - Hoàn thành tốt nhiệm vụ của người HS. - Tiếp tục rèn chữ viết đẹp và giữ vở sạch. ___________________________________ Tiết 2 Tập đọc Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa I- Mục đích yêu cầu - Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Đọc rõ ràng các số chỉ thời gian, từ phiên âm nước ngoài: 1935, 1946, 1948, 1952, súng ba- dô- ca. - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng rõ ràng chậm rãi, cảm hứng ca ngợi nhà khoa học đã có cống hiến xuất sắc cho đất nước. - Hiểu từ ngữ trong bài: Anh hùng lao động, tiện nghi, cương vị, Cục Quân giới, cống hiến. - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Anh hùng lao động Trần đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước. II- Đồ dùng dạy học: ảnh chân dung Trần Đại Nghĩa SGK. III- Các hoạt động dạy học 1- Kiểm tra: - HS đọc bài Trống đồng Đông Sơn. Nêu nội dung bài? 2- Dạy bài mới. a- Giới thiệu bài: (1-2’) b- Luyện đọc đúng: ( 10-12’) - 1 HS khá đọc cả lớp đọc thầm theo và xác định đoạn. - Gọi một HS chia đoạn. - Cho HS đọc nối đoạn. - Rèn đọc đoạn + Đoạn 1: Đọc đúng: Phạm Quang Lễ, Cả đoạn đọc trôi chảy ngắt nghỉ đúng ở dấu chấm dấu phẩy. - HS đọc đoạn theo dãy. + Đoạn 2: Đọc đúng năm 1946. Đọc đúng thiêng liêng , ba- dô- ca. Từ : cương vị, cục Quân giới? Hướng dẫn đọc cả đoạn: đọc đúng các từ vừa hướng dẫn, ngắt nghỉ đúng ở dấu chấm dấu phẩy - HS đọc đoạn theo dãy. + Đoạn 3: Đọc đúng xuất sắc Em hiểu thế nào là sự nghiệp? Cả đoạn đọc trôi chảy, ngắt nghỉ hơi đúng ở dấu chấm dấu phẩy. - HS đọc đoạn theo dãy. + Đoạn 4: Đọc đúng câu dài: Ông còn được ... Hồ Chí Minh/ ... cao quý// Em hiểu anh hùng lao động là người như thế nào?- huân chương. Cả đoạn đọc trôi chảy rõ ràng. - HS đọc đoạn theo dãy. - HS đọc nối đoạn theo nhóm đôi. - GV hướng dẫn đọc cả bài: Đọc trôi chảy rõ ràng, chú ý phát âm đúng các từ đã hướng dẫn. - GV đọc mẫu - HS đọc cả bài. c- Hướng dẫn tìm hiểu bài: ( 10-12’) + Đoạn 1:- Trần Đại Nghĩa đã theo học các ngành học gì? + Đoạn 2,3- Em hiểu” nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc” nghĩa là gì? - Giáo sư Trần Đại Nghĩa đã có đóng góp gì lớn trong kháng chiến? - Nêu đóng góp của ông Trần Đại Nghĩa cho sự nghiệp xây dựng Tổ quốc? + Đoạn còn lại - Nhà nước đánh giá cao những cống hiến của Trần Đại Nghĩa như thế nào? - Nhờ đâu ông Trần Đại Nghĩa có được những cống hiến lớn như vậy? - Bài văn ca ngợi ai, người đó như thế nào? - > Nội dung bài. d- Hướng dẫn đọc diễn cảm. ( 10-12’) - GV hướng dẫn đọc từng đoạn: HS đọc đoạn theo dãy. - GV HD đọc cả bài : - Đọc diễn cảm bài văn với giọng kể rõ ràng, chậm rãi. Nhấn giọng những từ ngữ: cả ba ngành, thiêng liêng, rời bỏ, miệt mài, công phá lớn, xuất sắc... - GV đọc mẫu. - HS đọc đoạn mình thích - HS đọc cả bài. e- Củng cố dặn dò. 2-4’ - Nêu nội dung bài ? Qua bài tập đọc em học tập được gì ở ông Trần Đại Nghĩa? - Về đọc bài tốt và chuẩn bị bài sau Rút kinh nghiệm: ... _______________________________ Tiết 3 Toán Tiết 101 Rút gọn phân số I- Mục tiêu: Giúp HS: - Bớc đầu nhận biết về rút gọn phân số và phân số tối giản. - Biết cách rút gọn phân số( trong một số trờng hợp đơn giản) II- Đồ dùng dạy học: Bảng phụ. III- Các hoạt động dạy học: 1- HĐ1: Kiểm tra: ( 3-5’ ) - Nêu tính chất cơ bản của phân số? - Viết bảng con: Điền số thích hợp vào ô trống? - HS nêu cách làm? 2- HĐ2: Dạy bài mới a- HĐ2.1: Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta sẽ học bài Rút gọn phân số. b- HĐ2.2:Nhận biết thế nào là rút gọn phân số. (13 - 15’) - GV nêu yêu cầu a/SGK - HS đọc. - HS làm bảng con. Tìm phân số bằng phân số nhưng có tử số và mẫu số bé hơn ? - Em hãy nêu cách làm? -> Ta có thể nói rằng: Phân số đã được rút gọn thành phân số -> Rút ra kết luận SGK c- HĐ2.3: Hướng dẫn cách rút gọn phân số. - GV nêu ví dụ: Rút gọn phân số - GV hướng dẫn nh SGK để giúp HS cách rút gọn phân số -> Ta đã sử dụng tính chất cơ bản của phân số để rút gọn. - 3 và 4 có cùng chia hết cho số tự nhiên nào không? - Ta nói rằng phân số 3/4 là phân số tối giản. - GV nêu ví dụ 2: Rút gọn phân số - Cho HS làm bảng con. - HS nêu cách làm. - GV chốt, rút ra kết luận SGK-T113 3- HĐ3: Luyện tập : ( 18 – 20’) Bài 1/114: HS làm bảng con. - Củng cố cách rút gọn phân số - Chốt: + Nêu cách rút gọn các phân số? + Khi rút gọn các phân số các em nên rút gọn về phân số tói giản. Bài 2/107: HS làm miệng + làm vở. - Củng cố về phân số tối giản và cách rút gọn các phân số. - Chốt: Vì sao phân số là phân số tối giản? Bài 3/103: HS làm SGK. - Củng cố cách rút gọn phân số. - Nêu cách làm? * Dự kiến sai lầm của HS: - HS lúng túng khi rút gọn các phân số. - HS viết phân số còn quên gạch ngang. 4- HĐ4: Củng cố dặn dò: 2-3’ - Rút gọn các phân số Rút kinh nghiệm: ... _________________________________ Tiết 4 Mĩ thuật ( GV chuyên dạy) __________________________________________________________________ Thứ ba ngày 22 tháng 1 năm 2013 Tiết 1 Tiếng anh ___________________________________ Tiết 2 toán Tiết 102 : Luyện tập I- Mục tiêu: Giúp HS nhận ra rằng: - Củng cố và hình thành kĩ năng rút gọn phân số. - Củng cố về nhận biết hai phân số bằng nhau. II- Đồ dùng dạy học: Bảng phụ. III- Các hoạt động dạy học: 1- HĐ1: Kiểm tra: ( 3-5’ ) - Viết một phân số tối giản ra bảng con. Vì sao phân số đó là phân số tối giản? - GV chấm một số VBT. 2- HĐ2: Dạy bài mới: ( 13 - 15’) a- HĐ2.1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp. 3- HĐ3: Luyện tập: (19 – 20’) Bài 1/ 114: HS làm bảng con+ làm vở. - Củng cố cách rút gọn phân số. - Nêu cách làm? Bài 2/ 114: HS làm bảng con - Củng cố cách tìm hai phân số bằng nhau. - Chốt: Vì sao em chọn hai phân số bằng phân số Bài 3/ 104: HS làm vở. - Củng cố cách tìm các phân số bằng nhau. Bài 4/114: HS làm bảng con. - Củng cố cách rút gọn phân số. - GV giải thích mẫu. - HS đọc chú ý SGK. * Dự kiến sai lầm của HS: - Quên ghi dấu gạch ngang ở phân số. - Lúng túng khi làm bài 4. 4- HĐ4: Củng cố dặn dò: - GV nhận xét tiết học, nêu những kiến thức vừa ôn. - Về nhà làm VBT. Rút kinh nghiệm: ... _________________________________ Tiết 3 Chính tả ( nhớ- viết) Chuyện cổ tích về loài người I- Mục đích yêu cầu - HS nhớ - viết lại đúng chính tả, trình bày đúng 4 khổ thơ trong bài Chuyện cổ tích về loài người. - Luyện viết đúng các tiếng có âm, dấu thanh dễ lẫn(r/d/gi;dấu hỏi /dấu ngã). II- Đồ dùng dạy học Bảng phụ. III- Các hoạt động dạy học 1- Kiểm tra: - Viết bảng con: truyền tin, dây chuyền, cuộc chơi, tuốt lúa. 2- Dạy bài mới: a- Giới thiệu bài: 1’ b- Hướng dẫn chính tả.(10- 12’) - GV đọc mẫu. - HS theo dõi SGK. - HS đọc thuộc 4 khổ thơ. - Gọi HS đọc từ khó : s/áng , r/õ , l/ời ru , d/ạy - GV đọc từ khó cho HS viết bảng con. c- Viết vở: (14-16’) - GV đọc mẫu. - Hướng dẫn tư thế ngồi viết. - GV đọc bài - HS viết bài. d. Chấm chữa(3-5’) - GV đọc soát lỗi 1 lần. - HS soát. - Kiểm tra lỗi. - HS ghi lỗi ra lề. - HS tự chữa lỗi. - GV chấm. đ - Hướng dẫn HS luyện tập (7-9’) Bài 2/22. - HS đọc yêu cầu. - Cho HS làm vở - GV chữa trên bảng phụ. Bài 3/22. - HS đọc yêu cầu. - HS làm VBT. - HS đọc cả bài. - GV nhận xét, chữa. e- Củng cố dặn dò:(1-2’) - Nhận xét tiết học . - Về chữa lỗi còn lại. Rút kinh nghiệm: ... ________________________________ Tiết 4 Luyện từ và câu Câu kể Ai thế nào? I- Mục đích yêu cầu - Nhận diện được câu kể Ai thế nào?. Xác định được bộ phận CN và VN trong câu. - Biết được đoạn văn có dùng các câu kể Ai thế nào? II- Đồ dùng dạy học Bảng phụ, III- Các hoạt động dạy học 1- Kiểm tra: ( 3-5’ ) - GV chấm một số VBT. 2- Dạy bài mới: a- Giới thiệu bài: (1-2’) Các em đã được học kiểu câu kể Ai làm gì, hôm nay chúng ta sẽ học một kiểu câu mới đó là kiểu câu kể Ai thế nào? b- Hình thành kiến thức: ( 10-12’) * Nhận xét: - HS đọc phần nhận xét. - Có mấy yêu cầu trong phần nhận xét? - GV cho HS thực hiện từng yêu cầu. - GV treo bảng phụ trình bày theo từng phần HS đã trả lời: -> Câu 1, 2, 4, 6 là câu kể Ai thế nào?. ->Câu kể Ai thế nào gồm mấy bộ phận? Mỗi bộ phận trả lời cho các câu hỏi gì? -> Rút ra ghi nhớ - HS đọc ghi nhớ. c- Hướng dẫn HS luyện tập.( 20- 22’) Bài 1/24: - HS đọc yêu cầu. làm bài. - HS trình bày - GV nhận xét. -> Chốt: Câu kể Ai thế nào? gồm các bộ phận nào? Bài 2/24 - Cho HS đọc yêu cầu. - HS trao đổi nhóm đôi - HS trình bày. e- Củng cố dặn dò: 2-4’ - HS đọc lại ghi nhớ. - Đặt một câu kể Ai thế nào?Chỉ ra chủ ngữ, vị ngữ trong câu đó? Rút kinh nghiệm: ... _______________________________________ Thứ tư ngày 23 tháng 1 năm 2013 Tiết 1 Thể dục Bài 42 I.Mục tiêu - Ôn nhảy dây cá nhân theo kiểu chụm 2 chân. Yêu cầu thực hiện các động tác tương đối chính xác. - Trò chơi: “Lăn bóng bằng tay” YC biết cách chơi và tham gia trò chơi chủ động. II.Chuẩn bị dụng cụ Sân tập. Còi. III.Nội dung giảng dạy Nội dung Định lượng Phương pháp A. Phần mở đầu: 1)Nhận xét: -ổn định tổ chức lớp. -GV nhận lớp phổ biến ND YC tiết học. 2)Khởi động: B. Phần cơ bản: 1.Đội hình đội ngũ và bài tập rèn luyện tư thế cơ bản. ... ẩn bị tiết sau. _____________________________________________________________ Thứ năm ngày 31 tháng 2 năm 2013 Tiết 1 toán Tiết 109: So sánh hai phân số khác mẫu số I- Mục tiêu: Giúp HS: - Biết so sánh hai phân số khác mẫu số( bằng cách quy đồng mẫu số hai phân số đó) - Củng có về so sánh hai phân số có cùng mẫu số. II- Đồ dùng dạy học: Bảng phụ. III- Các hoạt động dạy học: 1- HĐ1: Kiểm tra: ( 3-5’ ) - Viết bảng con một phân số lớn hơn 1, một phân số nhỏ hơn 1, một phân số bằng 1? 2- HĐ2: Dạy bài mới: (13 - 15’) a- HĐ2.1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp. b- HĐ2.2: Hướng dẫn HS so sánh hai phân số khác mẫu số. * GV nêu vấn đề: So sánh hai phân số 2 và 3 3 4 - Nhận xét hai mẫu số của hai phân số trên? -> So sánh hai phân số 2 và 3 3 4 là so sánh hai phân số khác mẫu số. - Gv hướng dẫn HS so sánh hai phân số dựa vào hai băng giấy( như SGK). Nhìn vào hai băng giấy HS có thể nhận ra - GV hướng dẫn: Các em hãy dựa vào tính chất cơ bản của phân số quy đồng mẫu số hai phân số trên để được hai phân số có cùng mẫu số. - Hãy so sánh phân số và - HS làm bảng con. - Qua đó em hãy so sánh và - Khi so sánh hai phân số khác mẫu số ta làm theo mấy bước? - HS đọc SGK. -> Nhận xét SGK. 3- HĐ3: Luyện tập: (19 – 20’) Bài 1/122: HS làm bảng con. - Củng cố cách so sánh hai phân số khác mẫu số. - Chốt cách so sánh hai phân số khác mẫu số. Bài 2/122: HS làm vở. - Củng cố cách rút gọn các phân số. - Chốt: Nêu cách rút gọn? Bài 3/122: HS làm nháp. - Củng cố cách so sánh hai phân số khác mẫu số. * Dự kiến sai lầm của HS: - Viết phân số quên dấu gạch ngang. - Lúng túng khi viết câu lời giải ở bài 3. 3- HĐ3: Củng cố dặn dò: ( 2-3’) - Nêu cách so sánh hai phân số khác mẫu số. - Nhận xét tiết học. Rút kinh nghiệm: ... ________________________________________ Tiết 2 Khoa học Bài 43: Âm thanh trong cuộc sống I. Mục tiêu - Nêu được vai trò của âm thanh trong đời sống - Nêu được ích lợi của việc ghi lại được âm thanh II. Đồ dùng dạy- học Các hình vẽ SGK Một số dụng cụ làm thí nghiệm. Tranh ảnh nói về âm thanh trong cuộc sống. Tranh ảnh nói về các loại âm thanh khác nhau. III. Các hoạt động dạy- học *Hoạt động1: Khởi động. -Trò chơi: tìm từ diễn tả âm thanh. - GV hướng dân cách chơi. +GV giới thiệu bài: *Hoạt động2: Tìm hiểu vai trò của âm thanh trong đời sống +MT: 1 +Bước1: Làm việc theo cặp. +Bước 2: Làm việc cả lớp. *Hoạt động 3: Nói về những am thanh ưa thích và những âm thanh không ưa thích. +MT: Giúp HS diễn tả thái độ trước thế giới âm thanh xung quanh, phát triển kĩ năng đánh giá. - GV nêu vấn đề: +Kết luận: Có những ý kiến thống nhất, cũng có những ý kiến trái ngược, tôn trọng ý kiến cá nhân. *Hoạt động 4: Tìm hiểu ích lợi của việc ghi lại âm thanh. +MT: 2 *Hoạt động 5 Trò chơi làm nhạc cụ +MT: thực hành vận dụng phát triển kĩ năng nghe. *Củng cố-Dặn dò: -Nhắc lạ một số kiến thức của bài học? + GV dặn HS đọc thuộc mục bạn cần biết. - Về chuẩn bị bài sau. ____________________________________ Tiết 3 Tập làm văn Luyện tập quan sát cây cối I- Mục đích yêu cầu - Biết quan sát cây cối, trình tự quan sát, kết hợp các giác quan khi quan sát. Nhận ra được sự giống nhau và khác nhau giữa miêu tả một loài cây với miêu tả một cái cây. - Từ những hiểu biết trên, tập quan sát, ghi lại kết quả quan sát một cái cây cụ thể. II- Đồ dùng dạy học Tranh minh hoạ SGK. III- Các hoạt động dạy học 1- Kiểm tra: - Nêu cấu tạo bài văn miêu tả cây cối? Nêu rõ từng phần? 2- Dạy bài mới: a- Giới thiệu bài: (1-2’) b- Hướng dẫn HS thực hành.(13-15’) Bài 1/39. - HS đọc yêu cầu. - HS đọc thầm. - HS thảo luận nhóm đôi và ghi kết quả ra VBT. - Đại diện nhóm trả lời - Các tác giả quan sát cây bằng những giác quan nào? -> Chốt: Khi quan sát cây cối các em cần chú ý sử dụng nhiều giác quan và quan sát theo trình tự mà hôm trước các em đã được học. -> GV ghi bảng phụ những hình ảnh so sánh, nhân hoá mà HS đã nêu( GV ghi như SGV/72, 73) -> Các hình ảnh so sánh và nhân hoá giúp cho bài văn thêm sinh động, hấp dẫn. - Phần d: trong ba bài văn trên, bài nào miêu tả một loài cây, bài nào miêu tả một cây cụ thể? - Theo em, miêu tả một loài cây có điểm gì giống và điểm gì khác với miêu tả một cây cụ thể? -> Chốt: Khi quan sát cây cối các em cần chú ý tả một loài cây khác với tả một cây cụ thể. Nhưng dù tả một loại cây hay một cây cụ thể các em cũng cần chú ý làm nổi bật được đặc điểm nổi bật của loài cây hay một cây đó. Bài2/ 40: - GV chép đề. - HS đọc đề. - Đề bài yêu cầu gì? - Đề bài có yêu cầu các em quan sát một loài cây hay một cây cụ thể? - Nêu những chú ý khi quan sát một cây cụ thể? - HS làm VBT. - HS trao đổi nhóm đôi, HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét. - GV hướng dẫn HS nhận xét bạn trình bày. - GV chấm điểm. c- Củng cố, dặn dò.( 2-4’) - GV nhận xét tiết học. Rút kinh nghiệm: ... ____________________________ Tiết 4 Đạo đức Lịch sự với mọi người ( 2 tiết) I.Mục tiêu: Học xong bài này HS có khả năng: Hiểu: - Thế nào là lịch ự vớ mọi người. - Vì sao cần phải lịch sự với mọi người 2. Biết cư xử lịch sự với những người xung quanh. 3. Có thái độ: - Tự trọng, tôn trọng người khác , tôn trọng nếp sống văn minh. - Đồng tình với những người biết cư xử lịch sự và không đồng tình với những người cư xử bất lịch sự. II. Đồ dùng dạy- học: Sách đạo đức lớp 4. III.Các hoạt động dạy- học chủ yếu: ( Tiết 1 ) 1) Kiểm tra: -Kể lại truyện: Buổi học đầu tiên và nói ý nghĩa câu chuyện? 2) Bài mới: *Hoạt động 1: Đọc truyện ở tiệm may. +GV đọc lần 1. -1 HS đọc lại -Lớp thảo luận nhóm theo 2 câu hỏi SGK -Đại diện nhóm trình bày. *GV kết luận: Trang là người lịch sự vì đã biết choà hỏi mọi người, ăn nói nhẹ nhàng, biết thông cảm với cô thợ may - Hà nên biết tôn trọng người khác và cư xử cho lịch sự. - Biết cư xử lịch sự sẽ được mọi người tôn trọng, quý mến. *Hoạt động2: Thảo luận theo nhóm . +Bài tập 1SGK:-Nêu YC bài tập. -Các nhóm thảo luận. -Đại diện nhóm trình bày. -GV chia nhóm và giao nhiệm vụ: +GV kết luận: Các hành vi, việc làm (b, d) là đúng Các hành vi, việc làm (a,c,đ ) là sai. - 2à3 HS đọc phần ghi nhớ SGK. *Hoạt động 3: Thảo luận nhóm. +Bài tập 3:-GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm . *GV kết luận: Như SGV trang 43. *Ghi nhớ SGK: *Hoạt động nối tiếp: +sưu tầm ca dao, tục ngữ, truyện, tấm gương về cư xử lịch sự với bạn bè và mọi người. ________________________________________________________________ Thứ sáu ngày 1 tháng 2 năm 2013 Tiết 1 Tiếng anh ___________________________________ Tiết 2 Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: Cái đẹp I-Mục đích yêu cầu - Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ, nắm nghĩa các từ thuộc chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu. Bước đầu làm quen với các thành ngữ liên quan đến cái đẹp. - Biết sử dụng các từ đã học để đặt câu. II- Đồ dùng dạy học Bảng phụ III- Các hoạt động dạy học 1- Kiểm tra: ( 3-5’ ) - Đọc đoạn văn kể về một loại trái cây yêu thích có sử dụng câu kể Ai thế nào? 2- Dạy bài mới: a- Giới thiệu bài. (1-2’).. ghi tên bài b- Hướng dẫn HS luyện tập( 32-3’) Bài1/40 - HS đọc yêu cầu - HS đọc mẫu - HS làmbảng con. - GV ghi bảng các từ HS nêu. - GV nhận xét. -> Những từ ngữ đó thuộc chủ đề nào? Bài 2/ 40 - HS đọc yêu cầu. - HS làm vở - GV chấm vở. -> Chốt: những từ ngữ đó cũng thuộc chủ đề Cái đẹp. Bài 3/40 - HS đọc yêu cầu. - HS làmVBT. - HS đọc các câu. - GV nhận xét. Bài 4/40 - HS đọc yêu cầu. - HS làm VBT. - HS trao đổi nhóm đôi. - HS trình bày câu trả lời. -> GV nhận xét bổ sung thêm nếu HS không trả lời chính xác. Nhấn mạnh cách sử dụng các từ ngữ thuộc chủ đề cho phù hợp. e- Củng cố dặn dò(2-4) - Nêu một số từ ngữ thuộc chủ đề cái đẹp? - Về tìm thêm một số từ ngữ khác. Rút kinh nghiệm: ... ______________________________________ Tiết 3 Tập làm văn Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối I- Mục đích yêu cầu - Thấy được những đặc điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối( lá, thân, gốc cây) ở một số đoạn văn mẫu. - Viết được một đoạn văn miêu tả lá( hoặc thân, gốc) của cây. II- Đồ dùng dạy học - Bảng phụ. III- Các hoạt động dạy học 1- Kiểm tra (2-3’) - Nêu cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối? - Đọc kết quả quan sát một cái cây em thích ở bài hôm trước? 2- Dạy bài mới: a- Giới thiệu bài: (1-2’) b- Hướng dẫn HS luyện tập.(32-34’) Bài 1/41- HS đọc yêu cầu. - HS đọc thầm. - Các em hãy đọc thầm các đoạn văn( a và b đoạn đọc thêm để về nhà đọc). - HS trao đổi nhóm đôi. - HS trình bày trước lớp. - GV nhận xét. -> Cây cối luôn luôn phát triển, sự phát triển ấy diễn ra theo thời gian. Vì vậy khi miêu tả các bộ phận của cây các em cần chú ý đến sự phát triển, sự thay đổi của nó qua các thời gian. Bài 2/ 42 - HS đọc yêu cầu. - Đề bài yêu cầu gì? - Xác định trọng tâm của đề bài? - HS làm vở. - GV nhắc nhở HS khi làm bài chú ý làm đúng trọng tâm, dùng từ đặt câu chính xác... - GV thu vở chấm. d- Củng cố- dặn dò.(2-4’) - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau. Rút kinh nghiệm: ... ______________________________________ Tiết 4 toán Tiết 110. Luyện tập I- Mục tiêu: Giúp HS: - Củng cố cách so sánh hai phân số. - Biết cách so sánh hai phân số có cùng tử số. II- Đồ dùng dạy học: Bảng phụ III- Các hoạt động dạy học 1- HĐ1: Kiểm tra: ( 3-5’ ) - Chấm một số VBT. - Nêu cách so sánh hai phân số khác mẫu số? a- HĐ2.1: Giới thiệu bài: ...ghi tên bài. 3- HĐ3: Luyện tập: (32 – 34’) Bài 1/122: HS làm bảng con - Củng cố cách so sánh hai phân số có cùng mẫu số và hai phân số khác mẫu số. - GV hỏi HS cách so sánh phân số? Bài 2/122: HS làm bảng con. - GV để HS tự làm và yêu cầu HS rút ra kết luận sau khi so sánh. + Cách 1: Quy đồng mẫu số các phân số. + Cách 2: So sánh hai phân số với 1 rồi rút ra kết luận. Bài 3/122: HS làm bảng con . - Củng cố cách so sánh hai phân số có cùng tử số. - HS đọc ví dụ, GV giải thích thêm. Bài 4/122: HS làm vở. - Củng cố cách so sánh các phân số. - Muốn sắp xếp các phân số theo thứ tự các em cần so sánh các phân số đó. * Dự kiến sai lầmcủa HS: - Lúng túng khi làm bài 2. 4- HĐ4: Củng cố dặn dò: (2-3’) - Nêu tính so sánh hai phân số? Rút kinh nghiệm: ... ____________________________ Kiểm tra ngày tháng năm 2013 Khối trưởng
Tài liệu đính kèm: