Giáo án Lớp 4 - Tuần 21 đến 25 - GV: Bùi Thị Huyền - Trường tiểu học Mường Nhé số 1

Giáo án Lớp 4 - Tuần 21 đến 25 - GV: Bùi Thị Huyền - Trường tiểu học Mường Nhé số 1

Tiết 1 : Chào cờ

Tiết 2 : Tập đọc

ANH HÙNG LAO ĐỘNG TRẦN ĐẠI NGHĨA

I. Yêu cầu:

- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể rõ ràng , chậm rãi , cảm hứng ca ngợi nhà khoa học đã có nhiều cống hiến xuất sắc cho đất nước .

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước .

-GDHS yêu môn học.

II. Đồ dùng dạy học:

-Bảng phụ ghi nội dung các đoạn cần luyện đọc .

-Ảnh chân dung Trần Đại Nghĩa trong SGK

III. Hoạt động trên lớp:

 

doc 182 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 540Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 21 đến 25 - GV: Bùi Thị Huyền - Trường tiểu học Mường Nhé số 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường tiểu học Mường Nhé số 1 Bùi Thị Huyền
Tuần 21: Buổi sáng
Thứ hai ngày 10 tháng 1 năm 2011
Tiết 1 : Chào cờ
Tiết 2 : Tập đọc
ANH HÙNG LAO ĐỘNG TRẦN ĐẠI NGHĨA
I. Yêu cầu: 
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể rõ ràng , chậm rãi , cảm hứng ca ngợi nhà khoa học đã có nhiều cống hiến xuất sắc cho đất nước . 
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước .
-GDHS yêu môn học.
II. Đồ dùng dạy học: 
-Bảng phụ ghi nội dung các đoạn cần luyện đọc .
-Ảnh chân dung Trần Đại Nghĩa trong SGK
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
-Gọi 3 HS đọc thuộc lòng bài " Trống đồng Đông Sơn " và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
-Gọi 1 HS đọc toàn bài.
-Nhận xét và cho điểm HS .
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn luyện đọc tìm hiểu bài:
 * Luyện đọc:
-Gọi 4 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài 
-Gọi HS đọc phần chú giải.
 -Gọi HS đọc cả bài.
-GV đọc mẫu, chú ý cách đọc:
+Toàn bài đọc diễn cảm bài văn , giọng kể rõ ràng , chậm rãi .
 * Tìm hiểu bài:
-Yêu cầu HS đọc đoạn 1, trả lời câu hỏi.
+Em biết gì về anh hùng Trần Đại Nghĩa ?
+Đoạn 1 cho em biết điều gì?
-Yêu cầu HS đọc đoạn 2 và 3 trao đổi và trả lời câu hỏi.
 + Em hiểu nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc có nghĩa là gì ?
+Giáo sư Trần Đại Nghĩa đã có đóng góp gì trong kháng chiến ?
+ Nêu những đóng góp của Trần Đại Nghĩa cho sự nghiệp xây dựng tổ quốc?
+ Nội dung đoạn 2 và 3 cho biết điều gì ?
+ Nhà nước đã đánh giá cao những đóng góp của ông Trần Đại Nghĩa như thế nào ?
+ Nhờ đâu mà ông Trần Đại Nghĩa có được những cống hiến lớn như vậy ?
-Ý nghĩa của câu truyện nói lên điều gì ?
-Ghi nội dung của bài.
 * Đọc diễn cảm:
-Yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. HS cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay.
-Treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc.
-Yêu cầu HS luyện đọc.
-Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn văn.
 -Nhận xét về giọng đọc và cho điểm HS .
-Tổ chức cho HS thi đọc toàn bài.
-Nhận xét và cho điểm học sinh.
3. Củng cố – dặn dò:
-Hỏi:Câu truyện giúp em hiểu điều gì?
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà học bài.
-3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
-Lắng nghe
-4 HS nối tiếp nhau đọc theo trình tự.
-1 HS đọc thành tiếng.
-2 HS đọc toàn bài.
-1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm. 
+ Trần Đại Nghĩa tên thật là Phạm Quang Lễ quê ở Vĩnh Long , học trung học ở Sài Gòn năm 1935 sang Pháp học đại học , theo học đồng thời cả ba ngành kĩ sư cống - điện - hàng không , ngoài ra còn miệt mài nghiên cứu chế tạo vũ khí .
+ Nói về tiểu sử của giáo sư Trần Đại Nghĩa 
-2 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm. HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi.
+ Đất nước đang bị xâm lăng nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc có nghĩa là nghe theo tình cảm yêu nước , trở về xây dựng và bảo vệ đất nước .
+ Trên cương vị cục trưởng cục quân giới ông đã cùng các anh em nghiên cứu chế tạo những loại vũ khí có sức công phá lớn : súng ba - dô - ca , súng không giật , bom bay tiêu diệt xe tăng và lô cốt. 
+ Ông có công lớn trong việc xây dựng nền khoa học trẻ tuổi của nước nhà . Nhiều năm liền giữ chức vụ chủ nhiệm uỷ ban khoa học kĩ thuật nhà nước .
+ Nói về những đóng góp to lớn của ông Trần Đại Nghĩa trong cuộc kháng chiến và trong sự nghiệp xây dựng Tổ Quốc .
 +Năm 1948 ông được phong Thiếu tướng . Năm 1952 ông được tuyên dương Anh hùng Lao động . Ông còn được Nhà Nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh và nhiều huy chương cao quý khác
+ Là nhờ ông yêu nước , tận tuỵ hết lòng vì nước ; ông còn là nhà khoa học xuất sắc , ham nghiên cứu , học hỏi .
- Nội dung : Ca ngợi anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước .
- Một HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm 
-4 HS tiếp nối nhau đọc và tìm cách đọc 
-HS luyện đọc theo cặp.
-3 đến 5 HS thi đọc diễn cảm.
-3 HS thi đọc toàn bài.
- HS cả lớp .
Tiết 3 : Âm nhạc (đ/c Hiên dạy)
Tiết 4 : Toán
RÚT GỌN PHÂN SỐ .
I/ Yêu cầu : 	
-Học sinh biết về rút gọn phân số và nhận biết được phân số tối giản .
- Bài tập cần làm: 1a, 2a
-GDHS có hứng thú trong học tập.
II/ Chuẩn bị :
- Giáo viên : Các tài liệu liên quan bài dạy – Phiếu bài tập . 
* Học sinh : - Các đồ dùng liên quan tiết học .
C/ Lên lớp :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
-Gọi hai em lên bảng sửa bài tập số 4 về nhà.
--Gọi em khác nhận xét bài bạn .
-Nhận xét ghi điểm học sinh .
-Nhận xét đánh giá phần bài cũ .
 2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Khai thác:
1 Tổ chức HS hoạt động để nhận biết thế nào là rút gọn phân số .
-Gọi học sinh nêu ví dụ sách giáo khoa .
-Ghi bảng ví dụ phân số : 
+ Tìm phân số bằng phân số nhưng có tử số và mẫu số bé hơn ? 
-Yêu cầu so sánh hai phân số : và 
-Kết luận : Phân số đã được rút gọn 
thành phân số .
* Ta có thể rút gọn phân số để được một phân số có tử số và mẫu số bé đi mà phân số mới vẫn bằng phân số đã cho .
-Đưa tiếp ví dụ : rút gọn phân số :
+ Hãy tìm xem có số tự nhiên nào mà cả tử số và mẫu số của phân số đều chia hết ?
-Yêu cầu rút gọn phân số này .
-Kết luận những phân số như vậy gọi là phân số tối giản 
-Yêu cầu tìm một số ví dụ về phân số tối giản ?
--Tổng hợp các ý kiến học sinh gợi ý rút ra qui tắc về cách rút gọn phân số .
-Giáo viên ghi bảng qui tắc .
c) Luyện tập:
Bài 1 :
-Gọi 1 em nêu đề nội dung đề bài 
-Yêu cầu lớp thực hiện vào bảng con. 
-Gọi hai em lên bảng sửa bài.
-Yêu cầu em khác nhận xét bài bạn.
-Giáo viên nhận xét bài học sinh .
*Bài 2 :
_Gọi một em nêu yêu cầu đề bài 
 -Yêu cầu lớp làm vào vở. 
-Gọi một em lên bảng làm bài
-Gọi em khác nhận xét bài bạn
 -Giáo viên nhận xét bài làm học sinh 
 d) Củng cố - Dặn dò:
-Hãy nêu cách rút gọn phân số ?
-Nhận xét đánh giá tiết học .
Dặn về nhà học bài và làm bài. 
-Hai học sinh sửa bài trên bảng
-Bài 3 : ; 
-Hai học sinh khác nhận xét bài bạn.
-Lắng nghe .
-Hai học sinh nêu lại ví dụ .
-Thực hiện phép chia để tìm thương .
-Hai phân số và có giá trị bằng nhau nhưng tử số và mẫu số của hai phân số không giống nhau.
+ 2 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm .
-Học sinh tiến hành rút gọn phân số và đưa ra nhận xét phân số này có tử và mẫu số không cùng chia hết cho một số tự nhiên nào lớn hơn 1 
+ Phân số này không thể rút gọn được .
 -Học sinh tìm ra một số phân số tối giản 
-Học sinh nêu lên cách rút gọn phân số 
thành tiếng , lớp đọc thầm .
-Gọi ba học sinh nhắc lại qui tắc .
-Một em đọc thành tiếng đề bài.
-Lớp làm vào vở .
 -Hai học sinh sửa bài trên bảng.
 ; ; 
-Một em đọc thành tiếng .
+ HS tự làm bài vào vở . 
-Một em lên bảng làm bài .
-Những phân số số tối giản là : ; ; 
-Những phân số số tối giản là : 
 = ; 
-Em khác nhận xét bài bạn .
-2HS nhắc lại 
-Về nhà học bài và làm lại các bài tập còn lại.
Tiết 5 : Thể dục (đ/c Nga dạy)
Thứ ba ngày 11 tháng 1 năm 2011
Tiết 1 : Toán
LUYỆN TẬP
I. Yêu cầu : 	
-Rút gọn được phân số .
-Nhận biết được tính chất cơ bản của phân số.
-Bài tập cần làm: 1, 2, 4(a+b)
-GDHS yêu môn học.
II. Chuẩn bị :
- Giáo viên : Các tài liệu liên quan bài dạy – Phiếu bài tập . 
* Học sinh : - Các đồ dùng liên quan tiết học .
III. Lên lớp :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
-Gọi hai em lên bảng sửa bài tập số 2 về nhà.
-Gọi em khác nhận xét bài bạn .
-Nhận xét ghi điểm học sinh .
-Nhận xét đánh giá phần bài cũ .
 2.Bài mới:
 a) Giới thiệu bài:
 b) Luyện tập:
-Gọi ba học sinh nhắc lại qui tắc .
Bài 1 :
-Gọi 1 em nêu đề nội dung đề bài 
-Yêu cầu lớp thực hiện vào vở . 
-Gọi hai em lên bảng sửa bài.
-Yêu cầu em khác nhận xét bài bạn.
-Giáo viên nhận xét bài học sinh .
+ GV lưu ý học sinh khi rút gọn ta cần tìm cách rút gọn phân số nhanh nhất .
*Bài 2 :
_Gọi một em nêu yêu cầu đề bài 
 -Yêu cầu lớp làm vào vở. 
-Gọi một em lên bảng làm bài
-Gọi em khác nhận xét bài bạn
 -Giáo viên nhận xét bài làm học sinh 
Bài 4 :
-Gọi 1 em nêu đề bài .
+ GV viết bài mẫu lên bảng để hướng dẫn HSdạng bài tập mới : 
+ Yêu cầu HS nhận xét đặc điểm bài tập ?
+ Hướng dẫn HS lần lượt chia tích trên và tích dưới gạch ngang cho các 
-Yêu cầu lớp thực hiện vào vở . 
-Gọi hai em lên bảng làm bài.
-Yêu cầu em khác nhận xét bài bạn.
-Giáo viên nhận xét bài học sinh .
 d) Củng cố - Dặn dò:
-Hãy nêu cách rút gọn phân số ?
-Nhận xét đánh giá tiết học .
Dặn về nhà học bài và làm bài. 
-Hai học sinh sửa bài trên bảng
-Bài 2 :-Những phân số số tối giản là : 
 ; ; 
-Những phân số số tối giản là : 
 = ; 
-Lắng nghe .
-Hai học sinh nêu lại ví dụ .
-Một em đọc thành tiếng đề bài.
-Lớp làm vào vở .
 -Hai học sinh sửa bài trên bảng.
 ; ; 
-Học sinh khác nhận xét bài bạn.
-Một em đọc thành tiếng .
+ HS tự làm bài vào vở . 
-Một em lên bảng làm bài .
-Những phân số bằng phân số là : 
 ; ; 
 + Vậy có 2 phân số bằng phân số là và phân số 
-Một em đọc thành tiếng .
+ Tích ở trên và ở dưới gạch ngang đều có thừa số 3 và thừa số 5.
+ Quan sát và lắng nghe GV hướng dẫn .
+ HS tự làm bài vào vở . 
b/ c/ 
-Một em lên bảng làm bài .
-2HS nhắc lại 
-Về nhà học bài và làm lại các bài tập còn lại.
Tiết 2+ 3 Mỹ thuật + Tiếng anh (GV chuyên dạy)
Tiết 4 : Luyện từ và câu
CÂU KỂ AI THẾ NÀO ?
I. Yêu cầu: 
-Nhận biết được câu kể Ai thế nào? 
-Tìm được chủ ngữ , vị ngữ trong câu kể Ai thế nào? 
-Biết sử dụng linh hoạt , sáng tạo câu kể Ai thế nào? khi nói hoặc viết một đoạn văn.
II. Đồ dùng dạy học: 
-Đoạn văn minh hoạ bài tập 1 , phần nhận xét viết sẵn trên bảng lớp mỗi câu 
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
-Gọi 3 HS lên bảng , mỗi học sinh viết câu kể tự chọn theo các đề tài : sức khoẻ ở BT2 
-Nhận xét, kết luận và cho điểm HS 
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
 b. Hướng dẫn làm bài tập:
 Bài 1, 2 :
-Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Phát giấy khổ lớn và bút dạ .Yêu cầu HS hoạt động nhóm hoàn thành phiếu ( Gạch chân dưới những từ ngữ chỉ đặc điểm , tính chất hoặc trạng thái của sự vật trong các câu ở đoạn văn ) 
- Gọi nhóm xong trước dán phiếu lên bảng , các nhóm khác nhận xét , bổ sung .
* Các câu 3, 5 , 7 là dạng câu kể Ai làm gì ? 
+ Nếu HS nhầm là dạng câu kể Ai thế nào ? thì GV sẽ giải thích cho HS hiểu .
Bài 3 :
-Gọi HS đọc yêu cầu.
+ Gọi HS đặt câu hỏi ... sai.
- HS nghe giảng và thực hiện lại phép tính.
- Chiều dài của hình chữ nhật là m 
- 1 HS nêu, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Bài tập yêu cầu chúng ta viết phân số đảo ngược của các phân số đã cho.
- 5 HS lần lượt nêu 5 phân số đảo ngược của các phân số đã cho trước lớp. Ví dụ : Phân số đảo ngược của là.
- 1 HS nêu trước lớp, sau đó 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- HS theo dõi bài chữa của GV sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
-2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- GV chữa bài trên bảng lớp.
- GV yêu cầu HS đọc lại các phép tính trong phần a và hỏi : là tích của các phân số nào ?
- Khi lấychia cho thì ta được phân số nào ?
- Khi lấy chia cho hì ta được phân số nào ?
- Vậy khi lấy tích của hai phân số chia cho một phân số thì ta được thương là gì ?
- Biết = có thể viết ngay kết quả của : được không ? Vì sao ?
Bài 4HSG làm thêm
- GV gọi 1 HS đọc đề bài trước lớp.
- GV yêu cầu HS tự giải bài toán.
- GV gọi HS đọc bài làm của mình trước lớp
- GV nhận xét và cho điểm HS.
IV) Củng cố - dặn dò
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện thêm 
- là tích của phân số và .
- Được phân số bằng .
- Ta được phân số bằng.
- Khi lấy tích của hai phân số chia cho 1 phân số thì ta được thương là phân số còn lại.
- Biết = có thể viết ngay kết quả của : = vì khi lấy tích của hai phân số chia cho một phân số ta được thương là phân số còn lại.
- 1 HS đọc
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi và kiểm tra .
bài.
Tiết 3 : Tập làm văn
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
A) Mục tiêu
	- HS nắm được 2 cách mở bài trực tiếp và gián tiếp trong bài văn miêu tả cây cối.
	- Vận dụng biết được hai kiểu mở bài trên khi làm bài văn miêu tả cây cối.
	- Giáo dục HS tích cực học bài.
B) Đồ dùng dạy - học
	- GV: Bảng phụ viết 2 cách mở bài 
	- HS: ảnh về cây cối
C) Các hoạt động dạy - học:
Họat động dạy
Hoạt động học
I - Ổn định tổ chức
II -Bài cũ: 3’
- Thế nào là tóm tắt tin tức?
- Muốn tóm tắt bản tin, cần thực hiện những gì?
- Nhận xét đánh giá.
III- Bài mới: 35’
1. Giới thiệu: 
2. Nội dung bài
- HD HS làm bài tập
Bài 1 (75)
- Nêu yêu cầu và ND bài
- Hai cách mở bài này có gì khác nhau?
- Tại sao em cho cách a là mở bài trực tiếp?
- Tại sao em cho cách b bài gián tiếp?
Nhận xét đánh giá bài của bạn?
- Thế nào là mở bài trực tiếp?
- Thế nào là mở bài gián tiếp?
 Nếu các em viết mở bài gián tiếp thì không nên viết dài quá. Chỉ cần viết 2, 3 câu là đủ.
 Các em đã biết thế nào là mở bài trực tiếp, thế nào là mở bài gián tiếp rồi, sau đây chúng ta cùng thi đua nhau xem bạn nào viết mở bài gián tiếp hay nhé.chúng ta cùng chuyển sang bài 2
Bài 2(75)
- Dựa vào các gợi ý, viết mở bài ( gián tiếp) cho bài văn miêu tả cây phượng, cây mai, cây dừa?
Các em hãy chọn 1 cây để viết mở bài
VD: Trước cửa nhà em có một mảnh vườn nhỏ, mẹ em trồng bao nhiêu là cây, mỗi cây có một vể đẹp riêng. Một cây mai thế hình con công nổi trội hẳn lên đang phô những cánh hoa vàng rực rỡ.
- Hãy nêu bài của mình?
- Nhận xét đánh giá bài của bạn?
 Các em viết bài rất tốt, để giúp các con nắm chắc hơn về các ý trong một mở bài, cô cùng chúng ta chuyển sang bài 3 nhé.
Bài 3( 75)
- Quan sát một cây mà em yêu thích và cho biết: 
a) Cây đó là cây gì?
b) Cây được trồng ở đâu?
c) Cây do ai trồng, trồng vào dịp nào ( do ai mua)
d) Ấn tượng chung của em khi nhìn cây đó thế nào?
- Nêu phần bài làm của nhóm mình?
- Nhận xét bài của nhóm bạn?
 Các em vừa trả lời các câu hỏi trong bài 3, như vậy là các em đã nêu được dàn bài của phần mở bài rồi đấy.
Hãy nhắc lại phần dàn bài của mở bài bài văn miêu tả cây cối.
 Sau đây chúng ta cùng thi xem bạn nào viết mở bài hay và đủ các ý nhé, chúng ta cùng chuyển sang bài 4.
Bài 4(75)
Hãy viết một đoạn văn mở bài, giới thiệu chung về cây định tả?
Hãy nêu bài của mình?
Nhận xét đánh giá? ( Viết bài có đủ theo dàn ý không còn thiếu phần nào)
Hoặc:+ Giữa sân trường tôi sừng sững một cây phượng đang nở rộ những chùm hoa tươi thắm như báo hiệu cho chúng tôi một mùa hè mữa lại bắt đầu.
 + Trong khoảng sân nhỏ trước nhà, bố em trồng rất nhiều thứ hoa, nhưng em thích nhất vẫn là cụn hồng nhung.
 + Khu vườn nhà em có rất nhiều loại cây ăn quả như: mít, xoài, na, mận hậu, bưởi, chanh Nhưng em thích nhất là cây cam do ông nội trồng ngay trước cửa phòng khách. Ông bảo nó trồng từ khi em mới lọt lòng mẹ.
IV) Củng cố dặn dò:2’
- Mở bài trong bài văn miêu tả cây cối thường có mấy cách? Là những cách nào?
- Thế nào là mở bài trực tiếp?
- Thế nào là mở bài gián tiếp?
- 3 em
- 2 em
- Hãy suy nghĩ và cho cô biết
 - Cách a: Mở bài:Trực tiếp- giới thiệu ngay cây hoa định tả.
 - Cách b: Mở bài: Gián tiếp- Nói về mùa xuân, các loại hoa trong vườn rồi mới giới thiệu cây hoa cần tả.
- MB trực tiếp: Giới thiệu ngay cây định tả.
- MB gián tiếp: Nói chuyện khác có liên quan rồi dẫn vào giới thiệu cây định tả.
- HS suy nghĩ rồi viết bài vào vở.
VD:+ Mẹ ơi! Cây hoa mai trước cửa nhà mình trồng từ bao giờ vậy?
 - Tết năm ấy, con đang lẫm chẫm tập đi, dì Lan ra thăm mang tặng cho con đấy. Năm sau lá nó bị héo, mẹ cứ tưởng nó không sống được. Ai ngờ năm nay nó nở hoa đẹp đến thế!
 - Ồ, thế cây mai có đến 7 năm rồi mẹ nhỉ.
- 4 em
- HS quan sát và thảo luận nhóm 2( bạn hỏi bạn trả lời).
- Tôi giới thiệu với các bạn cây mai vàng.
- Cây trồng ở trước cửa nhà tôi.
- Cây do dì tôi tặng từ khi tôi còn đang lẫm chẫm tập đi.
- Cây mai đang nở hoa rất đẹp.
- 3 nhóm
- 2 em đọc lại
- HS làm bài vào vở. 2 em viết phiếu to
 VD: Sân trường em trồng rất nhiều cây bóng mát. Đó là món quà kỷ niệm do các anh, các chị đi trước trồng tặng trường. Mỗi cây có một bóng dáng, màu sắc khác nhau. Nhưng to nhất và đẹp nhất vẫn là cây phượng trồng ngay bên trên lớp học của em.
- 2 em
 + Hè năm vừa qua, em được vào Nha Trang nghỉ mát, ở đây có nhiều cảnh đẹp mà em yêu; Và thích nhất được ngồi dưới gốc những cây dừa nhìn ra biển cả, tận hưởng những ngọn gió từ đại dương thổi vào. Những cây dừa trở thành người bạn của em từ lúc nào không biết nữa
- Có 2 cách: Trực tiếp và mở bài gián tiếp.
-Giới thiệu ngay cây định tả.
- Nói chuyện khác có liên quan rồi dẫn vào giới thiệu cây định tả.
- Viết theo kiểu gián tiếp.
Tiết 4 : Kể chuyện
NHỮNG CHÚ BÉ KHÔNG CHẾT
A) Mục tiêu : Giúp học sinh
	- Dựa vào lời kể của giáo viên, tranh minh hoạ, kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Những chú bé không chết.
- Thể hiện lời kể tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ,nét mặt, biết thay đổi lời kể phù hợp với nội dung chuyên,
- Biết theo dõi, đánh giá lời kể của bạn.
- Hiểu nội dung chuyện: Ca ngợi tinh thần dũng cảm, sự hi sinh cao cả của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc chiến chống kẻ xâm lược, bảo vệ Tổ quốc
B) Đồ dùng dạy- học :
- GV: tranh minh hoạ, bảng phụ ghi sẵn câu hỏi.
- HS: đồ dùng học tập.
C) Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I - Ổn định tổ chức
II- KTBC:
- Gọi HS kẻ lại việc đã làm để góp phần giữ làng xóm( đường phố trường học , xanh, sạch, đẹp)
- Nhận xét ghi điểm
III - Bài mới
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp
2. Nội dung bài:
a. Giáo viên kể:
- Kể lần 1:
- Kể lần 2:
b. Hướng dẫn kể chuyện:
- Yêu cầu H dựa vào tranh minh hoạ để kể từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
- Gọi H kể chuyện trước lớp theo hình thức nối tiếp.
c.Trao đổi ý nghĩa câu chuyện:
- Yêu cầu H đọc câu hỏi 3 trong sách giáo khoa.
- Câu chuyện ca ngợi phẩm chất gì của các chú bé?
- Tại sao chuyện lại có tên là những chú bé không chết?
- Tiểu kết rút nội dung chính.
- Đặt tên khác cho câu chuyện.
IV) Củng cố – dặn dò :
- Về kể lại cho người thân nghe
- Học bài và chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- 2 em thực hiện YC
- Ghi đầu bài.
- Giọng kể thong thả, rõ ràng, hồi hộp. Lời tên sĩ quan lúc đầu hống hách, sau ngạc nhiên,kinh hãi đến hoảng loạn. Lời chú bé du kích: dõng dạc,kiêu hãnh.
- Vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ, đọc rõ ràng từng lời dưới mỗi tranh.
- 4 H tạo thành một nhóm. Khi một H kể các H khác chú ý lắng nghe, nhận xét, sửa lỗi cho bạn.
- 4 H nối tiếp nhau kể chuyện ( mỗi H kẻ một đoan tương ứng nội dung một bức tranh).2 lượt H kể trước lớp.
- học sinh đọc nối tiếp
- Câu chuyện ca ngợi sự dũng cảm hi sinh cao cả của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù xâm lược Tổ quốc.
-Vì tất cả thiếu niên trên đất nước Liên Xô đều dũng cảm, yêu nước, bọn phát xít giết chú bé này, lại có những chú bé khác.
- Vì tinh thần dũng cảm sự hi sinh cao cả của các chú bé du kích sẽ sống mãi trong tâm trí mọi người.
- Vì các chú đã làm cho tên phát xít tưởng rằng các chú đã sống lại, đất nước này là ma quỉ.
- Nêu, đọc nội dung chính.
- Những chú bé dũng cảm.
- Những con người bất tử.
- Những con người quả cảm.
Tiết 5 : SINH HOẠT LỚP 
TUẦN 25
 I- Yêu cầu
 - Qua tiết sinh hoạt HS thấy được ưu nhược điểm . Từ đó có hướng phấn đấu trong tuần tới
 	- Rèn cho HS có thói quen thực hiện nề nếp 
 	- Giáo dục HS chăm học. ngoan
 II- Nội dung sinh hoạt:
 	- HS tự nhận xét
 	- GV nhận xét chung 
 1,Đạo đức:
+Nhìn chung các em ngoan ngoãn lễ phép với thầy cô giáo. Đoàn kết với bạn bè .Không có hiện tượng gây mất đoàn kết. có tinh thần giúp đỡ lẫn nhau 
 2,Học tập:
+ Thực hiện tương đối đầy đủ mọi nội quy đề ra
+ Đi học đầy đủ, đúng giờ không có HS nào nghỉ học hoặc đi học muộn.
+ Đầu giờ truy bài tương đối nghiêm túc
+ Có đầy đủ sách vở đồ dùng học tập 
- Trong lớp chú ý nghe giảng , hăng hái phát biểu xây dựng bài, về nhà học bài và làm bài tập tương đối đầy đủ
 Xong vẫn còn 1 số em trong lớp còn mất trật tự nói chuyện , còn 1 số HS làm việc riêng không chú ý nghe giảng.
- Các em tham gia học buổi chiều tương đối đều
- các em , có ý thức trong học tập 
+1 số em đọc yếu, đã chịu khó luyện đọc bài 
+Viết bài còn chậm- trình bày vở viết còn xấu- 
 3,Công tác khác
 	-Vệ sinh đầu giờ: tham gia chưa đầy đủ. . vệ sinh trường ,lớp sạch 
	 - Các khoản thu nộp chậm
 	- Đội viên đeo khăn quàng đỏ đầy đủ tương đối đầy đủ
 	 II, Phương Hướng:
 -Đạo đức: Giáo dục HS theo 5 điều Bác Hồ dạy- Nói lời hay làm việc tốt nhặt được của rơi trả lại người mất hoặc lớp trực tuần,không ăn quà vặt
 -Học tập: Đi học đầy đủ đúng giờ, học bài làm bài mang đầy đủ sách vở.Học bài làm bài ở nhà đầy đủ
 - Thi đua học tốt chào mừng ngày 26/3
 - Các công tác khác :y/c thực hiện cho tốt

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 4 cktkn(4).doc