Giáo án Lớp 4 - Tuần 21 đến 25 - Năm học 2010-2011

Giáo án Lớp 4 - Tuần 21 đến 25 - Năm học 2010-2011

Lịch sử (Tiết 21)

NHÀ HẬU LÊ VÀ VIỆC TỔ CHỨC QUẢN LÝ ĐẤT NƯỚC

I. Mục tiêu:

- HS biết nhà Hậu Lê ra đời trong hoàn cảnh nào.

- Nhà Hậu Lê đã tổ chức được 1 bộ máy Nhà nước quy củ và quản lý đất nước tương đối chặt chẽ.

- Nhận thức bước đầu về vai trò của pháp luật.

II. Đồ dùng dạy - học:

Sơ đồ về Nhà nước thời Hậu Lê, phiếu học tập.

III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:

 

doc 153 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 08/01/2022 Lượt xem 473Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 21 đến 25 - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21
 Thứ hai ngày 17 tháng 1 năm 2011
 Toán (Tiết 101)
 Rút gọn phân số
I.Mục tiêu:
- Bước đầu nhận biết về rút gọn phân số và phân số tối giản.
- Biết cách rút gọn phân số (trong 1 số trường hợp đơn giản)
- Yêu thích học bộ môn.
II. Đồ dùng: 
	- Vở bài tập, phiếu học tập.Bảng con
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1.Kiểm tra: 
Gọi HS lên chữa bài tập về nhà.
2. Dạy bài mới: Giới thiệu – Ghi bảng
a. GV ghi bảng:
Cho phân số . Tìm phân số bằng phân số nhưng có tử số và mẫu số bé hơn.
HS: Đọc yêu cầu suy nghĩ tìm cách giải.
- Theo tính chất cơ bản của phân số ta có:
Vậy: 
- Nhận xét: 
* Tử số và mẫu số của phân số đều bé hơn tử số và mẫu số của phân số .
* Hai phân số và bằng nhau.
Ta nói rằng : phân số đã được rút gọn thành phân số .
KL: Có thể rút gọn phân số để được một phân số có tử số và mẫu số bé đi mà phân số mới vẫn bằng phân số đã cho. 
b. Cách rút gọn:
HS: Đọc lại kết luận trên.
- GV hướng dẫn HS rút gọn phân số rồi giới thiệu phân số không thể rút gọn được nữa.
+ (phân số tối giản) vì 3 và 4 không thể cùng chia hết cho 1 số tự nhiên nào lớn hơn 1.
+ Rút gọn phân số 
HS: 1 em lên làm.
 Thực hành:
+ Bài 1:
 -Y/c học sinh làm bài
 -Chữa bài
HS: Đọc yêu cầu, tự làm bài và chữa bài.
+ Bài 2: GV nêu yêu cầu.
HS: Đọc lại yêu cầu và tự làm bài vào vở.
- GV gọi HS chữa bài.
a. Phân số tối giản là: ; ; 
b. 
Bài 3:(Dành cho HS khá giỏi)
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
- GV cho HS chữa bài, nhận xét.
3. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài và làm bài tập.
Tập đọc(Tiết 41)
Anh hùng lao động trần đại nghĩa
I. Mục đích yêu cầu:
1. Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Đọc rõ ràng các số chỉ thời gian từ phiên âm tiếng nước ngoài.
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể rõ ràng chậm rãi cảm hứng ca ngợi nhà khoa học đã có những cống hiến xuất sắc cho đất nước.
	2. Hiểu các từ ngữ mới trong bài.
Hiểu nội dung: Ca ngợi anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước.
II. Đồ dùng dạy - học:
- ảnh chân dung Trần Đại Nghĩa.
III. Các hoạt động:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra: 
2 HS đọc bài trước và trả lời câu hỏi SGK
2. Dạy bài mới: Giới thiệu- Ghi bảng
 Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a. Luyện đọc: Chia đoạn
HS: Nối tiếp nhau đọc 2 đoạn của bài.
- 1 HS đọc bài
? Nêu cách đọc
- Chia đoạn - Đọc theo đoạn
- GV nghe sửa sai, kết hợp giải nghĩa từ và hướng dẫn cách ngắt nghỉ những câu dài.
- HS đọc theo đoạn
HS: Luyện đọc theo cặp.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
HS: Đọc thầm từng đoạn và TLCH.
+ Em hiểu “Nghe theo tiếng gọi” thiêng liêng của Tổ quốc là gì?
- Đất nước đang bị giặc xâm lăng nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ Quốc là nghe theo tình cảm yêu nước, trở về xây dựng và bảo vệ đất nước.
+ Giáo sư Trần Đại Nghĩa đã có những đóng góp gì cho kháng chiến?
- Ông đã cùng anh em nghiên cứu chế ra những loại vũ khí có sức công phá lớn.
+ Nêu đóng góp của ông Trần Đại Nghĩa cho sự nghiệp xây dựng Tổ quốc?
- Ông có công lớn trong việc xây dựng nền khoa học trẻ tuổi của nước nhà.
+ Nhà nước đánh giá cao những cống hiến của ông như thế nào?
- Năm 1948, ông được phong thiếu tướng. Năm 1952, ông được phong Anh hùng lao động. Ông còn được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh và nhiều huân chương cao quý.
+ Nhờ đâu ông có được những cống hiến lớn như vậy?
-Nêu nội dung của bài?
- Nhờ ông yêu nước, tận tụy hết lòng vì nước, ông lại là nhà khoa học xuất sắc ham nghiên cứu, học hỏi.
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
-Y/c đọc đoạn
HS: 4 em nối nhau đọc đoạn.
- GV hướng dẫn đọc diễn cảm 1 đoạn.
- GV đọc mẫu.
HS: Đọc diễn cảm theo cặp.
- Thi đọc diễn cảm.
- GV và cả lớp nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà đọc lại bài. Chuẩn bị bài giờ sau học.
Chính tả(nhớ viết) (Tiết 21)
chuyện cổ tích về loài người
 Phân biệt :r/d /gi
I. Mục đích yêu cầu:
	- Nhớ- viết lại đúng chính tả, trình bày đúng 4 khổ thơ trong bài “Chuyện cổ tích về loài người”.
	- Luyện viết đúng các tiếng có âm đầu, dấu thanh hay lẫn r/d/gi.
II. Đồ dùng dạy - học:
3, 4 tờ phiếu khổ to viết nội dung bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
Một em đọc cho 2 em viết bảng lớp các từ có vần uốt, uốc.
2. Dạy bài mới: Giới thiệu- Ghi bảng 
GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
Hướng dẫn HS nhớ- viết:
- GV nêu yêu cầu của bài tập.
HS: 1 em đọc thuộc lòng 4 khổ thơ.
- Cả lớp nhìn SGK đọc thầm để ghi nhớ 4 khổ thơ.
- GV nhắc các em chú ý cách trình bày thể thơ 5 chữ, những chữ cần viết hoa, những chữ dễ viết sai chính tả.
- H/s luyện viết vở
- Gấp SGK, nhớ lại 4 khổ thơ và tự viết bài.
- Tự soát lỗi hoặc đổi vở cho bạn để soát.
 Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
+ Bài 2:
HS: Nêu yêu cầu bài tập.
- Đọc thầm khổ thơ hoặc đoạn văn sau đó làm bài vào vở bài tập.
- GV dán 3, 4 tờ phiếu lên bảng.
- 2 HS lên bảng làm bài.
- Từng em đọc lại bài đã hoàn chỉnh.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng:
a. Mưa giăng, theo gió, rải tím.
+ Bài 3: GV tổ chức cho các nhóm thi tiếp sức.
HS: Đọc yêu cầu
- Một số nhóm lên thi tiếp sức (gạch bỏ những tiếng không thích hợp, viết lại những tiếng thích hợp).
- GV chốt lại lời giải đúng:
+ Dáng thanh, thu dần, một điểm, rất chắc chắn, vàng thẫm, cánh dài, rực rỡ, cần mẫn.
Cho điểm các nhóm.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà viết lại bài và làm bài vào vở.
Lịch sử (Tiết 21)
nhà hậu lê và việc tổ chức quản lý đất nước
I. Mục tiêu:
- HS biết nhà Hậu Lê ra đời trong hoàn cảnh nào.
- Nhà Hậu Lê đã tổ chức được 1 bộ máy Nhà nước quy củ và quản lý đất nước tương đối chặt chẽ.
- Nhận thức bước đầu về vai trò của pháp luật.
II. Đồ dùng dạy - học:
Sơ đồ về Nhà nước thời Hậu Lê, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra: 
Gọi HS đọc bài học giờ trước.
2. Dạy bài mới: Giới thiệu + ghi đầu bài:
 Hoạt động 1: Làm việc cả lớp.
- GV giới thiệu 1 số nét khái quát về nhà Hậu Lê:
	Tháng 4 năm 1428, Lê Lợi chính thức lên ngôi vua, đặt lại tên nước là Đại Việt. Nhà Hậu Lê trải qua 1 số đời vua. Nước Đại Việt ở thời Hậu Lê phát triển rực rỡ nhất ở đời vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497).
a. Hoàn cảnh ra đời nhà Hậu Lê
HS: Cả lớp nghe GV giới thiệu.
 Hoạt động 2: Làm việc cả lớp. b. Nhà Hậu Lê quản lý đất nước
- GV tổ chức thảo luận toàn lớp theo câu hỏi sau:
? Nhìn vào tranh tư liệu về cảnh triều đình vua Lê và nội dung bài học trong SGK, em hãy tìm những sự việc thể hiện vua là người có uy quyền tối cao.
HS:.
+ Tính tập quyền (tập trung quyền hành ở vua) rất cao.
+ Vua là con trời (Thiên tử) có quyền tối cao, trực tiếp chỉ huy quân đội.
 Hoạt động 3: Làm việc cá nhân.
- GV giới thiệu vai trò của bộ luật Hồng Đức (như SGK).
? Luật Hồng Đức bảo vệ quyền lợi của ai
- Vua, nhà giàu, làng xã, phụ nữ.
? Luật Hồng Đức có điểm nào tiến bộ
=> Bài học: (ghi bảng).
-Bảo vệ chủ quyền của dân tộc,xã hội
HS: Đọc bài học.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nêu lại ý nghĩa của bài
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài, đọc trước bài để giờ sau .
 Thứ ba ngày 18 tháng 1 năm 2011 
Toán (Tiết 102)
Luyện tập 
I. Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố và hình thành kỹ năng rút gọn phân số.
- Củng cố về nhận biết 2 phân số bằng nhau.
- Yêu thích học môn toán.
II. Đồ dùng dạy - học: 
Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
Hai HS lên bảng chữa bài về nhà.
2. Dạy bài mới: Giới thiệu+ ghi đầu bài:
Hướng dẫn luyện tập:
+ Bài 1:
? Nêu yêu cầu của bài
HS: Đọc yêu cầu, tự làm bài rồi chữa bài.
GV cho HS trao đổi ý kiến để tìm cách rút gọn nhanh nhất.
VD: ta thấy 81 chia hết cho 3, 9, 27, 81 còn 54 chia hết cho 2, 3, 6, 9, 18, 27, 54. Như vậy tử số và mẫu số đều chia hết cho 3, 9, 27 trong đó 27 là số lớn nhất. Vậy:	
+ Bài 2:
? Bài yêu cầu gì
HS: Đọc yêu cầu, tự làm bài rồi chữa bài.
- GV và cả lớp chữa bài, nhận xét.
VD: Nhận xét:
 là phân số tối giản không rút gọn được.
Vậy các phân số và đều bằng .
 Bài:3 (Dành cho hs KG)
-HS làm bài rồi chữa
+ Bài 4: 
HS: Đọc yêu cầu.
- GV giới thiệu cho HS dạng bài tập mới: 
- Đọc là 2 nhân 3 nhân 5 chia cho 3 nhân 5 nhân 7.
- Trên tử và dưới mẫu đều có 2 thừa số giống nhau là 3 và 5.
- Vậy cùng chia nhẩm tích trên và dưới cho 3 và 5.
- Kết quả được là .
Còn lại phần b tự làm.
GV chấm bài cho HS.
3. Củng cố, dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài và làm bài tập.
Kĩ thuật (Tiết 21)
Lắp cái đu (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
	- Hs biết chọn đúng và đủ được các chi tiết để lắp cái đu.
	- Biết cách lắp từng bộ phận và lắp ráp cái đu đúng kĩ thuật, đúng quy trình kĩ thuật.
	- Học sinh yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học.
	- Mẫu cái đu lắp sẵn.
	- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của thầy
Hoạt đông của trò
1.Kiểm tra: 
Sự chuẩn bị đồ dùng của học sinh.
2. Bài mới.Giới thiệu bài.
 Hoạt động 1. Quan sát và nhận xét mẫu cái đu lắp sẵn.
? Đây là cái gì
? Dùng để làm gì
? Cái đu có những bộ phận nào
- Cả lớp quan sát.
- Có 3 bộ phận: giá đỡ đu, ghế đu, trục đu.
? Tác dụng của cái đu trong thực tế
- Cho các em nhỏ ngồi chơi ở công viên, trường mầm non.
Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
a. Chọn các chi tiết:
- Hs nêu các chi tiết để lắp cái đu.
- Gọi hs lên chọn chi tiết:
- 2 Hs lên chọn
- Lớp hs tự chọn theo nhóm 2.
b. Lắp từng bộ phận.
* Lắp giá đỡ đu:
- Hs quan sát hình 2.
? Để lắp giá đỡ đu cần chọn chi tiết 
nào?
- 4 cọc đu, thanh thẳng 11 lỗ, giá đỡ 
trục đu.
? Khi lắp giá đỡ đu em cần chú ý gì
- Chú ý vị trí trong ngoài của các thanh thẳng 11 lỗ và thanh chữ U dài.
* Lắp ghế đu:
? Lắp ghế đu cần chọn chi tiết nào
- Chọn tấm nhỏ, 4 thanh thẳng 7 lỗ, 1 thanh chữ U dài.
- Tổ chức hs quan sát hình 3 SGK(83)
* Lắp trục đu vào ghế đu.
- Hs quan sát hình 4 SGK (84)
? Để cố định trục đu cần bao nhiêu vòng hãm
- ...cần 4 vòng hãm.
c. Lắp ráp cái đu.
- Hs quan sát hình 1 để lắp ráp cái đu.
- Gv cùng hs lắp hoàn chỉnh cái đu.
- Gv cùng hs kiểm tra sự dao động của cái đu.
d. Tháo các chi tiết.
? Nêu cách tháo
3. Củng cố- Dặn dò.
- Nhận xét tiết học. 
- Chuẩn bị giờ sau thực hành lắp cái đu.
- Tháo rời từng bộ phận, rồi tháo rờ ...  hiểm nghèo, tấm gương.
3. Củng cố, dặn dò
- Kể tên 1 vài tấm gương dũng cảm.
- Về nhà học bài – Chuẩn bị bài sau
- 1 em nhắc lại ghi nhớ tiết trước. 1 em nêu ví dụ và xác định CN trong câu kể Ai là gì?
- Nghe, mở sách
- HS đọc yêu cầu, suy nghĩ làm bài vào nháp
- 1 em gạch dưới các từ : gan dạ, anh hùng, anh dũng, can đảm, can trường, gan góc, gan lì, bạo gan, quả cảm.
- 2 em đọc
- HS đọc yêu cầu
- 1 em khá làm mẫu
- Lớp nhận xét, rút kinh nghiệm 
- HS tự làm bài cá nhân vào nháp
- 1 em điền từ
- 2 em đọc cụm từ đã ghép đúng
- 1 em đọc yêu cầu bài 3
- 1 em làm mẫu ghép từ gan dạ lần lượt với 3 nghĩa, chọn ý đúng nhất.
- Lớp trao đổi cặp, ghi vào nháp, 1 em chữa bài
- 2 em đọc kết quả bài làm
- HS đọc thầm yêu cầu
- 5 chỗ trống điền 5 từ. Học sinh làm bài cá nhân, 1 em đọc bài làm
- Anh Kim Đồng, chị Võ Thị Sáu, anh Nguyễn Bá Ngọc
 Địa lí (tiết 25)
ôn tập 
I. Mục tiêu
Học xong bài này, HS biết:
- Chỉ hoặc điền đúng vị trí đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, sông Hồng, sông Thái Bình, sông Tiền, sông Hậu và sông Đồng Nai trên bản đồ, lược đồ Việt Nam
- So sánh sự giống và khác nhau giữa 2 đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ
- Chỉ trên bản đồ vị trí thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ và nêu một vài đặc điểm tiêu biểu của các thành phố này
II. Đồ dùng dạy học
- Bản đồ địa lý tự nhiên, bản đồ hành chính Việt Nam
- Lược đồ trống Việt Nam
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra: Sau khi học xong bài thành phố Cần Thơ, em cần ghi nhớ điều gì?
2. Dạy bài mới:
+ HĐ1: Làm việc cả lớp
 - Gọi HS lên bảng chỉ trên bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam vị trí của:
 - Đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ
Sông Hồng, sông Thái Bình, sông Tiền, sông Hậu và sông Đồng Nai
 - GV nhận xét và sửa cho HS
+ HĐ2: Làm việc theo nhóm
B1: Cho HS các nhóm thảo luận và hoàn thành bảng so sánh về thiên nhiên của đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ vào phiếu học tập (Theo câu hỏi số 2-SGK)
B2: Gọi HS báo cáo kết quả trước lớp
 - GV kẻ sẵn bảng và giúp HS điền đúng các kiến thức vào bảng
+ HĐ3: Làm việc cá nhân
B1: Cho HS đọc yêu cầu bài tập 3
B2: Gọi HS trình bày
 - GV nhận xét và bổ sung
3. Củng cố, dặn dò
- Gọi HS lên chỉ bản đồ theo yêu cầu bài tập 1
- Nhận xét và đánh giá giờ học
 - Vài em trả lời
 - Nhận xét và bổ sung
- HS lên chỉ trên bản đồ
 - HS chỉ bản đồ
 - Các nhóm nhận phiếu học tập và thảo luận
 - Các nhóm báo cáo kết quả và dán bảng so sánh
 - Nhận xét và bổ sung
 - Sai câu a và c
 - Đúng câu b và d
 Đạo đức (tiết 25)
thực hành kĩ năng giữa học kì II
I. Mục tiêu
- Học sinh hệ thống hoá kiến thức đã học ở 3 bài: Kính trọng và biết ơn người lao động; Lịch sự với mọi người; Giữ gìn các công trình công cộng
- Nắm chắc và thực hiện tốt các kĩ năngvề các nội dung của các bài đã học 
- Học sing biết vận dụng các kiến thức và kĩ năng thực hành ở các bài đã học vào cuộc sống hằng ngày
II. Đồ dùng dạy học
- Sách giáo khoa đạo đức
- Các phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra: Tại sao chúng ta cần phải giữ gìn các công trình công cộng
2.Dạy bài mới:
+ HĐ1: Ôn tập
 - Chia lớp thành 3 nhóm
 - GV nêu yêu cầu thảo luận:
 - Hãy kể tên các bài đạo đức học từ đầu học kỳ II đến giờ
- Sau mỗi bài học, em cần ghi nhớ điều gì?
 - Gọi đại diện các nhóm lên trình bày
 - GV nhận xét và bổ sung
HĐ2: Luyện tập thực hành kỹ năng đạo đức
 - GV đưa ra tình huống với mỗi bài và yêu cầu HS ứng xử thực hành các hành vi của mình
 - Gọi HS nhận xét
 - GV phát phiếu học tập
 - Nêu yêu cầu để HS điền đúng sai
 - Thu phiếu để nhận xét
 3.Củng cố, dặn dò
- GV hệ thống bài và nhận xét giờ học
- về nhà ôn bài và thực hành kỹ năng như bài học
 - Vài em trả lời
 - Nhận xét và bổ sung
 - HS chia nhóm
 - HS lắng nghe
 - Các nhóm thảo luận và trả lời
 + Kính trọng và biết ơn người lao động
 + Lịch sự với mọi người
 + Giữ gìn các công trình công cộng
 - HS nhận xét và bổ sung
 - HS trả lời
 - Đại diện các nhóm lần lượt nêu ghi nhớ của bài
 - Lần lượt HS lên thực hành các kỹ năng theo yêu cầu của GV
 - Nhận xét và bổ sung
 Thứ sáu ngày 25 tháng 2 năm 2011
Toán (tiết 125)
Phép chia phân số
I. Mục tiêu: Giúp HS :
- Biết thực hiện phép chia phân số( Lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược)
- Yêu thích học môn toán.
II. Đồ dùng dạy học
 - Bảng phụ vẽ sẵn hình nh SGK
III. Các hoạt động dạy học
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
1.Kiểm tra: Muốn tìm chiều dài hình chữ nhật khi biết chiều rộng và diện tích ta làm thế nào?
2. Bài mới: Giới thiệu – Ghi bảng
a. Hoạt động 1: Giới thiệu phép chia phân số
- GV treo bảng phụ và nêu bài toán và cho HS quan sát hình vẽ trên bảng phụ và hướng dẫn:
 : = x = 
- Phân số là phân số đảo ngược của 
- Nêu cách chia phân số?
b.Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1(136):
? Nêu yêu cầu của bài
Bài 2(136):
? Bài yêu cầu gì
? Ta làm như thế nào
Bài 3(136):
? Nêu yêu cầu của bài
? Nêu cách làm
Bài 4(136): Dành cho HS khá giỏi
Giải toán:
- Đọc đề - tóm tắt đề?
- Nêu phép tính giải?
- GV chấm bài nhận xét: 
3.Củng cố, dặn dò :
- Nêu cách chia phân số?
- Về nhà ôn lại bài.	
- 3 ,4 em nêu:
- Cả lớp làm vở nháp 1 em lên bảng
3, 4 em nêu:
Cả lớp làm vở- đổi vở kiểm tra
-1em nêu miệng kết quả
; ;;
Cả lớp làm vở 2 em chữa bài
 a. : = x = 
(Các phần còn lại làm tương tự)
Bài 3: Cả lớp làm vở 2 em lên bảng chữa
a. x = ; : = x = 
(Các phần còn lại làm tương tự)
- HS làm bài- chữa bài
 Chiều dài hình chữ nhật:
 : = ( m)
 Đáp số: m
_____________________________________
Tập làm văn (tiết 50)
Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả cây cối
I- Mục đích, yêu cầu
1. Học sinh nắm đợc 2 cách mở bài trực tiếp và gián tiếp trong bài văn miêu tả cây cối.
2. Vận dụng viết được 2 kiểu mở bài trên khi làm bài văn miêu tả cây cối.
II- Đồ dùng dạy- học
- ảnh chụp các cây xanh, cây hoa để quan sát.
- Bảng phụ viết dàn ý quan sát
III- Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
2. Dạy bài mới: Giới thiệu bài: 
Hướng dẫn học sinh luyện tập
Bài tập 1
? Nêu yêu cầu của bài
- GV kết luận:
- Cách 1: mở bài trực tiếp
- Cách 2: mở bài gián tiếp
Bài tập 2
- GV nêu yêu cầu
- Bài yêu cầu viết mở bài gì?
- Em chọn tả cây gì trong 3 đề bài?
- GV nhận xét
Bài tập 3
- GV treo tranh ảnh đã chuẩn bị 
- Đó là cây gì?
- Cây đó trồng ở đâu?
- Em nhận xét gì về cây đó?
- GV treo bảng phụ chép gợi ý
Bài tập 4
- GV nêu yêu cầu
- GV gợi ý có thể sử dụng dàn ý bài 3
- GV nhận xét, cho điểm 3-5 bài
3. Củng cố, dặn dò
- Có mấy kiểu mở bài trong bài văn miêu tả cây cối?
- Về nhà ôn kĩ bài, chuẩn bị tiết sau.
- 2 em đọc bài tập 3( viết tin và tóm tắt tin)
- Lớp nhận xét
- Nghe, mở sách
- HS đọc yêu cầu bài tập
- Tìm sự khác nhau trong cách mở bài của 2 đoạn văn
- Nêu ý kiến
- HS đọc thầm yêu cầu
- Mở bài gián tiếp
- HS nêu ý kiến
- HS viết mở bài vào nháp
- Lần lượt đọc
- 1 em đọc yêu cầu, lớp đọc thầm
- HS quan sát
- Cây hoa phượng
- Trồng ở sân trường
- Cây rất đẹp, bóng cây rất mát
- HS làm bài cá nhân( dàn ý). 1 em đọc
- HS đọc thầm
- HS làm bài cá nhân viết 1 mở bài cho bài văn miêu tả cây cối
- HS nối tiếp đọc bài làm
- Lớp nhận xét
- Có 2 kiểu: Mở bài trực tiếp
 Mở bài gián tiếp.
Khoa học (tiết 50)
Nóng, lạnh và nhiệt độ
I. Mục tiêu : sau bài học học sinh có thể
- Nêu được ví dụ về các vật có nhiệt độ cao thấp 
- Nêu được nhiệt độ bình thường của cơ thể người, nhiệt độ của hơi nước đang sôi, nhiệt độ của nước đá đang tan
- Biết sử dụng từ “ Nhiệt độ ” trong diễn tả sự nóng lạnh.
- Biết cách đọc nhiệt kế và sử dụng nhiệt kế
II. Đồ dùng dạy học
- Chuẩn bị chung : Một số loại nhiệt kế, phích nước sôi, một ít nước đá
- Chuẩn bị theo nhóm : nhiệt kế, 3 chiếc cốc
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra : Nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ đôi mắt
2. Dạy bài mới
+ HĐ1: Tìm hiểu về sự truyền nhiệt
* Mục tiêu: nêu được ví dụ về các vật có nhiệt độ cao thấp. Biết sử dụng từng nhiệt độ trong diễn tả sự nóng lạnh
* Cách tiến hành
B1: Cho học sinh kể tên một số vật nóng lạnh thường gặp
B2: HS quan sát hình 1 và trả lời : cốc nước nào có nhiệt độ cao nhất ? Thấp nhất ?
B3: Cho học sinh tìm thêm ví dụ về các vật có nhiệt độ bằng nhau, cao hơn....
+ HĐ2: Thực hành sử dụng nhiệt kế
* Mục tiêu : biết sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ
* Cách tiến hành
B1: Giới thiệu về hai loại nhiệt kế
B2: Thực hành đo nhiệt độ 
 - Giáo viên cho học sinh tiến hành làm thí nghiệm đo nhiệt độ của các cốc nước; Sử dụng nhiệt kế y tế để đo nhiệt độ cơ thể
 - Gọi học sinh báo cáo kết quả
 - Giáo viên nhận xét và kết luận 
 - Gọi học sinh đọc mục bạn cần biết
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhiệt độ của nước đang sôi và nước đá đang tan là bao nhiêu?
- Có mấy loại nhiệt độ ? Nhiệt độ cơ thể người bình thường là bao nhiêu ?
 - Hai em trả lời
 - Nhận xét và bổ xung
 - Học sinh kể : nước sôi, bàn là,.....; Nước đá, tuyết......
 - Cốc nước nóng có nhiệt độ cao nhất; Cốc nước đá có nhiệt độ thấp nhất
 - Học sinh nêu
 - Nhận xét và bổ xung
 - Học sinh quan sát và theo dõi
 - Thực hành làm thí nghiệm theo nhóm : Đo nhiệt độ cơ thể người; Đo nhiệt độ của cốc nước sôi, cốc nước đá
 - Đại diện nhóm báo cáo
 - Vài em đọc
 Giáo dục tập thể (Tuần 25) 
 Sơ Kết Tuần + vui văn nghệ 
I. Mục đích - yêu cầu: 
	- HS thấy được ưu nhược điểm của bản thân, của lớp trong tuần vừa qua.
	- Phát huy ưu điểm, sửa chữa nhược điểm.
 - Duy trì mọi nề nếp
 - Phương hướng tuần sau.
II. Nội dung sinh hoạt:
1. Giới thiệu nội dung sinh hoạt:
2. Nhận xét ưu khuyết điểm trong tuần.
 - GV nhận xét chung.
*Ưu điểm:
- Nói chung các em đều ngoan, lễ phép.
- Có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập.
- Nghỉ học có giấy xin phép.
- Thực hiện tốt giờ ăn giờ ngủ.
- Trong lớp một số em hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài: Trần Linh, Nguyễn Anh, Lan.....
* Nhược điểm 
- Đôi khi còn nói chuyện riêng trong giờ học: Nam, Dũng
- Còn quên dụng cụ học tập: Lí, Trang.
3. Vui văn nghệ:
4. Phương hướng tuần tới.
- Duy trì nề nếp lớp
- Phát huy ưu điểm, sửa chữa nhược điểm.
- HS nghe giáo viên nhận xét.
- Các nhóm tự kiểm điểm bản thân
- Báo cáo với GVCN
- Lớp trưởng nhắc nhở các bạn trong lớp thực hiện tốt các nề nếp.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 4 TUAN 2125 LAN.doc