Giáo án Lớp 4 - Tuần 21 - GV: Nguyễn Thị Thanh Tâm – Trường Lý Tự Trọng Đắk Mil

Giáo án Lớp 4 - Tuần 21 - GV: Nguyễn Thị Thanh Tâm – Trường Lý Tự Trọng Đắk Mil

 TẬP ĐỌC: ANH HÙNG LAO ĐỘNG TRẦN ĐẠI NGHĨA.

I/ MỤC TIÊU

 - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với nội dung tự hào, ca ngợi.

 - Hiểu ND: Ca ngợi anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A/ On định

B/ Kiểm tra bài cũ

- Gọi HS đọc bài “ Trống đồng Đông Sơn” và trả lời câu hỏi1,3

- GV nhận xét chung, ghi điểm.

C/ Bài mới

 1/ Giới thiệu bài: GV ghi tựa bài lên bảng

2/ Luyện đọc và tìm hiểu bài .

 a/ Luyện đọc

 - Gọi HS đọc cả bài

 - Chia đoạn : 4 đoạn

- Đọc nối tiếp lần 1

+ Phát âm: Quang Lễ, 1935, Kĩ sư, vũ khí, Ba-dô-ca

- Đọc nối tiếp lần 2 và giải thích nghĩa từ ở phần chú thích SGK/22

- Luyện đọc theo cặp

 - GV đọc mẫu - chú thích cách đọc diễn cảm.

 

doc 40 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 487Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 21 - GV: Nguyễn Thị Thanh Tâm – Trường Lý Tự Trọng Đắk Mil", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TẬP ĐỌC: ANH HÙNG LAO ĐỘNG TRẦN ĐẠI NGHĨA.
I/ MỤC TIÊU 
 - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với nội dung tự hào, ca ngợi.
 - Hiểu ND: Ca ngợi anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc 
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ Oån định 
B/ Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS đọc bài “ Trống đồng Đông Sơn” và trả lời câu hỏi1,3
- GV nhận xét chung, ghi điểm.
C/ Bài mới 
 1/ Giới thiệu bài: GV ghi tựa bài lên bảng 
2/ Luyện đọc và tìm hiểu bài .
 a/ Luyện đọc 
 - Gọi HS đọc cả bài
 - Chia đoạn : 4 đoạn
- Đọc nối tiếp lần 1
+ Phát âm: Quang Lễ, 1935, Kĩ sư, vũ khí, Ba-dô-ca
- Đọc nối tiếp lần 2 và giải thích nghĩa từ ở phần chú thích SGK/22
- Luyện đọc theo cặp 
 - GV đọc mẫu - chú thích cách đọc diễn cảm.
b/ Tìm hiểu bài:
- Gọi HS đọc đoạn 1
- Yêu cầu câu hỏi: Nói lại tiểu sử của Trần Đại Nghĩa trước khi theo Bác Hồ về nước.
- GV nhận xét, chốt ý
- Gọi HS đọc đoạn 2, 3 và trả lời câu hỏi:
+ Em hiểu “Nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc” nghĩa là gì? 
+ Giáo sư Trần Đại Nghĩa đã có đóng góp gì lớn trong kháng chiến? 
+ Nêu đóng góp của ông Trần Đại Nghĩa cho sự nghiệp xây dựng tổ quốc?
- GV nhận xét, chốt ý tuyên dương những nhóm trả lời đúng nhất
- Gọi HS đọc phần còn lại và trả lời câu hỏi:
+Nhà nước đánh giá cao những cống hiến của ông Trần Đại Nghĩa như thế nào.
+Nhờ đâu ông Trần Đại nghĩa có được cống hiến như vậy? 
- GV nhận xét, chốt ý tuyên dương những nhóm trả lời đúng nhất.
c/ Hướng dẫn đọc diễn cảm
- Gọi HS đọc nối tiếp 
- GV treo đoạn văn cần luyện đọc 
- GV đọc mẫu đoạn văn 
- Nêu cách đọc đoạn văn này?
- GV gạch chân những từ cần nhấn giọng.
+ Đọc diễn cảm đoạn văn
+ Thi đua đọc diễn cảm
+ Nhận xét cách đọc của bạn
D/ Củng cố:
+ Theo em nhờ đâu giáo sư Trần Đại Nghĩa lại có những cống hiến to lớn như vậy cho nước nhà? 
E/ Dặn dò: 
- Nhắc nhở HS luôn chăm học, học tập tấm gương anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa. 
- Chuẩn bị bài sau: Bè xuôi sông La.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi
- HS nhắc lại
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS đánh dấu đoạn
- 4 HS đọc nối tiếp
- 3 HS phát âm
- 4 HS đọc nối tiếp và giải nghĩa từ 
- HS đọc theo cặp.
- Cả lớp lắng nghe
-1 HS đọc, cả lớp đọc thầm
- HS nối tiếp nhau trả lời.
- HS khác nhận xét . 
- Cả lớp theo dõi
-1 HS đọc, cả lớp đọc thầm
- Nhóm đôi thảo luận để tìm câu trả lời
- Đại diện nhóm đặt câu hỏi
- Nhóm khác trả lời. Bạn bổ sung ý 
- Cả lớp theo dõi
- Nhóm bàn thảo luận với 2 câu hỏi trên.
- Đại diện nhóm nêu câu hỏi- nhóm bạn trả lời. Nhóm khác bổ sung ý 
- Cả lớp theo dõi
- 4 HS đọc 
- Cả lớp quan sát, HS theo dõi
-1 HS nêu
- Cả lớp theo dõi
- Nhóm đôi đọc
- 1 số HS đọc nối tiếp 
- HS nhận xét
-HS nêu.
- Cả lớp lắng nghe, thực hiện
 TOÁN: RÚT GỌN PHÂN SỐ
I. MỤC TIÊU: 
 - Bước đầu biết cách rút gọn phân số và nhận biết được phân số tối giản (trường hợp đơn giản).
 - Bài tập cần làm: Bài 1a ; 2a. HS khá, giỏi làm: Bài 1b ; 2b ; 3.
II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP : - Bảng phụ, một số tờ giấy khổ to.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định: 
2.Kiểm tra bài cũ
- GV gọi HS nêu kết luận về tính chất cơ bản của phân số 
- Kiểm tra cả lớp : Viết vào chỗ chấm để được phân số bằng nhau 
 5 1  7
 15  18 
- GV nhận xét chung, ghi điểm.
3.Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: Rút gọn phân số
- Ghi tựa lên bảng.
b/ Tìm hiểu bài :
* Thế nào là rút gọn phân số ?
- Gọi HS đọc dòng a SGK/112
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để tìm ra phân số bằng nhưng có tử số và mẫu số bé hơn.
 - Hãy so sánh tử số và mẫu số của hai phân số trên với nhau.
- Kết luận: Có thể rút gọn phân số để có được một phân số có tử số và mẫu sốbé đi mà phân số mới vẫn bằng phân số đã cho.
* Cách rút gọn phân số, phân số tối giản
* Ví dụ 1: Rút gọn phân số 
- Yêu cầu HS rút gọn phân số vào vở, 1 HS làm vào phiếu.
- Rút gọn phân số ta được phân số nào ?
- Hãy nêu cách em làm để rút gọn từ phân số được phân số ?
- Phân số còn có thể rút gọn được nữa không ? Vì sao ?
- GV kết luận: Phân số không thể rút gọn được nữa. Ta nói rằng phân số là phân số tối giản. Phân số được rút gọn thành phân số tối giản .
* Ví dụ 2 : 
- GV yêu cầu HS rút gọn phân số . GV có thể đặt câu hỏi gợi ý để HS rút gọn được:
+ Tìm một số tự nhiên mà 18 và 54 đều chia hết cho số đó ?
+ Thực hiện chia số cả tử số và mẫu số của phân số cho số tự nhiên em vừa tìm được.
+ Kiểm tra phân số vừa rút gọn được, nếu là phân số tối giản thì dừng lại, nếu chưa là phân số tối giản thì rút gọn tiếp.
Khi rút gọn phân số ta được phân số nào?
- Phân số đã là phân số tối giản chưa ? Vì sao ?
* Kết luận:
 - GV yêu cầu HS mở SGK và đọc kết luận của phần bài học
c/ Luyện tập 
* Bài 1 : - Gọi HS đọc đề.
- Cả lớp làm bài vào vở, 6 HS làm bài trên phiếu.
- GV nhận xét và chốt ý đúng.
* Bài 2 : - Gọi HS đọc đề.
- Yêu cầu HS làm bài tìm phân số nào tối giản, phân số nào rút gọn được rồi rút gọn phân số đó, 2 HS làm bài trên phiếu.
- Nêu những phân số tối giản ? Vì sao em chọn đó là phân số tối giản ?
* Bài 3 : HS khá, giỏi làm.
4.Củng cố: Nêu cách rút gọn và cho ví dụ?
5. Dặn dò:
-Về nhà học thuộc ghi nhớ cách thực hiện rút gọn phân số, làm các bài tập chưa hoàn thành và chuẩn bị bài sau : Luyện tập
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS nêu. HS dưới lớp theo dõi để nhận xét 
- Cả lớp làm vở nháp. 1 HS lên bảng làm.
- HS lắng nghe. 
- 1 số HS nhắc lại tựa bài.
- 1 HS đọc.
- HS thảo luận và tìm cách giải quyết vần đề.
- Ta có = .
- Tử số và mẫu số cùa phân số nhỏ hơn tử số và mẫu số của phân số .
- HS nghe giảng và nêu
- HS nhắc lại.
- 1 HS đọc ví dụ
- Cả lớp làm bài vào vở, 1 HS làm vào phiếu khổ to. Dán phiếu lên bảng 
- Nhận xét.
- Ta được phân số .
- Ta thấy cả 6 và 8 đều chia hết cho 2 nên ta thực hiện chia cả tử số và mẫu số của phân số cho 2.
- Không thể rút gọn phân số được nữa vì 3 và 4 không cùng chia hết cho một số tự nhiên nào lớn hơn 1.
- HS nhắc lại.
- 1 HS đọc ví dụ .
+ HS có thể tìm được các số 2, 9, 18.
- Cả lớp làm bài, 1 HS làm bài vào phiếu.
- Dán phiếu trình bày, bạn nhận xét.
 - Phân số 
- Phân số đã là phân số tối giản vì 1 và 3 không cùng chia hết cho số nào lớn hơn 1.
- HS nêu trước lớp.
- 1 HS đọc đề bài.
- HS cả lớp làm bài vào vở, 6 HS làm bài trên phiếu.
- Dán phiếu, nhận xét bài làm.
- 1 HS đọc đề bài.
- Cả lớp làm bài, 2 HS làm bài vào phiếu.
- Dán phiếu, bạn nhận xét bài.
- HS lần lượt nêu.
- 1 số HS nêu.
- Cả lớp lắng nghe ghi nhớ về nhà thực hiện..
 KHOA HỌC: ÂM THANH 
I/ MỤC TIÊU 
 - Nhận biết âm thanh do vật rung động phát ra.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
 - Chuẩn bị theo nhóm: Ống bơ, thước,vài hòn sỏi. Trống nhỏ, một ít vụn giấy.
 + Một số đồ vật khác để tạo ra âm thanh: kéo, lược,
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ Oån định
B/ Kiểm tra bài cũ
+ Chúng ta nên làm gì để bảo vệ bầu không khí trong lành?
+ Tại sao phải bảo vệ bầu không khí trong lành?
-Nhận xét câu trả lời và cho điểm HS.
C/ Bài mới.
1/Giới thiệu bài - GV ghi tựa bài lên bảng
2/Giảng bài
* Hoạt động 1: Tìm hiểu các âm thanh xung quanh
* Mục tiêu: Nhận biết được những âm thanh xung quanh.
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu : Hãy nêu các âm thanh mà em nghe được và phân loại chúng theo các nhóm sau:
+ Âm thanh do người gây ra.
+ Âm thanh không phải do con người gây ra.
+ Âm thanh thường nghe được vào buổi sáng.
+ Âm thanh thường nghe được vào ban ngày.
+ Âm thanh thường nghe được vào ban đêm.
- GV nêu: Có rất nhiều âm thanh xung quanh ta.Hằng ngày, hằng giờ tai ta nghe được những âm thanh đó. Sau đây chúng ta cùng thực hành để làm một số vật phát ra âm thanh
*Hoạt động 2: Thưc hành các cách phát ra âm thanh.
* Mục tiêu: HS biết và thực hiện được các cách khác nhau để làm cho vật phát ra âm thanh
* Cách tiến hành 
- Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm, mỗi nhóm 4HS
- Nêu yêu cầu: Hãy tìm cách để các vật dụng mà các em chuẩn bị như ống bơ( hộp sữa bò),thước kẻ,sỏi, kéo, lượcPhát ra âm thanh.
- GV đi giúp đỡ từng nhóm.
- Gọi các nhóm trình bày cách của nhóm mình.
-GV nhận xét các cách mà HS trình bày và hỏi: Theo em, tại sao mà vật lại có thể phát ra âm thanh?
* Hoạt động 3: Tìm hiểu khi nào vật phát ra âm thanh
* Mục tiêu: HS nêu được ví dụ hoặc làm được thí nghiệm đơn giản chứng minh về sư ïliên hệ giữa rung động và sự phát ra âm thanh của một số vật
* Cách tiến hành:
-Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm để làm thí nghiệm”gõ trống” theo hướng dẫn ở SGK/83.
- GV theo dõi HS các nhóm làm thí nghiệm.
- GV đưa ra câu hỏi,gợi ý giúp HS liên hệ giữa việc phát ra âm thanh với rung động của trống.
- GV có thể cho HS quan sát một số hiện tượng khác về vật rung động có thể phát ra âm thanh (như sợi dây chun, sợi dây đa ...  tứ quý và xác định đoạn và nội dung từng đoạn 
- Gọi HS phát biểu.
- GV dán tờ phiếu ghi lời giải.
- Hỏi: +Bài văn miêu tả bãi ngô theo trình tự nào?
+ Bài văn miêu tả cây mai tứ quý theo trình tự nào? 
- GV kết luận lời giải đúng.
* Bài 3 : - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 
- Yêu cầu HS trao đổi và rút ra nhận xét về cấu tạo bài văn miêu tả cây cối
- Gọi HS phát biểu 
- GV nhận xét kết luận lời giải đúng.
3/Phần ghi nhớ: Gọi HS đọc phần ghi nhớ
4/ Phần luyện tập 
* Bài 1 : -Gọi HS đọc yêu cầu 
- Gọi HS trình bày 
- GV kết luận lời giải đúng.
* Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS quan sát một số cây ăn quả quen thuộc và lập dàn ý miêu tả cây cối đó theo một trong hai cách đã nêu.
- Yêu cầu HS đọc dàn ý của mình 
 - GV nhận xét kết luận lời giải đúng.
D/ Củng cố dặn dò: Yêu cầu HS đọc lại ghi nhớ 
- Chuẩn bị bài sau : Luyện tập quan sát cây cối 
- Nhận xét tiết học. 
- HS nhắc lại.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- HS thảo luận nhóm đôi tìm nội dung của từng đoạn.
- 3 HS nối tiếp nhau trình bày. 
- 2 HS đọc lại.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS cả lớp đọc thầm.
- HS nối tiếp nhau trình bày.
- HS so sánh 2 bài văn và trả lời 
-1 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS trao đổi theo cặp, thảo luận về câu hỏi 
- HS nối tiếp nhau trình bày 
- 1 số HS đọc ghi nhớ.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm và xác định trình tự miêu tả cây gạo 
- HS nối tiếp nhau trình bày.
-1 HS đọc yêu cầu của bài
- HS quan sát và lập dàn ý vào vở 
- 2 HS làm vào phiếu khổ to 
- HS nối tiếp nhau đọc 
- Nhận xét bài của bạn làm ở phiếu .
- 1 số HS đọc 
 TOÁN:	LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: Thực hiện được quy đồng mẫu số hai phân số.
 - Bài tập cần làm:Bài 1a ; 2a ; 4. HS khá, giỏi làm: Bài 1b ; 2b ; 3 ; 5.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định: 
2.Kiểm tra bài cũ
 - GV gọi HS lên bảng, yêu cầu làm BT của Tiết 105.
 - GV nhận xét và cho điểm HS. 
3.Bài mới:
a).Giới thiệu bài:
 -Trong giờ học này, các em sẽ luyện tập về quy đồng mẫu số các phân số .
 b).Hướng dẫn luyện tập
 Bài 1 : - GV yêu cầu HS tự làm bài.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 2: - GV gọi HS đọc yêu cầu phần a.
 - GV yêu cầu HS viết 2 thành phân số có mẫu số là 1.
 - GV yêu cầu HS quy đồng mẫu số hai phân số và thành 2 phân số có cùng mẫu số là 5.
 * Khi quy đồng mẫu số và 2 ta được hai phân số nào ?
 - GV yêu cầu HS tự làm tiếp phần b.
 - GV chữa bài và cho điểm HS.
 Bài 3: HS khá, giỏi làm.
 Bài 4: - GV yêu cầu HS đọc đề bài.
 * Em hiểu yêu cầu của bài như thế nào ?
 - GV yêu cầu HS làm bài.
- GV chữa bài và cho điểm HS.
 Bài 5: HS khá, giỏi làm.
4.Củng cố :HS nêu lại lưu ý khi thực hiện qui đồng?
5. Dặn dò:
 -Dặn dò HS về nhà hoàn thành các bài tập và chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung
- Nhận xét tiết học.
-2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn.
- HS lắng nghe. 
-3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện quy đồng 2 cặp phân số .
- HS cả lớp làm bài vào vở.
- HS nhận xét bài trên bảng.
- 1HS đọc yêu cầu của bài.
- HS thực hiện:
 = = ; Giữ nguyên .
- Ta được hai phân số và .
-2 HS lên bảng làm bài. 
- HS cả lớp làm bài vào vở..
- HS nêu: MSC là 2 x 3 x 5 = 30.
-1 HS đọc trước lớp.
- HS nêu.
-1 HS lên bảng làm bài.
- HS cả lớp làm bài vào vở.
- 1 số HS nêu.
- Cả lớp lắng nghe ghi nhớ về nhà thực hiện..
 ĐỊA LÍ: NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ
I.MỤC TIÊU :
 - Nhớ được tên một số dân tộc sống ở đồng bằng Nam Bộ: Kinh, Khơ-me, Chăm, Hoa.
 - Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về nhà ở, trang phcj của người dân ở đồng bằng Nam Bộ:
 + Người dân ở Tây Nam Bộ thường làm nhà dọc theo các sông ngòi, kênh, rạch, nhà cửa đơn sơ.
 + Trang phục phổ biến của người dân đồng bằng Nam Bộ trước đây là quần áo bà ba và chiếc khăn rằn.
 - HS khá, giỏi: Biết được sự thích ứng của con người với điều kiện tự nhiên ở đồng bằng Nam Bộ: vùng nhiều sông, kênh rạch- nhà ở dọc sông; xuồng ghe là phương tiện đi lại phổ biến.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Bản đồ phân bố dân cư VN. 
 -Tranh, ảnh về nhà ở, làmg quê, trang phục, lễ hội của người dân ở Đồng bằng Nam Bộ (sưu tầm) .
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động hoc
1 / Ổn định: 
2/ Kiểm tra bài cũ :
 - Đồng bằng Nam Bộ do phù sa sông nào bồi đắp nên?
 - Đồng bằng Nam Bộ có đặc điểm gì ?
 * GV nhận xét, ghi điểm.
3/ Bài mới :
 a/ .Giới thiệu bài: GV ghi tựa bài lên bảng .
b/ Giảng bài: 
1/.Nhà cửa của người dân:
 *Hoạt động 1: Làm việc cả lớp: 
 - GV cho HS dựa vào SGK, Bản đồ và cho biết:
 + Người dân sống ở Đồng bằng Nam Bộ thuộc những dân tộc nào?
 + Người dân thường làm nhà ở đâu? Vì sao?
 + Phương tiện đi lại phổ biến của người dân nơi đây là gì ?
 * GV nhận xét, kết luận.
 *Hoạt động 2 : Hoạt động nhóm 2 : 
 - Cho HS các nhóm quan sát hình 1 và cho biết: nhà ở của người dân thường phân bố ở đâu?
 * GV nói về nhà ở của người dân ở ĐB Nam Bộ: như SGV/ 96
 - GV cho HS xem tranh, ảnh các ngôi nhà kiểu mới kiên cố, khang trang, được xây bằng gạch, xi măng, đổ mái bằng hoặc lợp ngói để thấy sự thay đổi trong việc xây dựng nhà ở của người dân nơi đây. Nếu không có tranh, ảnh GV mô tả thêm về sự thay đổi này: đường bộ được xây dựng ,các ngôi nhà kiểu mới xuất hiệnngày càng nhiều, nhà ở có điện, nước sạch, ti vi 
 2/.Trang phục và lễ hội :
 * Hoạt động 3 : Hoạt động nhóm bàn : 
 - GV cho các nhóm dựa vào SGK, tranh, ảnh thảo luận theo gợi ý :
 + Trang phục thường ngày của người dân đồng bằng Nam Bộ trước đây có gì đặc biệt?
 + Lễ hội của người dân nhằm mục đích gì?
+ Trong lễ hội thường có những hoạt động nào ?
 + Kể tên một số lễ hội nổi tiếng ở đồng bằng Nam Bộ .
* GV nhận xét, kết luận.
4.Củng cố : 
 -GV cho HS đọc bài học trong khung SGK/121.
 -Nhà ở của người dân Nam Bộ có đặc điểm gì ?
5.Tổng kết - Dặn dò:
 -Nhận xét tiết học .
 -Về xem lại bài và chuẩn bị bài: “Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam Bộ”.
- HS lên bảng trả lời câu hỏi .
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS nhắc lại.
-HS trả lời. HS nhận xét, bổ sung.
- Các nhóm quan sát và trả lời .
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-Các nhóm thảo luận và đại diện trả lời .
 + Quần áo bà ba và khăn rằn.
 + Để cầu được mùa và những điều may mắn trong cuộc sống .
 + Đua ghe ngo 
 + Hội Bà Chúa Xứ ,hội xuân núi Bà ,lễ cúng trăng, lễ tế thần cá Ông(cá voi) 
-HS nhận xét, bổ sung.
-1 số HS đọc bài học.
-HS trả lời câu hỏi .
-HS chuẩn bị.
Thứ sáu ngày 21 tháng 1 năm 2011 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: VỊ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI THẾ NÀO ?
I/ MỤC TIÊU :
 - Nắm được kiến thức cơ bản để phục vụ cho việc nhận biết vị ngữ trong câu kể Ai thế nào? (ND ghi nhớ)
 - Nhận biết và bước đầu tạo được câu kể Ai thế nào? Theo yêu cầu cho trước, qua thực hành luyện tập (mục III).
 - HS khá, giỏi đặt được ít nhất 3 câu kể Ai thế nào? Tả cây hoa yêu thích (BT2, mục III).
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :2 tờ giấy khổ to viết 6 câu kể Ai thếnào ? trong đoạn văn ở phần nhận xét .
 - 1 tờ phiếu ghi lời giải câu hỏi 3 .
 - 2 tờ phiếu ghi 5 câu hỏi Ai thế nào ? Trong đoạn văn ở BT , phần luyện tập .
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
A/ Oån định
B/ Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HS lần lượt đọc đoạn văn kể về các bạn trong tổ có sử dụng kiểu câu Ai thế nào ? đã viết 
* GV nhận xét cho điểm .
C/ Bài mới .
1/ Giới thiệu: GV ghi tựa bài lên bảng. 
2/ Giảng bài
a/ Phần nhận xét 
Câu1, 2 : 
- HS đọc yêu cầu và đoạn văn trên bảng ghi sẵn .
-Yêu cầu các em tìm câu kể Ai thế nào ? có trong đoạn văn.
* GV nhận xét + chốt lời giải đúng . 
Các câu 1-2-4 –6 –7 là các câu kể Ai thế nào? 
Câu 3: - HS đọc yêu cầu.
-1 HS lên bảng gạch chân dưới CN 2 gạch , VN 1 gạch .
* GV nhận xét + chốt lời giải đúng.
Về đêm, cảnh vật thật im lìm.
 CN VN
Câu 4: - Gọi HS đọc yêu cầu .
- Yêu cầu HS thảo luận
- Gọi HS trình bày
* GV nhận xét + chốt lời giải đúng. 
b/ Phần ghi nhớ: Gọi HS đọc ghi nhớ
C/ Phần luyện tập 
Bài 1: - GọiHS đọc yêu cầu .
-Yêu cầu HS làm bài.
* GV chốt lời giải đúng:
Tất cả các câu trong đoạn văn là câu kể ai thế nào?
- Cánh đại bàng/ rất khoẻ. ( cụm TT)
 CN VN
Bài 2 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài .
- Yêu cầu HS tự đặt câu 
* GV nhận xét + khen HS đặt câu đúng, hay .
D/ Củng cố , dặn dò :
- Về nhà học thuộc ghi nhớ . Viết lại vào vở 5 câu kể Ai thế nào ?
-Chuẩn bị bài : Chủ ngữ trong cau kể ai thế nào?
-GV nhận xét tiết học .
-2 HS đọc đoạn văn .
-Nhắc lại tựa bài .
-1 HS đọc yêu cầu của bài.
-1 HS làm trên bảng .
- HS dưới lớp làm vào nháp .
-1 HS đọc lời giải đúng .
-1 HS đọc yêu cầu của bài.
-1 HS lên bảng làm bài. 
-Dưới lớp làm vào VBT . 
-1HS đọc yêu cầu của bài
-Trao đổi theo cặp.
- HS nối tiếp nhau trình bày.
- 1 số HS đọc SGK . 
-1HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài vào VBT
-1HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài vào vở.
- HS nối tiếp nhau trình bày
- HS lắng nghe và ghi nhớ, thực hiện .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 21(4).doc