Giáo án Lớp 4 Tuần 21 - GV: Trần Thị Anh Thi

Giáo án Lớp 4 Tuần 21 - GV: Trần Thị Anh Thi

Kĩ thuật (Tiết 21): ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH CỦA CÂY RAU, HOA

I/ Mục tiêu:

 -HS biết được các điều kiện ngoại cảnh và ảnh hưởng của chúng đối với cây rau, hoa.

 -Biết liên hệ thực tiễn về điều kiện ngoại cảnh đối với cây rau, hoa.

II/ Đồ dùng dạy- học:

 -Tranh ĐDDH điều kiện ngoại cảnh đối với cây rau, hoa.

III/ Hoạt động dạy- học:

 

doc 31 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 672Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 Tuần 21 - GV: Trần Thị Anh Thi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sinh hoạt lớp : TỔNG KẾT CUỐI TUẦN 18
I/ Yêu cầu: Tổng kết công tác tuần 18, phương hướng sinh hoạt tuần 19
II/ Lên lớp: Nội dung sinh hoạt
1/ Các phân đội trưởng nhận xét các mặt hoạt động trong tuần 
- Chi đội phó học tập nhận xét 
- Chi đội phó VTM nhận xét 
- Chi đội phó phụ trách lao động nhận xét 
- Uỷ viên phụ trách sao nhận xét 
- Chi đội trưởng nhận xét các hoạt động của từng phân đội, tuyên dương phân đội nào nổi bật, tuyên dương cá nhân 
- Giáo viên nhận xét lớp trong tuần qua:
+ Vệ sinh lớp học tốt, tích cực tham gia phong trào Hồi trống vì môi trường . Vẫn còn một số em chưa tham gia: Tuấn Mỹ, Minh Hùng, Phi Long
+ Các em có đủ đồ dùng học tập.
+ Các em tham gia kì thi cuối kì I nghiêm túc
2/ Phương hướng tuần 19: 
- Phát động học sinh thực hiện trường học thân thiện, học sinh tích cực. 
- Tiếp tục phong trào bảo vệ môi trường – xanh hoá trường học 
- Thực hiện tốt việc truy bài đầu giờ 
- Ra vào lớp ngay ngắn, tác phong đến lớp nghiêm túc
- Ôn bài chuẩn bị kiểm tra các môn còn lại.
- Trò chơi: Tập thể
Sinh hoạt lớp : TỔNG KẾT CUỐI TUẦN 20
I/ Yêu cầu: Tổng kết công tác tuần 20, phương hướng sinh hoạt tuần 21
II/ Lên lớp: Nội dung sinh hoạt
1/ Các phân đội trưởng nhận xét các mặt hoạt động trong tuần 
- Chi đội phó học tập nhận xét 
- Chi đội phó VTM nhận xét 
- Chi đội phó phụ trách lao động nhận xét 
- Uỷ viên phụ trách sao nhận xét 
- Chi đội trưởng nhận xét các hoạt động của từng phân đội, tuyên dương phân đội nào nổi bật, tuyên dương cá nhân 
- Giáo viên nhận xét lớp trong tuần qua:
+ Vệ sinh lớp học tốt, tích cực tham gia phong trào Hồi trống vì môi trường 
+ Các em có đủ đồ dùng học tập.
+ Học và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
+ Các em tham gia buổi sinh hoạt ngoại khoá do nhà trường tổ chức một cách nghiêm túc.
* Tồn tai: Vẫn còn em Phi Long để tóc dài.
2/ Phương hướng tuần 21: 
- Phát động học sinh thực hiện trường học thân thiện, học sinh tích cực. 
- Tiếp tục phong trào bảo vệ môi trường – xanh hoá trường học 
- Chuẩn bị văn nghệ hội diễn Mừng Đảng đón Xuân
- Thực hiện tốt việc truy bài đầu giờ 
- Ra vào lớp ngay ngắn, tác phong đến lớp nghiêm túc
- Chuẩn bị sách vở đầy đủ trước khi đến lớp
- Trò chơi: Tập thể
Hoạt động tập thể (Tiết 22) : TÌM HIỂU, TỔ CHỨC CÁC TRÒ CHƠI 
 DÂN TỘC
I/Mục tiêu: 
- Giúp học sinh biết được các trò chơi dân tộc, rèn luyện sức mạnh. sự khéo léo.
- Giúp HS thư giãn, thoải mái để học tập, sinh hoạt.
 II.Các hoạt động trên lớp
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định: Cho HS hát tập thể.
2.Giới thiệu ND tiết học:
*HĐ1: Giới thiệu các trò chơi dân tộc: ô ăn quan, đấu vật, múa vòng, xếp hình, kéo co.
- Kể tên những trò chơi dân gian mà em biết?
- Những trò chơi đó thường tổ chức vào dịp nào trong năm?
HĐ2: Tổ chức cho HS tham gia các trò chơi dân tộc
- Hãy giới thiệu cho các bạn biết câch thức chơi một trò chơi mà em biết?
- Tìm các trò chơi mà các bạn trai ưa thích? 
Các trò chơi mà bạn gái ưa thích?
- Trò chơi nào có ích? Trò chơi nào có hại cho sức khỏe?
- Tổ chức cho HS tham gia trò chơi kéo co, ô ăn quan?
- Yêu cầu HS tự tổ chức chơi.
- GV nhận xét, tuyên dương.
HĐ3: Tổ chức cho HS hát các bài đồng dao
- Cho HS hát những bài đồng dao đã học theo tổ.
- Cả lớp hát đồng thanh (2 lần)
- Mỗi nhóm cử 1 bạn thi hát những bài đồng dao.
3.Tổng kết:
- Nhận xét chung.
- HS hát.
- HS kể.
- HS lắng nghe.
-Học sinh kể tên các trò chơi.
- HS chơi theo nhóm.
- HS tự chơi.
Kĩ thuật (Tiết 21): ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH CỦA CÂY RAU, HOA 
I/ Mục tiêu:
 -HS biết được các điều kiện ngoại cảnh và ảnh hưởng của chúng đối với cây rau, hoa.
 -Biết liên hệ thực tiễn về điều kiện ngoại cảnh đối với cây rau, hoa.
II/ Đồ dùng dạy- học:
 -Tranh ĐDDH điều kiện ngoại cảnh đối với cây rau, hoa.
III/ Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập.
2.Dạy bài mới:
 a)Giới thiệu bài:
 b)Hướng dẫn cách làm:
 * Hoạt động 1: GV hướng dẫn tìm hiểu các điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của cây rau, hoa.
 -GV treo tranh hướng dẫn HS quan sát H.2 SGK. 
 + Cây rau, hoa cần những điều kiện ngoại cảnh nào để sinh trưởng và phát triển ?
 -GV nhận xét và kết luận: Các điều kiện ngoại cảnh cần thiết cho cây rau, hoa bao gồm nhiệt độ, nước, ánh sáng, chất dinh dưỡng, đất, không khí.
 * Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu ảnh hưởng của các điều kiện ngoại cảnh đối với sự sinh trưởng phát triển của cây rau, hoa.
 -GV hướng dẫn HS đọc nội dung SGK .Gợi ý cho HS nêu ảnh hưởng của từng điều kiện ngoại cảnhđối với cây rau, hoa.
 * Nhiệt độ:
 +Nhiệt độ không khí có nguồn gốc từ đâu?
 +Nhiệt độ của các mùa trong năm có giống nhau không?
 +Kể tên một số loại rau, hoa trồng ở các mùa khác nhau.
 -GV kết luận :mỗi một loại cây rau, hoa đều pht1 triển tốt ở một khoảng nhiệt độ thích hợp.Vì vậy, phải chọn thời điểm thích hợp trong năm đối với mỗi loại cây để gieo trồng thì mới đạt kết quả cao.
 * Nước.
 + Cây, rau, hoa lấy nước ở đâu?
 +Nước có tác dụng như thế nào đối với cây?
 +Cây có hiện tượng gì khi thiếu hoặc thừa nước?
 -GV nhận xét, kết luận.
 * Ánh sáng:
 + Cây nhận ánh sáng từ đâu?
 +Ánh sáng có tác dụng gì đối với cây ra hoa?
 +Những cây trồng trong bóng râm, em thấy có hiện tượng gì?
 +Muốn có đủ ánh sáng cho cây ta phải làm thế nào?
 -GV nhận xét và tóm tắt nội dung.
 -GV lưu ý :Trong thực tế, ánh sáng của cây rau, hoa rất khác nhau. Có cây cần nhiều ánh sáng, có cây cần ít ánh sáng như hoa địa lan, phong lan, lan Ývới những cây này phải tròng ở nơi bóng râm.
 * Chất dinh dưỡng:
 + Các chất dinh dưỡng nào cần thiết cho cây?
 + Nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây là gì ?
 +Rễ cây hút chất dinh dưỡng từ đâu?
 +Nếu thiếu, hoặc thừa chất dinh dưỡng thì cây sẽ như thế nào ?
 -GV tóm tắt nội dung theo SGK và liên hệ: Khi trồng rau, hoa phải thường xuyên cung cấp chất dinh dưỡng cho cây bằng cách bón phân. Tuỳ loại cây mà sử dụng phân bón cho phù hợp.
 * Không khí:
 -GV yêu cầu HS quan sát tranh và đặt câu hỏi:
 + Cây lấy không khí từ đâu ?
 +Không khí có tác dụng gì đối với cây ?
 +Làm thế nào để bảo đảm có đủ không khí cho cây?
 -Tóm tắt: Con người sử dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác gieo trồng đúng thời gian, khoảng cách tưới nước, bón phân, làm đấtn  để bảo đảm các ngoại cảnh phù hợp với mỗi loại cây . 
 -GV cho HS đọc ghi nhớ.
 3.Nhận xét- dặn dò:
 -Nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
 -Hướng dẫn HS đọc bài mới.
 -HS chuẩn bị các vật liệu, dụng cụ cho bài “Làm đất và lên luống để gieo trồng rau, hoa".
-Chuẩn bị đồ dùng học tập.
-HS quan sát tranh SGK.
-Nhiệt độ, nước, ánh sáng, chất dinh dưỡng, đất, không khí.
-HS lắng nghe.
-Mặt trời.
-Không. 
-Mùa đông trồng bắp cải, su hào Mùa hè trồng mướp, rau dền
-Từ đất, nước mưa, không khí.
-Hoà tan chất dinh dưỡng
-Thiếu nước cây chậm lớn, khô héo. Thừa nước bị úng, dễ bị sâu bệnh phá hoại
-Mặt trời
-Giúp cho cây quang hợp, tạo thức ăn nuôi cây.
-Cây yếu ớt, vươn dài, dễ đổ, lá xanh nhợt nhạt.
-Trồng, rau, hoa ở nơi nhiều ánh sáng 
-HS lắng nghe.
-Đạm, lân, kali, canxi,..
-Là phân bón.
-Từ đất.
-Thiếu chất dinh dưỡng cây sẽ chậm lớn, còi cọc, dễ bị sâu bệnh phá hoại. Thừa chất khoáng, cây mọc nhiều thân, lá, chậm ra hoa, quả, năng suất thấp.
-HS lắng nghe.
-Từ bầu khí quyển và không khí có trong đất.
-Cây cần không khí để hô hấp, quang hợp. Thiếu không khí cây hô hấp, quang hợp kém, dẫn đến sinh trưởng phát triển chậm, năng suất thấp. Thiếu nhiều cây sẽ bị chết.
-Trồng cây nơi thoáng, thường xuyên xới cho đất tơi xốp.
-HS đọc ghi nhớ SGK.
-HS cả lớp.
Tiếng Việt Tự học (Tuần 21) : LUYỆN TỪ VÀ CÂU: 
 LUYỆN TẬP CÂU KỂ “ AI THẾ NÀO? ”.
I.Mục tiêu:
- Kiến thức: Củng cố câu kể Ai thế nào? Thông qua viết đoạn văn ngắn. Củng cố cách đặt câu kiểu câu kể Ai thế nào?
- Kĩ năng: Viết được đoạn văn ngắn. Đặt câu hỏi cho bộ phận đặt đưới chân 
- Thái độ: Tự giác làm bài.
II.Chuẩn bị:
	Giáo viên: Ghi đề bài ở bảng lớp 	Học sinh: Vở
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra bài cũ:	Câu kể Ai thế nào?
2.Bài mới:
a.Giới thiệu bài:
b. Luyện tập:
Bài1: Xác định Chủ ngữ - vị ngữ trong các câu sau và đặt câu hỏi trong bộ phận gạch chân:
	Chim én đã về trong nắng xuân.
	Hoa tưng bừng nở trong trường.
	Những cánh buồm căng gió xa khơi.
	Đến gần nhà, Lan càng bồn chồn nhớ mẹ.
	Bên đường, hoa dại nở đầy
	Dòng sông trong xanh lững lờ trôi.
[ Chốt kết quả đúng
Mẫu: 	Chim én / đã về trong nắng xuân.
	 CN	VN
 Con gì đã về trong nắng xuân?
 Con chim én thế nào?
Bài 2: Viết tiếp vào chỗ chấm ở các câu sau để có câu kể Al thế nào? Miêu tả chú gà trống.
a) Chú gà trống nhà em
b) Đầu chú...
c) Khi chú gáy, cổ chú., ngực chú.
d) Tiếng gáy của gà trống..
Bài 3:	Hãy viết đoạn văn kể về các bạn trong lớp em, có sử dụng câu kể Ai thế nào?
Y/c học sinh đọc đề
Xác định Y/c đề 
[Kể về các bạn trong lớp - Kiểu câu Ai thế nào?
Y/c Hs làm bài
[Chốt:
Mẫu: Lớp em là lớp 4A, được chia thành 4 tổ, có bạn B ình làm lớp trưởng .
3. Củng cố dặn dò:
Nhận xét tiết học
Đặt câu - Bảng lớp 
Cá nhân làm bài - Bảng vở lớp - Đối chiếu kết quả
- Chim én/đã về trong nắng xuân.
- Hoa/ tưng bừng nở trong trường.
- Những cánh buồm /căng gió xa khơi.
- Đến gần nhà, Lan /càng bồn chồn nhớ mẹ.
- Bên đường, hoa /dại nở đầy
- Dòng sông/ trong xanh lững lờ trôi
- Bổ sung
1Hs - Lớp theo dõi bảng lớp 
Cá nhân nêu
1Hs - Lớp lắng nghe 
Bổ sung
Cá nhân làm bài
Đại diên trình bày
Nhận xét bổ sung
Toán Tự học (Tuần 21) : LUYỆN TẬP 
I.Mục tiêu:
- Củng cố rút gọn phân số, quy đồng mẫu số các phân số.
- Rèn kỹ năng rút gọn phân số và quy đồng mẫu số các phân số.
- Tự giác làm bài.
II. Chuẩn bị:	Giáo viên: Ghi đề bài ở bảng lớp.	Học sinh: Vở.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài cũ: Quy đồng mẫu số các phân số
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài:
 b. Luyện tập:
Bài 1: Rút gọn các phân số
[Chốt kết quả đúng
Yêu cầu học sinh nhắc lại các bước rút gọn phân số
Thống kê
Bài 2: Quy đồng mẫu số các phân số sau:
; ; 
[Chốt kết quả đúng
QĐMS: và 
QĐMS: và 
QĐMS: 
Yêu cầu học sinh nêu lại các bước QĐMS các phân số
Thống kê
Bài 3: Tìm phân số có mẫu số là 17, biết rằng giá trị của nó không thay đổi khi ta cộng tử với 18 và nhân mẫu với 3
Yêu ... MSC là 2 x 3 x 5 = 30 
HS thực hiện:
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT
- 1 HS đọc to trước lớp 
MSC là 60
30 x 11 = 15 x 2 x 11 
Lịch sử (Tiết 21) : NHÀ HẬU LÊ VÀ VIỆC TỔ CHỨC QUẢN LÍ 
 ĐẤT NƯỚC
I. Mục tiêu:
- Biết nhà Hậu Lê đã tổ chức quản lý đất nước tương đối chặt chẽ : Soan Bộ luật Hồng Đức ( nắm những nội dung cơ bản ) vẽ bản đồ đất nước .
II. Đồ dùng dạy học:
- Sơ đồ nhà nước thời Hậu Lê 
- Một số điểm của bộ luật Hồng Đức 
- Phiếu học tập của HS 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Bài cũ: (5 phút) 
 - GV gọi 3 HS lên bảng, y/c HS trả lời 3 câu hỏi ở cuối bài 16
- Nhận xét việc học ở nhà của HS 
2. Bài mới: (28')
a. Giới thiệu bài - Nêu mục tiêu bài học 
HĐ1: Làm việc cả lớp 
- GV giới thiệu một số nét khái quát về nhà Hậu Lê:
HĐ2: Làm việc cả lớp 
- GV treo sơ đồ vẽ sẵn và giảng cho HS 
- GV tổ chức thảo luận lớp theo câu hỏi sau: Nhìn về tranh tư liệu về cảnh trriều đình vua Lê và nội dung bài học trong SGK, em hãy tìm những sự việc thể hiện vua là người có uy quyền tối cao 
HĐ3: Làm việc cá nhân
- GV y/c HS đọc SGK và hỏi 
3. Củng cố dặn dò: (2') 
- Tổng kết giờ học, dặn HS về nhà học lại bài, làm các bài tập tự đánh giá kết quả học tập và chuẩn bị bài sau.
- HS lắng nghe 
- Y/c HS quan sát sơ đồ 
- HS cùng tìm hiều, trao đổi cới nhau trả lời: Vua là người đứng đầu nhà nước, có quyền tuyệt đối, mọi quyền lực tập trung vào tay vua, vua trực tiếp chỉ huy quân đội
+ HS trả lời theo hiểu biết 
+ Bộ luật Hồng Đức là công cụ giúp vua Lê cai quản đất nước. Nó củng cố chế độ phong kiến tập quyền, phát triển kinh tế, và ổn định xã hội 
+ Luật Hồng Đức đề cao ý thức bảo vệ độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ và phần nào tôn trrọng quyền lợi và địa vị của người phụ nữ 
Đạo đức (Tiết 21) : LỊCH SỰ VỚI MỌI NGƯỜI
I/ Mục tiêu:
- Biết ý nghĩa của việc cư xử lịch sự với mọi người .
- Nêu được ví dụ về cư xử lịch sự với mọi người .
- Biết cư xử lịch sự với những người xung quanh .
II/ Đồ dùng dạy học:
- SGK đạo đức 4
- Mỗi HS có ba tấm bìa màu: xạnh, đỏ, trắng 
- Một số đồ dung, đồ vật phục vụ cho trò chơi đóng vai 
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1 Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
Giới thiệu bài: nêu mục tiêu bài học
HĐ1: Phân tích truyện “Chuyện ở tiệm may”
- GV đọc truyện 
- Chia lớp thành 4 nhóm 
- Y/c thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi:
H: Trong câu chuyện trên ai là người lịch sự? Ai không lịch sự?
- Nhận xét câu trả lời của HS 
- KL: Trang là người lịch sự vì đã biết chào hỏi người lớn, ăn nói nhẹ nhàng, biết thông cảm với cô thợ may. Hà nên biết tôn trọng người khác và cư xử cho lịch sự . Cần phải lịch sự với người lớn tuổi trong mọi hoàn cảnh. Biết cư xử lịch sự sẽ được mọi người quý mến.
HĐ2: Xử lí tình huống 
- Chia lớp thành 4 nhóm 
- Y/c các nhóm thảo luận đóng vai, xử lí các tình huống sau
- Nhận xét các câu trả lời của HS 
- KL: Lịch sự với mọi người là có những lời nói, cử chỉ hành động thể hiện sự tôn trọng với bất cứ người nào mà mình gặp gỡ hay tiếp xúc
- Y/c đọc ghi nhớ 
3. Củng cố dặn dò: (2') 
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà chuẩn bị tiết sau
- Tiến hành thảo luận nhóm 
- Trang là người lịch sự vì đã biết chào hỏi mọi người, ăn nói nhẹ nhàng, biết thông cảm với cô thợ may. Hà không lịch sự vì nói hách dịch với cô thợ may, chưa biết thông cảm với người khác.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả. (nhóm trình bày sau không được trình bày trùng lặp ý kiến với nhóm trước, bổ sung thêm)
- Các nhóm nhận xét bổ sung 
- Tiến hành thảo luận nhóm 
- Đại diện các nhóm đóng vai, xử lý tình huống
- Học sinh các nhóm nhận xét, bổ sung
-1 hoc sinh đọc
Khoa học (Tiết 41) : ÂM THANH
I/ Mục tiêu:
- Nhận biết được âm thanh do vật rung động phát ra 
II/ Đồ dùng dạy học:
- Chuẩn bị theo nhóm 
+ Ống bơ ( lon sữa bò), thước, vài hòn sỏi. + Trống nhỏ, một ít vụn giấy.
+ Một số đồ vật khác để tạo ra âm thanh : kéo, lược,
+Đài và băng cát-xét ghi âm thanh của một số loại vật, sấm sét, máy móc,( nếu có).
- Chuẩn bị chung : đàn ghi ta.
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Kiểm tra bài cũ: (5')
- Nhận xét câu trả lời của HS
2. Dạy bài mới: 
Giới thiệu bài: (28'): Nêu mục tiêu bài
HĐ1: Tìm hiểu các âm thanh xung quanh 
* Mục tiêu: Nhận biết được những âm thanh xung quanh 
* Các tiến hành: 
- GV cho HS nêu các âm thanh mà các em biết 
- Thảo luận: Trong các âm thanh kể trên, những âm thanh nào do con người gây ra; những âm thanh nào thường nghe được vào sáng sớm, ban ngày, buổi tối ?
HĐ2: Thực hành các cách phát ra âm thanh 
* Mục tiêu: 
- HS biết và thực hiện các cách khác nhau để làm cho vật phát ra âm thanh 
* Cách tiến hành: Làm việc theo nhóm 
HĐ3: Tìm hiểu vật nào phát ra âm thanh 
* Mục tiêu: HS nêu được ví dụ làm thí nghiệm đơn giản chứng minh về sự liện hệ giữa rung động và sự phát ra âm thanh của một số vật 
* Cách tiến hành:
- Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm, mỗi nhóm 4 HS 
- Kết luận: Âm thanh do các vật rung động phát ra 
HĐ4: Trò chơi tiếng gì, ở phía nào thế?
* Mục tiêu: Phát triển thính giác (khả năng phân biệt các âm thanh khác nhau, định hướng nơi phát ra âm thanh)
* Cách tiến hành:
- Y/c HS chia làm 2 nhóm 
3. Củng cố dặn dò: (2') 
- GV nhận xét tiết học 
- Dặn HS về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài sau
- 2 HS lên bảng lần lượt trả lời câu hỏi
- HS tự do phát biểu 
- HS thảo luận nhóm. Quan sát hình 2 trang 82 SGK để tìm các vật tạo ra âm thanh
- Hoạt động trong nhóm theo yêu cầu. Mỗi HS nêu ra một cách vá các thành viên thực hành làm ngay
- 3 đến 5 nhóm lên trình bày cách làm để tạo ra âm thanh từ những vật dụng mà các nhóm đã chuẩn bị. HS vừa làm vừa thuyết minh cách làm 
- Lắng nghe
- Mỗi nhóm gây tiếng động 1 lần. nhóm kia cố nghe tiếng động do vật gây ra và viết vào giấy 
Địa lý (Tiết 21) : NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ
I/ Mục tiêu: Học xong bài này HS biết:
- Nhớ được tên một số dân tộc sống ở đồng bằng Nam Bộ : Kinh , Khơ me , Chăm , Hoa 
- Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về nhà oqr , trang phục của người đân ở đồng bằng Nam Bộ :
 + Người dân ở Tây Nam Bộ thường làm nhà dọc theo các song ngòi , kênh rạch , nhà cửa đơn sơ .
+ Trang phục phổ biến của người dân đồng bằng Nam Bộ trước đây là quần áo bà ba và chiếc khăn rằn 
II/ Đồ dung dạy học:
- Bản đồ phân bố dân cư Việt Nam 
- Tranh, ảnh về nhà ở, làng quê, trang phục, lễ hội của người dân ở đồng bằng Nam Bộ 
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới: 
HĐ1: Nhà ở của người dân
* Cho HS làm việc cả lớp 
- HS dựa vào SGK bản đồ phân bố dân cư Việt Nam trả lời :
+ Người dân sống ở đồng bằng Nam Bộ thuộc những dân tộc nào?
+ Người dân thường làm nhà ở đâu? Vì sao?
+ Phương tiện đi lại phổ biến của người dân nơi đây là gì? 
Tích hợp GDBVMT: 
H: Nhà ở dọc theo các sông nên vệ sinh ở các con sông như thế nào?
H: Ngày nay,nhà của người dân có gì thay đổi?Vấn đề môi trường ở đây như thế nào?
* Cho HS làm việc theo nhóm 
- HS các nhóm quan sát hình 1 trong SGK làm bài tập
- Y/c các nhóm trình bày kết quả 
- GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời
HĐ2: Trang phục và lễ hội
* Cho HS làm việc theo nhóm 
- Các nhóm dựa vào SGK, tranh, ảnh thảo luận theo gợi ý 
+ Trang phục thường ngày của người dân đồng bằng Nam Bộ trước dây có gì đặc biệt?
+ Lễ hội của người dân nhằm mục đích gì?
+ Trong lễ hội thướng có những hoạt động nào?
+ Kể tên một số lễ hội nổi tiếng ở đồng bằng Nam Bộ?
- HS trao đổi kết quả trước lớp 
- GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời 
3. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét, dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài mới
+ Người kinh, Chăm, Hoa, Khơ-me
+ Xuồng, ghe 
- Đại diện nhóm lên trình bày 
+ Quần áo bà ba, khăn quàng 
+ Cúng Trăng, hội xuân núi Bà, Bà chúa xứ 
 Khoa học (Tiết 42) : SỰ LAN TRUYỀN ÂM THANH
I/ Mục tiêu: 
Sau bài học, HS biết:
- Nêu ví dụ chứng tỏ âm thanh có thể truyền qua chất khí , chất lỏng , chất rắn .
II/ Đồ dùng dạy học:
 Chuẩn bị theo nhóm : 2 ống bơ (lon) ; vài vụn giấy ; 2 miếng ni lông ; dây chun ; một sợi dây mềm (bằng sợi gai, bằng đồng,) ; trống ; đồng hồ, túi ni lông (để bọc đồng hồ), chậu nước.
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng kiểm tra bài cũ
- Nhận xét câu trả lời của HS
2. Bài mới:
Giới thiệu bài: (28'): Nêu mục tiêu
HĐ1 : Tìm hiểu về sự lan truyền âm thanh
* Mục tiêu: Nhận biết được tai ta nghe được âm thanh khi rung động từ vật phát ra âm thanh được lan truyền tới tai 
* Cách tiến hành:
- Y/c HS đọc thí nghiệm trang 84 SGK và y/c HS làm thí nghiệm
- Y/c HS thảo luận nhóm về nguyên nhân làm cho tấm ni lông rung và giải thích âm thanh truyền từ trống đến tai ta ntn?
HĐ2: Tìm hiểu về sự lan truyền âm thanh qua chất lỏng, chất rắn 
* Mục tiêu: Nêu ví dụ chứng tỏ âm thanh có thể lan truyền qua chất lỏng, chất rắn 
* Cách tiến hành:
- Hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm như hình 2 trang 85 SGK
HĐ3: Tìm hiểu âm thanh yếu hay mạnh lên khi khoảng cách đến nguồn âm xa hơn 
* Mục tiêu: Nêu ví dụ hoặc làm thí nghiệm chứng tỏ âm thanh yếu đi khi lan truyền ra xa nguồn âm 
* Cách tiên hành: 
- GV gọi 2 HS lên làm thí nghiệm (1 em gõ đều trên bàn, 1 em đi xa dần)
HĐ4: Trò chơi nói chuyện qua điện thoại
* Mục tiêu: Củng cố vận dụng tính chất âm thanh có thể truyền qua vật rắn 
* Cách tiến hành: 
- Cho từng nhóm thực hành làm điện thoại ống nối dây. Phát cho mỗi nhóm một mẫu tin ngắn ghi trên tờ giấy 
Tích hợp GDBVMT: Các em thấy âm thanh có thể truyền qua mọi vật. Vì vậy chúng ta cần giữ trật tự trong giờ học cũng như không gây những tiếng động mạnh, tiếng ồn to làm ảnh hưởng đến mọi người.
3. Củng cố dặn dò: (2') 
- Nhận xét tiết học 
- Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết và chuẩn bị bài sau
+ 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi cô nêu
- Lắng nghe
+ Là do khi gõ, mặt trống rung động tạo âm thanh. Âm thanh đó truyền đến tai ta 
- HS phát biểu theo suy nghĩ 
- Y/c HS chia nhóm và thảo luận
- 2 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm theo 
- Là do sự rung động của vật lan truyền trong không khí và lan truyền tới tai ta làm cho màng nhĩ rung động 
+ Âm thành lan truyền qua môi trường không khí 
- HS trả lời
+ Âm thanh có thể lan truyền qua chất lỏng, chất rắn
- 2 HS làm thí nghiệm
+ HS trả lời 
- HS chia nhóm, nhận mẫu tin ghi trên tờ giấy rồi thực hành 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 21.doc