A. Mục tiêu:
- Tiếp tục rèn cho HS viết đúng mẫu, đúng cữ chữ, độ cao p, ph, P, PH
B. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng chữ cái chuẩn của Tiểu học
- HS: Vở luyện viết.
C. Các hoạt động dạy học
Tuần 21 Thứ hai ngày 17 tháng 1 năm 2011 Đạo đức Bài 10: Lịch sự với mọi người A. Mục tiêu: Học xong bài này HS có khả năng: - Hiểu thế nào là lịch sự với mọi người - Vì sao cần phải lịch sự với mọi người - Biết cư xử lịch sự với những người xung quanh Có thái độ: - Tự trọng, tôn trọng người khác, tôn trọng nếp sống văn minh - Đồng tình với những người biết cư xử lịch sự và không đồng tình với những người cư xử bất lịch sự B. Đồ dùng dạy học: - SGK đạo đức 4 - Mỗi HS có 3 tầm bìa xanh đỏ trắng; đồ dùng chơi đóng vai C. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I- Kiểm tra: - Tại sao lại phải kính trọng biết ơn người lao động II- Dạy bài mới: Giới thiệu bài Bài mới + HĐ1: Thảo luận lớp: Chuyện ở tiệm may - GV gọi HS đọc truyện theo nhóm và thảo luận câu hỏi ở SGK: - Em có nhận xét gì về cách cư xử của bạn Trang, Hà trong truyện - Nếu là bạn của Hà em sẽ khuyên bạn ấy điều gì? Vì sao? - Gọi đại diện các nhóm trình bày - GV kết luận + HĐ2: Thảo luận nhóm đôi (bài tập 1) - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ - Đại diện các nhóm lên trình bày - GV kết luận: Việc làm B, D là đúng; còn A, C, Đ là sai + HĐ3: Thảo luận nhóm (bài tập 3) - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ - Cho các nhóm thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày - GV kết luận: (SGV trang 43) - Gọi HS đọc ghi nhớ III. Củng cố, dặn dò - Sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ, chuyện tấm gương về cư xử lịch sử với bạn bè và mọi người. - Nhận xét và đánh giá giờ học - 2 HS trả lời - HS đọc chuyện theo nhóm - Trang là người lịch sự, ăn nói nhẹ nhàng, thông cảm với cô thợ may,... Hà nên biết tôn trọng người khác và cư xử lịch sự. - Khuyên Hà cần biết cư xử lịch sự, tôn trọng, quý mến - Nhận xét và bổ sung - Các nhóm thảo luận - Đại diện nhóm lên trình bày - Nhận xét và bổ sung - Các nhóm nhận nhiệm vụ và thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày - Nhận xét và bổ sung - Vài em đọc ghi nhớ - HS lắng nghe ghi nhớ Luyện viết Bài 18 . A. Mục tiêu: - Tiếp tục rèn cho HS viết đúng mẫu, đúng cữ chữ, độ cao p, ph, P, PH B. Đồ dùng dạy học: - GV: Bảng chữ cái chuẩn của Tiểu học - HS: Vở luyện viết. C. Các hoạt động dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I. Kiểm tra đồ dùng. II. Dạy bài mới. 1. Giới thiệu bài 2. Bài mới. a) Hướng dẫn luyện viết - GV treo bảng chữ cái chuẩn. - Gọi HS nêu những con chữ cần phải viết. - Âm Ph gồm những con chữ nào? - GV tổng kết lại cách viết, đồng thời di bút theo mẫu hoặc viết mẫu trên bảng. - Yêu cầu HS quan sát nêu lại quy trình viết. b) Thực hành luyện viết - Yêu cầu HS luyện viết vào vở. - GV quan sát, chỉnh sửa giúp HS. c) Kiểm tra, chấm bài. - GV kiểm tra một số bài viết. - Chấm một số bài viết xong trước. - Nhận xét các bài viết chưa tôt. III. Củng cố, dặn dò. - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà tiếp tục rèn tập viết. HS lấy Vở luyện viết HS lắng nghe, mở vở. HS quan sát. HS nêu: p, ph, P, PH - P, h HS lên nêu: Viết chữ P: Gồm hai nét. Nét 1 giống nét 1 của chữ B, nét 2 là nét cong trên hai đầu đón vào trong không đều. Lia bút xuống ĐK2 và viết chữ h. HS luyện viết HS lắng nghe. - HS lắng nghe, ghi nhớ. Toán Rút gọn phân số A. Mục tiêu Giúp HS Bước đầu nhận biết về rút gọn phân số và phân số tối giản Biết cách thực hiện rút gọn phân số (trường hợp các phân số đơn giản) B. Đồ dùng dạy học VBT C. Các hoạt động chủ yếu Hoạt động dạy Hoạt động học I. Bài cũ GV yêu cầu HS lên bảng làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm tiết 100 GV nhận xét và cho điểm HS 2 HS lên bảng HS dưới lớp theo dõi nhận xét bài làm của bạn. II. Bài mới Bài 1 : Yêu cầu HS mở SGK tự làm bài, nhắc HS rút gọn đến khi được phân số tối giản thì mới dừng lại. Khi rút gọn phân số có thể có một bước trung gian, không nhất thiết phải giống nhau. 2 HS lên bảng làm bài Dưới lớp làm vào vở bài tập. Bài 2 : - GV yêu cầu HS kiểm tra các phân số trong bài, sau đó trả lời câu hỏi. Phân số là phân số tối giản vì 1 và 3 không cùng chia hết cho số nào hơn hơn 1. HS trả lời tương tự phân số Rút gọn : Bài 3 : - GV hướng dẫn HS như cách đã hướng dẫn ở bài tập 3, tiết 100 phân số bằng nhau. HS tự làm bài III. Củng cố – dặn dò : Nhận xét tiết học Yêu cầu HS ghi nhớ cách rút gọn phân số, làm bài tập hướng dẫn Thứ ba ngày 18 tháng 1 năm 2011 Toán TH Luyện tập A. Mục tiêu - Luyện cách rút gọn phân số - NHận biết phân số tối giản B. Đồ dùng dạy học C. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I. Kiểm tra bài cũ - Gọi Hs nêu cách rút gọn phân số - Gọi HS lên bảng rút gọn phân số - GV nhận xét II. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Bài mới a) Hướng dẫn luyện tập Bài 1: - Gọi HS nêu yêu cầu - Yêu cầu ccả lớp đồng thanh nhắc laij cách rút gọn phân số - Yêu cầu HS tự làm Bài 2: - Gọi HS đọc đề - Phân số 2/5 là phân số như thế nào? - Để biết những phân số nào bằng phân số 2/5 ta làm thế nào? - GV hướng dẫn lại cách làm Bài 3: - Gọi HS đọc đề bài - Phân số tối giản là phân số như thế nào? - Gọi Hs nêu cách làm - GV nêu lại cách giải b) Thực hành - Yêu cầu HS nghiêm túc làm bài - GV quan sát giúp đỡ - Thu chấm một số bài - Nhận xét một số lỗi thường mắc phải III. Củng cố, dặn dò - Gv nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà học bài - HS nêu lại - HS làm bài - HS lắng nghe nhận xét - HS lắng nghe - HS nêu yêu cầu - HS lắng nghe, ghi nhớ cách làm - HS lắng nghe - HS đọc đề - phân số tố giản - Hs nêu cách làm bài: Cần rút gọn các phân số cần so sánh - Lắng nghe, ghi nhớ - HS đọc - HS trả lời: Cả tử số và mẫu số không cùng chia hết cho STN nào lớn hơn 1 - HS lắng nghe - HS làm bài - HS lắng nghe, sửa lỗi - HS lắng nghe, ghi nhớ Luyện từ và câu Luyện câu kể Ai thế nào? Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào? A- Mục đích, yêu cầu 1. HS hiểu được câu kể Ai thế nào? Nắm được đặc điểm về ý nghĩa và cấu tạo của vị ngữ trong câu kể Ai thế nào ? 2. Xác định được bộ phận vị ngữ trong các câu kể Ai thế nào ? Biết đặt câu đúng mẫu B- Đồ dùng dạy- học C- Các hoạt động dạy- học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I. Kiểm tra bài cũ II. Dạy bài mới Giới thiệu bài: Nêu MĐ- YC Bài mới a) Luyện câu kể Ai thế nào? Bài tập 1 - GV nhận xét, kết luận: Các câu 1, 2, 4, 6, 7 là câu kể Ai thế nào ? Bài tập 2 - GV mở bảng lớp chép sẵn 6 câu kể Ai thế nào ? GV chốt lời giải đúng(gạch dưới bộ phận chủ ngữ, bộ phận vị ngữ) Bài tập 3 - GV nêu yêu cầu, chốt lời giải đúng - Câu 1, 2 :VN biểu thị trạng thái của sự vật - Câu 3 : VN biểu thị trạng thái của người b) Luyện chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào? Bài tập 1 - Gọi HS đọc yêu cầu - Treo bảng phụ chép 5 câu kể Ai thế nào? - GV nhận xét, chốt lời giải đúng * Tất cả các câu 1,2,3,4,5 đều là câu kể Ai thế nào ? * Xác định vị ngữ: - Câu 1: Rất khoẻ (cụm tính từ) - Câu 2: Dài và cứng (2 tính từ) Bài tập 2 - Gọi HS đọc bài, GV nhận xét III. Củng cố, dặn dò - Dặn HS học thuộc ghi nhớ trong bài câu kể Ai thế nào? và bài Chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào? Xem lại các bài tập. - 2 em đọc đoạn văn kể về các bạn trong tổ có sử dụng câu kể Ai thế nào ? - Nghe giới thiệu, mở sách - HS đọc yêu cầu bài 1, tìm các câu kể Ai thế nào trong đoạn văn. Lần lượt đọc các câu tìm được. - 1 em đọc, lớp đọc thầm, gạch 1 gạch dưới bộ phận CN, 2 gạch dưới bộ phận VN - 1 em làm bảng lớp, lớp nhận xét, chữa bài đúng vào vở - HS đọc thầm, tìm vị ngữ, từ ngữ tạo thành vị ngữ - HD học sinh làm các bài tập trong vở BT - HS đọc nội dung bài 1, đọc đoạn văn, trao đổi theo cặp làm bài vào vở BT - 1 em chữa trên bảng phụ - Lớp chữa bài đúng vào vở - HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm. Nối tiếp nhau đọc 3 câu văn là câu kể Ai thế nào ? - HS lắng nghe,, ghi nhớ Thứ tư ngày 19 tháng 1 năm 2011 Tập đọc Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa A. Mục tiêu - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với nội dung tự hào ca ngợi. - Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài : ca ngợi Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước. B. Đồ dùng dạy - học - Gv: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. - HS: SGK C. Các hoạt động dạy – học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra 2, 3 HS đọc và trả lời câu hỏi. - GV nhận xét II. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Bài mới a) Hướng dẫn HS luyện đọc - Gọi HS đọc toàn bài - Gọi HS đọc chú giải - Cho HS đọc theo nhóm. Trình bày trước lớp - GV nghe và nhận xét và sửa lỗi luyện đọc cho HS. - Gọi HS đọc bài b) Tìm hiểu bài - Nhờ đâu ông Trần Đại Nghĩa có những cống hiến to lớn như vậy? - Nêu nội dung của baiứ? c) Đọc diễn cảm - GV đọc diễn cảm toàn bài: giọng kể rõ ràng, chậm rãi, với cảm hứng ca ngợi. Nhấn giọng khi đọc các danh hiệu cao quý Nhà nước đã trao tặng cho Trần Đại Nghĩa. III. Củng cố – Dặn dò - GV nhận xét tiết học, biểu dương HS học tốt. - HS khá giỏi đọc toàn bài. - HS đọc - 1, 2 HS đọc cả bài. - HS lắng nghe - Nhờ ông có tấm lòng lẫn tài năng. Õng yêu nước, tận tụy, hết lòng vì nước; ông lại là khoa học xuất sắc, ham nghiên cứu , học hỏi. - Bài văn ca ngợi Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước. - HS luyện đọc diễn cảm. - Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm. - HS lắng nghe, ghi nhớ K thut Bài 16 Điều kiện ngoại cảnh của cây rau, hoa A. Mục tiêu - Hs biết được các điều kiện ngoại cảnh và ảnh hưởng của chúng đối với cây rau, hoa. - Có ý thức chăm sóc cây rau, hoa đúng kỹ thuật. B. Đồ dùng Gv - Phôtô hình trong sgk trên khổ giấy lớn. - Sưu tầm một số tranh ảnh minh họa những ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đối với cây rau, hoa. Hs : Sưu tầm một số tranh ảnh minh họa những ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đối với cây rau, hoa. C. Các hoạt động dạy học I. Kiểm tra bài cũ Kiểm tra phân ghi nhớ và tranh minh họa. II. Bài mới Hoạt động dạy Hoạt động học * Giới thiệu bài và ghi đề bài Hoạt động 1: làm việc cá nhân *Mục tiêu: Tìm hiểu các điều kiên ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của cây rau, hoa. *Cách tiến hành: -Gv treo tranh và hướng dẫn hs quan sát tranh kết hợp với quan sát hình 2/sgk để trả lời câu hỏi : Cây rau, hoa cần những điều kiện ngọai cảnh nào? - Gv nêu câu trả lờinhư sgv/62. *Kết luận: Những điều kiẹn ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của cây rauvà hoa: nhiệt dộ, nước, ánh sáng, chất dinh dưỡng, không khí. Hoạt động 2: lam việc cá nhân *Mục tiêu: Tìm hiểu ảnh hưởng của các điều kiên ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của cây rau, hoa. *Cách tiến hành: -Yêu cầu hs đọc nội dung sgk. - Cho hs nêu ảnh hưởng của các điều kiên ngoại cảnh ảnh hưởng cây rau, hoa, mỗi yếu tố phải nêu được 2 ý cơ bản: + Yêu cầu của cây đối với từng điều kiện ngoại cảnh. + Những điều kiện bên ngoài của cây khi gặp các điều kiện nhgoai cảnh không phù hợp * Kết luận; Như phần ghi nhớ trong sgk/51 III. Củng cố : - GV nhận xét sự chuẩn bị tinh thần thái độ học tập của học sinh. - Chuẩn bị bài sau:đọc trước bài tiếp thao và chuẩn bị dụng cụ như sgk/52 Nhắc lại -Hs quan sát và trả lời Tập làm văn Luyện: Giới thiệu về địa phương A- Mục đích, yêu cầu 1. Học sinh nắm được cách giới thiệu địa phương qua bài văn mẫu Nét mới ở Vĩnh Sơn. 2. Bước đầu biết quan sát và trình bày được những đổi mới nơi các em sinh sống. 3. Có ý thức đối với công việc xây dựng quê hương. B- Đồ dùng dạy- học C- Các hoạt động dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I. Kiểm tra bài cũ - GV nhận xét II. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập Bài tập 1 - Bài văn nêu lên sự đổi mới của địa phương nào? - Kể lại những nét đổi mới nói trên? - GV treo bảng phụ - Dàn ý bài giới thiệu: Mở bài: Giới thiệu chung về địa phương em ( tên, đặc điểm chung) Thân bài: Giới thiệu những đổi mới Kết bài: Nêu kết quả của sự đổi mới, cảm nghĩ của em về sự đổi mới đó. Bài tập 2 - GV phân tích đề bài, giúp học sinh nắm chắc đề, gợi ý những điểm nổi bật - Gọi học sinh nêu nội dung em chọn. - Thi giới thiệu về địa phương - GV nhận xét, biểu dương những em có bài hay, sáng tạo. III. Củng cố, dặn dò - Trưng bày tranh ảnh về sự đổi mới của ĐP. - Dặn học sinh viết bài hoàn chỉnh vào vở. - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh cho bài giới thiệu địa phương do GV yêu cầu( sưu tầm tranh ảnh sự đổi mới của ĐP). - Nghe, mở sách - HS đọc yêu cầu bài 1, lớp đọc thầm bài Nét mới ở Vĩnh Sơn, suy nghĩ TLCH - Sự đổi mới ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định. - Dân biết trồng lúa nước, phát triển nghề nuôi cá, đời sống người dân cải thiện - 1-2 em nhìn bảng phụ đọc dàn ý - HS đọc yêu cầu bài 2 - Xác định yêu cầu đề bài. - Nêu nội dung - Lần lượt thi giới thiệu về ĐP - Lớp nhận xét - Trưng bày theo nhóm cùng quê hương PĐHSY Quy đồng mẫu số các phân số A. Mục tiêu - Luyện cách quy đồng mẫu số hai phân số B. Đồ dùng dạy học C. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I. Kiểm tra bài cũ - Gọi Hs nêu cách quy đồng mẫu số - Gọi HS lên bảng quy đồng - GV nhận xét II. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Bài mới a) Hướng dẫn luyện tập Bài 1: - Gọi HS nêu yêu cầu - Yêu cầu cả lớp đồng thanh nhắc lại cách quy đồng mẫu số - Yêu cầu HS phảI cố kết luận sau khi quy đồng - Yêu cầu HS tự làm Bài 2: - Gọi HS đọc đề - Phân số nào đã có mẫu số là mẫu số chung? - Ta cần quy đồng mẫu số này nữa không? - GV hướng dẫn lại cách làm b) Thực hành - Yêu cầu HS nghiêm túc làm bài - GV quan sát giúp đỡ - Thu chấm một số bài - Nhận xét một số lỗi thường mắc phải III. Củng cố, dặn dò - Gv nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà học bài - HS nêu lại - HS làm bài - HS lắng nghe nhận xét - HS lắng nghe - HS nêu yêu cầu - HS lắng nghe, ghi nhớ cách làm - HS lắng nghe - HS đọc đề - Phân số 7/12 - Không. Ta chỉ giữ nguyên - Lắng nghe, ghi nhớ - HS làm bài - HS lắng nghe, sửa lỗi - HS lắng nghe, ghi nhớ Thứ năm ngày 21 tháng 1 năm 2010 Toán Quy đồng mẫu số các phân số A. Mục tiêu - Luyện cách quy đồng mẫu số hai phân số trường hợp mẫu số chung là mẫu của một phân số đã cho B. Đồ dùng dạy học C. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I. Kiểm tra bài cũ - Gọi Hs nêu cách quy đồng mẫu số - Gọi HS lên bảng quy đồng - GV nhận xét II. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Bài mới a) Hướng dẫn luyện tập Bài 1: - Gọi HS nêu yêu cầu - Yêu cầu cả lớp đồng thanh nhắc lại cách quy đồng mẫu số khi chon mẫu số của một phân số làm MSC - GV cùng HS làm mẫu. Vừa làm vừa nêu lại các bước quy đồng - Yêu cầu HS phảI cố kết luận sau khi quy đồng - Yêu cầu HS tự làm Bài 2: - Gọi HS đọc đề - Đề yêu cầu chúng ta làm gì? - MSC là bao nhiêu - Phân số nào đã có mẫu số là mẫu số chung? - Ta cần quy đồng mẫu số này nữa không? - GV hướng dẫn lại cách làm b) Thực hành - Yêu cầu HS nghiêm túc làm bài - GV quan sát giúp đỡ - Thu chấm một số bài - Nhận xét một số lỗi thường mắc phải III. Củng cố, dặn dò - Gv nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà học bài - HS nêu lại - HS làm bài - HS lắng nghe nhận xét - HS lắng nghe - HS nêu yêu cầu - HS lắng nghe, ghi nhớ cách làm - HS lắng nghe - HS cùng làm, ghi nhớ - HS đọc đề - Quy đồng hai phân số cùng có mẫu là 12. - 5/12 - Không. Ta chỉ giữ nguyên - Lắng nghe, ghi nhớ - HS làm bài - HS lắng nghe, sửa lỗi - HS lắng nghe, ghi nhớ Sinh hoạt tuần21 A. Mục đích yêu cầu. - Tổng kết hoạt động của lớp trong tuần qua và đề ra phương hướng hoạt động tuần tới. B. Các hoạt động chủ yếu I. ổn định tổ chức. II. Nhận xét dánh giá 1. Tổ trưởng nhận xét từng tổ. 2. Lớp trưởng nhận xét. a) Về đạo đức. b) Về học tập. c) Các hoạt dộng khác 3. Giáo viên nhận xét a) Về đạo đức: - Các em có ý thức tốt, quan hệ với thầy cô đúng mực, thân thiện với bạn bè. b) Về học tập: - Nhìn chung các em có ý thức học tập tốt; học bài và làm bài trước khi đến lớp; hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng. - Một số vẫn chưa làm bài đầy đủ khi đến lớp. Nhiều bạn còn nhút nhát, không chịu phát biểu xây dựng bài. c) Các hoạt động khác. - Các em đã vân động bố mẹ đóng các loại quỹ cho nhà trường. - ủng hộ người nghèo và nạn nhân chất độc màu da cam; mua tăm ủng hộ người nghèo - Chăm sóc bồn hoa III. Phương hướng tuần tới - Thực hiện đầy đủ nề nếp trường lớp. Lao động trường lớp, dọn dẹp tượng đài liệt sĩ HĐNGLL giao lưu văn nghệ mừng đảng, mừng xuân 1. Yêu cầu giáo dục: - Giáo dục cho học sinh lòng biết ơn Đảng và tình yêu quê hương đất nước. - Động viên tinh thần học tập, rèn luyện và tạo thêm điều kiện để các em hiểu biết lẫn nhau, gắn bó với tập thể lớp và nhà trường. - Phát huy tiềm năng văn nghệ của lớp. 2. Nội dung và hình thức hoạt động a. Nội dung - Những bài hát, bài thơ câu chuyện... ca ngợi Đảng, ca ngợi quê hương, đất nước và mùa xuân. - Những sáng tác tự biên tự diễn của học sinh theo chủ đề hoạt động. b. Hình thức hoạt động Giao lưu văn nghệ với các loại hình đa dạng như: Thi đố, Thi hát nối... 3. Chuẩn bị hoạt động a. Về phương tiện hoạt động - Các tiết mục văn nghệ qua sưu tầm và sáng tác của học sinh theo chủ đề - Hệ thống các câu hỏi, các câu đó và các đáp án kèm theo. - Bảng quy định thang điểm dành cho ban giám khảo. b. Về tổ chức - GVCN làm việc với tập thể lớp: + Nêu chủ đề hoạt động, nội dung và hình thức tiến hành, đề nghị mỗi học sinh trong lớp cùng chuẩn bị và sẵn sàng tham gia. + Thành lập hai đội để giao lưu thi đấu, mỗi đội cử ra một đội trưởng đặt tên cho hai đội ( mỗi đội cử 10 em, số học sinh còn lại làm cổ động viên ) - Giáo viên hội ý với lực lượng cán sự lớp và hai đội trưởng để thống nhất các yêu cầu và phân công chuẩn bị hoạt động như: + Phân công người dẫn chương trình, xây dựng chương trình. + Chọn cử BGK, phân công trang trí 4. Tiến hành hoạt động a) Khởi động: - Bắt bài hát tập thể - Người dẫn chương trình tuyên bố lý do, nêu nội dung và hình thức giao lưu, giới thiệu BGK và mới hai đội lên tham dự. b) Giao lưu - Người dẫn chương trình lần lượt nêu các câu hỏi, câu đố, thành viên hai đội lần lượt thực hiện theo yêu cầu. - Trong qua trình giao lưu cần giao lưu với cổ động viên qua một số câu hỏi. 5. Kết thúc hoạt động Người dẫn chương trình công bố kết quả của hai đội và nhận xét ý thức tham gia vui chơi của hai đội và tập thể láơp.
Tài liệu đính kèm: