Giáo án Lớp 4 - Tuần 21 - Năm học 2011-2012 (Bản chuẩn kiến thức)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 21 - Năm học 2011-2012 (Bản chuẩn kiến thức)

I Mục tiêu:

- Bước đầu biết cách rút gọn phân số và nhận biết được phân số tối giản (trường hợp đơn giản)

- Làm được BT1a, 2a

- Rèn hs tính cẩn thận

II Đồ dùng dạy học: - GV: bảng phụ

 - HS: bảng con

III Các hoạt động dạy học:

1Bài cũ: 2 học sinh làm bài tập 3/SGK. Cả lớp làng bảng con.

 Nhận xét

2Bài mới: Giới thiệu bài

 

doc 17 trang Người đăng huybui42 Lượt xem 384Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 21 - Năm học 2011-2012 (Bản chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 6/2/2012
 Tập đọc Tiết 41
Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa
SGK/ 21 - TGDK: 45 phút
I Mục tiêu: đọc trôi chảy , rành mạch.- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với nội dung tự hào, ca ngợi.
- Hiểu ND: Ca ngợi AHLĐ Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
* KN:
-Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân
-Tư duy sáng tạo
II Đồ dùng dạy học: - GV: bảng phụ
III Các hoạt động dạy học:
1Bài cũ: Gọi 3 học sinh đọc bài Trống Đồng Đông Sơn và trả lời câu hỏi SGK
 Nhận xét
2Bài mới: Giới thiệu bài
* Hoạt động 1: Luyện đọc
- 2 học sinh đọc toàn bài. Giáo viên chia đoạn gồm 4 đoạn 
- Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn. Giáo viên kết hợp sửa sai và giải nghĩa từ
- HS luyện đọc bài trong nhóm
- Giáo viên đọc diễm cảm toàn bài 
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
- 1 học sinh đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm theo yêu cầu học sinh nói lại tiểu sử của Trần Đại Nghĩa trước khi theo Bác Hồ về nước
- Học sinh đọc thầm đoạn 2, 3 và trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK theo nhóm đôi
- Học sinh đọc đoạn 4 và trả lờI câu hỏi 4, 5
- Giáo viên chốt lạI và rút ra ý nghĩa bài học
* Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm
- GV đính bảng phụ, đọc mẫu và hướng dẫn cách đọc
- 4 học sinh nốI tiếp nhau đọc, giáo viên nhận xét
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm đoạn: “ Năm 1946., lô cốt của giặc”
- Học sinh luyện đọc theo cặp
- Học sinh thi đọc diễn cảm
3 Củng cố: Học sinh nêu ý nghĩa của bài. GD hs học tập gương Trần Đại Nghĩa
 Dặn dò: Về nhà đọc bài và xem trước bài sau
 Nhận xét tiết học
IV Bổ sung:
....
________________________________________________
Toán: Tiết 101
Rút gọn phân số
SGK/112 - TGDK: 45 phút
I Mục tiêu:
- Bước đầu biết cách rút gọn phân số và nhận biết được phân số tối giản (trường hợp đơn giản)
- Làm được BT1a, 2a
- Rèn hs tính cẩn thận
II Đồ dùng dạy học: - GV: bảng phụ
 - HS: bảng con
III Các hoạt động dạy học:
1Bài cũ: 2 học sinh làm bài tập 3/SGK. Cả lớp làng bảng con.
	 Nhận xét 
2Bài mới: Giới thiệu bài
* Hoạt động 1: Hình thành kiến thức
 Tổ chức cho học sinh hoạt động để nhận biết thế nào là rút gọn phân số
- Giáo viên nêu vấn đề như mục a/SGK. Yêu cầu học sinh thực hiện bảng con
- HS giải thích. Giáo viên nhận xét như SGK
- Vài học sinh nhắc lại nhận xét nà
- Giáo viên hướng dẫn học sinh rút gọn phân số SGK. HS nhận xét 
 + Ta gọi là phân số tối giản và yêu cầu học sinh nhắc lại 
 + Tương tự phân số 
 + Vài học sinh nêu cách rút gọn phân số như mục b.
* Hoạt động 2: Thực hành VBT/20 và SGK/114
Bài 1a/ VBT: Rút gọn các phân số
- HS nêu lại cách rút gọn phân số
- Làm vào bảng con
- GV kiểm tra kết quả, rèn kĩ năng rút gọn phân số cho hs
Bài 2a/SGK: Trong các phân số , , , , 
 Phân số nào tối giản? Vì sao?
- HS làm vào vở ô li, 1 em làm bảng phụ
- GV chấm, chữa bài 
3 Củng cố: Nêu cách rút gọn phân số
 Dặn dò: Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau
 Nhận xét tiết học 
IV Bổ sung:
..
_________________________________________________
Mĩ thuật: Tiết 21
Vẽ trang trí : Trang trí hình tròn
SGK/ 48 - TGDK: 30 phút
I Mục tiêu:- Hiểu cách trang trí hình tròn.
- Biết cách trang trí hình tròn.
- Trang trí được hình tròn đơn giản.HS khá giỏi: Chọn và sắp xếp hoạ tiết cân đối, phù hợp với hình tròn, tô màu đều, rõ hình chính, phụ.
II Đồ dùng dạy học: - GV: Một số đồ vật có dạng hình tròn. Hình gợi ý cách vẽ.
 - HS: Giấy vẽ, bút chì, màu.
III Các hoạt động dạy học:
1Bài cũ: GV kiểm tra dụng cụ của HS.
2Bài mới: Giới thiệu bài 
* Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.
- GV giới thiệu một số đồ vật hoặc hình ảnh minh họa để HS thấy trong cuộc sống nhiều đồ vật dạng hình tròn được trang trí đẹp
- Yêu cầu tìm và nêu ra những đồ vật trang trí dạng hình tròn
- Giới thiệu một số một số bài trang trí hình tròn và hình 1,2 SGK/48.Đặt câu hỏi để HS tìm hiểu về : + Bố cục,vị trí,họa tiết
 + Cách vẽ màu (H2/48)
 + Cách trang trí cơ bản, trang trí ứng dụng
- GV nhận xét
*Hoạt động 2: Cách trang trí hình tròn
- GV vẽ 1 số hình tròn lên bảng rồi hướng dẫn HS trang trí như hình 3 SGK/49
- GV cho HS xem 1 số bài trang trí hình tròn của HS lớp trước.
*Hoạt động 3: Thực hành
- HS thực hành vẽ vào vở tập vẽ. Gv quan sát hướng dẫn thêm cho HS còn lúng túng.
* Hoạt động 4: Nhận xét , đánh giá
- Gợi ý HS nhận xét đánh giá một số bài vẽ về bố cục, hình vẽ và màu sắc
- GV tuyên dương, khuyến khích
3 Củng cố: Nêu các bước vẽ trang trí hình tròn
 Dặn dò : Về nhà tập vẽ lại bài và chuẩn bị bài sau	 Nhận xét tiết học
IV Bổ sung:
..
Buổi chiều 
Thể dục Thầy Hải dạy
_____________________________________________________
Địa lý: Tiết 21 
Người dân ở đồng bằng Nam Bộ
SGK/119 - TGDK: 35 phút
I Mục tiêu:- Nhớ được tên một số dân tộc sống ở đồng bằng Nam Bộ: Kinh, Khơ-me, Chăm, Hoa.
- Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về nhà ở, trang phục của người dân ở đồng bằng Nam Bộ:
+ Người dân ở Tây Nam Bộ thường làm nhà dọc theo các sông ngòi, kênh rạch, nhà cửa đơn sơ.
+ Trang phục phổ biến của người dân đồng bằng Nam Bộ trước đây là quần áo bà ba và chiếc khăn rằn.
II Đồ dùng dạy học: - GV: Tranh ảnh về nhà ở, làng quê, trang phục, lễ hội của người dân ở đồng bằng Nam Bộ
III Các hoạt động dạy học:
1Bài cũ: Nêu đặc điểm địa hình, sông ngòi của đồng bằng Nam Bộ
2Bài mới: Giới thiệu bài “Người dân ở Đồng bằng Nam Bộ”
*Hoạt động 1: Nhà của người dân ở đồng bằng Nam Bộ
Mục tiêu: Tìm hiểu về nhà ở
Cách tiến hành: -HS dựa vào SGK , tranh, bản đồ để trả lời câu hỏi :
+ Người dân sống ở ĐBNB thuộc những dân tộc nào? Thường làm nhà ở đâu? Phương tiện đi lại phổ biến ở đây là gì?
 + HS trả lời. GV nhận xét bổ sung, chốt ý.
*Hoạt động 2: Trang phục và lễ hội
Mục tiêu: Tìm hiểu trang phục và lễ hội
Cách tiến hành:
- Nhóm (4 HS) quan sát H1/ SGK
- Các nhóm trình bày. Giáo viên giúp học sinh hoàn thiện câu trả lời 
- Đại diện các nhóm trình bày. GV chốt ý đúng:
 + Trang phục quần, áo bà ba và chiếc khăn rằng
 + Lễ hội: Bà Chúa xứ, hội xuân núi Bà, lễ cúng trăng
- HS nêu bài học 
3 Củng cố: Kể tên một số dân tộc ở đồng bằng Nam Bộ
 Nhà ở, trang phục và lễ hội. GDBVMT: hs có ý thức giữ gìn đồng bằng với không khí trong sạch
 Dặn dò: Về nhà học bài, xem bài sau
 Nhận xét tiết học
IV Bổ sung:
____________________________________________
 Tiếng Việt ( bổ sung ) Tiết 16 
 Rèn chính tả Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp
 SGK / 14 – TGDK: 35 phút
 I.Mục tiêu:
 -Nghe và viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn trong bài “Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp ”
 -Làm đúng các bài tập phân biệt âm , vần dễ phát âm sai : ch / tr hoặc uôt / uôc.
II.Đồ dùng dạy học:
 - Băng giấy ghi bài tập 1b , 2b .
III.Các hoạt động dạy học:
 1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
 -Gv nhận xét bài viết tiết trước.
 2.Hoạt động 2: Bài mới:
GTB: Hôm nay các em nghe viết môt đoạn trong bài“Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp ”.
 -Gv ghi bảng.
 b. Hướng dẫn học sinh nghe- viết
 -GV đọc bài chính tả , HS đọc thầm .
 -Gv đặt câu hỏi để rút ra nội dung đoạn.
 	 - HS viết 1 số từ khó vào bảng con những tên riêng nước ngoài.
 	 -Học sinh viết chính tả. 
 	-Gv đọc bài cho HS viết.
 	 -Gv đọc lại cho HS soát lỗi.
-HS đổi vở kiểm tra cheo.
 	 -Thu bài chấm ( 5 – 7 HS ).
 c.Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
 Bài 1: Chọn cho HS làm câu b.
- Đọc yêu cầu bài - Học sinh làm vở bài tập.
 	 - 2HS làm vào băng giấy.
 	 - GV nhận xét : cuốc , thuốc , buộc , chuột.
 Bài 2 : Chọn cho HS làm câu b.
- HS đọc yêu cầu – HS tự làm bài vào VBT.
 	-3 HS lên bảng làm – 2, 3 HS đọc lại mẫu chuyện.
-Gv nêu tính khôi hài của chuyện.
 	 -GV nhận xét , chốt lại : thuốc , cuộc , buộc
 3. Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò.
 	 -Về viết những từ còn sai trong bài chính tả.
 	 - Về nhà xem lại bài.
 	 -Nhận xét tiết học
__________________________________________
Thứ ba ngày 7/2/2012 Thầy Hấn dạy
___________________________________________
Thứ tư ngày 8/2/2012
Luyện từ và câu: Tiết 41
Câu kề Ai thế nào ?
SGK/23 - TGDK: 35 phút
I Mục tiêu:- Nhận biết được câu kể Ai thế nào? (ND Ghi nhớ).
- Xác định được bộ phận CN, VN trong câu kể tìm được (BT1, mục III); bước đầu viết được đoạn văn có dùng câu kể Ai thế nào? (BT2).HS khá, giỏi viết được đoạn văn có dùng 2, 3 câu kể theo BT2.
II Đồ dùng dạy học: - GV: Bảng phụ
III Các hoạt động dạy học:
1 Bài cũ: VD về câu kể Ai làm gì?
2.Bài mới: Giới thiệu bài
*Hoạt động 1: Phần nhận xét
- Bài 1, 2: HS đọc đoạn văn, nội dung bài tự làm - phát biểu . Mời 2, 3 học sinh lên bảng gạch đúng để chốt lại những từ chì đặc điểm: thưa thớt, hiền lành, trẻ, khỏe mạnh
- GV hệ thống trên bảng phụ.
- Bài 3: Giáo viên chỉ bảng từng câu mời học sinh đặt câu hỏi . Thảo luận theo nhóm đôi, gọi từng nhóm hỏi đáp.
- Bài 4, 5: Từng cặp học sinh trao đổi nhau - Đặt câu hỏi - Trình bày: NHững từ ngữ chỉ sự vật được miêu tả, đặt câu hỏi cho những từ đó.
- 2, 3 đọc ghi nhớ SGK
*Hoạt động 1: Luyện tập VBT/ 13
Bài 1: Đọc đoạn văn, ghi câu kể Ai thế nào? Gạch 1 gạch dưới CN, 2 gạch dưới VN
-1 học sinh đọc đề, lớp đọc thầm - trao đổi với bạn - tự làm - nêu ý kiến. Mời 1 học sinh lên bảng làm, chốt lại lời giải (VBT).
- GV chốt ý đúng: Câu 1, 2, 4, 5 ,6
Bài 2: Kể về các bạn trong tổ em, trong lời kể có sử dụng một số câu kể Ai thế nào?
- Học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Giáo viên nhắc học sinh sử dụng câu Ai thế nào? để nói tính nết, đặc điểm của mỗi bạn trong tổ .
- HS làm VBT, 1 em làm bảng phụ
- Học sinh nối tiếp đọc bài làm, cả lớp và giáo viên nhận xét, ghi điểm
3 Củng cố: Trong câu kể Ai làm gì CN trả lời cho câu hỏi nào? VN trả lời cho câu hỏi nào?
 Dặn dò: Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau
 Giáo viên nhận xét tiết học
IV Bổ sung:
....
_______________________________________________
 Tập đọc: Tiết 42
Bè xuôi sông la
Sgk/26 - TGDK: 40 phút
I Mục tiêu: đọc trôi chảy , rành mạch.- Biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
- Hiểu ND: Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông La và sức sống mạnh mẽ của con người Việt Nam (trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc được một đoạn thơ trong bài).
* - GV tìm hiểu bài theo câu hỏi SGK (chú ý câu hỏi 1: Sông La đẹp như thế nào?), từ đó HS cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên đât nước, thêm yêu quý môi trường thiên nhiên, có ý thức BVMT. 
II Đồ dùng dạy học: - GV: Bảng phụ
III Các hoạt động dạy học:
1Bài cũ: Gọi 3 HS  ... t 42
Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào?
SGK/29 - TGDK: 35 phút
I Mục tiêu:- Nắm được kiến thức cơ bản để phục vụ cho việc nhận biết vị ngữ trong câu kể Ai thế nào? (ND Ghi nhớ).
- Nhận biết và bước đầu tạo được câu kể Ai thế nào? Theo yêu cầu cho trước, qua thực hành luyện tập (mục III).HS khá, giỏi đặt được ít nhất 3 câu kể Ai thế nào? Tả cây hoa yêu thích ( BT2, mục III).
II Đồ dùng dạy học:
-Bảng phụ cho HS làm BT.
-Một tờ phiếu kkổ to viết 5 câu kể Ai thế nào?
III Các hoạt động dạy học:
1Bài cũ: Gọi HS cho ví dụ vài câu kể Ai thế nào? Phân tích chủ ngữ, vị ngữ
 Nhận xét 
2Bài mới: Giới thiệu bài Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào?
*Hoạt động 1: Nhận xét
Bài : Đọc đoạn văn sau
- HS đọc yêu cầu. HS đọc đoạn văn.
Bài 2: Tìm các câu kể Ai thế nào? Trong đoạn văn
- HS đọc yêu cầu bài. HS tìm, nêu, GV cùng HS nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận câu 1 -2 - 4 - 6 - 7 là các câu kể Ai thế nào?
Bài 3: Xác định CN, VN của câu vừa tìm được.
- HS đọc yêu cầu bài, thảo luận nhóm đôi, nhóm trình bày từng câu.
- GV: VN trong các câu trên biểu thị nội dung gì? Chúng do những từ ngữ như thế nào tạo thành?
- 2,3 HS đọc ghi nhớ
*Hoạt động 2: Luyện tập SGK/30
Bài1: Đọc và trả lời câu hỏi: 
 + Tìm các câu kể Ai thế nào? Trong đoạn vân trên. 
 + Xác định VN của các câu trên. Vị ngữ của các câu trên do những từ ngữ nào tạo thành?
- HS làm vở ô li, 1 em làm bảng phụ.
- GV kiểm tra, nhận xét.
	Lời giải câu 1 ,2 ,3,4,5 là câu kể
Bài tập 2: Đặt câu kể Ai thế nào?, mỗi câu tả một cây hoa mà em thích (HS khá đặt ít nhất 3 câu)
- HS đọc yêu cầu, làm vào vở ô li, 1 em làm VBT.
- HS tiếp nối nhau mỗi em đọc 3 câu, sửa bài ở bảng phụ.
3 Củng cố: Cho VD về câu kể Ai thế nào? Xác định vị ngữ
 Dặn dò: Về nhà học thuộc ghi nhớ, chuẩn bị bài sau
 Nhận xét tiết học
IV Bổ sung:
..
_______________________________________________________
Khoa học: Tiết 42
Sự lan truyền âm thanh
Sgk/ 84 - TGDK: 42 phút
I Mục tiêu: 
- Nêu ví dụ chứng tỏ âm thanh có thể truyền qua chất khí, chất lỏng, chất rắn
- GDBVMT: HS có ý thức sử dụng âm thanh không làm phiền lòng người khác
II Đồ dùng dạy học: - GV: Trống, đồng hồ để bàn, chậu thủy tinh
 - HS: Hai lon được đục hai đầu và có gắn dây.
III Các hoạt động dạy học:
1Bài cũ: Âm thanh do đâu mà có? Em sử dụng âm thanh khi mở ti vi,  như thế nào?
2Bài mới: Giới thiệu bài
*Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự lan truyền âm thanh
Mục tiêu: Nhận biết được tai ta nghe âm thanh khi rung động từ vật phát ra âm thanh được lan truyền tới tai
Cách tiến hành: GV cho 1 HS gõ vào mặt trống và hỏi tại sao khi gõ trống tai ta nghe được tiếng trống?
- Yêu cầu HS đưa ra lí giải của mình. HS làm thí nghiệm theo nhóm
- Các nhóm tiến hành thí nghiệm. Nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung 
- Thảo luận nguyên nhân làm cho tấm ni lông rung và giải thích âm thanh truyền từ trống đến tai ta nghe như thế nào ?
- GV hướng dẫn HS nhận xét như SGK
- GV nêu ví dụ giúp HS hiểu thêm về sự lan truyền âm thanh
*Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự lan truyền âm thanh qua chất lỏng, rắn
Mục tiêu: Nêu ví dụ chứng tỏ âm thanh có thể lan truyền qua chất lỏng, rắn
Cách tiến hành: GV làm thí nghiệm H2 /85. Gọi vài em lên áp tai vào thành chậu, tai kia bịt lại. Nhận xét. Liên hệ làm thí nghiệm âm thanh truyền âm qua chất rắn. 
- GV cùng HS nhận xét, chốt lại.
 Âm thanh không chỉ truyền qua không khí mà còn truyền qua chất rắn, chất lỏng.
*Hoạt động 3: Tìm hiểu âm thanh yếu đi hay mạnh lên khi khoảng cách đến nguồn âm thanh xa hơn
Mục tiêu: Nêu ví dụ hoặc làm thí nghiệm chứng tỏ âm thanh yếu đi khi lan truyền ra xa nguồn âm.
Cách tiến hành: Cho HS làm thí nghiệm: 2 em đứng gần truyền tin, sau đó đi xa dần để truyền tin. Nêu kết quả. Nhận xét.
-GV kết luận: Âm thanh khi lan truyền ra xa sẽ yếu đi.
*Hoạt động 4 : Trò chơi nói chuyện qua điện thoại
Mục tiêu: Củng cố vận dụng tính chất âm thanh có thể truyền qua vật rắn
Cách tiến hành: Từng nhóm HS thực hành điện thoại ống nối dây ( H3/85 )
- HS nhận xét và nêu bài học
3 Củng cố: Âm thanh có thể truyền qua những chất nào? GDBVMT: hs ý thức sử dụng âm thanh không làm phiền lòng người khác
 Dặn dò:Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. -Nhận xét tiết học
IV Bổ sung:
....
Thứ sáu ngày 10/2012
 Lịch sử: Tiết 21
Nhà Hậu Lê và việc tổ chức quản lí đất nước
Sgk/47 - TGDK: 30 phút
I Mục tiêu:Biết nhà Hậu Lê đã tổ chức quản lí đất nước tương đối chặt chẽ: soạn Bộ luật Hồng Đức, vẽ bản đồ đất nước.
II Đồ dùng dạy học:
III Các hoạt động dạy học:
1Bài cũ: Thuật lại diễn biến trận Chi Lăng? Nêu ý nghĩa
 GV nhận xét 
2Bài mới: Giới thiệu bài
*Hoạt động 1: Tổ chức quản lí đất nước của nhà Hậu Lê
Mục tiêu: HS nắm được việc tổ chức quản lí đất nước của nhà Hậu Lê
Cách tiến hành:
- HS quan sát tranh, đọc kênh chữ SGK/47,48 và thảo luận nhóm đôi để trả lời các câu hỏi:
 + Việc học dưới thời Hậu Lê được tổchức như thế nào?
 + Trường học thời Hậu Lê dạy những điều gì?
 + Chế độ thi cử thời Hậu Lê thế nào?
 + Nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích việc học tập?
- HS trình bày, nhận xét, bổ sung. 
- GVKL: Nhà Hậu Lê đã lập văn Miếu, xây dựng và mở rộng Thái học viện, thu nhận cả con em thường dân vào trường Quốc Tử Giám. Trường có dạy Nho giáo, lịch sử các vương triều phương Bắc. Ba năm có một kì thi Hương và thi Hội, có kì thi kiểm tra trình độ của quan lại. Giáo dục thời Hậu Lê tổ chức có quy cũ, nội dung học tập là Nho giáo
*Hoạt động 2: Bộ luật Hồng Đức
Mục tiêu: HS nắm được nội dung của Bộ luật Hồng Đức
Cách tiến hành:
- HS đọc kênh chữ SGK nêu nội dung của Bộ luật Hồng Đức
- HS trình bày, nhận xét, bổ sung
- GVKL: Nội dung cơ bản của Bộ luật Hồng Đức là bảo vệ quyền lợi của vua, quan lại, địa chủ ; bảo vệ chủ quyền quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.
- Vài hs nêu bài học
3 Củng cố: Nhà Hậu Lê đã tổ chức quản líđất nước như thế nào?
 Nêu những nội dung cơ bản của Bộ luật Hồng Đức
 Dặn dò: Về nhà học bài và xem bài tiếp theo.
 Nhận xét tiết học.
IV Bổ sung:
....
.
______________________________________________
Tập làm văn: Tiết 42
Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối
SGK/30 - TGDK: 35 phút
I Mục tiêu:- Nắm được cấu tạo 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của một bài văn miêu tả cây cối (ND Ghi nhớ).
- Nhận biết được trình tự miêu tả trong bài văn tả cây cối (BT1, mục III); biết lập dàn ý tả một cây ăn quả quen thuộc theo một trong hai cách đã học (BT2).
* GDMT :- HS đọc bài Bãi ngô và nhận xét về trình tự miêu tả. Qua đó, cảm nhận được vẻ đẹp của cây cối trong môi trường thiên nhiên.
II Đồ dùng dạy học: - GV: bảng phụ.
III Các hoạt đông dạy học:
1Bài cũ: Không K
2Bài mới: Giới thiệu bài
*Hoạt động 1: Nhận xét
Bài 1: Đọc bài văn Bãi ngô, xác định các đoạn và nội dung từng đoạn 
- HS đọc nội dung bài: Bãi ngô -Xác định nội dung từng đoạn
- HS phát biểu ý kiến, nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, chốt lại ý đúng: 
* Đoạn 1: ( 3 dòng đầu) Giới thiệu bao quát về cây ngô. Tả cây ngô từ khi còn non đến lúc trưởng thành những cây ngô với lá rộng dài, nõn nà..
* Đoạn 2: 4 dòng tiếp: Tả hoa và búp ngô non giai đoạn đơm hoa kết trái.
* Đoạn 3: Còn lại: Tả hoa và lá ngô giai đoạn bắp ngô đã mập và chắc, có thể thu hoạch.
Bài 2: Hình thức làm giống như bài 1
- HS so sánh cách miêu tả trong bài cây ngô và cây mai. 
- GVchốt ý
Bài 3 : HS nhận xét - đọc nội dung ghi nhớ. SGK
*Hoạt động 2: Luyện tâp VBT/18
Bài 1: Đọc bài cây gạo, ghi lại trình tự miêu tả.
- HS đọc nội dung, lớp đọc thầm bài : Cây gạo
 Xác định trình tự miêu tả trong bài.
- HS nêu, nhận xét, bổ sung.
Bài 2: Ghi dàn ý miêu tả một cây ăn quả quen thuộc theo một trong hai cách đã học
- GV dán tranh ảnh một số loại cây ăn quả
 + Mỗi HS chọn một cây ăn quả, lập dàn ý miêu tả
 + HS làm VBT, 2 em làm bảng phụ
 + Yêu cầu HS nối tiếp đọc dàn ý, nhận xét.
 + Nhận xét dàn bài ở bảng phụ.
3 Củng cố: HS nhắc lại ghi nhớ. GDBVMT: HS có ý thức trồng cây xanh làm cho môi trường không khí trong lành
Dặn dò: Học bài, chuẩn bị bài sau. Nhận xét tiết học
IV Bổ sung:
..
___________________________________________________
Toán: Tiết 105
Luyện tập
SGK/117 - TGDK: 35 phút
I Mục tiêu:
- Thực hiện quy đồng mẫu số hai phân số
- Làm được BT1a, 2a, 4
- GD hs tính cẩn thận, trình bày bài sạch sẽ
II Đồ dùng dạy học: - GV: bảng phụ
 - HS: bảng con
III Các hoạt động dạy học:
1Bài cũ: HS làm bài 2/ SGK .Nhận xét
2Bài mới: Giới thiệu bài
*Hoạt động 1: Thực hành SGK/117, 118
Bài 1a: Quy đồng mẫu số các phân số 
- HS đọc yêu cầu đề . Nêu lại cách quy đồng mẫu số các phân số
- HS làm vào bảng con. GV kiểm tra kết quả, rèn kĩ năng quy đồng cho hs
Bài 2a: Hãy viết và 2 thành hai phân số đều có mẫu là 5
- GV: Muốn cả hai phân số đều có mẫu là 5, ta giữ nguyên phân số chỉ quy đồng phân số sao cho mẫu của nó là 5
- HS làm vở ô li, 1 em làm bảng phụ
- GV chấm, chữa bài
Bài 4: Viết các phân số lần lượt bằng , và có mẫu số chung là 60
- HS nêu cách quy đồng mẫu số hai phân số khi biết mẫu số chung của nó
- HS làm vào vở ô li, 1 em làm bảng phụ
- GV chấm, chữa bài, nhận xét việc làm bài của hs
3 Củng cố: Nêu hai cách quy đồng mẫu số các phân số đã học
 Dặn dò: Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau
 Nhận xét tiết học
IV Bổ sung:
.
.
_________________________________________________
Sinh hoạt tập thể: Tiết 21
1. Báo cáo công tác tuần qua : 
- Các tổ trưởng báo cáo hoạt động của tổ mình trong tuần qua 
- Lớp trưởng tổng kết chung .
- Giáo viên chủ nhiệm có ý kiến :
 + Nề nếp lớp ổn định, vệ sinh cá nhân, trường lớp sạch sẽ 
 + Các em đi học đầy đủ, chuyên cần
 + Kết quả các bài thi học kì 1 điểm tương đối cao cao, bài làm trình bày sạch sẽ
 + Dự giờ tiết toán thao giảng cụm hầu hết các em đều có ý thức học tập, nói năng lễ phép
2 Triển khai công tác tuần 20 : 
 Tiếp tục học chương trình học kì 2, theo dõi thời khóa biểu để đem đủ sách vở, ĐDHT.Tiếp tục duy trì sĩ số và việc giữ vở sạch, luyện viết chữ đẹp hàng ngày
- Tích cực tham gia dọn vệ sinh trường lớp trực nhật thật .
__________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_21_nam_hoc_2011_2012_ban_chuan_kien_thuc.doc