Giáo án Lớp 4 - Tuần 21 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Trung Sỹ

Giáo án Lớp 4 - Tuần 21 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Trung Sỹ

KHOA HỌC

ÂM THANH

A. Mục tiêu:

- Sau bài học, HS nhận biết được những âm thanh xung quanh.

- Biết và thực hiện được các cách khác nhau để làm cho vật phát ra âm thanh.

- Nêu được ví dụ hoặc làm thí nghiệm đơn giản chứng minh về sự liên hệ giữa rung động và sự phát ra âm thanh.

B. Chuẩn bị:

 Trống nhỏ, ống bơ, thước, vài hòn sỏi, kéo, lược.

C. Các hoạt động dạy - học:

 

doc 35 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 356Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 21 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Trung Sỹ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21
Thứ hai ngày 9 tháng 1 năm 2012
Tập đọc
Anh hùng lao động trần đại nghĩa
A. Mục tiêu:
1. Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Đọc rõ ràng các số chỉ thời gian từ phiên âm tiếng nước ngoài.
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể rõ ràng chậm rãi cảm hứng ca ngợi nhà khoa học đã có những cống hiến xuất sắc cho đất nước.
	2. Hiểu các từ ngữ mới trong bài.
Hiểu nội dung: Ca ngợi anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước.
B. Chuẩn bị dạy - học:
- ảnh chân dung Trần Đại Nghĩa.
C. Các hoạt động:
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
5’
28’
I. ổn định.
II. Kiểm tra.
III. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
2 HS đọc bài trước và trả lời câu hỏi SGK
a. Luyện đọc: 
HS: Nối tiếp nhau đọc 2 đoạn của bài.
- GV nghe sửa sai, kết hợp giải nghĩa từ và hướng dẫn cách ngắt nghỉ những câu dài.
HS: Luyện đọc theo cặp.
1 - 2 em đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
HS: Đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi.
+ Em hiểu “Nghe theo tiếng gọi” thiêng liêng của Tổ quốc là gì?
- Đất nước đang bị giặc xâm lăng nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ Quốc là nghe theo tình cảm yêu nước, trở về xây dựng và bảo vệ đất nước.
+ Giáo sư Trần Đại Nghĩa đã có những đóng góp gì cho kháng chiến?
- Ông đã cùng anh em nghiên cứu chế ra những loại vũ khí có sức công phá lớn.
+ Nêu đóng góp của ông Trần Đại Nghĩa cho sự nghiệp xây dựng Tổ quốc?
- Ông có công lớn trong việc xây dựng nền khoa học trẻ tuổi của nước nhà.
+ Nhà nước đánh giá cao những cống hiến của ông như thế nào?
- Năm 1948, ông được phong thiếu tướng. Năm 1952, ông được phong Anh hùng lao động. Ông còn được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh và nhiều huân chương cao quý.
+ Nhờ đâu ông có được những cống hiến lớn như vậy?
- ... Nhờ ông yêu nước, tận tụy hết lòng vì nước, ông lại là nhà khoa học xuất sắc ham nghiên cứu, học hỏi.
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
HS: 4 em nối nhau đọc 4 đoạn.
- GV hướng dẫn đọc diễn cảm 1 đoạn.
- GV đọc mẫu.
HS: Đọc diễn cảm theo cặp.
- Thi đọc diễn cảm.
- GV và cả lớp nhận xét.
2’
IV. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học. 
- Về nhà đọc lại bài. Chuẩn bị bài giờ sau học.
________________________
Toán
Rút gọn phân số
A. Mục tiêu:
- Bước đầu nhận biết về rút gọn phân số và phân số tối giản.
- Biết cách rút gọn phân số (trong 1 số trường hợp đơn giản)
B. Chuẩn bị: 
	- Vở bài tập, phiếu học tập ...
C. Các hoạt động dạy - học:
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
5’
I. ổn định tổ chức
II. Bài cũ: 
Gọi HS lên chữa bài tập về nhà.
28’
III. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Tổ chức cho HS hoạt động để nhận biết thế nào là rút gọn phân số:
a. GV ghi bảng:
Cho phân số . Tìm phân số bằng phân số nhưng có tử số và mẫu số bé hơn.
HS: Đọc yêu cầu bài toán suy nghĩ và tìm cách giải.
- Theo tính chất cơ bản của phân số ta có:
Vậy: 
- Nhận xét: 
* Tử số và mẫu số của phân số đều bé hơn tử số và mẫu số của phân số .
* Hai phân số và bằng nhau.
Ta nói rằng : phân số đã được rút gọn thành phân số .
KL: Có thể rút gọn phân số để được một phân số có tử số và mẫu số bé đi mà phân số mới vẫn bằng phân số đã cho. 
b. Cách rút gọn:
HS: Đọc lại kết luận trên.
- GV hướng dẫn HS rút gọn phân số rồi giới thiệu thiệu phân số không thể rút gọn được nữa.
+ (phân số tối giản) vì 3 và 4 không thể cùng chia hết cho 1 số tự nhiên nào lớn hơn 1.
+ Rút gọn phân số 
HS: 1 em lên làm.
HS: 4 - 5 HS đọc lại.
3. Thực hành:
+ Bài 1:
HS: Đọc yêu cầu, tự làm bài và chữa bài.
+ Bài 2: GV nêu yêu cầu.
HS: Đọc lại yêu cầu và tự làm bài vào vở.
- GV gọi HS chữa bài.
a. Phân số tối giản là: ; ; vì 3 phân số này không chia hết cho số tự nhiên nào lớn hơn 1.
b. 
Bài 3:
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
- 1 em lên bảng làm.
- GV và cả lớp chữa bài, nhận xét.
2’
IV. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài và làm bài tập.
___________________
Buổi chiều:
chính tả (Nhớ viết)
chuyện cổ tích về loài người
A. Mục tiêu:
	- Nhớ - viết lại đúng chính tả, trình bày đúng 4 khổ thơ trong bài “Chuyện cổ tích về loài người”.
	- Luyện viết đúng các tiếng có âm đầu, dấu thanh hay lẫn (r/d/gi, dấu hỏi, dấu ngã).
B. Chuẩn bị dạy - học:
3, 4 tờ phiếu khổ to viết nội dung bài tập 2.
C. Các hoạt động dạy - học:
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
5’
I. ổn định
II. Kiểm tra bài cũ:
Một em đọc cho 2 em viết bảng lớp các từ có vần uốt, uốc.
28’
III. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu: 
GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn HS nhớ - viết:
- GV nêu yêu cầu của bài tập.
HS: 1 em đọc thuộc lòng 4 khổ thơ cần viết.
- Cả lớp nhìn SGK đọc thầm để ghi nhớ 4 khổ thơ.
- GV nhắc các em chú ý cách trình bày thể thơ 5 chữ, những chữ cần viết hoa, những chữ dễ viết sai chính tả.
- Gấp SGK, nhớ lại 4 khổ thơ và tự viết bài.
- Tự soát lỗi hoặc đổi vở cho bạn để soát.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
+ Bài 2:
HS: Nêu yêu cầu bài tập.
- Đọc thầm khổ thơ hoặc đoạn văn sau đó làm bài vào vở bài tập.
- GV dán 3, 4 tờ phiếu lên bảng.
- 2 HS lên bảng làm bài.
- Từng em đọc lại bài đã hoàn chỉnh.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng:
a. Mưa giăng, theo gió, rải tím.
b. Mỗi cánh hoa - mỏng manh - rực rỡ - rải kín - làn gió thoảng - tản mát.
+ Bài 3: GV tổ chức cho các nhóm thi tiếp sức.
HS: Đọc yêu cầu, làm bài vào vở.
- Một số nhóm lên thi tiếp sức (gạch bỏ những tiếng không thích hợp, viết lại những tiếng thích hợp).
- GV chốt lại lời giải đúng:
+ Dáng thanh, thu dần, một điểm, rất chắc chắn, vàng thẫm, cánh dài, rực rỡ, cần mẫn.
- Cho điểm các nhóm.
2’
IV. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà viết lại bài và làm bài vào vở..
_____________________________
Toán (bs)
Luyện tập Rút gọn phân số
A. Mục tiêu: Củng cố cho HS:
- Nhận biết về rút gọn phân số và phân số tối giản.
- Biết cách rút gọn phân số.
- Tính chính xác và yêu thích môn học .
B. Các hoạt động dạy- học
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
3’
30’
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
III. HD học sinh luyện tập:
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn luyện tập
- Yêu cầu HS hoàn thành các bài tập sau:
Bài 1: Rút gọn các phân số sau:
; ; ; ; ; ; 
- Giúp HS biết cách rút gọn phân số
Bài 2: Cho các phân số:
; ; ; ; ; ; 
Trong các phân số trên:
a. Những phân số nào là phân số tối giản?
b. Những phân số nào bằng ?
- Giúp HS nhận biết về phân số tối giản.
- Gọi HS lên bảng chữa bài.
- GV chấm, chữa bài	
- HS làm vở lần lượt tất cả các bài tập.
- HS chữa bài, nhận xét.
2’
IV. Củng cố - dặn dò.
	- Nhận xét tiết học.
	- Về nhà ôn lại bài.
__________________________
Tiếng việt (bs)
Luyện viết bài 21
A. Mục tiêu
- Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng bài viết.
- Làm đúng các bài tập chính tả.
- Rèn chữ đẹp, giữ vở sạch.
B. Chuẩn bị dạy- học
- Bảng phụ, Vở Luyện viết chữ đẹp lớp 4.
C. Các hoạt động dạy- học
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
3’
30’
I. Tổ chức.
II. Kiểm tra bài cũ.
III. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Dạy bài mới:
- GV đọc mẫu một lượt.
- GV nhắc các em chú ý các từ ngữ dễ viết sai, những từ ngữ được chú thích, trả lời các câu hỏi: Bài tập đọc cho ta hiểu thêm điều gì?
- GV nhắc HS ghi tên bài vào giữa dòng. Trình bày sao cho đẹp, đúng với thể loại.
- GV đọc cho HS viết
- Đọc soát lỗi.
- Chấm bài
- HS thực hiện
- HS đọc thầm bài đọc.
- HS theo dõi trong SGK.
- Viết bài
2’
IV. Củng cố, dặn dò:
	- GV nhận xét 
	- Về nhà xem lại bài.
Thứ ba ngày 10 tháng 1 năm 2012
Luyện từ và câu
câu kể: “Ai thế nào?”
A. Mục tiêu:
	- Nhận diện được câu kể “Ai thế nào?”. Xác định được bộ phận chủ ngữ và vị ngữ trong câu.
- Biết viết các đoạn văn có dùng câu kể “Ai thế nào?”.
B. Chuẩn bị dạy học:
Phiếu khổ to, bút dạ...
C. Các hoạt động dạy - học:
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
5’
28’
I. ổn định
II. Kiểm tra bài cũ:
III. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Phần nhận xét:
Hai HS lên bảng chữa bài tập.
+ Bài 1, 2: 
HS: Đọc yêu cầu bài tập, cả lớp theo dõi SGK.
- Tự đọc kỹ đoạn văn dùng bút gạch dưới chân những từ chỉ đặc điểm, tính chất họăc trạng thái của sự vật trong đoạn văn.
- GV gọi HS phát biểu ý kiến hoặc chữa bài trên phiếu.
Câu 1: ... xanh um.
Câu 2: ... thưa thớt dần.
Câu 3: ... hiền lành.
Câu 6: ... trẻ và thật khỏe mạnh.
+ Bài 3: 
HS: Đọc yêu cầu suy nghĩ, đặt câu hỏi cho các từ ngữ vừa tìm được.
- GV gọi HS đặt câu:
Câu 1: Bên đường cây cối thế nào?
Câu 2: Nhà cửa thế nào?
Câu 4: Chúng (đám voi) thế nào?
Câu 6: Anh thế nào?
+ Bài 4, 5: 
HS: Đọc yêu cầu, suy nghĩ trả lời câu hỏi. Đặt câu cho các từ ngữ vừa tìm được.
3. Ghi nhớ:
HS: 2 - 3 HS đọc ghi nhớ.
4. Phần luyện tập:
+ Bài 1: 
HS: Cả lớp đọc yêu cầu bài tập sau đó tự làm bài vào vở.
- GV gọi HS lên bảng chữa bài.
Câu 1: Rồi những người con/ cũng lớn lên 
 CN 
và lần lượt lên đường.
 VN
Câu 2: Căn nhà/ trống vắng.
 CN VN
Câu 4: Anh Khoa/ hồn nhiên xởi lởi.
CN VN
Câu 5: Anh Đức/ lầm lì, ít nói.
CN VN
Câu 6: Còn anh Thịnh/ thì đĩnh đạc, chu 
CN VN
đáo.
+ Bài 2:
HS: Đọc yêu cầu suy nghĩ viết ra nháp các câu văn có dùng câu kể “Ai thế nào?”.
- GV nhận xét, cho điểm.
- Nối tiếp nhau đọc đoạn văn mình viết.
2’
IV. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học. 
- Về nhà học bài.
_______________________
Toán
Luyện tập 
A. Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố và hình thành kỹ năng rút gọn phân số.
- Củng cố về nhận biết 2 phân số bằng nhau.
B. Chuẩn bị dạy - học: 
Phiếu học tập.
C. Các hoạt động dạy - học:
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
5’
28’
I. ổn định.
II. Kiểm tra bài cũ:
III. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu - ghi đầu bài:
2. Hướng dẫn luyện tập:
Hai HS lên bảng chữa bài về nhà.
+ Bài 1:
HS: Đọc yêu cầu, tự làm bài rồi chữa bài.
GV cho HS trao đổi ý kiến để tìm cách rút gọn nhanh nhất.
VD: ta thấy 81 chia hết cho 3, 9, 27, 81 còn 54 chia hết cho 2, 3, 6, 9, 18, 27, 54. Như vậy tử số và mẫu số đều chia hết cho 3, 9, 27 trong đó 27 là số lớn nhất. Vậy:	
+ Bài 2, 3:
HS: Đọc yêu cầu, tự làm bài rồi chữa bài.
- GV và cả lớp chữa bài, nhận xét.
VD: Bài 2: Nhận xét:
 là phân số tối giản không rút gọn được.
Vậy các phân số và đều bằng .
+ Bài 4: 
HS: Đọc yêu cầu.
- GV giới thiệu cho HS dạng bài tập mới: 
- Đọc là 2 nhân 3 nhân 5 chia cho 3 nhân 5 nhân 7.
 ... ộng.
B. Địa điểm - phương tiện:
Sân trường, vệ sinh nơi tập, còi, bóng ...
C. Nội dung và phương pháp lên lớp:
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
1. Phần mở đầu:
- GV tập trung lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
Đứng tại chỗ xoay các khớp cổ tay, cổ chân.
- Chạy chậm theo hàng dọc trên địa hình tự nhiên.
25’
2. Phần cơ bản:
a. Bài tập RLTTCB:
- Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân.
- Các tổ tập luyện theo nội dung đã quy định.
- GV bao quát lớp sửa chữa cho những HS tập sai.
- Thi xem ai nhảy được nhiều lần nhất.
b. Trò chơi vận động:“Lăn bóng bằng tay”
- GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi và luật chơi.
HS: Chơi trò chơi theo hướng dẫn của GV.
5’
3. Phần kết thúc:
- Đi thường theo nhịp hoặc dậm chân tại chỗ theo nhịp đếm.
- GV hệ thống bài, nhận xét giờ học.
- Dặn về nhà ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân.
_____________________________
Tập làm văn
Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối
A. Mục tiêu:
- Nắm được cấu tạo 3 phần của một bài văn tả cây cối.
- Biết lập dàn ý miêu tả một cây ăn quả quen thuộc theo 1 trong 2 cách đã học.
B. Chuẩn bị:
Tranh ảnh 1 số cây ăn quả.
C. Các hoạt động dạy - học:
TL
HĐ của giỏo viờn
HĐ của học sinh
1’
3’
30’
I. ổn định.
II. Kiểm tra bài cũ
III. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài:
2. Phần nhận xét:
+ Bài 1:
HS: 1 em đọc nội dung bài tập, cả lớp theo dõi.
- Đọc thầm lại bài cũ bãi ngô, xác định các đoạn và nội dung từng đoạn.
- GV gọi HS nhận xét, chốt lời giải đúng.
- HS phát biểu ý kiến.
+ Bài 2: GV nêu yêu cầu bài tập.
HS: Xác định đoạn và nội dung từng đoạn trong bài.
- GV cùng cả lớp nhận xét và chốt lời giải đúng:
* Đoạn 1: 3 dòng đầu.
- Giới thiệu bao quát về cây Mai.
* Đoạn 2: 4 dòng tiếp.
- Đi sâu tả cánh hoa, trái cây.
* Đoạn 3: Còn lại.
- Nêu cảm nghĩ của người miêu tả.
+ Bài 3: Nêu yêu cầu của bài tập.
HS: Trả lời miệng.
3. Phần ghi nhớ:
- 3 - 4 em đọc nội dung ghi nhớ.
4. Phần luyện tập:
+ Bài 1:
HS: 1 em đọc nội dung bài tập, cả lớp đọc thầm, xác định trình tự miêu tả trong bài.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng:
- Bài văn tả cây gạo già theo từng thời kỳ phát triển của bông gạo từ lúc hoa còn đỏ mọng đến lúc mùa hoa hết, những bông hoa đỏ trở thành những quả gạo, những mảnh vỏ tách ra, lộ những múi bông khiến cây gạo như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới.
+ Bài 2: 
HS: Đọc yêu cầu của bài và lập dàn ý cho bài văn của mình.
- Nói tiếp nhau đọc dàn ý của mình.
- GV nhận xét, chọn 1 dàn ý tốt nhất dán lên bảng.
- Nhận xét, cho điểm.
2’
IV. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà tập làm bài.
Toán
Luyện tập 
A. Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố và rèn kỹ năng quy đồng mẫu số hai phân số.
- Bước đầu làm quen với quy đồng mẫu số ba phân số.
B. Các hoạt động dạy - học:
TL
HĐ của giỏo viờn
HĐ của học sinh
1’
5’
28’
I. ổn định
II. Bài cũ:
III. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn luyện tập:
Gọi HS lên chữa bài tập.
+ Bài 1: 
HS: Đọc yêu cầu rồi tự làm bài vào vở.
- GV cùng nhận xét và chữa bài.
+ Bài 2: 
HS: Đọc yêu cầu, tự làm bài và chữa bài.
- GV cùng cả lớp chữa bài.
a. và 2 viết được là và quy đồng mẫu số thành giữ nguyên .
b. 5 và viết được là và 
 và quy đồng mẫu số thành 
 giữ nguyên 
 và quy đồng mẫu số với MSC là 18 thành:
+ Bài 3: GV hướng dẫn HS làm quen với quy đồng mẫu số 3 phân số theo mẫu.
HS: Tự quy đồng theo mẫu.
+ Bài 4: 
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
 và với MSC là 60 được 
- GV và cả lớp nhận xét.
+ Bài 5: 
- GV cho HS quan sát bài tập phần a sau đó tự tính phần b.
b. 
c.
- GV chấm bài cho HS.
2’
IV. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà làm bài tập.
_________________________
Khoa học
Sự lan truyền âm thanh
A. Mục tiêu:
- HS nhận biết được tai ta nghe được âm thanh khi rung động từ vật phát ra âm thanh được lan truyền trong môi trường (khí, lỏng, rắn) tới tai.
- Nêu ví dụ hoặc làm thí nghiệm chứng tỏ âm thanh yếu đi khi lan truyền ra xa nguồn.
- Nêu ví dụ về âm thanh có thể lan truyền qua chất rắn, chất lỏng.
B. Chuẩn bị dạy học:
	Hai ống bơ, vài vụn giấy ...
C. Các hoạt động dạy - học:
TL
HĐ của giỏo viờn
HĐ của học sinh
1’
3’
30’
I. ổn định
II. Kiểm tra bài cũ:
III. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
Gọi HS đọc ghi nhớ.
2. Hoạt động 1: Tìm hiểu về các sự lan truyền âm thanh
? Tại sao gõ trống tai ta nghe được tiếng trống.
HS: Trả lời.
- Quan sát hình 1 trang 84 SGK và dự đoán điều gì sẽ xảy ra khi gõ trống?
HS: Tiến hành các thí nghiệm, gõ trống quan sát các giấy nảy. 
- Thảo luận về nguyên nhân làm cho tấm ni lông rung và giải thích âm thanh truyền từ trống đến tai ta như thế nào? 
- Mặt trống rung động làm cho không khí gần đó rung động. Rung động này được truyền đến không khí liền đó ... và lan truyền trong không khí.
Khi rung động lan truyền tới miệng ống sẽ làm cho tấm ni lông rung động.
- Khi rung động lan truyền tới tai ta sẽ làm màng nhĩ rung động.
Nhờ đó ta có thể nghe được âm thanh.
3. Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự lan truyền chất rắn. 
HS: Tiến hành thí nghiệm hình 2 trang 85 SGK.
? Qua thí nghiệm trên các em có nhận xét gì
- Âm thanh có thể truyền qua nước qua thành chậu đ qua chất lỏng và chất rắn.
? Tìm thêm dẫn chứng tương tự
VD: Gõ thước vào hộp bút trên mặt bàn, áp tai xuống bàn, bịt tai kia lại ta sẽ nghe được âm thanh. 
- áp tai xuống đất nghe vó ngựa từ xa ...
4. Hoạt động 3: Tìm hiểu âm thanh yếu đi hay mạnh lên khi khoảng cách đến nguồn âm xa hơn.
- GV có thể đưa ra câu hỏi chung cho cả lớp sau đó cho 1 số HS trình bày.
HS: Có thể làm thí nghiệm để thấy âm thanh yếu đi khi đi ra xa trống.
5. Hoạt động 4: Trò chơi nói chuyện qua điện thoại. 
- GV hướng dẫn cách chơi.
HS: Tự chơi trò chơi để nhận ra âm thanh có thể truyền qua sợi dây trong trò chơi này. 
2’
IV. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài.
_________________________________
Buổi chiều:
TOáN (BS)
Luyện tập
A. Mục tiêu.
- Giúp HS ôn tập củng cố lại nội dung bài học trong tuần. Làm thành thạo các bài tập có liên quan.
B. Hoạt động dạy học.
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
5’
28’
I. ổn định
II. Kiểm tra bài cũ
- Nhắc lại các cách quy đồng khác nhau của phân số. 
- Gv lưu ý HS khi quy đồng có thể dựa vào mẫu số đó nếu mẫu số của chúng cùng chia hết cho nhau thì nên lấy mẫu số nhỏ nhất.
- GV cho HS lấy nhiếu ví dụ khác nhau.
III. Các bài luyện tập:
Bài 1:
Rút gọn các phân số.
 ; ; ; ; ; 
- GV cùng cả lớp chữa bài của HS.
Bài 2: Khoanh vào những phan số bằng phân số 
 ; ; ; ; 
- GV cùng HS nhận xét và nói rõ lí do.
Bài 3: Tính theo mẫu.
Mẫu: = 
a) 	b) 	c) 
- GV hướng dẫn HS làm bài theo mẫu
Bài 4: Quy đồng mẫu số các phân số sau (theo mẫu)
Mẫu: và (MSC là 9)
Ta có: = = Vậy quy đồng mẫu số của được và 
a) 	b) 	c) và 
- GV hướng dẫn HS bài mẫu, HS theo dõi.
- GV cùg cả lớp chữa bài và kết luận.
- HS trả lời.
- 3 HS lên bảng làm trên lớp.
- Dưới lớp HS làm bài vào vở.
- HS đọc y/c bài tập và làm bài vào vở.
- 1 HS nêu kết quả.
- HS làm bài vào vở. 1 HS lên bảng làm bài.
- HS tự làm bài vào vở.
- 3 HS lên bảng chữa bài. 
2’
IV. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học, ra bài tập về nhà cho HS.
___________________________
Tiếng VIệT (BS)
LUYệN TậP
A. Mục tiêu
- Giúp HS nắm vững kiến thức đã học trong tuần. Làm thành thạo các bài tập có liên quan.
B. Hoạt động dạy học
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
5’
28’
I. ổn định
II. Kiểm tra bài cũ
- Thế nào là câu kể Ai thế nào?
- CN và VN trong câu kể Ai thế nào thường trả lời cho câu hỏi gì ?
- Gv lấy ví dụ minh hoạ.
III. HD học sinh luyện tập
Bài 1: Tìm các câu kể Ai thế nào ?trong đoạn trích dưới đây. Dùng gách chéo để tách CN và Vn của từng câu tìm được.
 Rừng hồi ngào ngạt, xanh thẫm trên các ngả đồi quanh làng. Một mảnh lá gãy cũng dậy mùi thơm. Gió càng thơm ngát. Cây hồi thẳng, cao, tròn xoe. Cành hồi giòn, dễ gãy hơn cả cành khế. Quả hồi phơi mình xoè trên mặt lá đầu cành.
- GV nhận xét, kết luận.
Bài 2: Nối từ ngữ nêu tác dụng của VN trong câu kể Ai thế nào? ở cột A với ví dụ tương ứng ở cột B.
- HS trả lời
- 1 HS đọc đề bài.
- HS làm việc theo nhóm
- Đại diện nhóm nêu kết quả.
A
B
1/ Chỉ đặc điểm t/c của sự vật được nói lên ở chủ ngữ.
a, Cảnh vật thật im lìm.
b, Ông ba trầm ngâm.
 2/ Chỉ trạng thái của sự vật được nói đên trong CN
c, Bên đường, cây cối xanh um.
d, Nhà cửa thưa thơt dần.
- Gv nhận xét và kết luận.
Bài 3: Đặt 5 câu kể Ai thế nào ? tả về cây hoa trong vườn trường của em.
- Gv sửa cho những HS còn đặt chưa đúng.
- Gv chấm bài HS và nhận xét chung về bài HS làm.
Bài 4: Viết 1 đoạn văn ngắn tả cảnh vật mà em yêu thích. Trong đoạn văn có sử dụng kiểu câu kể Ai thế nào ?.
- GV cùng cả lớp nhận xét sửa sai cho HS (nếu cần)
- HS đọc lại y/c và nội dung bài.
- HS tự suy nghĩ và làm bài.
- 1 HS lên bảng nối và giải thích.
- 1 vài HS đặt mẫu.
- HS làm bài vào vở.
- HS đọc đề bài và xác định trọng tâm của đề bài.
- HS viết bài, nối tiếp nhau đọc bài mình đã viết.
2’
IV. Củng cố, dặn dò: 
Nhận xét tiết học. ra bài tập về nhà.
____________________________
Hoạt động tập thể
Nhận xét tuần
A. Yêu cầu:
	- Giúp học sinh nhận ra các ưu khuyết điểm của các em trong các tuần qua, từ đó giúp các em có hướng phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện.
	- Đề ra phương hướng cho các tuần tiếp theo.
B. Nội dung:
I. Kiểm điểm hoạt động tuần 21 : 
1- GV nêu MĐ, ND giờ sinh hoạt.
2- Lớp trưởng điều khiển sinh hoạt:
+ Các tổ nêu kết quả theo dõi trong tuần 
+ Các cá nhân phát biểu ý kiến
+ Lớp trưởng tổng hợp kết quả các mặt hoạt động của lớp trong tuần qua :
3- Giáo viên chủ nhiệm nhận xét đánh giá:
a. Ưu điểm:
	- Lớp đi học đúng giờ.
- Một số em có ý thức tốt trong học tập.
b. Nhược điểm:
- Một số hay đi học muộn, ảnh hưởng đến thi đua của lớp.
- ý thức học tập ở 1 số em chưa tốt.
- Một số em nói chuyện riêng trong giờ.
 - Tuyên dương những mặt lớp thực hiện tốt ; cá nhân hoàn thành xuất sắc. 
- Nhắc nhở và đưa ra cách giải quyết những mặt lớp thực hiện chưa tốt, cá nhân còn chưa thực hiện tốt nội quy của lớp, trường. 
II. Phương hướng tuần tới:
+ Tiếp tục duy trì tốt các nề nếp do nhà trường và lớp đề ra. 
+ Nâng cao chất lượng học tập, phấn đấu có nhiều hoa điểm 10 hơn tuần trước. 
+ Thực hiện tốt việc giữ vệ sinh môi trường lớp học, trường học.
Phần ký duyệt giáo án
Ban giám hiệu
Tổ trưởng chuyên môn

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tuan 21 2 buoingay 3 cot.doc