Giáo án Lớp 4 - Tuần 21 - Năm học 2011-2012 - Tô Cường Phến

Giáo án Lớp 4 - Tuần 21 - Năm học 2011-2012 - Tô Cường Phến

Môn: Lịch sử

BÀI: NHÀ HẬU LÊ VÀ VIỆC TỔ CHỨC QUẢN LÍ ĐẤT NƯỚC

TCT 21

I.MỤC TIÊU:

- Biết nhà Hậu Lê đã tổ chức quản lí đất nước tương đối chặt chẽ : soạn Bộ luật Hồng Đức ( nắm những nội dung cơ bản), vẽ bản đồ đất nước.

* Không yêu cầu nắm nội dung, chỉ cần biết Bộ luật Hồng Đức được soạn ở thời Hậu Lê.( Theo công văn 5842).

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

*Giảm tải câu hỏi 2 SGK Bộ luật Hồng Đức có những nội dung cơ bản nào?

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 

doc 46 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 14/01/2022 Lượt xem 418Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 21 - Năm học 2011-2012 - Tô Cường Phến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	 Tuần 21
Thứ hai ngày 16 tháng 01 năm 2012
Tiết 2 Môn: Toán
BÀI: RÚT GỌN PHÂN SỐ
TCT 101
I.MỤC TIÊU:
- Bước đầu biết cách rút gọn phân số và nhận biết được phân số tối giản ( trường hợp đơn giản).
- BT 1b, BT2b và BT3 học khá, giỏi làm.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bộ đồ dùng phân số.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Khởi động: 
2.Bài cũ: 
3.Bài mới: ( 35 phút )
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Hướng dẫn để HS hiểu thế nào là rút gọn phân số.
Cho phân số , viết phân số bằng phân số nhưng có tử số và mẫu số bé hơn?
Sau khi HS nêu ý kiến, GV chốt: Theo tính chất cơ bản của phân số, có thể chuyển thành phân số có tử số và mẫu số bé hơn như sau:
 = = 
Tử số và mẫu số của phân số như thế nào so với phân số ? Hai phân số này so với nhau thì như thế nào?
GV giới thiệu: Ta nói rằng phân số đã được rút gọn thành phân số 
GV nêu nhận xét: Có thể rút gọn phân số để được một phân số có tử số và mẫu số bé đi mà phân số mới vẫn bằng phân số đã cho.
Yêu cầu HS nhắc lại nhận xét trên.
GV yêu cầu HS rút gọn phân số rồi giới thiệu phân số không thể rút gọn được nữa (vì 3 và 4 không cùng chia hết cho m số tự nhiên nào lớn hơn 1) nên ta gọi là phân số tối giản.
Tương tự, yêu cầu HS rút gọn phân số 
Yêu cầu HS trao đổi nhóm tư để xác định các bước của quá trình rút gọn phân số rồi nêu như SGK
Yêu cầu HS nhắc lại các bước này.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1: Rút gọn phân số 
Khi HS làm và chữa bài 1, có thể có một số bước trung gian trong quá trình rút gọn, các bước trung gian đó không nhất thiết phải giống nhau đối với mọi HS.
Chú ý: Khi rút gọn phân số phải thực hiện cho đến lúc nhận được phân số tối giản.
Bài tập 2: 
Cho HS chơi trò chơi “Thi đua giải nhanh” 
HS tìm phân số tối giản và tự rút gọn 
GV nhận xét cho điểm 
Bài tập 3: Viết số thích hợp vào chỗ trống
HS khá, giỏi làm. 
- Cho HS chơi trò chơi “Thi tìm nhanh kết quả đúng”.
GV cho HS viết vào ô trống và mời HS lên bảng giải.
4.Củng cố - Dặn dò: ( 5 phút )
- HS về nhà xem lại bài và làm VBT.
Chuẩn bị bài: Luyện tập
GV nhận xét. 
HS làm vở nháp
1 vài HS lên làm bảng lớp
Bé hơn
Hai phân số này bằng nhau.
- Vài HS nhắc lại
HS làm vở nháp
Vài HS nhắc lại
HS thực hiện
HS trao đổi nhóm và nêu kết quả thảo luận
- Vài HS nhắc lại
- 1 HS đọc yêu cầu.
- 2HS làm bài.
Từng cặp HS sửa và thống nhất kết quả
a/ ;; ;;	;
b/ ; ; ; ; ;; ;
2HS làm bài
HS sửa
a/ ; ; ;
HS tự giải thích 
b. 
; ;
- 1HS làm bài
HS sửa bài
;
 Tiết 3	Môn: Lịch sử
BÀI: NHÀ HẬU LÊ VÀ VIỆC TỔ CHỨC QUẢN LÍ ĐẤT NƯỚC
TCT 21
---------@---------
I.MỤC TIÊU:
- Biết nhà Hậu Lê đã tổ chức quản lí đất nước tương đối chặt chẽ : soạn Bộ luật Hồng Đức ( nắm những nội dung cơ bản), vẽ bản đồ đất nước.
* Không yêu cầu nắm nội dung, chỉ cần biết Bộ luật Hồng Đức được soạn ở thời Hậu Lê.( Theo công văn 5842).
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
*Giảm tải câu hỏi 2 SGK Bộ luật Hồng Đức có những nội dung cơ bản nào?
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Khởi động: 
2.Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )
 Chiến thắng Chi Lăng
Ai là người đã chỉ huy nghĩa quân Lam Sơn đánh tan quân Minh ở Chi Lăng?
Trận Chi Lăng có tác dụng gì trong cuộc kháng chiến chống quân Minh của nghĩa quân Lam Sơn?
GV nhận xét.
3.Bài mới: ( 30 phút )
Giới thiệu: 
Tranh vẽ cảnh gì?
Em cảm nhận điều gì qua bức tranh ?
 HS trả lời.
Hoạt động1: Sơ đồ nhà nước thời Hậu Lê:
Hoạt động cả lớp
- HS xem SGK đọc thầm và trả lời câu hỏi.
Lê Lợi lên ngôi vua vào ngày, tháng, năm nào? Đặt tên nước là gì?
Nhà Hậu Lê đã trải qua một số đời vua và đạt tới đỉnh cao rực rỡ nhất ở đời vua nào?
Vì sao triều đại này gọi là triều Hậu Lê ?
- Vì quản lí đất nước dưới thời Hậu Lê như thế nào ?
Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân
- Sơ đồ tổ chức bộ máy hành chính nhà nước thời Hậu Lê.
Nhìn vào tranh tư liệu về cảnh triều đình vua Lê và nội dung trong SGK, em hãy tìm những sự việc thể hiện: Vua (Thiên tử) có quyền hành tối cao.
- HS nêu lại.
Hoạt động 3: Bộ luật Hồng Đức
Hoạt động nhóm đôi
GV vai trò của Bộ luật Hồng Đức sau đó chia nhóm cho HS thảo luận
Luật Hồng Đức bảo vệ quyền lợi của ai?
Luật Hồng Đức có điểm nào tiến bộ?
GV khẳng định mặt tích cực của Bộ luật Hồng Đức: đề cao đạo đức của con cái đối với bố mẹ, bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ.
+ GV cho HS nhắc bài học 
4.Củng cố : ( 3 phút )
Giải thích vì sao vua (thiên tử) có quyền hành tối cao?
Nhà Lê ra đời như thế nào?
5.Dặn dò: ( 2 phút )
- HS về nhà xem lại bài và học thuộc bài học.
Chuẩn bị bài: Trường học thời Lê
- GV nhận xét.
- 2HS trả lời
HS nhận xét
- Cảnh triều đình vua Lê.
-Vẽ cảnh triều đình vua Lê, uy nghiêm, vua ngồi trên ngai vàng cao, phía dưới các quan đứng hầu, có người quỳ, cho thấy quyền uy của vua rất lớn...
- HS xem SGK đọc thầm và trả lời câu hỏi.
- 4/ 1428. Đại Việt như xưa và đóng đô ở Thăng Long.
- Lê Thánh Tông (1460 – 1497).
- Gọi là Hậu Lê đã phân biệt với triều Lê do Lê Hoàn lập ra từ thế kỉ thứ X.
- Dưới thời Hậu Lê việc quản lí đất nước ngày càng được củng cố đạt tới đỉnh cao là đời vua Lê Thánh Tông.
Vua ( Thiên tử )
Viện
Các Bộ
Đạo
Phủ
Huyện
Xã
- Tính tập quyền (tập trung quyền hành ở vua) rất cao. Vua là con trời (Thiên tử) là người có quyền tối cao, trực tiếp chỉ huy quân đội.
- Vua, nhà giàu, làng xã, phụ nữ.
Những kẻ đối xử không tốt với bố mẹ, những người chống lại nhà giàu và những kẻ chiếm đoạt ruộng đất công.
- 2HS nhắc lại bài học.
- 2 HS nêu lại.
 Tiết 4
Môn: Khoa học
BÀI : ÂM THANH
TCT 41
---------@---------
I.MỤC TIÊU:
- Nhận biết âm thanh do vật rung động phát ra.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Chuẩn bị theo nhóm:
- Ống bơ (lon sữa bò), thước, vài hòn sỏi.
- Trống nhỏ, một ít vụn giấy.
- Một số đồ vật khác để tạo ra âm thanh: kéo, lược
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Khởi động
2.Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )
 Bảo vệ bầu không khí trong sạch
Nêu những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch.
GV nhận xét, chấm điểm. 
3.Bài mới: ( 30 phút )
Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Tìm hiểu các âm thanh xung quanh
Mục tiêu: HS nhận biết được những âm thanh xung quanh
Cách tiến hành:
GV cho HS nêu các âm thanh mà các em biết?
Thảo luận cả lớp: Trong số những âm thanh kể trên, những âm thanh nào do con người gây ra; những âm thanh nào thường nghe được vào sáng sớm, ban ngày, buổi tối?
GV nhận xét
Hoạt động 2: Thực hành các cách phát ra âm thanh
Mục tiêu: HS biết và thực hiện được các cách khác nhau để làm cho vật phát ra âm thanh
Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm đôi.
GV yêu cầu HS tìm cách tạo ra âm thanh với các vật đã chuẩn bị giống hình 2 trang 82 SGK
Bước 2: Làm việc cả lớp
GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả làm việc, sau đó thảo luận về cách làm để phát ra âm thanh.
GV nhận xét.
Hoạt động 3: Tìm hiểu khi nào vật phát ra âm thanh.
Mục tiêu: HS nêu được ví dụ hoặc làm thí nghiệm đơn giản chứng minh về sự liên hệ giữa rung động và sự phát ra âm thanh của một số vật
Cách tiến hành:
Bước 1:
GV nêu vấn đề: Ta thấy âm thanh phát ra từ nhiều nguồn với những cách khác nhau. Vậy có điểm nào chung khi âm thanh được phát ra hay không?
Bước 2:
GV đưa ra các câu hỏi gợi ý giúp HS liên hệ giữa việc phát ra âm thanh với rung động của trống
Trường hợp chuẩn bị được trống to thì GV có thể làm thí nghiệm cho HS quan sát thấy: khi trống đang rung và đang kêu nếu đặt tay lên thì trống không rung và vì thế trống không kêu nữa. GV có thể cho HS quan sát 1 số hiện tượng khác về vật rung động phát ra âm thanh (sợi dây chun, sợi dậy đàn,). GV giúp HS nhận ra khi dây đàn đang rung và đang phát ra âm thanh nếu ta đặt tay lên thì dây không rung nữa và âm thanh cũng mất.
Bước 3: Làm việc cá nhân hoặc theo cặp:
GV yêu cầu HS để tay vào yết hầu để phát hiện ra sự rung động của dây thanh quản khi nói
GV có thể giải thích thêm: khi nói, không khí từ phổi đi lên khí quản, qua dây thanh quản làm cho các dây thanh rung động. Rung động này tạo ra âm thanh.
Từ các thí nghiệm trên, GV hướng dẫn giúp HS rút ra nhận xét: Âm thanh do các vật rung động phát ra
GV lưu ý:
 Hoạt động 4: Trò chơi Tiếng gì, ở phía nào thế?
Mục tiêu:Phát triển thính giác (khả năng phân biệt được các âm thanh khác nhau, định hướng nơi phát ra âm thanh)
Cách tiến hành:
 GV chia học sinh làm 2 nhóm. 
Lưu ý: GV có thể yêu cầu các nhóm phát hiện ra âm thanh truyền đến từ hướng nào
4.Củng cố – Dặn dò: ( 5 phút )
- Khi nào vật phát ra âm thanh ?
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Chuẩn bị bài: Sự lan truyền âm thanh
- 2 HS trả lời
HS nhận xét
HS nêu:
Xe chạy, nhạc, máy chạy, tiếng người nói cười,...
- HS thảo luận và trả lời
HS nhận xét
- HS thảo luận cách làm theo nhóm
Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
HS trả lời câu hỏi thảo luận.
HS nhận xét.
- HS (theo nhóm) làm thí nghiệm “gõ trống” theo hướng dẫn ở trang 83 SGK. HS sẽ thấy được mối liên hệ giữa sự rung động của trống và âm thanh do trống phát ra (khi rung mạnh hơn thì kêu to hơn; khi đặt tay lên trống rồi gõ thì trống ít rung nên kêu nhỏ)
Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- Trong đa số trường hợp, sự rung động này rất nhỏ và ta không thể nhìn thất trực tiếp (ví dụ: hai viên sỏi đập vào nhau, gõ tay lên mặt bàn, sự rung động của màng loa khi đài đang nói)
- 2-4 HS đọc lại.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV để phát hiện ra sự rung động của dây thanh quản khi nói.
Mỗi nhóm gây tiếng động 1 lần (khỏang nửa phút). Nhóm kia cố nghe xem tiếng động do vật/ những vật nào gây ra và viết vào giấy. Nhóm nào đúng nhiều hơn thì thắng.
- Âm thanh do các vật rung động phát ra.
- 2 HS nêu lại.
 ĐẠO ĐỨC 
Tiết 5 BÀI: LỊCH SỰ VỚI MỌI NGƯỜI (Tiết 1)
TCT 21
---------@---------
I.MỤC TIÊU:
- Biết ý nghĩa của việc cư xử lịch sự với mọi người.
- Nêu được ví dụ về cư xử lịch sự với mọi người.
- Biết cư xử lịch sự với những người xung quanh. 
* Kĩ năng thể hiện sự tự trọng và tôn trọng người khác.
- Kĩ năng ứng xử lịch sự với mọi người.
- Kĩ năng ra quyết định lựa chọn hành vi và lời nói phù hợp trong một số tình huống.
- Kĩ năng kiểm soát cảm xúc khi cần thiết.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Tranh minh họa lịch sự với mọi người, bìa xanh, đỏ, trắng.
*Bài tập 1 bỏ ý a thay tình huống d.
*BT3 bỏ từ phép, thay từ để nêu bằng từ tìm. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Khởi động: 
 ... gô, tả cây ngô từ khi còn lấm tấm như mạ non đến lúc trở thành những cây ngô với lá rộng dài, nõn nà.
+ Tả hoa và búp ngô non giai đoạn đơm hoa, kết trái.
+ Tả hoa và lá ngô giai đoạn bắp ngô đã mập và chắc, có thể thu hoạch.
HS nhận xét
- Cây cối xanh tươi, tạo môi trường trong sạch.
- 1 HS đọc thành tiếng lại bài.
HS đọc thầm bài Cây mai tứ quý, xác định đoạn và nội dung từng đoạn thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện nhóm phát biểu:
+ Giới thiệu bao quát về cây mai.(chiều cao,dáng, thân, tán, gốc,cành, nhánh).
+ Tả kĩ cánh hoa, quả mai.
+ Nêu cảm nghĩ của người miêu tả.
HS so sánh, nhận ra sự khác nhau về trình tự miêu tả giữa hai bài.
- Bài văn miêu tả bãi ngô theo từng thời kì phát triển của cây ngô.
- Bài văn miêu tả cây mai tứ quý theo từng bộ phận của cây.
Lắng nghe.
- 1HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
HS trao đổi, rút ra nhận xét cấu tạo của một bài văn tả cây cối.
Bài văn miêu tả cây cối thường gồm có 3 phần:
- Mở bài: Tả hoặc giới thiệu bao quát về cây định tả.
- Thân bài: Tả từng bộ phận của cây hoặc tả từng thời kì phát triển của cây.
- Kết bài: Nêu ích lợi của cây, tình cảm của người tả cây hoặc ấn tượng đặc biệt về cây của người tả.
Vài HS đọc nội dung cần ghi nhớ.
1 HS đọc nội dung BT1. Cả lớp đọc thầm, xác định trình tự miêu tả trong bài.
HS phát biểu ý kiến. 
Cả lớp nhận xét, sửa bài theo lời giải đúng.
+ Đoạn 1: Cây gạo già ...thật đẹp. Giới thiệu bao quát cây gạo già mỗi khi bước vào mùa hoa hằng năm.
+ Đoạn 2: Hết mùa hoa ...thăm quê me. Tả cây gạo già sau mùa hoa.
Đoạn 3 : Ngày tháng ... cơm gạo mới.Tả cây gạo khi quả gạo đã già.
 Bài văn miêu tả cây gạo theo từng thời kì phát triển trong một năm, từ lúc ra hoa cho tới khi kết quả.
Bài 2:
1HS đọc yêu cầu bài tập.
HS quan sát tranh ảnh, lựa chọn 1 cây ăn quả quen thuộc lập dàn ý theo 1 trong 2 cách đã nêu.
2 HS làm bài trên giấy khổ lớn.
HS tiếp nối nhau đọc dàn ý của mình.
HS theo dõi.
VD: Tả cây cam.
a.Mở bài: Cây cam ở vườn nhà em.
b. Thân bài: 
+ Tả bao quát: Cây cam xanh tốt, nhìn như một cái nấm khổng lồ màu xanh mướt.
+ Tả chi tiết: 
Em nhớ ngày mới trồng nó cao độ 1 mét,cành gầy guộc.
Thế mà giờ đây ra hoa, kết quả.
Gốc cây mới to bằng cổ tay người lớn.
Cành cây nhỏ, gầy, vươn ra đón ánh nắng mặt trời.
Mùa xuân e ấp trong vòm lá. Hương thơm thoang thoảng.
Rồi quả lộ ra: lúc đầu băng bi ve, sau bằng cái chén.
Mùa hè cành lá xanh um, quả sai trĩu cành.
Đi học về mà được ăn quả cam ở cây nhà em thật không gì sảng khoái hơn.
c. Kết bài: 
+ Em rất thích ăn cam ở cây nhà mình.
+ Cây cam có rất nhiều ích lợi. Nó không những là thứ quả mà cả nhà em thích mà còn làm cho cảnh nhà em thêm mát mẻ.
 Tiết 2
Môn: Toán
BÀI: LUYỆN TẬP
TCT 105
---------@---------
I.MỤC TIÊU:
- Thực hiện được quy đồng mẫu số hai phân số.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Bỏ bài 1 dòng b.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Khởi động: 
2.Bài cũ: 
3.Bài mới: ( 35 phút )
Hoạt động1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1: Quy đồng mẫu số các phân số :
- BT 1 b bỏ.
- GV hướng dẫn HS cách làm.
- GVyêu cầu HS lên bảng làm.
- GV nhận xét cho điểm 
Bài tập 2: 
Yêu cầu HS tự tìm cách quy đồng mẫu số ba phân số này, sau đó GV chốt lại cách làm chung nhất.
Bài tập 3: GV làm mẫu và hướng dẫn cách làm 
- Yêu cầu HS làm tương tự như bài b của bài 1.
Bài 4 GV hướng dẫn học sinh cách làm 
- GV mời 2 HS lên bảng làm 
- GV nhận xét cho điểm 
Bài 5 GV hướng dẫn học sinh làm bài 
GV nhận xét cho điểm 
GV làm mẫu. 
4.Củng cố - Dặn dò:( 5 phút )
Chuẩn bị bài: Luyện tập chung.
Làm bài trong SGK.
HS làm bài.
Từng cặp HS sửa và thống nhất kết quả.
a.	
 và giữ nguyên 
 ; 	
HS lên bảng thực hiện. 
2HS làm bài.
HS sửa
a. 
	; giữ nguyên phân số 
b.
; 	 
- 1 HS đọc lại yêu cầu.
- 2 HS làm bài.
a. Ta có :
 ; ;
 . Vậy : Quy đồng mẫu số các phân số: được : 
b. Ta có:
 ; ;
 Vậy : Quy đồng mấu số các phân số: được : 
- HS lên bảng làm 
 ; 	
2HS lên bảng làm 
b. .
c. 1.
Kể chuyện
Tiết 5
BÀI: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
TCT 21
---------@---------
I.MỤC TIÊU:
- Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn được câu chuyện( được chứng kiến hoặc tham gia) nói về một người có khả năng hoặc sức khỏe đặc biệt.
- Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện để kể lại rõ ý và trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
* Giao tiếp.
- Thể hiện sự tự tin.
- Ra quyết định.
- Tư duy sáng tạo.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Khởi động: 
2.Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )
 Kể chuyện đã nghe, đã đọc 
Yêu cầu 1 HS kể lại câu chuyện các em đã được đọc hay được nghe về một người có tài. 
GV nhận xét và chấm điểm
3.Bài mới: ( 30 phút )
Hoạt động1: Giới thiệu bài 
Trong tiết kể chuyện hôm nay, cô sẽ tạo điều kiện cho các em được kể chuyện về một người có tài mà chính các em đã biết trong cuộc sống. Đây là yêu cầu kể chuyện khó hơn, đòi hỏi các em phải chịu nghe, chịu nhìn mới biết về những người xung quanh để kể về họ. 
Cô đã yêu cầu các em đọc trước nội dung bài kể chuyện, suy nghĩ về câu chuyện mình sẽ kể. Các em đã chuẩn bị để học tốt giờ kể chuyện hôm nay như thế nào? 
(GV kiểm tra HS đã tìm đọc truyện ở nhà như thế nào) GV mời một số HS giới thiệu nhanh những truyện mà các em mang đến lớp.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài:
GV gạch dưới những từ ngữ quan trọng trong đề bài, giúp HS xác định đúng yêu cầu của đề: Kể lại một câu chuyện về một người có khả năng hoặc có sức mạnh đặc biệt mà em biết.
GV dán lên bảng 2 phương án KC theo gợi ý 3.
Sau khi đã chọn phương án, GV yêu cầu HS lập nhanh dàn ý cho bài kể. Đồng thời GV khen ngợi những HS đã chuẩn bị tốt dàn ý cho bài kể chuyện trước khi đến lớp. 
GV nhắc HS: Kể câu chuyện em đã chứng kiến, em phải mở đầu câu chuyện ở ngôi thứ nhất (tôi, em). Còn nếu kể câu chuyện em trực tiếp tham gia, chính em phải là nhân vật trong câu chuyện ấy. 
Hoạt động 3: HS thực hành kể chuyện
* HS biết kể được câu chuyện được chứng kiến hoặc tham gia về một người có khả năng đặc biệt.
Yêu cầu HS kể chyện theo nhóm
GV đến từng nhóm, nghe HS kể, hướng dẫn, góp ý. 
 b) Yêu cầu HS thi kể chuyện trước lớp
 GV dán lên bảng tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện
GV viết lần lượt lên bảng tên những HS tham gia thi kể & tên truyện của các em (không viết sẵn, không chọn trước) để cả lớp nhớ khi nhận xét, bình chọn
GV cùng cả lớp bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hiểu câu chuyện nhất 
4.Củng cố - Dặn dò: ( 5 phút )
GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS kể hay, nghe bạn chăm chú, nêu nhận xét chính xác
Yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân.
Chuẩn bị bài: Con vịt xấu xí.
2HS kể 
HS nhận xét
HS giới thiệu nhanh những truyện mà các em mang đến lớp.
HS đọc đề bài và gợi ý 1
HS cùng GV phân tích đề bài
HS tiếp nối nhau nói đề tài kể chuyện và hướng xây dựng cốt truyện của mình.
HS đọc gợi ý, suy nghĩ, lựa chọn kể chuyện theo 1 trong 2 phương án đã nêu. 
Sau khi chọn phương án, HS lập nhanh dàn ý cho bài kể chuyện. 
a) Kể chuyện trong nhóm
Từng cặp HS kể chuyện cho nhau nghe 
Mỗi HS kể lại toàn bộ câu chuyện 
b) Kể chuyện trước lớp 
Vài HS tiếp nối nhau thi kể chuyện trước lớp 
Mỗi HS kể chuyện xong đều nói ý nghĩa câu chuyện của mình trước lớp hoặc trao đổi cùng bạn, đặt câu hỏi cho các bạn hoặc trả lời câu hỏi của cô giáo, của các bạn về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa câu chuyện. 
HS cùng GV bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hiểu câu chuyện nhất. 
Tiết 
SINH HOẠT TUẦN 21
TCT 21
---------@---------
I.DỰ KIẾN ĐÁNH GIÁ:
 - Lớp trưởng báo cáo việc chuyên cần và tình hình chung lớp của các bạn.
 - Lớp phó học tập báo cáo việc học tập của các bạn.
 - Lớp phó lao động báo cáo việc vệ sinh trong, ngoài lớp học.
*Ưu điểm:
.........................................................................................................
 * Tồn tại:
.....................................................................................................................
 II.KẾ HOẠCH TUẦN 22: ....................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
KÍ DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG
KÍ DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU
.......................................................................
.......................................................................
.......................................................................
.......................................................................
.......................................................................
.......................................................................
.......................................................................
.......................................................................
.......................................................................
.......................................................................
.......................................................................
.......................................................................
.......................................................................
Cái Keo, ngày .../01/2012
Tổ trưởng
Tổng số : . . . tiết , đã soạn : . . . tiết.
.......................................................................
.......................................................................
.......................................................................
.......................................................................
.......................................................................
.......................................................................
.......................................................................
.......................................................................
.......................................................................
.......................................................................
.......................................................................
.......................................................................
Cái Keo, ngày .../02/2012
P.hiệu trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 4 T21KNSCKT(1).doc