Giáo án Lớp 4 - Tuần 21 - Nguyễn Thị Kiều Phong

Giáo án Lớp 4 - Tuần 21 - Nguyễn Thị Kiều Phong

Đạo đức :

LỊCH SỰ VỚI MỌI NGƯỜI (T1)

 I. MỤC TIÊU : Giúp HS hiểu :

 - Thế nào là lịch sự với mọi người

 - Vì sao cần phải lịch sự với mọi người

 - Biết cư xử lịch sự với mọi người xung quanh

 II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :

 1. Kiểm tra:

 HS nhắc lại phần ghi nhớ

 2. Bài mới:

 * HĐ1 : Tìm hiểu chuyện : Chuyện ở tiệm may (SGK)

 - HS đọc chuyện – Giáo viên tóm tắt ND câu chuyện

 - HS thảo luận theo câu hỏi 1,2 (SGK)

 + HS trả lời câu hỏi - Lớp nhận xét bổ sung

 Giáo viên kết luận : Trang là người lịch sự vè đã biết chào hỏi mọi người, ăn nói nhẹ nhàng, biết thông cảm với cô thợ may .

 - Hà nên biết tôn trọng người khác và cư xử cho lịch sự

 - Biết cư xử lịch sử sẽ được mọi người tôn trọng

 

doc 22 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 11/02/2022 Lượt xem 175Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 21 - Nguyễn Thị Kiều Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 21:
Thư 2 ngày 28 tháng 1 năm 2008
Tập đọc :
ANH HÙNG LAO ĐỘNG TRẦN ĐẠI NGHĨA
I. MỤC TIÊU : 
	- HS đọc lưu loát trôi chảy toàn bài . Đọc to, rõ ràng các số chỉ thời gian, từ phiên âm nước ngoài .
	1935; 1946; 1948; 1952; súng Ba – đô – ca.
	- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chuyện rõ ràng.
	- Hiểu các từ ngữ (SGK)
	- Nội dung ý nghĩa : Bài ca ngợi anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và XD nền khoa học của đất nước .
	II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
	1. Kiểm tra: 
	- Gọi HS đọc bài “Trống đồng Đông Sơn”
	- TLCH: Vì sao trống đồng là niềm tự hào của người Việt Nam ta?
	2. Bài mới : 
	* HĐ1 : Giơí thiệu bài 
	* HĐ2: Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài 
	a) Luyện đọc :
	HS đọc nối tiếp theo 4 đoạn (3lượt)
	- Giáo viên hướng dẫn HS đọc và giải nghĩa từ khó 
	- HS luyện đọc theo cặp .
	- 2 HS đọc toàn bài .
	b) Tìm hiểu bài 
	- Nêu tiểu sử của Trần Đại Nghĩa trước khi theo lời Bác Hồ về nước.
	- Em hiểu : “Nghe theo lời gọi thiêng liêng của Tổ Quốc nghĩa là gì?
	- Giáo sư Trần Đại Nghĩa đã có đóng góp gì lớn trong kháng chiến và có những đóng góp gì trong vịêc xây dựng Tổ quốc.
	- Nhờ đâu ông Trần Đại Nghĩa có được những cống hiến lớn như vậy?
	c) Hướng dẫn đọc diễn cảm 
	* Rút ra nội dung ý nghĩa của bài .
	HS nhắc lại
	3. Tổng kết : Củng cố - Nhận xét - Dặn dò 
________________________
Toán :
RÚT GỌN PHÂN SỐ
I. MỤC TIÊU : Giúp HS : 
- Bước đầu nhận biết về rút gọn phân số và phân số tối giản .
- Biết cách rút gọn phân số (trong trường hợp đơn giản)
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
1. Kiểm tra: 
HS nêu tính chất cơ bản của phân số 
HS viết phân số bằng phân số 
2. Bài mới : 
* HĐ1 : HD học sinh cách rút gọn phân số .
a) Tìm hiểu thế nào là rút gọn phân số .
- Giáo viên nêu vấn đề (mục a SGK)
- HS tự tìm ra cách giải quyết .
Giáo viên gợi ý : 
 = = 
- HS nhận xét về 2 phân số : và (SGK)
Giáo viên kết luận : phân số đã được rút gọn thành phân số 
Giáo viên nêu : Có thể rút gọn phân số để được 1 phân số có tử số và mẫu số bé đi mà phân số mới vẫn bằng phân số đã cho . HS nhắc lại .
b) HD cách rút gọn phân số .
Giáo viên HD học sinh cách rút gọn phân số như SGK rồi giới thiệu phân số không thể rút gọn được nữa .(Vì 3 và 4 không cùng chia hết cho 1 số tự nhiên nào lớn hơn 1 nên ta gọi là phân số tối giản .
- Làm tương tự với những phân số khác .
* Rút ra các bước của quá trình rút gọn phân số (SGK)
- HS nhắc lại nhiều lần.
* HĐ2 : Luyện tập 
- HS nghiên cứu các BT ở VBT . Yêu cầu HS nêu những vấn đề chưa hiểu , Giáo viên giải thích cách làm .
- HS làm bài – Giáo viên theo dõi .
- Chấm bài 
- Chữa bài ở bảng .
3. Củng cố: HS nhắc lại : Thế nào là phân số tối giản?
Các bước rút gọn phân số .
Nhận xét, dặn dò.
________________________
Đạo đức :
LỊCH SỰ VỚI MỌI NGƯỜI (T1)
	I. MỤC TIÊU : Giúp HS hiểu :
	- Thế nào là lịch sự với mọi người 
	- Vì sao cần phải lịch sự với mọi người 
	- Biết cư xử lịch sự với mọi người xung quanh 
	II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
	1. Kiểm tra: 
	HS nhắc lại phần ghi nhớ
	2. Bài mới: 
	* HĐ1 : Tìm hiểu chuyện : Chuyện ở tiệm may (SGK)
	- HS đọc chuyện – Giáo viên tóm tắt ND câu chuyện 
	- HS thảo luận theo câu hỏi 1,2 (SGK)
	+ HS trả lời câu hỏi - Lớp nhận xét bổ sung 
	 Giáo viên kết luận : Trang là người lịch sự vè đã biết chào hỏi mọi người, ăn nói nhẹ nhàng, biết thông cảm với cô thợ may .
	- Hà nên biết tôn trọng người khác và cư xử cho lịch sự 
	- Biết cư xử lịch sử sẽ được mọi người tôn trọng 
	* HĐ2 : Thảo luận BT1 (SGK)
	- HS thảo luận nhóm đôi và nêu kết quả 
	- Các HS khác nhận xét bổ sung : Giáo viên kết luận : ( Các việc làm b, d là đúng các hành vi làm việc a, c, đ là sai )
	* HĐ3 : Thảo luận BT3 (SGK)
	- Giáo viên chia nhóm để HS thảo luận 
	- Đại diện nhóm trình bày kết quả - lớp nhận xét bổ sung 
	Giáo viên kết luận (SGV)
 Rút ra bài ghi nhớ (SGK) . Gọi HS nhắc lại 
	* HĐ 4 : Liên hệ thực tế : HS tự liên hệ - Giáo viên bổ sung 
	3. Tổng kết : Củng cố - Nhận xét - Dặn dò 
________________________
Khoa học :
 ÂM THANH
I. MỤC TIÊU : HS biết :
- Nhận biết được những âm thanh xung quanh .
- Biết và thực hiện được các cách khác nhau để làm cho vật phát ra âm thanh . - Nêu được ví dụ về sự liên hệ giữa rung động và sự phát ra âm thanh.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
1. Kiểm tra: 
HS trả lời các câu hỏi của bài “Bảo vệ bầu không khí trong lành”
2. Bài mới: 
* HĐ1 : Tìm hiểu các âm thanh xung quanh.
- HS liên hệ trong thực tế và nêu các âm thanh xung quanh mà các em biết.
- Phân biệt trong các âm thanh trên, âm thanh nào do con người gây ra 
* HĐ2: Thực hành : Cách phát ra âm thanh .
- HS quan sát hình (SGK) . HS thực hành làm thí nghiệm để nhận biết 
- Nêu các cách làm để phát ra âm thanh .
* HĐ3: Tìm hiểu:khi nào vật phát ra âm thanh.
- HS thực hành thí nghiệm : “gõ lên mặt trống ” (gõ mạnh, gõ nhẹ)
- HS nêu kết quả thực hành : Giáo viên nhận xét, kết luận (SGV).
- Giáo viên giải thích khi con người phát ra âm thanh từ miệng (SGV)
* HĐ4: Tổ chức trò chơi “Tìm âm thanh”
(Giáo viên hướng dẫn và tổ chức cho HS chơi như SGV)
3. Tổng kết : Củng cố - Nhận xét - Dặn dò 
________________________
Buổi hai :
 Kể chuyện :
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA 
I. MỤC TIÊU : Rèn kỹ năng nói :
	- HS biết chọn được câu chuyện về một người có khả năng hoặc có sức khoẻ đặc biệt - Biết kể chuyện theo cách sắp xếp về sự việc thành 1 câu chuyện có đầu, có cuối ( hoặc kể sự việc ) chứng minh khả năng đặc biệtcủa nhân vật ( không cần kể thành chuyện ) 
	- Biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện 
	- Lời kể tự nhiên chân thực . Có thể kết hợp lời nói với cử chỉ, điệubộ một cách tự nhiên 
	- Rèn kỹ năng nghe . Biết nghe bạn kể và nhận xét được lời kể của bạn .
	II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
	1. Giới thiệu bài 
	2. HDHS hiểu yêu cầu của đề bài 
	Một HS đọc đề bài – Giáo viên ghi bảng - Gạch dưới những TN quan trọng :
	Kể lại một chuyện về một người có khả năng hoặc có sức khoẻ đặc biệt mà em biết 
	- HS đọc gợi ý (SGK)
	- HS suy nghĩ – Nêu nhân vật em chọn kể ( Người ấy là ai có tài gì ? ở đâu )
	+ HDHS kể chuyện theo gợi ý (SGK) 
	+ Kể 1 câu chuyện cụ thể cố đầu, có đuôi
	+ Kể sự việc chứng minh khả năng đặc biệt của nhân vật 
	( HDHS lập dàn ý câu chuyện mình định kể - Cách xưng hô )
	3. HS thực hành kể chuyện 
	a) Kể chuyện theo cặp ( Trao đổi về ý nghĩa của chuyện ) 
	b) Thi kể chuyện trước lớp 
	- Giáo viên hướng dẫn cách đánh giá bài KC (SGV)
	- HS xung phong KC - lớp và Giáo viên nhận xét – Cho điểm 
	3. Tổng kết : Củng cố - Nhận xét - Dặn dò.
________________________________
 Luyện Toán:
LUYỆN TẬP:
PHÂN SỐ BẰNG NHAU, RÚT GỌN PHÂN SỐ
I. MỤC TIÊU : 
- Luyện tập củng cố cho HS các kiến thức và kĩ năng về phân số bằng nhau và phương pháp rút gọn phân số .
- HS vận dụng thành thạo vào làm tính và giải toán .
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
1. Giáo viên nêu yêu cầu nội dung tiết học 
2. HD luyện tập : 
* HĐ1 : Củng cố kiến thức:
- Nêu tính chất cơ bản của phân số .
- Nêu cách rút gọn phân số .
* HĐ : Luyện tập 
a) HS hoàn thành bài tập 3,4 (SGK)
- Giáo viên kiểm tra, chữa bài .
b) Bài luyện thêm 
Bài 1: Viết 4 phân số bằng phân số 
Cho 2 phân số và . Hai phân số này có bằng nhau không ? Vì sao ?
Bài 2: Rút gọn phân số :
 ; ; ; 
Bài 3: Tính 
 ; ; 
c) Chấm bài , chữa bài 
3. Tổng kết : Củng cố - Nhận xét - Dặn dò 
________________________
TH-M ỹ thuật 
 Cô H ương lên lớp. 
_________________________
TH-Khoa học :
 ÂM THANH
I. MỤC TIÊU : HS cũng cố:
- Nhận biết được những âm thanh xung quanh .
- Biết và thực hiện được các cách khác nhau để làm cho vật phát ra âm thanh . - Nêu ví dụ về sự liên hệ giữa rung động và sự phát ra âm thanh.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
1. Kiểm tra: 
HS trả lời các câu hỏi của bài “Bảo vệ bầu không khí trong lành”
2. Bài mới: 
* HĐ1 : - HS liên hệ trong thực tế và nêu các âm thanh xung quanh mà các em biết.
- Phân biệt trong các âm thanh trên, âm thanh nào do con người gây ra 
* HĐ2: Thực hành : Cách phát ra âm thanh .
- HS quan sát hình (SGK) . HS thực hành làm thí nghiệm .
- Nêu các cách làm để phát ra âm thanh .
* HĐ3: 
- HS thực hành thí nghiệm : “gõ lên mặt trống ” (gõ mạnh, gõ nhẹ)
- HS nêu kết quả thực hành : Giáo viên nhận xét, kết luận 
- Giáo viên giải thích khi con người phát ra âm thanh từ miệng .
* HĐ4: Tổ chức trò chơi “Tìm âm thanh”
Giáo viên hướng dẫn và tổ chức cho HS chơi 
3. Tổng kết : Củng cố - Nhận xét - Dặn dò 
________________________
Thứ 3 ngày 29 tháng 1 năm 2008
Buổi một :
Thể dục:
NHẢY DÂY KIỂU CHỤM HAI CHÂN – TRÒ CHƠI
 “LĂN BÓNG”
	I. MỤC TIÊU : 
	- Ôn luyện cho HS kiểu nhảy dây cá nhân chụm hai chân . Yêu cầu thực hiện đúng động tác.
	- Tổ chức trò chơi “Lăn bóng” . Yêu cầu biết cách lăn bóng .
	II. CHUẨN BỊ : dây, bóng, còi.
	III.HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
	1. Phần mở đầu .
	- HS tập hợp – Giáo viên nêu yêu cầu nội dung giờ luyện tập .
	- Khởi động tay chân ; chạy chậm vòng quanh sân .
	2. Phần cơ bản .
	* HĐ1 : Luyện tập :
	- Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân .
	- Giáo viên nhắc lại các thao tác : so dây, chao dây, quay dây, giải thích từng động tác để HS nắm được .
	- Giáo viên làm mẫu, gọi một số HS làm trước lớp – Giáo viên nhận xét, bổ sung .
	- HS luyện tập theo tổ, Giáo viên theo dõi, HD 
	* HĐ2 : Tổ chức trò chơi “Lăn bóng bằng tay”
	- Giáo viên hướng dẫn cách chơi 
	- Tổ chức cho HS chơi – Thi đua giữa các tổ .
	3. Tổng kết : Củng cố - Nhận xét - Dặn dò 
________________________
Toán :
LUYỆN TẬP
	I. MỤC TIÊU : Giúp HS 
	- Củng cố và hình thành kỹ năng rút gọn phân số .
	- Củng cố về nhận biết 2 phân số bằng nhau .
	II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
	1. Kiểm tra : Cho 2 phân số và 
	- Gọi HS lên bảng rút gọn 2 phân số và nêu cách rút gọn .
	- Thế nào là phân số tối giản .
	2. HD luyện tập 
	- HS nêu yêu cầu từng bài tập . Giáo viên hướng dẫn cách làm từng bài .
	Bài 1: Lưu ý HS tìm cách rút gọn nhanh nhất . 
	Bài 2: HD HS rút gọn từng phân số rồi trả lời câu hỏi .
	Bài 4: HD học sinh tính và trình bày bài toán theo dạng mới .
	 = (Giáo viên HD từng bước (SGV)
	- HS làm bài – Giáo viên kiểm tra .
	- Chấm bài, nhận xét.
	- Chữa bài ở bảng .
	3. Tổng kết : Củng cố - Nhận xét - Dặn dò 
________________________
Luyện từ và câu :
CÂU KỂ AI THẾ NÀO ?
	I. MỤC TIÊU : 
	HS nhận diện được dạng  ... 
	2. Bài mới: 
	* HĐ1 : Luyện đọc và tìm hiểu bài 
	a) Luyện đọc : HS đọc nối tiếp nhau theo 3 khổ thơ ( 2- 3 lần ) 
	- Giáo viên gới thiệu hoàn cảnh ra đời của bài thơ – HD cách đọc và giúp HS hiểu các TN (SGK)
	- HS luyện đọc theo cặp 
	 Hai HS đọc toàn bài 
	- Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài 
	b) Tìm hiểu bài :
	Nước sông La đẹp như thế nào ?
	Chiếc bè gỗ được ví như cái gì ? Cách nói ấy có gì hay ?
	Vì sai đi trên bè tác giả lại nghĩ đến mùi vôi xây, mùi lán cưa ngọt mát và những mái ngói hồng ?
	Hình ảnh “ Trong đạn bom đổ nát bừng .. ngói hồng ”nói lên điều gì ?
	 Nêu ý chính của bài thơ : (MT)
	* HĐ2 : HD đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ (SGK)
	- HS thi đọc diễn cảm và đọc thuộc lòng 
	3. Tổng kết : Củng cố - Nhận xét - Dặn dò 
_____________________________
Toán :
QUI ĐỒNG MẪU SỐ CÁC PHÂN SỐ ( TIẾP ) 
	I. MỤC TIÊU : Giúp HS :
	- Biết qui đồng mẫu số 2 phân số , trong đó mẫu số của một phân số được chọn làm mẫu số chung ( MSC)
	- Củng cố về cách qui đồng mẩu số của 2 phân số 
	II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
	1. Kiểm tra:Gọi 3 HS làm bài tập 2 SGK – Trang 116
	HS nhắc lại cách quy đồng mẫu số các phân số .
	2. Bài mới : 
	* HĐ1 : HDHS tìm cách quy đồng mẫu số ( có 1 mẫu số được chọn làm mẫu số chung ) 
	- Giáo viên nêu 2 phân số (SGK) : và 
	- Cho HS quan sát về mối quan hệ của 2 phân số (có mẫu số 6 và 12 )
	HS nhận ra 6 x 2 = 12 ( hay 12 : 6 = = 2 ) tức là 12 chi hết cho 6 
	Giợi ý để HS chọn 12 là MSC
	Và HS tự qui đồng để có :
	 = = và giữ nguyên phân số 
 Quy đồng mâu số 2 phân số và ta được 2 phân số và 
Rút ra cách quy đồng MS 2 phân số trong tổ hợp chọn MSC là một trong 2 MS của 1 trong 2 phân số đã cho (SGK) – HS nhắc lại 
	* HĐ2 : Luyện tập 
	a) HS nêu miệng : Qui đông MS 2 phân số và 
	b) HS làm BT (VBT) – Giáo viên theo dõi
	- Giáo viên giải thích cách làm từng bài 
	- Chấm bài 1 số em nhận xét 
	- Chữa bài lên bảng 
	3. Tổng kết : Củng cố - Nhận xét - Dặn dò 
________________________
\Thể dục :
NHẢY DÂY KIỂU CHỤM 2 CHÂN – TRÒ CHƠI “LĂN BÓNG”
	I. MỤC TIÊU : Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm 2 chân , yêu cầu thực hiện đúng động tác .
	- Tổ chức trò chơi “ Lăn bóng bằng tay ” – yêu cầu biết cách chơi và chơi chủ động 
	II. CHUẨN BỊ : Dây + Bóng + Còi 	
	II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
	1. Mở đầu : HS ra sântập hợp 
	- Khởi động tay, chân - Chạy chậm trên sân 
	2. Phần cơ bản 
	a) Ôn BT RLTT cơ bản 
	- Ôn nhảy dây các nhân kiểu chụm 2 chân 
	- HS nhắc lại các thao tác nhảy dây 
	- Gọi 1 số HS khá lên thực hiện 
	- HS ôn luyện theo vị trí tổ - Giáo viên theo dõi và sửa sai từng động tác .
	- Thi nhảy dây : Xem ai nhảy được nhiều lần nhất 
	- Các tổ cử đại diện lên dự thi ( nhảy và đếm số lần )
	b) Tổ chức trò chơi “ Lăn bóng bằng tay”
	- HS chơi theo đội hình tổ 
	3. Kết thúc : Đi thường trên sân 
	Củng cố bài - Nhận xét - Dặn dò 
________________________
Buổi hai:
Luyện từ và câu :
VỊ NGỮ TRONG CÂU KỂ “ AI THẾ NÀO ”
	I. MỤC TIÊU : Giúp HS : Nắm được đặc điểm về ý nghĩa và cấu tạo của VN trong câu kể ai thế nào ?
	- Xác định được BPVN trong các câu kể ai thế nào ?
	- Biết đặt câu đúng mẫu 	
	II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
	1. Bài cũ: HS nêu phần ghi nhớ của bài : Câu kể Ai thế nào?
	HS nêu ví dụ về câu kể Ai thế nào? Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu vừa đặt.
	2. Bài mới: 
	* HĐ1 : Nhận xét 
	- HS đọc yêu cầu BT1 ( HS đọc thầm đoạn văn và làm bài vào VBT)
	- HS nêu kết quả - Lớp nhận xét – Giáo viên bổ sung kết luận (SGV)
	BT2 : Tìm CN – VN trong các câu trên 
	BT3 : Ý nghĩa và cấu tạo của VN trong câu 
	- HS làm bài – Nêu kết quả - Giáo viên nhận xét kết luận (SGV)
	 Rút ra bài ghi nhớ (SGK)
	- Gọi HS đọc lại 
	* HĐ2 : Luyện tập : 
	- HS nêu yêu cầu ND các BT – Giáo viên HD cách làm 
	- HS làm bài (VBT) – Giáo viên theo dõi 
	- Kiểm tra - Chấm bài 1 số em 
	- Chữa bài 
	3. Tổng kết : Củng cố - Nhận xét - Dặn dò 
________________________
Luyện Tiếng Việt :
LUYỆN TẬP KỂ CHUYỆN TUẦN 21
	I. MỤC TIÊU : Giúp HS luyện kể chuyện được chứng kiến , tham gia nói về một người có tài hoặc người có khả năng hoặc có sức khoẻ đặc biệt kèm theo cử chỉ, điệu bộ .
	- Rèn luyện kĩ năng nói trôi chảy mạch lạc rõ ràng , ngắn gọn 
	- Rèn tính mạnh dạn, tự tin .
	II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
	1. Khởi động : Giới thiệu nội dung tiết học 
	2. Trọng tâm : 
	* HĐ1: HS nêu yêu cầu các tiết kể chuyện đã học ở tuần 21
. Tuần 21 : Kể chuỵên được chứng kiến hoặc tham gia về một người có khả năng hoặc có sức khoẻ đặc biệt .
	HS nhắc lại cách tìm người có tài hoặc có khả năng đặc biệt .
	* HĐ2 : Luyện kể trong nhóm 
	HS luyện kể nhóm 2 
	* HĐ3 : Thi kể trước lớp 
	- Đại diện các nhóm thi kể trước lớp 
	- Lớp nhận xét theo HD sau :
	+ Nội dung đúng chủ điểm : 4 điểm 
	+ Kể chuyện hay, hấp dẫn có kết hợp cử chỉ điệu bộ : 2 điểm 
	+ Nêu được ý nghĩa câu chuyện : 2 điểm 
	+ Trả lời được câu hỏi của bạn : 1 điểm 
	+ Chuyện ngoài SGK : 1 điểm 
3. Tổng kết : Chọn ra người kể chuyện hay nhất 
Nhận xét - Dặn dò 
________________________
	Luỵện Thể dục:
LUYỆN TẬP : NHẢY DÂY KIỂU CHỤM HAI CHÂN
TRÒ CHƠI “LĂN BÓNG”
I. MỤC TIÊU : Giúp HS :
	- Luyện tập về Nhảy dây kiểu chụm hai chân . Yêu cầu thực hiện đúng kỉ thuật động tác. 
Ôn trò chơi “ Lăn bóng”
	II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : Còi 
	III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
	1. Mở đầu : GV tập hợp lớp, phổ biến nội dung tiết học 
	HS khởi động 
	2. Phần cơ bản :
	* HĐ1 : Luyện Nhảy dây kiểu chụm hai chân 
	Chia tổ luyện tập - Tổ trưởng điều khiển – GV giám sát, sữa sai các tổ thi đua biểu diễn lần lượt từng động tác .
	Cả lớp tập lại - Lớp trưởng điều khiển 
	* HĐ2: Luyện bài thể dục phát triển chung
	- Cả lớp ôn tập 2 lần
	- Chia tổ tập luyện
	- Các tổ thi biểu diễn
	- Cá nhân thi biểu diễn
	* HĐ3 : trò chơi “ Lăn bóng”
	HS chơi theo tổ - GV hướng dẫn 
	3. Tổng kết : Nhận xét - Dặn dò
__________________________________________________________________-
Thứ 6 ngày 1 tháng 2 năm 2008
Buổi một :
 Tập làm văn :
CẤU TẠO BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
	I. MỤC TIÊU : 
	Nắm được 3 phần (Mở bài, thân bài, kết bài) của một bài văn miêu tả cây cối.
	Biết lập dàn ý miêu tả một cây ăn quả quen thuộc theo hai cách đã học 
	II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
	1. Giới thiệu bài 
	2. Phần nhận xét : 
	- HS đọc yêu cầu của BT1
	- HS đọc thầm bài (SGK). Xác định đoạn văn và ND từng đoạn .
	- HS nêu kết quả - Giáo viên bổ sung, kết luận (SGV)
	BT2: Giáo viên nêu yêu cầu bài tập
	- Xác định đoạn và ND từng đoạn trong bài “Cây mai tứ quý”
	- HS làm bài – Nêu kết quả - Giáo viên bổ sung
	* So sánh trình tự miêu tả trong bài “Cây mai tứ quý”và “Bãi ngô”
	- HS so sánh – Giáo viên kết luận: Bài “Cây mai tứ quý” miêu tả từng bộ phận; Bài “Bãi ngô” tả từng thời kì phát trỉên của cây.
	BT3: HS rút ra nhận xét cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối .
	Rút ra ghi nhớ . Gọi HS nhắc lại.
	3. Luyện tập: 
	- HS nêu yêu cầu các BT – Giáo viên hướng dẫn cách làm .
	- HS làm bài – Giáo viên theo dõi.
	- Kiểm tra bài - Nhận xét.
	- Chữa bài tập.
	4. Tổng kết : Củng cố - Nhận xét - Dặn dò 
________________________
Toán
LUYỆN TẬP
	I. MỤC TIÊU : Giúp HS : 
	- Củng cố và rèn kỹ năng quy đồng mẩu số 2 phân số 
	- Bước đầu làm quen với quy đồng mẩu số 3 phân số ( trường hợp đơn giản )
	II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
	1. Kiểm tra : 
	HS lên bảng làm bài tập 2a, 2b(SGK)
	Nêu các cách quy đồng mẫu số các phân số
	2.Bài mới: 
	* HĐ1 : Củng cố kiến thức 
	a) Quy đồng mẫu số 2 phân số
	- HS nhắc lại 2 cách quy đồng mẩu số đã học 
	b) Hướng dẫn HS quy đồng mẩu số 3 phân số 
	- Giáo viên nêu 3 phân số : ; ; HD học sinh quy đồng mẩu số 3 phân số .
	Bằng cách 
	- Lấy tử số và mẩu số của từng phân số lần lượt nhân với tích các mẩu số của 2 phân số kia .
	- Tìm mẩu số chung nhỏ nhất của các phân số . Lấy mẩu số chung chia cho mẩu số của từng phân số và lấy thương tìm được nhân với TS và MS của phân số đó .
	* HĐ2 : Luyện tập 
	- HS nêu yêu cầu BT (VBT) – Giáo viên hướng dẫn cách giải 
	- HS làm BT – Giáo viên theo dõi 
	- Kiểm tra, chấm bài 1 số em nhận xét 
	- Chữa bài 
	( Lưu ý HS BT4 : Phân tích các số ở mẫu số thành tích của các số giống như tử số sau đó rút gọn các thừa số giống nhau ở tử số và mẫu số )
	Ví dụ : = = = 
	3. Tổng kết : Củng cố - Nhận xét - Dặn dò 
________________________
Khoa học :
SỰ LAN TRUYỀN ÂM THANH
I. MỤC TIÊU : Giúp HS :
- Nhận biết được : Tai ta nghe được âm thanh khi rung động từ vật phát ra âm thanh được lan truyền trong môi trường tới tai 
- Hiểu : Âm thanh yếu đi khi lan truyền ra xa nguồn 
- Âm thanh có thể lan truyền qua chất rắn, chất lỏng 
II. CHUẨN BỊ : Trống, chậu nước 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
1. Bài cũ: 
- Âm thanh do đâu mà có?
2. Bài mới :
* HĐ1 : Tìm hiểu sự lan truyền của âm thanh 
- Giáo viên thực hành TN ( H1SGK)- HS quan sát 
- HS thảo luận tìm hiểu nguyên nhân làm mặt trống rung, các giấy vụn nhảy lên và giải thích âm thanh trống truyền tới tai 
( Giáo viên giải thích (SGV) 
* HĐ2 : Tìm hiểu về sự lan truyền âm thanh qua chất lỏng, chất rắn 
- HDHS làm thí nghiệm (SGK) – Rút ra KL (Giáo viên bổ sung )
- Liên hệ với kinh nghiệm, hiểu biết đã có để tìm thêm các dẫn chứng cho sự truyền âm thanh qua chất lỏng và chất rắn 
Ví dụ : - Áp tai xuống đất nghe tiếng vó ngựa từ xa 
- Cá nghe thạy tiếng chân người bước 
- Các heo, cá voi có thể nói chuyện với nhau dưới nước 
* HĐ3 : Tìm hiểu âm thanh mạnh, yếu do khoảng cách nguồn âm 
- Giáo viên cho HS liên hệ thực tế : ( Gõ trống đứng gần  đứng xa )
Kết luận : Càng xa nguồn âm , âm thanh càng yếu đi 
* HĐ4 : Tổ chức trò chơi , T/C nói chuyện qua điện thoại 
- HD tổ chức HS chơi (SGV)
3. Tổng kết : Củng cố - Nhận xét - Dặn dò 
________________________
Hoạt động tập thể
 SINH HOẠT LỚP
I. GIÁO VIÊN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ MỌI HOẠT ĐỘNG TRONG TUẦN:
- Về học tập, nề nếp - Lao động 
+ Nề nếp học tập được duy trì tốt
+ Trực nhật vệ sinh tổ 1 làm tốt.
+ Sinh hoạt 15 phút nghiêm túc .
* Tồn tại : Một vài bạn chưa thực sự tự giác trong việc chấp hành nội quy của lớp, của trường; cũng như trong học tập.
II. KẾ HOẠCH TUẦN TỚI :
- Duy trì mọi nề nếp và hoạt động. 
- Quán triệt HS về việc giờ giấc đi học.
- Chấp hành các quy định : Không nổ pháo, không chơi các trò chơi mang tính bạo lực.
- Rèn thói quen ăn nói lịch sự, mẫu mực .
- Tích cực, tự giác trong mọi hoạt động .
________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_21_nguyen_thi_kieu_phong.doc