Tập đọc
Tiết 41: ANH HÙNG LAO ĐỘNG TRẦN ĐẠI NGHĨA
I. Yêu cầu cần đạt:
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với nội dung tự hào, ca ngợi.
- Hiểu ND: Ca ngợi AHLĐ Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước. (Trả lời được các CH trong SGK).
II. Đồ dùng dạy học:
- Ảnh chân dung Trần Đại Nghĩa.
- Bảng phụ ghi sẵn câu.
III. Hoạt động dạy học:
1) Bài cũ: Mỗi h/s đọc bài : “Trống đồng Đông Sơn”
- Nổi bật trên hoa văn Trống Đồng là gì ?
- Vì sao có thể nói Trống Đồng là niềm tự hào chính đáng của người Việt Nam.
Thứ hai, ngày 24 tháng 01 năm 2011 Tập đọc Tiết 41: Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa I. Yêu cầu cần đạt: - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với nội dung tự hào, ca ngợi. - Hiểu ND: Ca ngợi AHLĐ Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước. (Trả lời được các CH trong SGK). II. Đồ dùng dạy học: - ảnh chân dung Trần Đại Nghĩa. - Bảng phụ ghi sẵn câu. III. Hoạt động dạy học: 1) Bài cũ: Mỗi h/s đọc bài : “Trống đồng Đông Sơn” - Nổi bật trên hoa văn Trống Đồng là gì ? - Vì sao có thể nói Trống Đồng là niềm tự hào chính đáng của người Việt Nam. 2) Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: - GV cho HS xem chân dung nhà khoa học Trần Đại Nghĩa. - Em biết gì về Trần Đại nghĩa? - Giáo viên kết hợp để giới thiệu bài. HĐ2: Luyện đọc: - Mời 4 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. - GV hướng dẫn hs đọc đúng 1 số từ khó. - Một hs đọc chú giải - Lớp đọc thầm. - Hs đọc theo cặp. - GV đọc bài. HĐ3: Tìm hiểu bài: - HS đọc thầm đoạn 1: “Trần Đại Nghĩa ... chế tạo vũ khí” - Nêu tiểu sử của anh hùng Trần Đại Nghĩa trước khi Bác Hồ về nước? - HS trả lời - GV kết luận. - HS nêu ý chính của đoạn 1 - HS khác nhận xét. - GV kết luận ghi bảng - một số học sinh nhắc lại. - Giới thiệu tiểu sử nhà, khoa học Trần Đại Nghĩa trước năm 1946 . GV: Trần Đại Nghĩa là một nhà khoa học có tài. Ông đã đóng góp những tài năng của mình vào công cuộc bảo vệ xây dựngTổ quốc như thế nào? Các em cùng đọc thầm đoạn 2. - HS đọc thầm đoạn 2, 3 - trả lời câu hỏi. + Em hiểu nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ Quốc nghĩa là gì? + Giáo sư Trần Đại Nghĩa đã có đóng góp gì to lớn cho kháng chiến? + Nêu đóng góp của ông Trần Đại Nghĩa cho sự nghiệp xây dựng Tổ quốc? - HS trả lời GV kết luận ghi bảng- hs nhắc lại. - Những đóng góp to lớn của Trần Đại Nghĩa trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. * Một HS đọc thầm đoạn 4 và trả lời. + Nhà nước đánh giá cao những cống hiến của ông Trần Đại Nghĩa như thế nào? + Theo em nhờ đâu ông Trần Đại Nghĩa có được những công hiến lớn như vậy? - Gọi HS trả lời. GV nhận xét bổ sung thêm. ? Đoạn cuối bài nói lên điều gì? - HS trả lời - GV kết luận ghi bảng. * Nhà nước đánh giá cao những cống hiến của ông Trần Đại Nghĩa. - Mời một hs đọc toàn bài. Cả lớp đọc thầm tìm nội dung của bài. - 1 HS trả lời- gv nhận xét. HĐ4: Luyện đọc diễn cảm: - Mời 4 hs tiếp nối nhau đọc toàn bài. - GV treo bảng phụ hướng dẫn hs đọc diễn cảm một đoạn “Năm 1946... tiêu diệt xe tăng và lô cốt của giặc”. - Gv đọc mẫu - hs theo dõi. - Một hs đọc trước lớp theo dõi và sữa lỗi để hs đọc hay hơn. - HS luyện đọc theo cặp. - 4 - 5 hs thi đọc - hs theo dõi bình chọn bạn đọc hay. - GV tuyên dương hs đọc tốt. - Mời một hs đọc toàn bài. 3) Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học - Dặn HS chuẩn bị bài học sau. –––––––––––––––––– Toán Tiết 101: Rút gọn phân số I. Yêu cầu cần đạt: - Bước đầu biết cách rút gọn phân số và nhận biết được phân số tối giản. (Trường hợp đơn giản). II. Hoạt động dạy học: 1) Bài cũ: 2 HS nêu tính chất cơ bản của phân số? 2) Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. b. Các hoạt động: HĐ1: Thế nào là rút gọn phân số? GV: Cho phân số . Hãy tìm phân số bằng phân số nhưng có tử số và mẫu số bé hơn? HS: GV: Hãy so sánh tử số và mẫu số của hai phân số trên với nhau? HS: Tử số và mẫu số của phân số nhỏ hơn tử số và mẫu số của phân số. GV nhắc lại: Tử số và mẫu số của phân số đều nhỏ hơn tử số và mẫu số của phân số. Phân số được rút gọn thành phân số . Phân số là phân số rút gọn của phân số . * GV kết luận: Có thể rút gọn phân số để được một phân số có tử số và mẫu số bé đi mà phân số mới vẫn bằng phân số đã cho. HĐ2: Cách rút gọn phân số. Phân số tối giản. Ví dụ1: GV ghi bảng phân số. Hãy tìm phân số bằng phân số nhưng có tử số và mẫu số đều nhỏ hơn? Hãy nêu cách làm? - Phân số có thể rút gọn được nữa không? ( không). Vậy phân số được rút gọn thành phân số tối giản . Ví dụ 2: Rút gọn phân số 18? 54 - Tìm một số tự nhiên mà 18 và 54 đều chia hết cho số đó? - Thực hiện phép chia cả tử số và mẫu số cho số tự nhiên mà em vừa tìm được? - Dựa vào ví dụ 2 em hãy nêu các bước rút gọn phân số? HĐ3: Luyện tập. Bài1: HS tự làm, GV nhắc HS rút gọn đến khi được phân số tối giản. Khi rút gọn có thể có một số bước trung gian không nhất thiết phải giống nhau. Ví dụ: Phân số = = = = = = Hoặc: = = = = Bài2: HS kiểm tra các phân số trong bài rồi trả lời. Bài3: GV hướng dẫn HS trước khi làm. 3) Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Dặ HS về nhà học thuộc quy tắc rút gọn phân số. ––––––––––––––––––––– Buổi chiều: Kĩ thuật Tiết 21: Điều kiện ngoại cảnh của cây rau, hoa I. Yêu cầu cần đạt: - Biết được các điều kiện ngoại cảnh và ảnh hưởng của chúng đối với cây rau, hoa. - Biết liên hệ thực tiễn về ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đối với cây rau, hoa. II. Đồ dùng dạy- học: - Tranh, ảnh minh hoạ những ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đối với cây rau, hoa. III. Các hoạt động dạy - học: 1) Giới thiệu bài: Trong quá trình sinh trưởng phát triển, cây rau, hoa chịu nhiều tác động của nhiều yếu tố ngoại cảnh. Các yếu tố này giúp cho cây sinh trưởng, phát triển nhanh hay chậm, tốt hay xấu. 2) Các hoạt động: HĐ1: Các điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của cây rau, hoa. - GV treo tranh, HS quan sát + hỏi: Cây rau, hoa cần những điêu kiện ngoại cảnh nào? - GV nhận xét, kết luận: Các điều kiện ngoại cảnh cần thiết cho cây rau, hoa là: Nhiệt độ, nước, ánh sáng, chất dinh dưỡng, đất, không khí. HĐ2: ảnh hưởng của các điều kiện ngoại cảnh đối với sự sinh trưởng, phát triển của cây rau, hoa. - HS đọc nội dung trong SGK. - HS nêu ảnh hưởng của từng điều kiện ngoại cảnh đối với cây rau, hoa. + Nhiệt độ: Nhiệt độ không khí có nguồn gốc từ đâu? + Nước: Cây rau, hoa lấy nước ở đâu? + ánh sáng: Cây nhận ánh sáng từ đâu? + Chất dinh dưỡng: Các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây đó là gì? + Không khí: Cây lấy không khí ở đâu? - Sau mỗi điều kiện ngoại cảnh GV yêu cầu HS liên hệ thực tế -> GV kết luận chung. 3) Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học, về nhà xem lại bài. –––––––––––––––––––– Luyện từ và câu Tiết 22t: Chủ ngữ trong câu kể: Ai làm gì ? I. Yêu cầu cần đạt: - Hiểu được cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ (CN) trong câu kể Ai làm gì? (ND Ghi nhớ). - Nhận biết được câu kể Ai làm gì?, xác định được bộ phận CN trong câu (BT1, mục III); biết đặt câu với bộ phận CN cho sẵn hoặc gợi ý bằng tranh vẽ (BT2,BT3) II. Đồ dùng dạy học: Viết đoạn văn ở phần “nhận xét”; đoạn văn ở BT1, vào bảng phụ. III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu: 1) Giới thiệu bài: GV nêu nội dung học tập. 2) Phần nhận xét: - Một HS đọc to trước lớp đoạn văn ở phần nhận xét - Cả lớp đọc thầm. - GV phát phiếu học tập - Thảo luận theo nhóm 4, trả lời 3 câu hỏi trong SGK. - Đại diện các nhóm trình bày: Dán kết quả của nhóm mình lên bảng. - HS đánh kí hiệu vào đầu những câu kể, gạch một gạch dưới bộ phận CN trong câu, trả lời miệng các câu hỏi 3 và 4. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 3) Phần ghi nhớ: - Ba đến bốn HS đọc nội dung ghi nhớ trong SGK. - GV mời 1 HS phân tích 1 ví dụ minh hoạ nội dung ghi nhớ. 4) Phần luyện tập: Bài tập 1: Đọc lại đoạn văn trong SGK (Cả thung lũng .....ché rượu cần). a. Tìm các câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn trên. b. Xác định CN của từng câu vừa tìm được. - HS đọc yêu cầu, của bài. - Cả lớp đọc thầm đoạn văn, từng cặp trao đổi và viết vào vở. - GV chữa bài. Bài tập 2: Đặt câu với các từ ngữ sau làm CN: Các chú công nhân, mẹ em, chim sơn ca. - HS đọc yêu cầu của bài. - Mỗi em tự đặt 3 câu với các từ ngữ đã cho làm chủ ngữ. Từng cặp HS đổi bài chữa lỗi cho nhau. - HS tiếp nối nhau đọc những câu văn đã đặt. Cả lớp và GV nhận xét. Bài tập 3: Đặt câu nói về hoạt động của từng nhóm người hoặc vật được miêu tả trong bức tranh (ở SGK). - HS đọc yêu cầu của bài tập, quan sát tranh minh hoạ. - Một HS khá, giỏi làm mẫu: Nói 2-3 câu về hoạt động của mỗi người và vật được miêu tả trong tranh. - Cả lớp suy nghĩ, làm việc cá nhân. - HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn HS có đoạn văn hay nhất. * Củng cố, dặn dò: HS nhắc lại nội dung phần ghi nhớ. - Về nhà hoàn chỉnh đoạn văn (BT3), viết lại vào vở. –––––––––––––––––––– Thứ ba, ngày 25 tháng 01 năm 2011 Thể dục Tiết 41: Nhảy dây kiểu chụm hai chân. Trò chơi: “Lăn bóng bằng tay” I. Yêu cầu cần đạt: - Thực hiện cơ bản đúng động tác nhảy dây kiểu chụm hai chân. Biết cách so dây, quay dây và bật nhảy mỗi khi dây đến. - Biết cách chơi và tham gia chơi được. II. Địa điểm, phương tiện: - Trên sân trường, vệ sinh an toàn nơi tập thể. - Chuẩn bị còi, 2- 4 quả bóng, 2 em một dây nhảy. III. Hoạt động dạy học: a) HĐ1: Phần mở đầu. - Cán sự tập hợp lớp, giáo viên phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học 1 đến 2 phút. - Cả lớp đứng tại chỗ, vỗ tay, hát. - Đi đều theo hai hàng dọc. a) Bài tập RLTTCB: - Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân. + HS khởi động kỹ các khớp cổ chân, cổ tay, đầu gối, khớp vai, khớp hông. + GV nhắc lại và làm mẫu động tác so dây, chao chân, quay dây kết hợp giải thích từng cử động để học sinh nắm được. + HS đứng tại chỗ, chụm hai chân bật nhảy không có dây một vài lần, sau đó nhảy có dây. - Một HS nhắc lại cách so dây, cách quay dây. - GV chia nhóm, các nhóm tự tập luyện. - GV theo dõi, hướng dẫn, sữa chữa động tác sai cho học sinh đồng thời khuyến khích học sinh nhảy đúng. b) HĐ 2: Trò chơi vận động. - Trò chơi: “Lăn bóng bằng tay”. - GV cho mỗi tổ chức thực hiện trò chơi một lần, sau đó giáo viên nhận xét, uốn nắn những em làm chưa đúng. - GV phổ biến lại cách chơi, luật chơi cho học sinh nắm vững. Các tổ chơi chính thức có thi đua. Tổ nào thắng được khen ngợi, tổ nào thua sẽ nhảy lò cò một vòng. c) HĐ3: Phần kết thúc. - Cả lớp đi thường theo một vòng tròn, thả lỏng cơ thể. - Giáo viên nhận xét tiết học. - Dặn học sinh về nhà ôn nội dung nhảy dây đã học. ––––––––––––––––– Toán Tiết 102: Luyện tập I. Yêu cầu cần đạt: - Rút gọn được phân số. - Nhận biết được tính chất cơ bản của phân số. II. Hoạt động dạy học: 1) Bài cũ: - gọi 2 HS lên bảng nêu cách rút gọn phân số và mỗi em rút gọn 2 phân số sau: 18 12 ... ? * Nơi sản xuất thuỷ sản nhiều nhất nước: - HS nhắc lại mạng lưới sông ngòi ở nơi đây. - Thảo luận theo nhóm đôi: Đặc điểm mạng lới sông ngòi có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam Bộ? - HS trả lời, GV nhận xét, kết luận. * Thi kể các sản vật của đồng bằng Nam Bộ: GV chia lớp thành hai dãy, tổ chức thi tiếp sức với nội dung: Kể tên các sản vật đặc trưng của đồng bằng Nam Bộ? - HS trình bày, GV nhận xét, bổ sung. 3) Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học, về nhà xem lại bài. ––––––––––––––––––– Thứ sáu, ngày 28 tháng 01 năm 2011 Tập làm văn Tiết 42: Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối I. Yêu cầu cần đạt: - Nắm được cấu tạo 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của một bài văn tả cây cối (ND Ghi nhớ). - Nhận biết được trình tự miêu tả trong bài văn tả cây cối (BT1, mục III); biết lập dàn ý tả một cây ăn quả quen thuộc theo một trong hai cách đã học (BT2). II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy-học : 1) Bài cũ : Nhận xét bài HS về nhà viết lại. 2) Bài mới: a. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu tiết học. b. Tìm hiểu ví dụ: Bài 1: HS đọc đoạn văn, trao đổi, tìm nội dung từng đoạn. - HS phát biểu, GV ghi nhanh ở bảng -> chốt ý đúng. Bài 2: HS đọc đề bài trong SGK. - HS tự làm bài -> GV nhận xét, kết luận bài giải đúng. Đoạn Nội dung Đoạn 1: 3 dòng đầu Giới thiệu bao quát về cây mai (Chiêù cao, dáng, thân, tán,gốc, cành, nhánh) Đoạn 2: 4 dòng tiếp theo Đi sâu tả cánh hoa, trái cây. Đoạn 3: Còn lại Nêu cảm nghĩ của người miêu tả. - Bài Cây mai tứ quý tả từng bộ phận của cây. Bài Bãi ngô tả từng thời kì phát triển của cây Bài 3: Tiến hành tương tự. c. Phần ghi nhớ: Vài em đọc lại, cả lớp theo dõi SGK. d. Luyện tập: Bài 1: HS xác định trình tự miêu tả đưa ra lời giải đúng. HS trình bày, nhận xét, bổ sung cho đến khi có câu trả lời đúng. Bài 2: HS đọc yêu cầu bài tập. HS quan sát một số cây và lập dàn ý. GV chọn 1 dàn ý tốt nhất để làm mẫu. 3) Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học, về nhà xem lại bài. - Dặn HS về nhà chuẩn bị cho bài học hôm sau. ––––––––––––––––––– Toán Tiết 105: Luyện tập I. Yêu cầu cần đạt: - Thực hiện được quy đồng mẫu số hai phân số. II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ ghi sẵn bài tập 3; phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy - học: 1) Bài cũ: Nêu cách rút gọn, quy đồng đã học? 2) Bài mới: a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. b. Các hoạt động: HĐ1: Luyện tập. Bài1: HS tự làm bài -> Chữa bài. HS có thể rút gọn qua nhiều bước. Bài2: Muốn biết phân nào bằng phân số , ta làm thế nào? HS làm bài tập vào vở. Bài3: HS tự quy đồng mẫu số các phân số, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài. GV chữa bài và tổ chức cho HS trao đổi để tìm được mẫu số chung bé nhất. Bài 4: HS quan sát hình và đọc các phân số chỉ số ngôi sao đã tô màu trong từng nhóm. HS giải thích cách đọc phân số của mình. GV nhận xét, cho điểm. 3) Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà hoàn thành bài tập vào vở. –––––––––––––––––– Khoa học Tiết 42: Sự lan truyền âm thanh I. Yêu cầu cần đạt: - Nêu ví dụ chứng tỏ âm thanh có thể truyền qua chất khí, chất lỏng, chất rắn. II. Đồ dùng dạy - học: Hai ống bơ, vài vụn giấy, trống, đồng hồ, túi ni lon III. Các hoạt động dạy - học: 1) Bài cũ: - GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung đã học ở tiết trước. 2) Bài mới: a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. b. Các hoạt động: HĐ1: Sự lan truyền âm thanh trong không khí. - Tại sao khi gõ trống tai ta nghe được tiếng trống? - GV mô tả, HS quan sát hình 1 trang 84 SGK và dự đoán điều gì xẩy ra khi gõ trống? - HS dự đoán hiện tượng -> tiến hành thí nghiệm. - Thảo luận về nguyên nhân làm cho tấm ni lon rung và giải thích âm thanh truyền từ trống đến tai ta như thế nào? ( liên hệ bài 41). HĐ2: Âm thanh lan truyền qua chất rắn, chất lỏng. - HS làm thí nghiệm -> rút ra nhận xét: Âm thanh có thể lan truyền qua nước, qua thành chậu. Như vậy, âm thanh còn có thể truyền qua chất lỏng và chất rắn. HĐ3: Âm thanh yếu đi hay mạnh lên khi khoảng cách nguồn âm xa hơn. Tiến hành tương tự như HĐ2. HĐ4: Trò chơi: “Nói chuyện qua điện thoại”. GV nêu tên trò chơi, luật chơi-> HS chơi, GV nhận xét, cho điểm. 3) Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học, dặn HS về nhà học bài. –––––––––––––––– Hoạt động tập thể Tiết 21: Sinh hoạt cuối tuần I. Yêu cầu cần đạt: - Thông qua đánh giá hoạt động của lớp trong tuần rút ra kinh nghiệm để phát huy mặt mạnh và khắc phục mặt tồn tại. - Lên kế hoạch tuần tới để học sinh có hướng chuẩn bị. II. Hoạt động dạy- học: HĐ1: Đánh giá hoạt động lớp trong tuần 21. - GV nêu nhiệm vụ các tổ. - Các tổ tự sinh hoạt dưới sự điều khiển của tổ trưởng. + Tổ trưởng nhận xét các thành viên trong tổ. + Đọc điểm thi đua các thành viên trong tổ, xếp loại. + Bình luận cá nhân xuất sắc tất cả các mặt và xuất sắc 1, 2 mặt. + Nộp kết quả cho lớp trưởng. - Lớp trưởng nhận xét chung cả lớp - Đọc tên các bạn xuất sắc trong lớp, các bạn còn yếu. - GV nhận xét. + Tuyên dương những bạn học sinh xuất sắc. + Phê bình học sinh yếu, giúp các em nhận ra thiếu sót và tuyên thề khắc phục. HĐ 2: Kế hoạch tuần 22: * Lớp trưởng nêu: - Tiếp tục ổn định nề nếp. - Thi đua học tốt, dành nhiều điểm giỏi - Thực hiện tốt phong trào của Đội, trường. - Giữ gìn vệ sinh cá nhân, lớp sạch sẽ. - GV tiểu kết bổ sung đưa ra kế hoạch cụ thể cho lớp. ––––––––––––––––– Buổi chiều: Lịch sử Tiết 21: Nhà Hậu Lê và việc tổ chức quản lý đất nước I. Yêu cầu cần đạt: - Biết nhà Hậu Lê đã tổ chức quản lí đất nước tương đối chặt chẽ: Soạn Bộ luật Hồng Đức (nắm những nội dung cơ bản), vẽ bản đồ đất nước. II. Hoạt động dạy học: 1) Bài cũ: - Chiến thắng Chi Lăng có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn? - Gọi 2 HS lần lượt lên bảng trả lời - GV nhận xét và cho điểm. 2) Bài mới: a. Giới thiệu bài: - GV nêu yêu cầu, nhiệm vụ của tiết học. b. Các hoạt động: HĐ1: Làm việc cả lớp. - GV giới thiệu một số nét khái quát về nhà Hậu Lê. Tháng 4 - 1428, Lê Lợi chính thức lên ngôi vua, đặt lại tên nước là Đại Việt. Nhà Hậu Lê phát triển rực rỡ nhất ở đời vua Lê Thánh Tông (1460- 1497). HĐ2: Làm việc cả lớp. - Nhìn vào tranh tư liệu về cảnh triều đình vua Lê và nội dung bài học trong SGK, em hãy tìm những sự việc thể hiện vua là người có uy quyền tối cao? - HS: Tính tập quyền (tập trung quyền hành ở vua) rất cao. Vua là con Trời (Thiên tử) có quyền tối cao, trực tiếp chỉ huy quân đội. HĐ3: Làm việc cá nhân. - GV giới thiệu vai trò của Bộ luật Hồng Đức: Đây là công cụ để quản lí đất nước. - GV thông báo một số điểm mới về nội dung của Bộ luật Hồng Đức. - Luật Hồng Đức bảo vệ quyền lợi của ai? (vua, nhà giàu, làng xã, phụ nữ). - Luật Hồng Đức có điểm nào tiến bộ? 3) Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học, về nhà xem lại bài. –––––––––––––––––– Luyện Tiếng Việt Tiết 23t: Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối I. Yêu cầu cần đạt: - HS nắm được cấu tạo 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của một bài văn tả cây cối. - Nhận biết được trình tự miêu tả trong bài văn tả cây cối; biết lập dàn ý tả một cây ăn quả quen thuộc theo một trong hai cách đã học. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy-học : 1) Bài cũ : 2) Bài mới: a. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu tiết học. b. Luyện tập: Bài 1: - HS đọc yêu cầu đề bài. - HS xác định trình tự miêu tả đưa ra lời giải đúng. - HS trình bày, nhận xét, bổ sung cho đến khi có câu trả lời đúng. * Bài văn tả cây gạo già theo từng thời kì phát triển của bông gạo, từ lúc hoc còn đỏ mọng đến kúc mùa hoa hết, những bông hoa đỏ trở thành những quả gạo, những mảnh vỡ tách ra, lộ những bông khiến cây gạo như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm. Bài 2: HS đọc yêu cầu bài tập. HS quan sát một số cây và lập dàn ý. GV chọn 1 dàn ý tốt nhất để làm mẫu. Ví dụ: tả cây chuối. - Mở bài: Cây chuối đang ra buồng ở vườn nhà em. - Thân bài: + Tả bao quát: Cây chuối to, cao, mọc thành bụi xanh tốt. + Tả chi tiết: - Rễ như con giun, bám vào đất. - Gốc phình to hơn thân. - Thân xốp, nhẵn bóng như cột đình, có màu đỏ tía. - Lá to và dài. Lá bị rách nhiều chỗ vì gió thổi. Lá già màu xanh thẫm, lá non xanh nõn, lá khô héo rũ xuống thân. - Hoa chuối lúc mới ra nhọn, chĩa thẳng lên trời. - Buồng chuối dài to, trĩu xuống. - Quả chuối như ngón tay, úp sát vào nhau. - Kết bài: + Em thường xách nước tưới cho khóm chuối hàng tuần. + Cây chuối có rất nhiều lợi ích: lá khô thì gói bánh, quả để ăn, thân cây là thức ăn của lợn. 3) Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học, về nhà xem lại bài. - Dặn HS về nhà chuẩn bị cho bài học hôm sau. ––––––––––––––––– Thể dục Tiết 42: Nhảy dây kiểu chụm hai chân. Trò chơi: “Lăn bóng bằng tay” I. Yêu cầu cần đạt: - Thực hiện cơ bản đúng động tác nhảy dây kiểu chụm hai chân. Biết cách so dây, quay dây và bật nhảy mỗi khi dây đến. - Biết cách chơi và tham gia chơi được. II. Địa điểm, phương tiện: - Trên sân trường, vệ sinh an toàn nơi tập thể. - Chuẩn bị còi, 2- 4 quả bóng, 2 em một dây nhảy. III. Hoạt động dạy học: a) HĐ1: Phần mở đầu. - Cán sự tập hợp lớp, giáo viên phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học 1 đến 2 phút. - Cả lớp đứng tại chỗ, vỗ tay, hát. - Đi đều theo hai hàng dọc. a) Bài tập RLTTCB: - Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân. + HS khởi động kỹ các khớp cổ chân, cổ tay, đầu gối, khớp vai, khớp hông. + GV nhắc lại và làm mẫu động tác so dây, chao chân, quay dây kết hợp giải thích từng cử động để học sinh nắm được. + HS đứng tại chỗ, chụm hai chân bật nhảy không có dây một vài lần, sau đó nhảy có dây. - Một HS nhắc lại cách so dây, cách quay dây. - GV chia nhóm, các nhóm tự tập luyện. - GV theo dõi, hướng dẫn, sữa chữa động tác sai cho học sinh đồng thời khuyến khích học sinh nhảy đúng. b) HĐ 2: Trò chơi vận động. - Trò chơi: “Lăn bóng bằng tay”. - GV cho mỗi tổ chức thực hiện trò chơi một lần, sau đó giáo viên nhận xét, uốn nắn những em làm chưa đúng. - GV phổ biến lại cách chơi, luật chơi cho học sinh nắm vững. Các tổ chơi chính thức có thi đua. Tổ nào thắng được khen ngợi, tổ nào thua sẽ nhảy lò cò một vòng. c) HĐ3: Phần kết thúc. - Cả lớp đi thường theo một vòng tròn, thả lỏng cơ thể. - Giáo viên nhận xét tiết học. - Dặn học sinh về nhà ôn nội dung nhảy dây đã học.
Tài liệu đính kèm: