Giáo án Lớp 4 - Tuần 22 đến 23 - Năm học 2011-2012 - Đinh Hữu Thìn

Giáo án Lớp 4 - Tuần 22 đến 23 - Năm học 2011-2012 - Đinh Hữu Thìn

I. Mục tiêu:

- Hiểu được cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận CN trong câu kể Ai thế nào? (ND Ghi nhớ).

- Nhận biết được câu kể Ai thế nào ? Trong đoạn văn (BT1, mục III) ; viết được đoạn văn khoảng 5 câu, trong đó có câu kể Ai thế nào ? (BT2)

* HS khá, giỏi viết được đoạn văn có 2, 3 câu theo mẫu Ai thế nào ? (BT2).

II. Đồ dùng dạy học:

- Hai tờ giấy khổ to viết 4 câu kể Ai thế nào? (1, 2, 4, 5) trong đoạn văn phần nhận xét (viết mỗi câu 1 dòng )

- 1 tờ giấy khổ to viết sẵn 5 câu kể Ai thế nào ? (3, 4, 5, 6, 8) trong đoạn văn ở bài tập 1. (phần luyện tập, mỗi câu viết 1 dòng)

III. Hoạt động trên lớp:

 

doc 50 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 18/01/2022 Lượt xem 312Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 22 đến 23 - Năm học 2011-2012 - Đinh Hữu Thìn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 6 tháng 2 năm 2012
TẬP ĐỌC:
SẦU RIÊNG
I. Mục tiêu: 
Đọc thành tiếng:
 - Đọc rành mạch, trôi chảy; biết đọc một đoạn trong bài có nhấn giọng từ ngữ gợi tả.
Đọc - hiểu:
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ: mật ong già hạn, hao hao giống, lác đác, đam mê,...
- Hiểu ND: Tả cây sầu riêng có nhiều nét đặc sắc về hoa, quả và nét độc đáo về dáng cây (trả lời được các câu hỏi trong SGK) 
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ ghi nội dung các đoạn cần luyện đọc.
- Ảnh chụp về cây, trái sầu riêng.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS lên bảng tiếp nối nhau đọc thuộc lòng bài "Bè xuôi Sông La" và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- Nhận xét và cho điểm HS.
 2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Tìm hiểu bài:
 * Luyện đọc:
- Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt HS đọc).
- GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
- Chú ý: Sầu riêng là đặc sản của vùng nào?
- Gọi HS đọc phần chú giải.
 - Gọi HS đọc cả bài.
 - GV đọc mẫu.
 * Tìm hiểu bài:
-Yêu cầu HS đọc đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi.
- Sầu riêng là đặc sản của vùng nào?
- Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài, trao đổi thảo luận trong bàn trả lời câu hỏi :
- Dựa vào bài văn tìm những nét miêu tả những nét đặc sắc của hoa sầu riêng?
- Em hiểu “ hao hao giống" là gì ? 
- Lác đác là như thế nào? 
+ Đoạn 1 cho em biết điều gì?
- Ghi ý chính đoạn 1.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2 trao đổi và trả lời câu hỏi.
- Tìm những chi tiết miêu tả quả sầu riêng?
- Em hiểu “mật ong già hạn “là loại mật ong như thế nào?
+ " vị ngọt đam mê " là gì ?
+ Nội dung đoạn 2 cho biết điều gì?
-Ghi bảng ý chính đoạn 2.
-Yêu cầu HS đọc đoạn 3 trao đổi và TLCH.
-Tìm những chi tiết miêu tả về cái dáng không đẹp của cây sầu riêng ? Tác giả tả như thế nhằm mục đích gì ?
+ Tìm những câu văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cây sầu riêng ?
 - Ý nghĩa nói lên điều gì ?
 * Đọc diễn cảm:
- Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. 
- HS cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay.
- Treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc.
- Yêu cầu HS luyện đọc.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn văn.
+ Sầu riêng ...vị quyến rũ đến lạ kì.
- Nhận xét về giọng đọc và cho điểm HS.
- Tổ chức cho HS thi đọc toàn bài.
- Nhận xét và cho điểm học sinh.
 3. Củng cố – dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
- Ba em lên bảng đọc và trả lời nội dung bài.
 - Lớp lắng nghe. 
- 3 HS nối tiếp nhau đọc theo trình tự.
+ Đoạn 1: Từ đầu đến kì lạ. 
+ Đoạn 2: tiếp theo đến ...tháng 5 ta 
+ Đoạn 3: Đoạn còn lại. 
- 1 HS đọc thành tiếng.
- 1HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm. 
- Sầu riêng là loại....Miền Nam nước ta.
- Lớp đọc thầm cả bài, từng bàn thảo luận và trả lời.
+ Miêu tả vẻ đẹp của hoa sầu riêng.
- 2 HS đọc thành tiếng.
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
- "mật ong già hạn" có nghĩa là mật ong để lâu ngày nên có vị rất ngọt.
- là ý nói ngọt làm mê lòng người .
+ Miêu tả hương vị của quả sầu riêng.
- 2 HS đọc thành tiếng.
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
+ Tác giả tả như thế nhằm làm nổi bật ý ngon và đặc biệt của quả sầu riêng. 
+ Bài văn miêu tả cây sầu riêng loại cây đặc sản của miền Nam nước ta.
- 3 HS tiếp nối đọc 3 đoạn.
- Rèn đọc từ, cụm từ, câu khó theo hướng dẫn của giáo viên.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 3 đến 5 HS thi đọc diễn cảm.
- 3 HS thi đọc toàn bài.	
TOÁN : LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu : 
- Rút gọn được phân số.
- Quy đồng được mẫu số hai phân số 
- GD HS tính tích cực, tự giác trong học tập.
II. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Kiểm tra bài cũ :
 2. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b) Luyện tập:
Bài 1 :
+ HS nêu đề bài, tự làm bài vào vở. 
- HS lên bảng sửa bài.
- HS khác nhận xét bài bạn.
+ GV nhắc HS những HS không rút gọn được một lần thì có thể rút gọn dần để được phân số tối giản 
- Giáo viên nhận xét bài học sinh.
Bài 2 :
+ HS đọc đề bài, lớp làm vào vở. 
- Gọi HS lên bảng làm bài.
+ Những phân số nào bằng phân số ?
- Gọi em khác nhận xét bài bạn
- GV nhận ghi điểm từng học sinh.
Bài 3 :
+ Gọi HS đọc đề bài.
+ Muốn qui đồng mẫu số của phân số ta làm như thế nào? 
- Hướng dẫn HS ở hai phép tính c và d các em có thể lấy MSC bé nhất. 
- Chẳng hạn ở câu c) MSC bé nhất là 36; câu d) có MSC bé nhất là 6.
 - Yêu cầu lớp làm vào vở. 
- Gọi 2HS lên bảng sửa bài.
- Gọi em khác nhận xét bài bạn
 - Giáo viên nhận xét bài làm học sinh 
Bài 4 HS khá, giỏi:
+ Gọi HS đọc đề bài.
- Quan sát tranh vẽ các ngôi sao để nhận biết ở hình vẽ nào có số ngôi sao được tô màu.
+ HS tự làm bài.
 - Gọi HS nêu miệng kết quả.
- Gọi em khác nhận xét bài bạn
- Giáo viên nhận xét bài làm học sinh 
3. Củng cố - Dặn dò:
- Muốn quy đồng mẫu số nhiều phân số ta làm như thế nào ?
- Nhận xét đánh giá tiết học.
Dặn về nhà học bài và làm bài.
- Hai HS sửa bài trên bảng, HS khác nhận xét bài bạn.
- Cả lớp lắng nghe.
- HS nêu đề bài. Lớp làm vào vở.
 - Hai học sinh làm bài trên bản
- HS khác nhận xét bài bạn.
- HS đọc, tự làm vào vở. 
- Một HS lên bảng làm bài.
- Phân số không rút gọn được vì đây là phân số tối giản.
- Những phân số rút gọn được là 
- Những phân số bằng phân số là và 
- Học sinh khác nhận xét bài bạn.
+ 1 HS đọc thành tiếng.
+ Tiếp nối phát biểu.
+ 2HS thực hiện trên bảng.
 b/ và c/ ; và 
 d/ ; và 
 + Nhận xét bài bạn.
+ 1 HS đọc thành tiếng.
+ Quan sát - Lắng nghe.
+ HS thực hiện trả lời yêu cầu vào vở.
+ Nhận xét bài bạn.
- 2 HS nhắc lại. 
- Về nhà học thuộc bài và làm lại các bài tập còn lại.
KHOA HỌC : ÂM THANH TRONG CUỘC SỐNG
MỤC TIÊU BÀI HỌC :
-Nêu được vai trò của âm thanh đối với cuộc sống (giao tiếp với nhau qua nói chuyện, hát, nghe; dùng làm các tín hiệu : tiếng còi xe, tiếng trống, tiếng kẻng,)
 -Nêu được ích lợi của việc ghi lại âm thanh.
 -Biết đánh giá, nhận xét về sở thích âm thanh của mình.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin .về nguyên nhân giải pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG:
Thảo luận theo nhóm.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 -HS chuẩn bị theo nhóm: 5 vỏ chai nước ngọt hoặc 5 cốc thuỷ tinh giống nhau.
 -Tranh, ảnh về các loại âm thanh khác nhau trong cuộc sống.
 -Hình minh hoạ 1, 2, 3, 4, 5 SGK.
 -Đài cát-xét (có thể ghi), băng trắng để ghi, băng ca nhạc thiếu nhi.
V.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định
 2.KTBC
-GV gọi HS lên kiểm tra bài.
 +Mô tả thí nhgiệm chứng tỏ sự lan truyền âm thanh trong không khí.
 +Âm thanh có thể lan truyền qua những môi trường nào ? Cho VD.
-Nhận xét và cho điểm.
3.Bài mới
a. Khám phá:
-GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Tìm từ diễn tả âm thanh.
-Hướng dẫn: gọi 10 HS chơi, chia làm 2 đội, 1 đội nêu nguồn phát ra âm thanh, đội kia phải tìm nhanh từ phù hợp để phát ra âm thanh. Sau đó đổi ngược lại. Mỗi lần tìm đúng từ được 2 điểm, sai trừ 1 điểm.
-Sau 3 phút tổng kết số điểm và tìm đội chiến thắng.
+Cuộc sống của chúng ta sẽ như thế nào nếu như không có âm thanh ?
a. Giới thiệu bài:
b. Kết nối :
ØHoạt động 1:Vai trò của âm thanh trong cuộc sống
-Tổ chức cho HS hoạt động theo cặp.
-Yêu cầu: Quan sát các hình minh hoạ trang 86 SGK và ghi lại vai trò của âm thanh thể hiện trong hình và những vai trò khác mà em biết. GV đi hướng dẫn, giúp đỡ các nhóm.
-Gọi HS trình bày. Yêu cầu HS các nhóm khác theo dõi để bổ sung những ý kiến không trùng lặp.
-GV kết luận: Âm thanh rất quan trọng và cần thiết đối với cuộc sống của chúng ta? Nhờ có âm thanh chúng ta có thể học tập, nói chuyện với nhau, thường thức âm nhạc,..
c. Thực hành
Ø Hoạt động 2: Em thích và không thích những âm thanh nào?
-GV giới thiệu hoạt động: Âm thanh rất cần cho con người nhưng có những âm thanh người này ưa thích nhưng người kia lại không thích. Các em thì sao ? Hãy nói cho các bạn biết em thích những loại âm thanh nào ? Vì sao lại như vậy ?
-Hướng dẫn HS lấy 1 tờ giấy và chia thành 2 cột: thích – không thích sau đó ghi những âm thanh vào cột cho phù hợp.
-Gọi HS trình bày, mỗi HS chỉ nói về một âm thanh ưa thích và 1 âm thanh không ưa thích, sau đó giải thích tại sao.
-Nhận xét, khen ngợi những HS biết đánh giá âm thanh.
-GV kết luận: Mỗi người có một sở thích về âm thanh khác nhau. Những âm thanh hay, có ý nghĩa đối với cuộc sống sẽ được ghi âm lại, việc ghi âm lại âm thanh có ích lợi như thế nào ? các em cùng học tiếp.
ØHoạt động 3: Ích lợi của việc ghi lại được âm thanh
-GV hỏi: Em thích nghe bài hát nào ? Lúc muốn nghe bài hát đó em làm như thế nào ?
 +Việc ghi lại âm thanh có ích lợi gì ?
+Hiện nay có những cách ghi âm nào ?
-Tiến hành cho HS lên hát vào băng trắng, ghi âm lại rồi sau đó bật cho cả lớp nghe.
-Gọi HS đọc mục bạn cần biết trang 87.
-GV nêu: Nhờ có sự nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo của các nhà bác học, đã để lại cho chúng ta những chiếc máy ghi âm đầu tiên. Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, người ta có thể ghi âm vào băng cát-xét, đĩa CD, máy ghi âm, điện thoại.
3.Vận dụng công việc về nhà :
-GV cho HS chơi trò chơi: “Người nhạc công tài hoa”
-GV hướng dẫn các nhóm làm nhạc cụ: Đổ nước vào chai hoặc cốc từ vơi đến đầy. Sau đó dùng bút chì gõ vào chai. Các nhóm luyện để có thể phát ra nhiều âm thanh cao, thấp khác nhau.
-Tổ chức cho các nhóm biểu diễn.
-Tổng kết: Nhóm nào tạo ra được nhiều âm thanh trầm bỗng khác nhau, liền mạch sẽ đoạt giải “Người nhạc công tài hoa”.
-Kết luận: khi gõ chai phát ra âm thanh, chai chứa nhiều nước âm thanh phát ra sẽ trầm hơn.
4.Dặn dò
-Chuẩn bị bài tiết sau.
-Nhận xét tiết học.
-Ht
-HS lên trả lời câu hỏi.
-HS nghe GV hướng dẫn trò chơi.
-HS tham gia.
Ví dụ:
 +Đồng hồ – tích tắc
 +Gà kêu – chíp chíp
 +Gà gáy – ò ó o
 +Lá rơi – xào xạc
+Cuộc sống sẽ buồn chán vì không có tiếng nhạc, tiếng hát, tiếng chim hót, tiếng gà gáy.
-HS nghe.
-HS ngồi cùng bàn, quan sát, trao đổi và tìm vai trò của âm thanh ghi vào giấy.
-HS trình bày:
 +Âm thanh giúp cho con người giao lưu văn hoá, văn nghệ, trao đổi tâm tư, tình cảm, chuyện trò với nhau, HS nghe được giáo viên giảng bài, GV hiểu được HS nói gì.
 +Âm thanh giúp cho con người nghe được các tín hiệu đã qui định: tiếng trống trường, tiếng còi xe, tiếng kẻng, tiếng còi báo hiệu có đám cháy, báo hiệu cấp cứu
 +Âm thanh gi ... 
- Quan sát, HS đọc, lớp đọc thầm bài.
+ Phát biểu theo ý tự chọn :
+ 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi và sửa cho nhau 
_ HS tự suy nghĩ để hoàn thành yêu cầu vào vở hoặc vào giấy nháp.
+ Tiếp nối nhau đọc kết quả bài làm.
- HS ở lớp lắng nghe nhận xét và bổ sung.
Thứ sáu ngày 17 tháng 2 năm 2012
TOÁN : LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu : 
- Rút gọn được phân số.
- Thực hiện được phép cộng hai phân số 
II. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: – Phiếu bài tập.
* Học sinh: - Các đồ dùng liên quan tiết học.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Kiểm tra bài cũ:
 2. Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài:
 b) Tìm hiểu mẫu:
- HS đọc ví dụ trong SGK.
+ Ghi bảng hai phép tính: ; 
- HS nêu cách tính về cộng hai phân số cùng mẫu số và cộng hai phân số khác mẫu số.
+ HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
- HS nhắc lại các bước cộng hai phân số cùng mẫu số và khác mẫu số.
c) Luyện tập :
Bài 1 :	 
+ HS nêu đề bài, tự làm bài vào vở. 
- Gọi hai em lên bảng nêu cách làm.
- HS khác nhận xét bài bạn.
Bài 2 :
- HS yêu cầu đề bài.
+ GV hướng dẫn HS thực hiện.
- HS thực hiện các phép tính còn lại, đọc kết quả và giải thích cách làm.
- Gọi em khác nhận xét bài bạn
Bài 3 :
+ HS đọc đề bài.
+ Yêu cầu ta làm gì ?
- HS làm vào vở. 
+ Ngoài việc qui đồng mẫu số hai phân số rồi cộng hai tử số ta còn cách tính nào khác ?
- Cho HS rút gọn phân số rồi cộng với .
+ Lớp làm các phép tính còn lại.
- HS lên bảng làm bài.
Bài 4 : (Dành cho HS khá, giỏi)
+ HS đọc đề bài.
- GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ làm bài.
- Gọi HS lên bảng giải bài.
 3. Củng cố - Dặn dò:
- Muốn so sánh 2 phân số khác mẫu số ta làm như thế nào?
- Nhận xét đánh giá tiết học.
Dặn về nhà học bài và làm bài.
- HS lên bảng giải, HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc, lớp đọc thầm bài.
+ Quan sát nêu cách thực hiện cộng 2 phân số.
- Lớp làm vào vở. 2HS làm bảng
- HS nhắc lại.
- Nêu đề bài. Lớp làm vào vở.
 - Hai học sinh làm bài trên bảng
- Học sinh khác nhận xét bài bạn.
- HS đọc.
- HS quan sát và làm theo mẫu.
 + HS tự làm, HS lên bảng làm bài.
 - Nhận xét bài bạn.
+ HS đọc, lớp đọc thầm.
+ Rút gọn rồi tính.
+ Lớp thực hiện vào vở.
+ Có thể rút gọn phân số để đưa về cùng mẫu số với phân số rồi cộng hai phân số cùng mẫu số.
+ HS thực hiện.
+ Nhận xét bài bạn.
- HS đọc, lớp đọc thầm.
- HS lên bảng giải. 
- HS khác nhận xét.
- 2HS nhắc lại. 
- Về nhà học thuộc bài và làm lại các bài tập còn lại.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
MỞ RỘNG VỐN TỪ: CÁI ĐẸP
I. Mục tiêu: 
- Biết được một số câu tục ngữ liên quan đến cái đẹp (BT1) ; nêu được một trường hợp có sử dụng một câu tục ngữ đã biết (BT2) ; dựa theo mẫu để tìm được một vài từ ngữ tả mức độ cao của cái đẹp (BT3) ; đặt câu được với một từ tả mức độ cao của cái đẹp (BT4). 
* HS khá, giỏi nêu ít nhất 5 từ theo yêu cầu của BT3 và đặt câu được với mỗi từ.
II. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. KTBC:
 2. Bài mới:	
 a. Giới thiệu bài:
 b. Hướng dẫn làm bài tập:
 Bài 1:
- HS đọc yêu cầu và nội dung, trao đổi thảo luận.
- GV mở bảng phụ đã kẻ sẵn.
- Gọi HS phát biểu ý kiến sau đó lên bảng đánh dấu + vào cột chỉ nghĩa thích hợp với từng câu tục ngữ.
- Gọi các nhóm khác bổ sung.
- Nhận xét, kết luận các từ đúng.
- Tổ chức thi học thuộc lòng.
Bài 2:
- HS đọc yêu cầu.
+ Hướng dẫn HS làm mẫu một câu.
 - Nêu một trường hợp có thể dùng câu tục ngữ: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
- HS trao đổi theo nhóm tìm các từ ngữ chỉ tên các môn thể thao.
+ Mời 4 nhóm HS lên làm trên bảng.
- Gọi 1 HS cuối cùng trong nhóm đọc kết quả làm bài.
- HS cả lớp nhận xét. 
 Bài 3 :
- HS đọc yêu cầu. Thực hiện vào vở.
- Hướng dẫn mẫu, cần tìm những từ ngữ có thể đi kèm với từ "đẹp ".
+ HS phát biểu các từ vừa tìm được.
+ Nhận xét các câu của HS. 
Bài 4:
- HS đọc yêu cầu.
- Hướng dẫn HS đặt câu với những từ vừa tìm được ở BT 3.
- HS tiếp nối phát biểu.
- HS phát biểu GV chốt lại.
 3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.	
- Về nhà tìm them các câu tục ngữ, thành ngữ có nội dung nói về chủ điểm cái đẹp và chuẩn bị bài sau.
- 3 HS lên bảng đọc, HS đứng tại chỗ trả lời, nhận xét câu trả lời và bài.
- Lớp lắng nghe.
- 1 HS đọc.
- Đọc các câu tục ngữ và xác định nghĩa của mỗi câu.
 Nghĩa
Tục ngữ
Phẩm chất quí hơn vẻ đẹp bên ngoài 
Hình thức thường thống nhất với ND 
Tốt gỗ hơn tốt nước sơn 
 + 
Người thanh tiếng nói cũng thanh.
Chuông kêu khẽ đánh ... cũng kêu 
 + 
Cái nết đánh chết cái đẹp 
 + 
Trông mặt mà bắt thành danh 
Con lợn có béo bộ lòng mới ngon
 + 
- Nhận xét ý bạn. HS ở lớp nhẩm học thuộc lòng các câu tục ngữ 
+ Thi đọc thuộc lòng.
- 1 HS đọc.
+ Lắng nghe GV hướng dẫn mẫu.
- HS thảo luận trao đổi theo nhóm.
- Lên bảng tìm từ và viết vào phiếu 
+ HS đọc kết quả :
- Nhận xét bổ sung (nếu có)
- 1 HS đọc.
+ Tự suy nghĩ và tìm những từ ngữ có thể đi kèm với từ "đẹp ".
+ Đọc các từ vừa tìm.
+ Nhận xét từ của bạn vừa tìm được.
- 1 HS đọc.
- HS thảo luận để đặt câu có chứa từ tìm được ở BT 3.
- HS tự làm bài tập vào vở nháp hoặc vở BTTV 4. Đọc lại các câu văn vừa tìm được. 
+ Lắng nghe.
- HS cả lớp thực hiện.
KHOA HỌC : BÓNG TỐI
I.Mục tiêu 
 Giúp HS :
 -Tự làm thí nghiệm để thấy được bóng tối xuất hiện ở phía sau vật cản sáng khi được chiếu sáng.
 -Đoán đúng vị trí, hình dạng bóng tối trong một số trường hợp đơn giản.
 -Hiểu được bóng tối của vật thay đổi về hình dạng, kích thước khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật đó thay đổi.
II.Đồ dùng dạy học
 -Một cái đèn bàn.
 -Chuẩn bị theo nhóm : đèn pin, tờ giấy to hoặc tấm vải, kéo, thanh tre nhỏ, một số nhân vật hoạt hình quen thuộc với HS.
III.Các hoạt động dạy học 
Hoạt độngcủa giáo viên
Hoạt động của HS
1.KTBC
-GV gọi HS lên KTBC:
 +Khi nào ta nhìn thấy vật ?
 +Hãy nói những điều em biết về ánh sáng ?
 +Tìm những vật tự phát sáng và vật được chiếu sáng mà em biết ?
-GV nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới
 *Giới thiệu bài:
-Cho HS quan sát hình 1 / 92 SGK và hỏi :
 +Mặt trời chiếu sáng từ phía nào ?
 +Bóng của người xuất hiện ở đâu ?
 +Hãy tìm vật chiếu sáng, vật được chiếu sáng ?
-Trong hình vẽ trên, Mặt trời là vật chiếu sáng, người là vật được chiếu sáng, còn bóng râm phía sau người gọi là bóng tối. Bóng tối xuất hiện ở đâu và có hình dạng như thế nào ? Các em sẽ tìm hiểu qua các thí nghiệm trong bài học hôm nay.
 ØHoạt động 1: Tìm hiểu về bóng tối.
-GV mô tả thí nghiệm : Đặt 1 tờ bìa to phía sau quyển sách với khoảng cách 5 cm. Đặt đèn pin thẳng hướng với quyển sách trên mặt bàn và bật đèn.
-GV yêu cầu HS dự đoán xem:
 +Bóng tối sẽ xuất hiện ở đâu ?
+Bóng tối có hình dạng như thế nào ?
-GV ghi bảng phần dự đoán của HS để đối chiếu với kết quả sau khi làm thí nghiệm.
-GV nêu : Để chứng minh điều bạn dự đoán có đúng hay không, chúng ta cúng tiến hành làm thí nghiệm.
-GV đi hướng dẫn từng nhóm. Lưu ý phải phá bỏ tất cả các pha đèn (tức là bộ phận phản chiếu ánh sáng làm bằng thuỷ tinh phía trước đèn).
-Gọi HS trình bày kết quả thí nghiệm. GV ghi nhanh kết quả vào cột gần cột dự đoán.
-Yêu cầu HS so sánh dự đoán ban đầu và kết quả của thí nghiệm.
-Để khẳng định kết quả của thí nghiệm các em hãy thay quyển sách bằng vỏ hộp và tiến hành làm tương tự.
-Goi HS trình bày.
-GV hỏi :
 +Anh sáng có truyền qua quyển sách hay vỏ hộp đựơc không ?
 +Những vật không cho ánh sáng truyền qua gọi là gì ?
 +Bóng tối xuất hiện ở đâu ?
 +Khi nào bóng tối xuất hiện ?
-GV nêu kết luận : Khi gặp vật cản sáng, ánh sáng không truyền qua được nên phía sau vật có một vùng không nhận được ánh sáng truyền tới, đó chính là vùng bóng tối.
 ØHoạt động 2: Tìm hiểu sự thay đổi về hình dạng, kích thước của bóng tối.
-GV hỏi :
 +Theo em, hình dạng, kích thước của bóng tối có thay đổi hay không ? Khi nào nó sẽ thay đổi ?
+Hãy giải thích tại sao vào ban ngày, khi trời nắng, bóng của ta lại tròn vào buổi trưa, dài theo hình người vào buổi sáng hoặc chiều ?
-GV giảng : Bóng của vật sẽ xuất hiện ở phía sau vật cản sáng khi nó được chiếu sáng. ...
-GV cho HS tiến hành làm thí nghiệm chiếu ánh đèn vào chiếc bút bi được dựng thẳng trên mặt bìa.GV đi hướng dẫn các nhóm.
-Gọi các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm.
-GV hỏi :
 +Bóng của vật thay đổi khi nào ?
 +Làm thế nào để bóng của vật to hơn ?
-GV kết luận : Do ánh sáng truyền theo đường thẳng nên bóng của vật phụ thuộc vào vật chiếu sáng hay vị trí của vật chiếu sáng.
 3.Củng cố
-GV gọi HS đọc mục Bạn cần biết.
4.Dặn dò
-Chuẩn bị bài tiết sau.
-Nhận xét tiết học.
-HS trả lời.
-Lớp bổ sung.
-HS quan sát và trả lời :
 +Mặt trời chiếu sáng từ phía bên phải của hình vẽ. Vì ta thấy bóng người đổ về phía bên trái. Nửa bên phải có bóng râm, còn nửa bên trái vẫn có ánh sáng của mặt trời.
 +Bóng của người xuất hiện ở phía sau người vì có ánh sáng mặt trời chiếu xiên từ bên phải xuống.
 +Măt trời là vật chiếu sáng, người là vật đước chiếu sáng.
-HS nghe.
-HS lắng nghe.
-HS phát biểu dự đoán của mình. Dự đoán đúng là :
 +Bóng tối xuất hiện ở phía sau quyển sách.
 +Bóng tối có hình dạng giống hình quyển sách.
-HS làm thí nghiệm theo nhóm, mỗi nhóm 4-6 HS, các thành viên quan sát và ghi lại hiện tượng.
-HS trình bày kết quả thí nghiệm.
-Dự đoán ban đầu giống với kết quả thí nghiệm.
-HS làm thí nghiệm.
-HS trình bày kết quả thí nghiệm:
 +Bóng tối xuất hiện ở phía sau vỏ hộp.
 +Bóng tối có hình dạng giống hình vỏ hộp.
 +Bóng của vỏ hộp sẽ to dần lên khi dịch đèn lại gần vỏ hộp.
-HS trả lời :
 +Anh sáng không thể truyền qua vỏ hộp hay quyển sách được.
 +Những vật không cho ánh sáng truyền gọi là vật cản sáng.
 +Ở phía sau vật cản sáng.
 +Khi vật cản sáng được chiếu sáng.
-HS nghe.
-HS trả lời;
 +Theo em hình dạng và kích thước của vật có thay đổi. Nó thay đổi khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật cản sáng thay đổi.
 +HS giải thích theo sự hiểu biết của mình.
-HS nghe.
-HS làm thí nghiệm theo nhóm với 3 vị trí của đèn pin: phía trên, bên phải, bên trái chiếc bút bi.
-Khi đèn pin chiếu sáng ở phía trên chiếc bút bi thì bóng bút ngắn lại, ở ngay dưới chân bút bi. Khi đén chiếu sáng từ bên trái thì bóng bút bi dài ra, ngả về phía bên phải. Khi đèn chiếu sáng từ phía bên phải thì bóng dài ra, ngả về phía bên trái.
-HS trả lời :
 +Bóng của vật thay đổi khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật đó thay đổi.
 +Muốn bóng của vật to hơn, ta nên đặt vật gần với vật chiếu sáng.
-HS nghe.
-3 HS đọc.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_22_den_23_nam_hoc_2011_2012_dinh_huu_thin.doc