Giáo án Lớp 4 - Tuần 22 - GV: Hoàng Bích Thanh - Trường TH TT Tà Lùng

Giáo án Lớp 4 - Tuần 22 - GV: Hoàng Bích Thanh - Trường TH TT Tà Lùng

TIẾT 1

Toán LUYỆN TẬP CHUNG

A/ Mục tiêu :

- Giúp HS :

 Củng cố về khái niệm ban đầu về phân số .

 Rèn kĩ năng rút gọn phân số và qui đồng mẫu số hai phân số

B/ Chuẩn bị :

- Giáo viên : Các tài liệu liên quan bài dạy

– Phiếu bài tập .

* Học sinh : Các đồ dùng liên quan tiết học .

C/ Lên lớp :

A. Kiểm tra bài cũ:

-Gọi hai em lên bảng chữa bài tập số 3 .

-Nhận xét bài làm ghi điểm học sinh .

-Nhận xét đánh giá phần bài cũ .

 B .Bài mới:

 1) Giới thiệu bài: (Giảng bài)

2) Giảng bài:

 *) Luyện tập:

Bài 1 :

+ Gọi 1 em nêu đề bài .

-Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.

-Gọi hai em lên bảng sửa bài.

-Yêu cầu em khác nhận xét bài bạn.

+ GV nhắc HS những HS không rút gọn được một lần thì có thể rút gọn dần để được phân số tối giản

 

doc 50 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 545Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 22 - GV: Hoàng Bích Thanh - Trường TH TT Tà Lùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 22
 Thứ hai, ngày 24 tháng 2 năm 2011
TIẾT 1
Toán LUYỆN TẬP CHUNG 
A/ Mục tiêu : 
- Giúp HS : 
Củng cố về khái niệm ban đầu về phân số .
Rèn kĩ năng rút gọn phân số và qui đồng mẫu số hai phân số 
B/ Chuẩn bị : 
- Giáo viên : Các tài liệu liên quan bài dạy 
– Phiếu bài tập .
* Học sinh : Các đồ dùng liên quan tiết học .
C/ Lên lớp :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ:
-Gọi hai em lên bảng chữa bài tập số 3 .
-Nhận xét bài làm ghi điểm học sinh .
-Nhận xét đánh giá phần bài cũ .
 B .Bài mới: 
 1) Giới thiệu bài: (Giảng bài)
2) Giảng bài: 
 *) Luyện tập:
Bài 1 :
+ Gọi 1 em nêu đề bài .
-Yêu cầu HS tự làm bài vào vở. 
-Gọi hai em lên bảng sửa bài.
-Yêu cầu em khác nhận xét bài bạn.
+ GV nhắc HS những HS không rút gọn được một lần thì có thể rút gọn dần để được phân số tối giản 
+ Chẳng hạn : 
-Giáo viên nhận xét bài học sinh .
Bài 2 :
+ Gọi HS đọc đề bài .
 -Yêu cầu lớp làm vào vở. 
-Gọi HS lên bảng làm bài.	
+ Những phân số nào bằng phân số ?
-Gọi em khác nhận xét bài bạn
 -Giáo viên nhận ghi điểm từng học sinh .
Bài 3 :
+ Gọi HS đọc đề bài .
+ Muốn qui đồng mẫu số của phân số ta làm như thế nào? 
-Hướng dẫn HS ở hai phép tính c) và d) các em có thể lấy MSCbé nhất . 
- Chẳng hạn ở câu c) MSC bé nhất là 36 ; câu d) có MSC bé nhất là 12 .
 -Yêu cầu lớp làm vào vở. 
-Gọi 2HS lên bảng sửa bài.
-Gọi em khác nhận xét bài bạn
 -Giáo viên nhận xét bài làm học sinh 
Bài 4 :
+ Gọi HS đọc đề bài .
-Hướng dẫn HS quan sát tranh vẽ các ngôi sao để nhận biết ở hình vẽ nào có số ngôi sao được tô màu .
+ Yêu cầu HS tự làm bài .
 -Gọi HS nêu miệng kết quả .
-Gọi em khác nhận xét bài bạn
 -Giáo viên nhận xét bài làm học sinh 
3) Củng cố - Dặn dò:
-Muốn quy đồng mẫu số nhiều phân số ta làm như thế nào ?
-Nhận xét đánh giá tiết học .
Dặn về nhà học bài và làm bài.
-Hai học sinh sửa bài trên bảng
-Hai HS khác nhận xét bài bạn.
-Một em nêu đề bài .
-Lớp làm vào vở .
 -Hai học sinh làm bài trên bản
-Học sinh khác nhận xét bài bạn.
-Một em đọc thành tiếng .
 +HS tự làm vào vở. 
-Một HS lên bảng làm bài .
 - Phân số không rút gọn được vì đây là phân số tối giản .
- Những phân số rút gọn được là : 
- Những phân số bằng phân số là :
 và 
-Học sinh khác nhận xét bài bạn .
+ 1 HS đọc thành tiếng .
+ Tiếp nối phát biểu .
+ Lắng nghe GV.
+ 2HS thực hiện trên bảng .
 a/ và 
 b/ và 
c/ ; và 
= ; ; 
d/ ; và 
 = 
+ Nhận xét bài bạn .
+ 1 HS đọc thành tiếng .
+ Quan sát - Lắng nghe .
+ HS thực hiện trả lời yêu cầu vào vở.
- 1 HS phát biểu : 
-Nhóm ngôi sao ở phần b / có số ngôi sao được tô màu .
+ Nhận xét bài bạn .
-2HS nhắc lại. 
-Về nhà học thuộc bài và làm lại các bài tập còn lại.
TIẾT 2
TẬP ĐỌC SẦU RIÊNG 
Mục tiêu: 
Đọc thành tiếng:
Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng các phương ngữ.
 -PN: hao hao , mật ong già hạn , đam mê ,khẳng khi , thẳng đuột , chiều quằn , chiều lượn , ngào ngạt , tím ngắt , lủng lẳng , đam mê ....
Đọc trôi chảy được toàn bài , ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, đọc rõ và hấn giọng ở các từ gợi tả , gợi cảm . 
Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tả rõ ràng , chậm rãi.
Đọc - hiểu:
- Hiểu nội dung bài: Bài văn miêu tả hình dáng không đẹp , mùi thơm , vị ngọt đặc biệt của giống trái quý hiếm có giá trị đặc sắc đó là Sầu Riêng loài cây đặc trưng của miền Nam nước ta
-Hiểu nghĩa các từ ngữ : mật ong già hạn , hao hao giống , lác đác , đam mê , ...
II. Đồ dùng dạy học: 
Bảng phụ ghi nội dung các đoạn cần luyện đọc .
Vật thật cành , lá và quả sầu riêng ( nếu có )
Ảnh chụp về cây, trái sầu riêng .
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài c
-Gọi 3 HS lên bảng tiếp nối nhau đọc thuộc lòng bài " Bè xuôi Sông La " và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
-Gọi 1 HS đọc toàn bài.
-Nhận xét và cho điểm HS .
B.Bài mới:
1) Giới thiệu bài:
- GV treo tranh minh hoạ vẽ chủ điểm và hỏi : 
- Tranh vẽ gì ?
- GV Từ tuần 22 , các em bắt đầu tìm hiểu về chủ điểm : " Vẻ đẹp muôn màu "
+ Bài học mở đầu cho chủ điểm này là bài Cây sầu riêng . Đây là một giống cây quí hiếm được coi là đặc sản của miền Nam nước ta . Qua cách miêu tả của tác giả các em sẽ thấy sàu riêng không chỉ là loại cây cho trái ngon , bổ dưỡng mà còn đặc sắc về hương hoa , dáng dấp của thân lá cành .
 2) Giảng bài:
a) Luyện đọc:
-Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt HS đọc).
- GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (nếu có)
-Chú ý các câu hỏi:
+Sầu riêng là đặc sản của vùng nào ?
-Gọi HS đọc phần chú giải.
 -Gọi HS đọc cả bài.
-GV đọc mẫu, chú ý cách đọc:
+Toàn bài đọc diễn cảm bài văn , giọng tả rõ ràng , chậm rãi .
 +Nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi vẻ đặc sắc của cây sầu riêng như :
Hết sức đặc biệt , thơm đậm , rất xa , lâu tan trong không khí , ngào ngạt , thơm mùi thơm , béo cái béo , ngọt cái ngọt , kì lạ , thơm ngát , toả khắp vườn , tím ngát , lủng lẳng , khẳng khiu , cao vút , thẳng tuột , dáng cong , dáng nghiêng , chiều quằn , chiều lượn , ngạt ngào , đam mê , ,.... . 
b) Tìm hiểu bài:
-Yêu cầu HS đọc đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi.
- Sầu riêng là đặc sản của vùng nào ?
-Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài, trao đổi thảo luận trong bàn trả lời câu hỏi :
- Dựa vào bài văn tìm những nét miêu tả những nét đặc sắc của hoa sầu riêng ?
- Em hiểu " hao hao giống " là gì ? 
- Lác đác là như thế nào ? 
+Đoạn 1 cho em biết điều gì?
-Ghi ý chính đoạn 1.
-Yêu cầu HS đọc đoạn 2 trao đổi và trả lời câu hỏi.
-Tìm những chi tiết miêu tả quả sầu riêng? 
-Em hiểu “ mật ong già hạn “là loại mật ong như thế nào ?
+ " vị ngọt đam mê " là gì ?
+ Nội dung đoạn 2 cho biết điều gì ?
-Ghi bảng ý chính đoạn 2 .
-Yêu cầu HS đọc đoạn 3 trao đổi và trả lời câu hỏi.
-Tìm những chi tiết miêu tả về cái dáng không đẹp của cây sầu riêng ? Tác giả tả như thế nhằm mục đích gì ?
+ Tìm những câu văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cây sầu riêng ?
-Tóm tắt nội dung bài ( miêu tả vẻ không đẹp của thân cành và mùi thơm đặc biệt của Sầu Riêng ) 
-Ý nghĩa của câu truyện nói lên điều gì ?
-Ghi nội dung chính của bài.
 c)Đọc điễn cảm:
-Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. 
- HS cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay.
 -Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn văn.
+ Sầu riêng là loại trái quí của miền Nam . Hương vị nó hết sức đặc biệt , mùi thơm đậm bay rất xa , lâu tan trong không khí . Còn hàng chục mét mới tới chỗ để sầu riêng , hương đã ngạt ngào xông vào cánh mũi . Sầu riêng thơm cái mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi , béo cái béo của trứng gà , ngọt cái vị của mật ong già hạn . Hương vị quến rũ đến lạ kì .
-Nhận xét về giọng đọc và cho điểm HS .
-Tổ chức cho HS thi đọc toàn bài.
-Nhận xét và cho điểm học sinh.
3. Củng cố – dặn dò:
-Hỏi: Câu truyện giúp em hiểu điều gì?
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà học bài.
-Ba em lên bảng đọc và trả lời nội dung bài .
- Tranh vẽ cảnh sông núi , nhà cửa , chùa chiền , cánh đồng , dòng sông , biển cả ,... của đất nuớc .
-Lớp lắng nghe . 
-3 HS nối tiếp nhau đọc theo trình tự.
+Đoạn 1: Từ đầu đến kì lạ . 
+ Đoạn 2: tiếp theo đến ...tháng 5 ta 
+ Đoạn 3 : Đoạn còn lại . 
- 1 HS đọc thành tiếng .
- 1 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm bài .
- 1 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm . 
- Sầu riêng là loại cây trái đặc sản của Miền Nam nước ta .
- Lớp đọc thầm cả bài , từng bàn thảo luận và trả lời :
+ Hoa : 
- Trổ vào dạo cuối năm , mùi thơm ngát như hương cau , hương bưởi ; đậu thành từng chùm , màu trắng ngà , cánh hoa nhỏ như vảy cá , hao hao giống cánh sen con , lác đác vài nhuỵ li ti giữa mỗi cánh hoa .
- Hao hao giống có nghĩa là gần giống - giống như - gần giống như , ...
- Lác đác là nhuỵ thưa thớt , lâu lâu mới có một nhuỵ .
+ Miêu tả vẻ đẹp của hoa sầu riêng .
-2 HS đọc thành tiếng.
- 1 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm bài .
+ Quả : 
-Lủng lẳng duới cành, trông như những tổ kiến , mùi thơm đậm , bay rất xa lâu tan trong không khí , còn hàng chục mét mới tới nơi để sầu riêng nhưng đã ngửi thấy mùi thơm ngào ngạt ; thơm cái mùi thơm của mít chín hoà quyện với hương bưởi , béo cái béo của trừng gà ; ngọt cái ngọt của mật ong già hạn ; vị ngọt đến đam mê 
-" mật ong già hạn " có nghĩa là mật ong để lâu ngày nên có vị rất ngọt .
- " vị ngọt đam mê " là ý nói ngọt làm mê lòng người ...
+ Miêu tả hương vị của quả sầu riêng .
-2 HS đọc thành tiếng.
- 1 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm bài .
+ Dáng cây :
- Thân nó khẳng khiu , cao vút , cành ngang thẳng đuột , thiếu cái dáng nghêng , dáng cong , chiều quằn chiều lượn của cây xoài cây nhãn , lá nhỏ xanh vàng hơi khép lại tưởng như lá héo .
+Tác giả tả như thế nhằm làm nổi bật ý ngon và đặc biệt của quả sầu riêng . 
+ Tiếp nối nhau phát biểu :
- Sầu riêng loại trái quý , trái hiếm của Miền Nam 
- Hương vị quyến rũ đến lạ kì .
- Đứng ngắm cây sầu riêng tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này ...
- Vậy mà khi tái chín hương vị ngạt ngào , vị ngọt đến đam mê ,...
- Lắng nghe .
- Tiếp nối phát biểu :
+ Bài văn miêu tả cây sầu riêng loại cây đặc sản của miền Nam nước ta .
+ Miêu tả mùi thơm và hương vị đặc biệt của trái sầu riêng ...
- 3 HS tiếp nối đọc 3 đoạn .
-HS luyện đọc theo cặp.
-3 đến 5 HS thi đọc diễn cảm.
 TIẾT 3
CHÍNH TẢ (nghe viết) SẦU RIÊNG 
I. Mục tiêu: 
Nghe – viết chính xác, đẹp và trình bày đúng một đoạn trong bài "Sầu riêng " .
Làm đúng BT chính tả phân biệt các âm đầu dễ lẫn l / n và các tiếng có vần viết với ut/uc .
II. Đồ dùng dạy học: 
Bảng lớp viết các dòng thơ trong bài tập 2a hoặc 2b cần điền âm đầu hoặc vần vào chỗ trống .
3 - 4 tờ phiếu khổ to viết nội dung BT3 .
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
-Gọi 1 HS lên bảng đọc cho 3 HS viết bảng lớp. Cả lớp viết vào vở nháp.
+PN: rong chơi , ròng rã , rổ rả , rượt đuổi , 
dạt dào , dồn dập , dòng thơ , dữ tợn , da dẻ 
giông bão , giục giã , giương cờ ....
-Nhận xét về chữ viết trên bảng và vở.
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
 b. Hướng dẫn viết chính tả:
 * TRAO ĐỔI VỀ NỘI DUNG ĐOẠN VĂN:
-Gọi HS đọc đoạn văn .
-Hỏi: + Đoạn văn này nói lên điều gì ?
* HƯỚNG DẪN VIẾT CHỮ KHÓ:
-Yêu cầu các HS tìm các từ khó, đễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết.
 * NGHE VIẾT CHÍNH TẢ:
+ GV đọc lại toàn bài và đọc cho học sinh viết vào vở .
 * SOÁT LỖI CHẤM BÀI:
+ Đọc lại toàn ... . Mục tiêu: 
HS nắm được những điểm đặc sắc trong cách qs và mt các bộ phận của cây cối ( lá , thân , gốc cây ) ở một số đoạn văn mẫu .
biết viết được một đoạn văn ngắn miêu tả về lá cây , hoặc thân gốc của cây theo cách đã học .
Tiếp tục rèn kĩ năng quan sát và trình bày được những đặc điểm cơ bản về các bộ phận của mỗi loại cây .
Có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây trồng .
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ một số loại cây ăn quả ( phóng to nếu có điều kiện )
Tranh ảnh vẽ một số loại cây ăn quả có ở địa phương mình ( nếu có ) 
Bảng phụ hoặc tờ giấy lớn ghi lời giải bài tập 1 ( tóm tắt những điểm đáng chú ý trong cách tả của tác giả ở mỗi đoạn văn )
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 A. Kiểm tra bài cũ 
- Yêu cầu 2 học sinh nhắc lại dàn ý bài văn miêu tả cây cối đã học .
- 2 - 3 HS đọc kết quả quan sát một cái cây em thích trong khu vực trưưòng em hoặc nơi em ở ( BT2 của tiết tập làm văn trước )
-Nhận xét chung.
+Ghi điểm từng học sinh .
B/ Bài mới : 
 1 . Giới thiệu bài : 
- Các em đã được học cách viết một bài văn miêu tả cây cối ở các tiết học trước . Tiết học hôm nay các em các em sẽ tiếp tục miêu tả các bộ phận cây cối và bài này sẽ giúp các em nắm được cách quan sát và miêu tả về từng bộ phận của cây cối.
2. Hướng dẫn làm bài tập :
Bài 1 : 
- Yêu cầu HS đọc đề bài :
- Gọi 2 HS đọc 2 bài đọc " Lá bàng và Cây sồi già " 
- Hướng dẫn học sinh thực hiện yêu cầu .
- Yêu cầu HS đọc thầm 2 đoạn văn suy nghĩ và trao đổi trong bàn để nêu lên cách miêu tả của tác giả trong mỗi đoạn văn có gì đáng chú ý 
- GV giúp HS những HS gặp khó khăn 
+ Yêu cầu HS phát biểu ý kiến .
- Yêu cầu cả lớp và GV nhận xét , sửa lỗi và cho điểm những học sinh có ý kiến hay nhất . 
Bài 2 : 
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu đề bài .
- GV treo bảng yêu cầu đề bài .
- Gọi 1 HS đọc : tả một bộ phận của một loài cây mà em yêu thích . 
+ Em chọn bộ phận nào của cây ( lá , thân , cành hay gốc cây ) để tả ?
+ Treo tranh ảnh về một số loại cây ăn quả lên bảng như ( mít , xoài , mãng cầu , cam , chanh , bưởi , dừa , chuối ,...) 
- Hướng dẫn học sinh thực hiện yêu cầu .
- GV giúp HS những HS gặp khó khăn . 
+ Gọi HS lần lượt đọc kết quả bài làm .
+ Hướng dẫn HS nhận xét và bổ sung nếu có 
+ GV nhận xét , ghi điểm một số HS viết bài tốt .
3* Củng cố – dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà viết lại bài văn miêu tả về một bộ phận của 1 loại cho hoàn chỉnh .
- Đọc nhiều lần hai bài văn tham khảo Bàng thay lá và Cây tre và nhận xét cach tả của tác giả trong mỗi đoạn văn .
-Dặn HS chuẩn bị bài sau quan sát một loài hoa hoặc thứ quả mà em thích để viét được một đoạn văn miêu tả về các loại này .
-2 HS trả lời câu hỏi . 
- Lắng nghe .
- 2 HS đọc thành tiếng lớp đọc thầm bài .
+ lắng nghe GV để nắm được cách làm bài .
+ 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi và sửa cho nhau 
-Tiếp nối nhau phát biểu .
a/ Đoạn tả lá bàng của tác giả Đoàn Giỏi :
- Tả rất sinh động thay đổi màu sắc của lá bàng theo thưòi gian bốn mùa : Xuân - Hạ - Thu - Đông .
b/ Đoạn tả cây sồi của tác giả Lép Tôn - x tôi :
- Tả sự thay đổi của cây sồi già từ mùa đông sang mùa xuân ( mùa đông cây sồi nứt nẻ , đầy sẹo . Sang xuân cây sồi toả rộng thành vòm lá xum xuê , bừng dậy một sức sống bất ngờ )
- Hình ảnh so sánh : Nó như một con quái vật già nua , cau có và khinh khủng đứng giữa đám bạch dương tươi cười .
Hình ảnh nhân hoá đã làm cho cây sồi như có tâm hồn của người :
- Mùa đông cây sồi già cau có và khinh khủng , vẻ ngờ vực , buồn rầu . Xuân đến , nó say sưa , ngây ngất , khẽ đung đưa trong nắng chiều . 
- 1 HS đọc thành tiếng .
- 1 HS đọc thành tiếng lớp đọc thầm bài .
+ Phát biểu theo ý tự chọn :
- Em chọn tả gốc cây phượng già ở sân trường em .
- Em chọn tả lá cây bàng ở sân trường .
- Em chọn tả cành cây sầu riêng ở vườn ngoại em .
+ 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi và sửa cho nhau 
_ HS tự suy nghĩ để hoàn thành yêu cầu vào vở hoặc vào giấy nháp .
+ Tiếp nối nhau đọc kết quả bài làm .
- HS ở lớp lắng nghe nhận xét và bổ sung nếu có .
- Về nhà thực hiện theo lời dặn của giáo viên 
TIẾT 3	 
KHOA HỌC ÂM THANH TRONG CUỘC SỐNG (TT) 
I/ Mục tiêu: 
 Giúp HS :
 - Biết được một số loại tiếng ồn .
- Hiểu đuớc tác hại của tiếng ồn và một số biện pháp phòng chống .
- Có ý thức thực hiện một số hoạt động đơn giản góp phần chống ô nhiễm tiếng ồn cho bản thân và cho những người xung quanh .
- Tuyên truyền vận động những người xung quanh cùng thực hiện .
II/ Đồ dùng dạy- học:
-Tranh ảnh minh hoạ về tiếng ồn .
- Hình ảnh minh hoạ trang 88 , 89 SGK 
- Các tình huống ghi sẵn vào giấy .
- Các mẩu giấy ghi thông tin .
III/ Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG : 
A.Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 3HS lên bảng trả lời nội dung câu hỏi 
1) Âm thanh cần thiết cho cuộc sống của con người như thế nào ?
2)Việc ghi lại âm thanh có ích lợi gì ?
3/ Hãy nêu ghi nhớ SGK ?
-GV nhận xét và cho điểm HS.
+ GV viết bảng các loại âm thanh và yêu cầu HS trao đổi thảo luận và chia chúng thành hai cột thích và không thích 
+ Phân loại các âm thanh sau :
- Tiếng chim hót , tiếng loa phóng thanh mở to , tiếng người nói chuyện , tiếng búa tán thép , tiếng máy cưa , tiếng máy khoan , tiếng cười em bé , tiếng động cơ ô tô , tiếng nhạc nhẹ .
- GV hỏi :
- Tại sao em lại không thích những âm thanh đó ?
 * Giới thiệu bài: 
- Trong cuộc sống có những âm thanh mà chúng ta không ưa thích . Chúng ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người . Chúng là loại âm thanh ồn có hại . Vậy làm cách nào để phòng chống tiếng ồn ? Bài học hôm nay các em sẽ tìm hiểu điều đó .
 * Hoạt động 1: 
 CÁC LOẠI TIẾNG ỒN VÀ NGUỒN GÂY TIẾNG ỒN 
 - Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4 HS 
- Yêu cầu : Quán sát các hình minh hoạ trong SGK và trao đổi thảo luận và trả lời .
- Hỏi : - Tiếng ồn có thể phát ra từ đâu ?
- Nơi em ở còn những loại tiếng ồn nào ? 
- GV đi theo dõi giúp đỡ từng nhóm HS.
- + Mời đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp .
+ Theo em hầu hết các loại tiếng ồn là do thiên nhiên hay do con người tạo ra ?
* Kết luận : Hầu hết các loại tiếng ồn là do con người tạo ra như hoạt động của các phương tiện giao thông đường bộ , đường thuỷ , hàng không . Còn ở trong nhà thì có tiếng ồn từ các đồ vật như máy giặt , tủ lạnh , ti vi , máy ghi âm ,... cũng là những nguồn gây tiếng ồn .
* Hoạt động 2: 
 TÁC HẠI CỦA TIẾNG ỒN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG . 
- Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4 HS 
- Yêu cầu : Quan sát các hình minh hoạ trong SGK và trao đổi thảo luận và trả lời .
- Hỏi : - Tiếng ồn có tác hại gì ?
- Chúng ta cần có những biện pháp nào để phòng chống tiếng ồn ? 
- GV đi theo dõi giúp đỡ từng nhóm HS.
+ Mời đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp .
-GV nêu kết luận : Âm thanh được gọi là tiếng ồn khi nó trở nên mạnh và gây khó chịu. Tiếng ồn có ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ con người , có thể gây mất ngủ , đau đầu , suy nhược thần kinh có hại cho tai . Tiếng nổ lớn có thể làm thủng màng nhĩ . Tiếng ồn mạnh sẽ gây hại cho các tế bào lông trong ốc tai . Những tế bào lông bị hư hại không được cơ thể phục hồi nên nếu tiếp xúc lâu với tiếng ồn sẽ gây điếc mãn tính ..
* Hoạt động 3: 
 NEN VÀ KHÔNG NÊN LÀM GÌ ĐỂ GÓP PHẦN PHÒNG CHỐNG TIẾNG ỒN .
- GV : Yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi . 
- Em hãy nêu những việc nên làm và không nên làm để góp phần phòng chống tiếng ồn 
 cho bản thân và cho những người xung quanh ?
+ GV yêu cầu đại diện các nhóm tiếp nối nhau lên trình bày .
- GV chia bảng thành hai cột nên và không nên và ghi nhanh những ý HS nêu lên bảng .
 + Nhận xét , tuyên dương những HS có hiểu biết , nhắc nhớ HS thực hiện theo những việc nên làm và nhắc nhở mọi người cùng có ý thức thực hiện để góp phần chống ô nhiễm tiếng ồn .
3.HOẠT ĐỘNG KẾT THÚC :
TRÒ CHƠI " SẮM VAI " 
- Hướng dẫn các nhóm thực hiện trò chơi như trong sách GV.
-GV nêu tình huống : 
- Chiều chủ nhật , Hoàng cùng bố mẹ sang nhà Minh chơi . Khi bố mẹ đang ngồi nói chuyện , hai bạn rủ nhau vào phòng chơi điện tử .
- Hoàng bảo Minh : " Chơi trò chơi phải bật nhạc thật to thì mới hay cậu ạ !" . Nếu là Minh em sẽ nói gì với Hoàng khi đó ?
- Cho HS suy nghĩ một phút sau đó gọi 2 HS lên bảng đóng vai .
 -GV nhận xét tiết học.
 -Dặn HS về nhà ôn lại các kiến thức đã học để chuẩn bị tốt cho bài sau . Học thuộc mục bạn cần biết SGK .
-HS trả lời.
-HS trao đổi thảo luận và làm bài .
 Ưa thích 
 Không ưa thích 
Tiếng chim hót, tiếng người nói chuyện ,tiếng cười em bé , tiếng nhạc nhẹ .
tiếng loa phóng thanh mở to , , tiếng máy cưa , tiếng máy khoan ,tiếng động cơ ô tô .
+ HS trả lời :
+ Lắng nghe .
+ Thực hiện thảo luận theo nhóm 4 HS.
- Quan sát tranh minh hoạ , trao đổi và trả lời các câu hỏi vào giấy .
- Tiếp nối nhau phát biểu :
+ Tiếng ồn có thể phát ra từ : tiếng động cơ ô tô , xe máy , loa đài , chọ , trường học giờ ra chơi , chó sủa trong đêm , máy cưa , máy khoan bê tông .
+ Những loại tiếng ồn : tiếng tàu hoả , tiếng loa phóng thanh công cộng , loa đài , ti vi mở quá to , tiếng phun sơn từ những hàng hàn xì , tiếng máy trộn bê tông , tiếng ồn từ chợ búa , từ công trình xây dựng ,...
+ hầu hết các tiếng ồn nêu trên đều do con người gây ra .
+ Lớp lắng nghe .
+ Thực hiện thảo luận theo nhóm 4 HS.
- Quan sát tranh minh hoạ , trao đổi và trả lời các câu hỏi vào giấy .
- Tiếp nối nhau phát biểu :
- Tiếng ồn có hại : gây điếc tai , nhức đầu , mất ngủ , suy nhược thần kinh , ảnh hướng tới tai .
+ Các biện pháp để phòng chống tiếng ồn là : cần có những quy định chung về tiếng ồn như : không gây tiếng ồn những nơi công cộng , sử dụng những vật không gây tiếng ồn để cách âm , ngăn cách làm giảm tiếng ồn đến tai , trồng nhiều cây xanh .
+ Lắng nghe .
- 2 HS ngòi cùng bàn , trao đổi và trả lời câu hỏi .
- HS trả lời :
+ Những việc nên làm : 
-Trồng nhiều cây xanh , nhắc nhớ mọi người cùng có ý thức giảm ô nhiễm tiếng ồn : công trường xây dựng , khu công nghiệp , nhà máy , xí nghiệp xây dựng xa nơi đông dân cư hoặc lắp các bộ phận giảm thanh .
+ Những việc không nên làm :
- Nói to , cười đùa ở nơi cần yên tĩnh , mở nhạc công suất to , mở ti vi to , trêu đùa súc vật để chúng kêu , sủa , ... nổ xe máy , ô tô trong nhà xây dựng công trường gần trường học , bệnh viện .
- Lắng nghe .
- HS thực hiện trò chơi .
- 2 HS lên bảng sắm vai diễn .
-HS cả lớp .

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN TUAN 22 CUC CHUAN.doc