Giáo án Lớp 4 - Tuần 22 - Lê Thị Lan Hương

Giáo án Lớp 4 - Tuần 22 - Lê Thị Lan Hương

I.Mục tiêu:

 - Bước đầu biết đọc một đoạn trong bài có nhấn giọng từ ngữ gợi tả.

 - Hiểu nội dung bài: Tả cây sầu riêng có nhiều nét đặc sắc về hoa, quả và nét độc đáo về dáng cây.

 - Giáo dục H có ý thức bảo vệ môi trường, cây trồng.

II.Đồ dùng dạy- học:

 - Tranh, ảnh về cây trái sầu riêng.

III.Hoạt động dạy- học:

 1.Bài cũ:

 - 2 H đọc bài “Bè xuôi sông La” - Trả lời câu hỏi của bài.

 ? Nêu nội dung bài ? (Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông La và sức sống mãnh liệt của người dân Việt Nam.)

 2.Bài mới:

 a.Giới thiệu bài:

 b.Hướng dẫn H luyện đọc và tìm hiểu bài:

*Luyện đọc:

 - 1 H đọc bài.

 - H chia đoạn: 3 đoạn.

 - H đọc đoạn nối tiếp, kết hợp:

 + Hướng dẫn đọc từ khó.

 + Hướng dẫn giải nghĩa từ mới sgk.

 - H luyên đọc đoạn theo nhóm đôi.

 - 1 H đọc toàn bài - Gv đọc bài.

 

doc 15 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 27/01/2022 Lượt xem 327Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 22 - Lê Thị Lan Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22
Thứ hai
Ngày soạn : 30 / 1 / 2010
Ngày dạy : 1 / 2 / 2010
Tập đọc:
Sầu riêng
I.Mục tiêu:
 - Bước đầu biết đọc một đoạn trong bài có nhấn giọng từ ngữ gợi tả.
 - Hiểu nội dung bài: Tả cây sầu riêng có nhiều nét đặc sắc về hoa, quả và nét độc đáo về dáng cây.
 - Giáo dục H có ý thức bảo vệ môi trường, cây trồng.
II.Đồ dùng dạy- học:
 - Tranh, ảnh về cây trái sầu riêng.
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 - 2 H đọc bài “Bè xuôi sông La” - Trả lời câu hỏi của bài.
 ? Nêu nội dung bài ? (Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông La và sức sống mãnh liệt của người dân Việt Nam.)
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Hướng dẫn H luyện đọc và tìm hiểu bài:
*Luyện đọc:
 - 1 H đọc bài.
 - H chia đoạn: 3 đoạn.
 - H đọc đoạn nối tiếp, kết hợp:
 + Hướng dẫn đọc từ khó. 
 + Hướng dẫn giải nghĩa từ mới sgk.
 - H luyên đọc đoạn theo nhóm đôi.
 - 1 H đọc toàn bài - Gv đọc bài.
*Tìm hiểu bài:
Đoạn 1: H đọc thầm:
 ? Sầu riêng là đặc sản của vùng nào ?
 H đọc thầm toàn bài:
 ? Dựa vào bài văn miêu tả những nét đặc sắc của hoa sầu riêng, quả, dáng cây sầu riêng ?
 ? Tìm những câu văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cây sầu riêng ?
(Sầu riêng là loại cây ăn trái ...miền Nam / Hương vị ... lạ / Đứng ngắm ... / Vậy ...đam mê.)
 ? Nêu nội dung của bài ? (Tả cây sầu riêng có nhiều nét đặc sắc về hoa, quả và nét độc đáo về dáng cây.)
*Luyện đọc diễn cảm:
 - 3 H đọc nối tiếp 3 đoạn - Gv hướng dẫn H tìm giọng đọc đúng.
 - Luyện đọc diễn cảm đoạn : “Sầu riêng là loại cây trái quý của ... kì lạ”: 
 + Gv đọc mẫu - Hướng dẫn đọc - H luyện đọc theo nhóm 2 - thi đọc.
 3.Củng cố, dặn dò:
 ? Nêu nội dung của bài ?
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
_____________________________
Toán:
Luyện tập chung
I.Mục tiêu:
 - Rút gọn được phân số.
 - Quy đồng được mẫu số hai phân số.
 - Luyện kĩ năng thực hành đúng, nhanh.
II.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 - 1 H: Quy đồng mẫu số của 2 phân số: và 
 - 1 H: Quy đồng mẫu số của 3 phân số: , và 
 - Lớp rút gọn phân số: 
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Luyện tập:
Bài 1(118): 1 H nêu yêu cầu : Rút gọn ...
 - H tự làm vở nháp - 2 H chữa bài.
 - Lớp và Gv nhận xét, chốt: ; ; ;
Bài 2: 1 H nêu yêu cầu : Trong các phân số sau...
 - H làm vào vở – Gv chấm bài 5 em – Nhận xét – Chốt:
 tối giản; = ; ;
 Vậy các phân số và bằng 
Bài 3a, b, c: 1 H nêu yêu cầu:
 - H làm vào vở, Gv chấm.
 - 4 H chữa bài - Gv nhận xét . 
Bài 4: 1 H nêu yêu cầu: (H khá, giỏi):
 - H làm vở - 1 H nêu miệng.
 3.Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
 _____________________________
Chính tả (Nghe - viết):
Sầu riêng
I.Mục tiêu:
 - Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng đoạn văn trích.
 - Làm đúng bài tập 3 (kết hợp đọc bài văn sau khi đã hoàn chỉnh).
 - Giáo dục H cẩn thận, chịu khó, thẩm mĩ.
II.Đồ dùng dạy- học:
 - Phiếu ghi nội dung bài tập 2a. 
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 - 3 H viết bảng, lớp viết vở nháp 5 từ ngữ bắt đầu bằng s/d/gi.
 - Lớp nhận xét, chữa bài.
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Hướng dẫn nghe viết:
 - Gv đọc đoạn 2 của bài “Sầu riêng” - H theo dõi sgk.
 - H đọc thầm - H chú ý những từ khó, cách trình bày. 
 - H gấp sgk - Gv đọc H viết.
 - Gv đọc, H dò bài.
 - Gv chấm bài 1 tổ, H chấm chéo bài còn lại, nhận xét .
 c.Hướng dẫn H làm bài tập chính tả:
Bài 2a: (H khá, giỏi): H nêu yêu cầu: 
 - Lớp làm vở - 1 H điền bảng lớp - 3 H đọc lại bài.
 - Lớp nhận xét, thống nhất kết quả, Gv chốt: 
Bài 3a: H nêu yêu cầu:
 - Lớp làm vào vở .
 - Gv dán 3 phiếu ghi sẵn nội dung - 3 H điền thi. 
 - Lớp nhận xét, Gv chốt: nắng, trúc xanh, cúc, lóng lánh, nên, vút, náo nức.
 - H đọc lại toàn bài.
 3.Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
____________________________________________________________________
Thứ ba
Ngày soạn: 31 / 1 / 2010
Ngày dạy : 2 / 2 / 2010
Toán:
So sánh hai phân số cùng mẫu số.
I.Mục tiêu:
 - Biết so sánh hai phân số có cùng mẫu số.
 - Nhận biết 1 phân số bé hơn hoặc lớn hơn 1.
II.Đồ dùng dạy- học:
 - Hình vẽ sgk.
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 2 H:
 - Quy đồng mẫu số của và ; và 
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Gv Hướng dẫn H so sánh hai phân số có cùng mẫu số:
 - Gv vẽ hình (như sgk)
 ? Độ dài đoạn thẳng AC bằng mấy phần độ dài đoạn thẳng AB ?
 ? Độ dài đoạn thẳng AD bằng mấy phần độ dài đoạn thẳng AB ?
 ? So sánh độ dài đoạn thẳng AD và AC ? ( )
 ? Muốn so sánh hai phân số có cùng mẫu số ta làm như thế nào ?
 c.Thực hành:
Bài 1(119): H nêu yêu cầu: So sánh hai phân số:...
 - H tự làm - chữa bài - Giải thích.
Bài 2: H nêu yêu cầu:
 - Lớp làm vào vở.
 - Gv chấm bài - 1 H chữa bài - nhận xét.
Bài 3: H nêu yêu cầu: Viết các phân số bé hơn 1, có mẫu số là 5 và tử số khác 0.
 - Lớp làm vở, 1 H chữa bài.
 - Lớp nhận xét, chốt: ; ; ; 
 3.Củng cố, dặn dò:
 ? Muốn so sánh hai phân số cùng mẫu số ta so sánh như thế nào ?
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
 _____________________________
Luyện từ và câu:
Chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào ?
I.Mục tiêu:
 - Hiểu được cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào ? (ND Ghi nhớ).
 - Nhận biết được câu kể Ai thế nào ? trong đoạn văn (BT1, mụcIII); viết được 1 đoạn văn khoảng 5 câu, trong đó có câu kể Ai thế nào ?
 - Giáo dục H tính cẩn thận, yêu môn học.
II.Đồ dùng dạy- học:
 - Phiếu khổ to: 3 tờ.
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 - 1 H nhắc lại nội dung cần ghi nhớ (tiết trước) ? Nêu ví dụ ?
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Phần Nhận xét:
Bài 1: H nêu nội dung của bài 1: Tìm câu kể Ai thế nào ?
 - Trao đổi nhóm 2.
 - H nêu - Gv kết luận: Các câu 1, 2, 4, 5 là các câu kể Ai thế nào ?
Bài 2: H nêu yêu cầu:
 - 2 H làm phiếu - Lớp nhận xét - Gv chốt: Hà Nội; cả 1 vùng trời; ...
Bài 3: H nêu yêu cầu:
 ? Chủ ngữ trong các câu trên cho ta biết điều gì ?
 (cho biết sự vật sẽ được thông báo về đặc điểm, tính chất ở vị ngữ).
 ? Chủ ngữ nào là một từ, chủ ngữ nào là 1 ngữ ?
 c.Phần Ghi nhớ:
 - 2 H đọc ghi nhớ.
 d.Phần Luyện tập:
Bài 1: Gv nêu yêu cầu: Tìm câu kể Ai thế nào ? Xác định chủ ngữ ...
 - H làm theo nhóm 2.
 - H nêu - nhận xét, chốt: các câu: 3, 4, 5, 6, 8 là...
 - Gv dán phiếu ghi sẵn các câu trên - H nêu chủ ngữ - Gv gạch.
Bài 2: H nêu yêu cầu:
 - Gv phân tích đề: khoảng 5 câu ...
 - H viết (H khá, giỏi viết đoạn văn có 2, 3 câu theo mẫu Ai thế nào?) - Trình bày nối tiếp - Lớp nhận xét.
 - Gv chấm 5 bài - nhận xét.
 3.Củng cố, dặn dò:
 - Nhắc lại ghi nhớ của bài ?
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
_____________________________
Địa lí:
Hoạt động sản xuất 
của người dân ở đồng bằng Nam Bộ (t)
I.Mục tiêu:
 - Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Nam Bộ:
 + Sản xuất công nghiệp phát triển mạnh nhất trong cả nước.
 + Những ngành công nghiệp nổi tiếng là khia thác dầu khí, chế biến lương thực, thực phẩm, dệt may.
 - Giáo dục H có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường.
II.Đồ dùng dạy- học:
 - Bản đồ công nghiệp Việt Nam.
 - Tranh ảnh về sản xuất công nghiệp.
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 ? Thế nào là “thuỷ sản”, “hải sản” ?
 ? Điều kiện nào làm cho đồng bằng Nam Bộ đánh bắt được nhiều thủy sản ?
 ? Kể tên một số loại thuỷ sản được nuôi nhiều ở Nam Bộ ?
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Giảng bài:
3.Vùng công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta:
*Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm:
 - Thảo luận nhóm 3: Dựa vào sgk, tranh...
 ? Nguyên nhân nào làm cho đồng bằng Nam Bộ có công nghiệp phát triển mạnh ? (H khá, giỏi): (do có nguồn nguyên liệu và lao động dồi dào, được đầu tư phát triển).
 ? Nêu dẫn chứng chứng tỏ đồng bằng Nam Bộ có công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta ?
 ? Kể tên các ngành công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta ?
 - H thảo luận - Trình bày - H chỉ bản đồ công nghiệp các ngành công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta ?
 - Lớp nhận xét, bổ sung.
4.Chợ nổi trên sông:
*Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm 2:
 - H dựa vào tranh ảnh, sgk ...
 ? Kể tên các chợ nổi trên sông nổi tiếng của đồng bằng Nam Bộ ?
 - H nêu - Lớp nhận xét, bổ sung.
 3.Củng cố, dặn dò:
 ? Nguyên nhân nào làm cho đồng bằng Nam Bộ có công nghiệp phát triển mạnh ?
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
____________________________________________________________________
Thứ tư
Ngày soạn: 31 / 1 / 2010
Ngày dạy : 3 / 2 / 2010
Toán:
Luyện tập
I.Mục tiêu:
 - Biết so sánh 2 phân số cùng mẫu số.
 - So sánh được một phân số với 1.
 - Biết viết các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn.
 - H tự giác, độc lập làm bài.
II.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 - 1 H: So sánh 2 phân số: và ; và 
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Luyện tập:
Bài 1(120): 1 H nêu yêu cầu: So sánh hai phân số:
 - H tự làm vở nháp - 2 H chữa bài.
 - Lớp nhận xét - Gv ghi điểm.
Bài 2: 1 H nêu yêu cầu: So sánh các phân số sau với 1(5 ý cuối):
 - H thi đua làm vở - Chấm bài 1 tổ.
 - 2 H chữa bài - Gv chốt.
Bài 3: 1 H nêu yêu cầu: Sắp xếp phân số theo thứ tự từ bé đến lớn.
 - Thi đua theo 3 nhóm.
 - Lớp theo dõi - nhận xét.
 3.Củng cố, dặn dò:
Thi đua: Điền từ thích hợp vào chỗ chấm:
 2 phân số có cùng mẫu số thì phân số nào có ... lớn hơn thì lớn hơn, phân số nào có ... bé hơn thì phân số đó bé hơn. Nếu tử số ... thì 2 phân số đó bằng nhau.
 ? Nêu cách so sánh phân số với 1 ?
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
 _____________________________
Kể chuyện:
Con vịt xấu xí
I.Mục tiêu:
 - Dựa theo lời kể của Gv, sắp xếp đúng thứ tự tranh minh hoạ cho trước (SGK); bước đầu kể lại được câu chuyện Con việt xấu xí rõ ý chính, đúng diễn biến.
 - Hiểu được lời khuyên qua câu chuyện: Cần nhận ra cái đẹp của người khác, biết thương yêu người khác, không lấy mình làm chuẩn để đánh giá người khác.
 - Giáo dục H yêu môn học.
II.Đồ dùng dạy- học:
 - 4 tranh minh hoạ truyện phóng to.
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 - 1 H kể chuyện về 1 người có khả năng hoặc sức khoẻ đặc biệt.
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Gv kể chuyện: 
 - Gv kể 2 lần.
 - H nghe kể.
 c. Hướng dẫn H thực hiện các yêu cầu của bài:
* Sắp xếp lại thứ tự các tranh minh hoạ câu chuyện theo thứ tự đúng.
 - H nêu yêu cầu bài tập 1.
 - Gv treo 4 tranh minh hoạ truyện theo thứ tự sai.
 - H sắp xếp lại theo thứ tự đúng.
 - Lớp nhận xét - Sắp xếp theo thứ tự đúng: 2- 1- 3 -4 nêu nội dung của từng tranh.
* H Kể từng đoạn, toàn  ... số khác mẫu số:
 Ví dụ: So sánh hai phân số: và 
 ? Em có nhận xét gì về hai phân số ? (khác mẫu số)
T. Như vậy so sánh hai phân số trên là so sánh hai phân số khác mẫu số .
 - Gv chia lớp thành 4 nhóm:
 Nhóm 1, 2: Lấy 2 băng giấy như nhau. Chia băng giấy... (như sgk). So sánh độ dài của băng giấy và băng giấy như thế nào với nhau ?
 Nhóm 3, 4: Quy đồng mẫu số của 2 phân số và rồi so sánh hai phân số cùng mẫu số . Em có kết luận gì ?
 - Các nhóm hoạt động - Trình bày.
 - Gv chốt:
 + Cả hai phương án giải quyết vấn đề đều đúng.
 + Phương án 1 có tính trực quan nhưng chưa nêu được cách giải quyết.
 + Phương án 2 cần phải vận dụng kiến thức đã học: So sánh 2 phân số cùng mẫu số . Quy đồng mẫu số hai phân số để chuyển so sánh hai phân số khác mẫu số về so sánh hai phân số cùng mẫu số.
 ? Muốn so sánh hai phân số khác mẫu số ta làm như thế nào ?
 c.Thực hành:
Bài 1(121): H nêu yêu cầu: So sánh hai phân số:...
H tự làm vở nháp - 2 chữa bài .
Như: và : = = ; = = .
 < . Vậy < 
Bài 2a: H nêu yêu cầu: Rút gọn rồi so sánh hai phân số:
 - Lớp làm vào vở - 2 H làm phiếu .
 - Gv chấm bài 1 dãy - nhận xét.
 - H khá, giỏi làm những câu còn lại.
Bài 3: H nêu yêu cầu: (H khá, giỏi):
 - Thi đua giải nhanh.
 - GV chốt: Mai ăn cái bánh tức là ăn cái bánh.
 Hoa ăn cái bánh tức là ăn cái bánh.
 Vì < Hoa ăn nhiều hơn.
 3.Củng cố, dặn dò:
 ? Muốn so sánh hai phân số khác mẫu số ta làm như thế nào ?
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
_____________________________
Tập làm văn:
Luyện tập quan sát cây cối
I.Mục tiêu:
 - Biết quan sát cây cối theo trình tự hợp lí, kết hợp các giác quan khi quan sát; bước đầu biết nhận ra được sự giống giữa miêu tả 1 loài cây với tả 1 cái cây (BT1).
 - Ghi lại được các ý quan sát về một cây em thích theo một trình tự nhất định (BT2).
 - Giáo dục H tính sáng tạo, cẩn thận, yêu môn học.
II.Đồ dùng dạy- học:
 - Phiếu kẻ sẵn, tranh ảnh 1 số loài cây.
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 - 2 H đọc dàn ý tả 1 cây ăn quả.
 - Lớp nhận xét , bổ sung.
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Hướng dẫn H làm bài tập:
Bài 1: H nêu yêu cầu - Lớp theo dõi sgk.
T. Trả lời viết câu hỏi a, b trên phiếu.
 Trả lời miệng câu hỏi c, d, e.
 - Gv phát phiếu - Lớp làm theo nhóm 3.
 - Đại diện các nhóm dán phiếu - Lớp nhận xét, gv bổ sung, chốt.
a. Nội dung phiếu: 
Bài văn
Quan sát từng bộ phận của cây
Quan sát từng thời kì phát triển của cây
Sầu riêng
Bãi ngô
Cây gạo
+
+
+
b. 
Các giác quan
Chi tiết được quan sát
Thị giác (mắt)
Khứu giác
Vị giác
Thính giác
-cây, lá, búp, hoa, b.trắng, b.vàng (Bãi ngô)
cây, hoa, cành, quả gạo, chim chóc (Cây gạo)
hoa, trái, dáng, thân, cành, lá (Sầu riêng)
-Hương thơm của sầu riêng.
-Vị ngọt của trái sầu riêng.
-Tiếng chim hót (Cây gạo), tiếng tu hú (Bãi ngô)
 Câu c, d, e H nêu - Lớp nhận xét.
Bài 2: H nêu yêu cầu:
 - Kiểm tra H chuẩn bị bài cũ.
 - H trình bày kết quả quan sát đã ghi chép được.
 - Lớp và Gv nhận xét: ? Ghi chép có bắt nguồn từ thực tế không ? Trình tự quan sát có hợp lí không ? Những giác quan nào bạn đã sử dụng khi quan sát ? Cái cây bạn quan sát có gì khác với các cây cùng loài ?
 3.Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
 - Hoàn chỉnh bài.
 _____________________________
Luyện từ và câu:
Mở rộng vốn từ: Cái đẹp
I.Mục tiêu:
 - Biết thêm một số từ ngữ nói về chủ điểm “Vẻ đẹp muôn loài”; biết đặt câu với một số từ ngữ theo chủ điểm đã học (BT1, BT2, Bt3); bước đầu làm quen với một số thành ngữ liên quan đến cái đẹp (Bt4). 
 - Giáo dục H tính thẩm mĩ, gọn gàng trong cuộc sống.
II.Đồ dùng dạy- học:
 - Giấy khổ to, bảng phụ.
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 - 2 H đọc đoạn văn tả trái cây yêu thích có vài câu kể Ai thế nào ?
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Hướng dẫn H làm bài tập:
Bài 1: H nêu yêu cầu.
 - Hoạt động nhóm 2 - Gv phát phiếu cho 2 nhóm.
 - Đại diện các nhóm trình bày - Lớp và Gv nhận xét.
 - Gv chốt:
 a. đẹp, xinh, xinh đẹp, xinh tươi, xinh xắn, xinh xẻo, xinh xinh, tươi tắn, tươi giòn, rực rỡ, lộng lẫy, thướt tha, tha thướt, yểu điệu, tuyệt vời.
 b. thuỳ mị, dịu dàng, hiền dịu, đằm thắm, đậm đà, đôn hậu, lịch sự, nết na, chân thành, chân thực, chân tình, thẳng thắn, ngay thẳng, bộc trực, cương trực, dũng cảm, quả cảm, ...
Bài 2: H nêu yêu cầu:
 - H làm vở nháp -Trình bày - Lớp nhận xét, bổ sung:
 a. tươi đẹp, sặc sỡ, huy hoàng, tráng lệ, diễm lệ, mĩ lệ, hùng vĩ, kì vĩ, hùng tráng, hoành tráng...
 b. xinh xắn, xinh đẹp, xinh tươi, lộng lẫy, rực rỡ, duyên dáng, thiết tha ...
Bài 3: Gv nêu yêu cầu:
 - H làm vở - trình bày - Lớp nhận xét.
Bài 4: H nêu yêu cầu:
 - H làm vở.
 - Gv mở bảng phụ viết sẵn vế B, đính bên cạnh những thẻ ghi sẵn các thành ngữ ở vế A, 1 H làm bảng.
 - Lớp và Gv nhận xét, chốt:
Mặt tươi như hoa
em mỉm cười chào mọi người.
Ai cũng khen chị Ba
Ai viết chữ cẩu thả thì chắc chắn
đẹp người đẹp nết.
chữ như gà bới.
 3.Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
 - Học thuộc các thành ngữ.
____________________________________
Lịch sử:
Trường học thời Hậu Lê
I.Mục tiêu:
 - Biết được sự phát triển của giáo dục thời Hậu Lê (những điều kiện cụ thể về tổ chức giáo dục, chính sách khuyến học):
 + Đến thời Hậu Lê giáo dục có quy củ chặt chẽ: ở kinh đô có Quốc Tử Giám, ở các địa phương bên cạnh trường công còn có các trường tư; ba năm có một kì thi Hương và thi Hội; nội dung học tập là Nho Giáo,...
 + Chính sách khuyến khích học tập; đặt ra lễ xưng danh, lễ vinh quy, khắc tên tuổi người đỗ dạt cao và bia đá dựng ở Văn Miếu.
II.Đồ dùng dạy- học:
 - Phiếu học tập của H.
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 ? Vào năm nào, đời vua nào của thời Hậu Lê phát triển rực rỡ nhất ? (1460-1497: Lê Thánh Tông)
 ? Tìm những sự việc thể hiện vua là người có quyền uy tối cao ?
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Giảng bài:
*Hoạt động 1: Thảo luận nhóm:
 - Gv phát phiếu 3 nhóm - H đọc sgk.
 ? Việc học dưới thời Hậu Lê được tổ chức như thế nào ?
 ? Trường học dạy những điều gì ? (Nho giáo, lịch sử các vương triều phương Bắc)
 ? Chế độ thi cử thời Hậu Lê như thế nào ? (3 năm có 1 kì thi Hương, thi Hội, có kì thi kiểm tra trình độ của quan lại).
T.Giáo dục thời Hậu Lê có tổ chức quy củ, nội dung học tập là Nho giáo.
*Hoạt động 2: làm việc cả lớp:
 ? Nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích học tập ?
 - H nêu - Lớp nhận xét - Gv chốt.
 3.Củng cố, dặn dò:
 ? Việc học dưới thời Hậu Lê được tổ chức như thế nào ?
Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
 ____________________________________________________________________
Thứ sáu
Ngày soạn: 31 / 1 / 2010
Ngày dạy : 5 / 2 / 2010
Toán:
Luyện tập
I.Mục tiêu:
 - Biết so sánh hai phân số.
 - H cẩn thận, chính xác, nhanh.
II.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 2 H :
 - So sánh 2 phân số: và ; và 
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Thực hành:
Bài 1(a,b): 1 H nêu yêu cầu: 
 - H làm vở nháp - H chữa bài.
 - Lớp nhận xét, thống nhất.
Bài 2(a,b): 1 H nêu yêu cầu :
 - H tự làm vở nháp: so sánh 2 phân số và bằng 2 cách khác nhau.
 - H chữa bài - nhận xét.
T. Chốt: Cách 1: QĐ mẫu số 2 phân số.
 Cách 2: So sánh phân số với 1 rồi kết luận.
T. Tương tự H làm phần còn lại 
 - H chữa bài.
Bài 3: 1 H nêu yêu cầu:
 - Gv hướng dẫn H so sánh 2 phân số và như sgk.
 ? Rút ra nhận xét về cách so sánh hai phân số cùng tử số ?
 - Phần còn lại H tự làm vào vở - Gv chấm bài 1 dãy - nhận xét, chữa bài.
Bài 4: 1 H nêu yêu cầu:
 - H thi đua làm nhanh vào vở - GV chấm bài 1 tổ - 1 H chữa bài.
 - Ta thấy 12 chia hết cho 3, 6, 4 nên chọn 12 làm MSC .
Ta có: ; ; = 
< và < . Vậy các phân số ; ; xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là
 	 ;;.
 3.Củng cố, dặn dò:
 ? Muốn so sánh hai phân số cùng tử số ta làm như thế nào ?
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
 _____________________________
Tập làm văn:
Luyện tập miêu tả các bộ phận
 của cây cối
I.Mục tiêu:
 - Nhận biết được một số đặc điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối trong đoạn văn mẫu (BT1); viết được đoạn văn miêu tả lá (hoặc thân, gốc) một cây em thích.
 - Giáo dục H tính cẩn thận, tỉ mỉ.
II.Đồ dùng dạy- học:
 - Phiếu học tập: 4 tờ.
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 - 2 H đọc kết quả quan sát 1 cái cây mà em thích trong khu vực trường em hoặc nơi em ở (Bt 2).
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Hướng dẫn H luyện tập:
Bài 1: 2 H nối tiếp nhau đọc nội dung bài tập 1 với 2 đoạn văn: Cây sồi, lá bàng.
 - Trao đổi nhóm: Phát hiện cách tả của tác giả trong mỗi đoạn văn có gì đáng chú ý? 
 - H nêu - Lớp và GV nhận xét - Gv dán tờ phiếu viết tóm tắt những đặc điểm đáng chú ý ...
 - H nhìn phiếu, nêu:
 + Đoạn tả lá bàng: tả rất sinh động sự thay đổi màu sắc của lá bàng theo thời gian 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. 
 + Đoạn tả cây sồi: Tả sự thay đổi của cây sồi già từ đông sang xuân.
 - Hình ảnh so sánh: nó như một con quái vật già nua, cau có...
 - Hình ảnh nhân hoá: Mùa đông cây sồi già cau có, khinh khỉnh ...Xuân đến, nó say sưa, ngây ngất...
Bài 2: H nêu yêu cầu:
 - 3-4 H nêu ý kiến chọn cây nào, bộ phận nào của cây ?
 - H viết đoạn văn.
 - 5 em trình bày - Gv chấm điểm.
 3.Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau: đọc bài: Bàng thay lá, cây tre.
 - Hoàn chỉnh bài.
 _____________________________
Hoạt động ngoài giờ lên lớp 
Văn nghệ ca ngợi quê hương, đất nước,
 ca ngợi Đảng và Bác Hồ
I.Mục tiêu: 
 - H sinh hoạt lớp, luyện tập văn nghệ ca ngợi quê hương, đất nước, ca ngợi Đảng và Bác Hồ.
 - Giáo dục H yêu quê hương, đất nước.
II.Hoạt động dạy- học: 
 1.Hoạt động 1: Sinh hoạt lớp
 - Lớp trưởng nhận xét hoạt động tuần qua.
 - GV bổ sung: 
 - Lớp bình chọn bạn xuất sắc nhất trong tuần.
 - Gv nêu kế hoạch tuần tới:
 + Đi học đúng giờ, chuyên cần.
 + Tăng cường luyện đọc diễn cảm nhiều hơn.
 + Hăng say xây dựng bài, chuẩn bị bài mới chu đáo. 
 + Cán bộ lớp tăng cường giúp đỡ các bạn học yếu: 
 + Tiếp tục kiểm tra xác suất bảng cửu chương.
 + Tích cực luyện luyện tập chuẩn bị thi khảo sát chất lượng giữa kì 2.
 + Chú ý chăm sóc các chậu cây cảnh, thêm nước cho cây. Chăm sóc bồn hoa, trồng thêm cây hoa.
 + VS QC sạch , đúng giờ.
 3.Hoạt động 2: Sinh hoạt văn nghệ:
 - Luyện tập văn nghệ – H chọn bài theo yêu cầu – Luyện tập theo nhóm.
 - Thi biểu diễn.
 ____________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_22_le_thi_lan_huong.doc