Giáo án Lớp 4 - Tuần 22 - Năm học 2010-2011 - Lê Thị Thanh Tú

Giáo án Lớp 4 - Tuần 22 - Năm học 2010-2011 - Lê Thị Thanh Tú

1.Bài cũ:Gọi HS lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi bài : Bè xuôi sông La

-Nhận xét ghi điểm.

2. Bài mới: Giới thiệu bài.

HĐ1: Luyện đọc.

-Gọi 1 em đọc cả bài

-Cho HS đọc nối tiếp 3 đoạn trước lớp.

-Kết hợp sửa lỗi phát âm cho học sinh.

-Gọi 1 em đọc phần chú giải.

-Giúp HS hiểu thêm từ : quyến rũ, quyện.

-Yêu cầu HS đọc bài theo cặp.

-Gọi 1HS đọc lại toàn bài.

- Hướng dẫn đọc: Nhấn giọng những từ ngữ: hết sức đặc biệt, thơm đậm, rất xa, lâu tan, ngọt ngào, thơm mùi thơm, béo cái béo.

-Đọc mẫu toàn bài.

HĐ2: Tìm hiểu bài

-Yêu cầu HS đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi.

+ Sầu riêng là đặc sản của vùng nào?

+ Dựa vào bài văn hãy miêu tả những nét đặc sắc của :

a) Hoa sầu riêng .

 

doc 50 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 887Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 22 - Năm học 2010-2011 - Lê Thị Thanh Tú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22 Ngày soạn: Ngày 22 tháng 1 năm 2011
Ngày dạy: Thứ hai ngày 24 tháng 1 năm 2011 
 MÔN: HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
 Tiết 43 BÀI : CHÀO CỜ + SINH HOẠT VUI CHƠI
 MÔN: TẬP ĐỌC 
Tiết 43	BÀI : 	SẦU RIÊNG 
I.Mục tiêu:- Bước đầu biết đọc một đoạn trong bài có nhấn giọng các từ ngữ gợi tả.Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể rõ ràng, chậm rãi.
- Hiểu các từ ngữ trong bài: mật ong già hạn, hao hao giống, mùa trái rộ, đam mê. Hiểu nội dung của bài: Tả cây sầu riêng có nhiều nét đặc sắc về hoa, quả và nét độc đáo về dáng cây.( trả lời các câu hỏi SGK).
- Qua bài học, học sinh thêm yêu quý quê hương, đất nước.
II.Chuẩn bị.Tranh minh hoạ bài tập đọc.
 Bảng phụ ghi nội dung cần HD luyện đọc.
III.Các hoạt động dạy – học:
Giáo viên
Học sinh
1.Bài cũ:Gọi HS lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi bài : Bè xuôi sông La
-Nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
HĐ1: Luyện đọc.
-Gọi 1 em đọc cả bài
-Cho HS đọc nối tiếp 3 đoạn trước lớp.
-Kết hợp sửa lỗi phát âm cho học sinh.
-Gọi 1 em đọc phần chú giải.
-Giúp HS hiểu thêm từ : quyến rũ, quyện.
-Yêu cầu HS đọc bài theo cặp.
-Gọi 1HS đọc lại toàn bài.
- Hướng dẫn đọc: Nhấn giọng những từ ngữ: hết sức đặc biệt, thơm đậm, rất xa, lâu tan, ngọt ngào, thơm mùi thơm, béo cái béo...
-Đọc mẫu toàn bài.
HĐ2: Tìm hiểu bài
-Yêu cầu HS đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi.
+ Sầu riêng là đặc sản của vùng nào?
+ Dựa vào bài văn hãy miêu tả những nét đặc sắc của :
a) Hoa sầu riêng .
b)Quả sầu riêng
c) Dáng của cây sầu riêng.
d) Hương vị của sầu riêng
+ Tìm câu văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cây sầu riêng.
+ Nêu nội dung chính của bài ?
+ Nhận xét, ghi bảng (như phần mục tiêu )
HĐ3: Luyện đọc diễn cảm.
-Gọi 3 HS đọc 3 đoạn nối tiếp.
-Gọi HS nhận xét cách đọc từng đoạn.
-Treo bảng phụ hướng dẫn luyện đọc đoạn 1.
-Đọc mẫu.
-Gọi HS luyện đọc diễn cảm.
-Nhận xét ghi điểm.
3. Củng cố, dặn dò:
-Gọi HS nêu nội dung của bài.
-Nhận xét tiết học.
-Nhắc HS về nhà luyện đọc và chuẩn bị bài tiếp theo.
- 3 HS lên bảng nối tiếp đọc bài và trả lời câu hỏi.
-Lớp nhận xét bạn đọc.
- 1 em đọc, lớp theo dõi.
-Đọc nối tiếp các đoạn ( 2 – 3 lượt)
-1HS đọc, lớp đọc thầm.
Quyến rũ: lôi cuốn, hấp dẫn, khiến người ta thèm muốn.,
Quyện: hoà lẫn
-Luyện đọc theo cặp
-1HS đọc, lớp đọc thầm.
-Theo dõi.
-Đọc thầm, trao đổi trả lời câu hỏi.
- Sầu riêng là đặc sản của miền Nam.
-Hoa sầu riêng mọc từng chùm, màu trắng ngà, cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen. Mùi hương như hương cau, hương buởi.
- Quả sầu riêng gai xù xì treo lủng lẳng dưới cành như tổ kiến lửa.
- Dáng cây : thân khẳng khiu, cao vút, cành thẳng đuột. Lá vàng, khép lại như lá héo.
- Hương vị đặc biệt. Mùi thơm đậm như mùi mít chín quyện với hương bưởi. Vị béo như trứng gà, ngọt như mật ong.
+Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam.
+Hương vị quyến rũ kì lạ.
+Vậy mà khi trái chín, hương toả ngạt ngào, vị ngọt đam mê.
-HS phát biểu, lớp bổ sung cho hoàn chỉnh.
-3 em đọc .
-Nêu giọng đọc từng đoạn:
Giọng kể rõ ràng chậm rãi, nhấn những từ ngữ tả tình cảm của tác giả và những từ tả nét đặc sắc của hương, quả sầu riêng.
-Luyện đọc cá nhân 
-Nhận xét bạn đọc.
-1HS nêu nội dung bài.
- Nội dung: Hiểu giá trị và sắc đẹp của cây sầu riêng.
 MÔN: TOÁN 
Tiết 106	 BÀI : LUYỆN TẬP CHUNG 
I.Mục tiêu: Giúp HS .
Rút gọn được phân số.
Quy đồng được mẫu số hai phân số.
Rèn tính cẩn thận, chính xác.
II. Chuẩn bị: Bản phụ.
II:Các hoạt động dạy - học:
Giáo viên
Học sinh
1. Bài cũ: Gọi HS lên bảng làm bài tập 3b tiết trước.
-Chấm một số vở của HS.
-Nhận xét bài cũ.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hướng dẫn luyện tập
Bài 1. Gọi HS nêu yêu cầu.
- Cho 2 em làm bảng phụ, lớp làm bảng con từng phân số.
-Nhận xét chữa bài.
Bài 2. Gọi HS nêu yêu cầu.
-Gọi ý: rút gọn rồi kết luận
-Nhận xét bài.
Bài 3. Gọi HS nêu yêu cầu.
-Cho HS làm vào vở.
-Nhận xét chữa bài
* 3d dành cho hs khá, giỏi.
Bài 4. ( Hs khá, giỏi) Gọi HS đọc đề bài 
- Cho HS làm miệng.
3. Củng cố, dặn dò:
-Chấm vở HS, nhận xét kết quả.
-Gọi HS nhắc lại cách quy đồng mẫu số các phân số.
-Nhận xét tiết học.
-Nhắc HS về nhà làm lại bài cho thành thạo.
- 1 HS lên bảng làm bài tập.
- Nhận xét bài.
* HS khá giỏi: Bài 3d. Bài 4
Bài 1. 1HS nêu yêu cầu.
-2HS lên bảng làm, mỗi HS làm 2 phân số, HS cả lớp làm bài vào vở.
 ; =
- Nhận xét bài.
Bài 2. 1 em nêu yêu cầu.
-Tự làm bài vào vở.
-Một số HS nêu kết quả.
-Nhận xét sửa bài.
Các PS bằng là :
Bài 3. 1 em nêu yêu cầu.
- 2 em lên bảng, lớp làm vào vở.
Kết quả:
a) và quy đồng mẫu số thành : và 
 b) và quy đồng mẫu số thành: và 
 c) và quy đồng mẫu số thành : và hoặc : và 
d) và quy đồng MS thành :và 
Bài 4. 1 HS nêu yêu cầu
-Làm miệng và giải thích.
Nhóm b là nhóm có số ngôi sao đã tô màu.
 -1 em nhắc lại cách quy đồng mẫu số các PS
 MÔN: CHÍNH TẢ
Tiết 22	 BÀI : (Nghe – viết) SẦU RIÊNG
I.Mục tiêu :
- Nghe – viết đúng, đẹp đoạn từ “Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm  đến tháng năm ta” trong bài Sầu riêng; trình bày đúng đoạn văn trích.
Làm đúng bài tập 3( kết hợp đọc bài văn sau khi đã hoàn chỉnh), hoặc BT2a/b, BT do GV soạn.
Có ý thức trình bày bài sạch sẽ, rõ ràng.
II.Chuẩn bị :Bảng phụ ghi bài tập 2a,b.
III.Các hoạt động dạy – học.
Giáo viên
Học sinh
1.Bài cũ: Đọc cho HS viết bảng con : ra vào, cặp da, gia đình, con dao, giao bài tập.
-Nhận xét sửa bài.
2.Bài mới: Giới thiệu bài.
HĐ1: Hướng dẫn nghe- viết.
- Gọi 1 em đọc đoạn viết.
- Đoạn văn miêu tả gì ?
- Đọc cho HS viết bảng con từ khó :trổ, toả khắp, vảy cá, nhuỵ, cánh sen, 
- Gọi HS nhận xét, phân tích từ sai.
- Nhắc nhở HS trước khi viết.
- Đọc chính tả cho HS viết bài.
- Đọc soát lỗi.
- Chấm một số bài và nhận xét.
HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài 2a: Gọi HS nêu yêu cầu
-Cho HS làm bảng con.
-Nhận xét chữa bài.
-Gọi HS đọc lại đoạn thơ.
Bài 3. Gọi 1 em nêu yêu cầu
Gọi 2 em làm bảng phụ.
Đọc từng câu cho HS làm bảng con (viết từ đúng vào bảng)
-Gọi HS nhận xét bài bảng phụ.
-Nhận xét chốt lại lời giải đúng.
-Gọi 1 em đọc lại đoạn văn hoàn chỉnh.
3.Củng cố, dặn dò:
- Cho HS thi tìm từ, tiếng có âm đầu l / n.
( Trong 3 phút, nhóm nào tìm được nhiều từ đúng là thắng )
-Nhận xét kết quả
-Nhận xét tiết học.
-Nhắc HS về nhà viết lại bài nếu sai nhiều và làm bài 2b vào vở.
-Viết bảng con. 2 HS lên bảng lớp.
-Nhận xét bạn viết.
-1 HS đọc bài, lớp theo dõi.
-Đoạn văn miêu tả quả hoa và sầu riêng.
-Viết từ khó ở bảng con, 1 em lên bảng.
- Nhận xét, sửa sai.
- 1 em nêu cách viết bài.
- Viết bài vào vở.
- Đổi chéo vở soát lỗi.
- HS còn lại giở sách soát và sửa lỗi.
-1HS đọc yêu cầu.
- Làm bài vào bảng con, 1 em lên bảng.
- Nhận xét bài.
Lời giải:
Có ai mà hay biết
Nên bé nào thấy đau
Bé oà lên nức nở
- 1 em đọc, lớp theo dõi.
Bài 3. 1 em nêu yêu cầu
1 em đọc đoạn văn.
2 em lên bảng, lớp làm bảng con theo yêu cầu
 -Nhận xét, sửa bài.
Thứ tự các từ cần điền :khóm trúc, bông cúc, vàng lóng lánh, tạo nên, cong vút, những bài ca náo nức lòng người.
1 em đọc, lớp theo dõi.
Thi tìm từ theo nhóm.
Các nhóm dán bảng và trình bày.
- Lớp nhận xét.
bía
 Ngày soạn: Ngày 23 tháng 1 năm 2011 
 Ngày dạy: Thứ ba ngày 25 tháng 1 năm 2011
 MÔN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
Tiết 43 BÀI :CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI THẾ NÀO?
I.Mục tiêu:
Hiểu cấu tạo và ý nghĩa của bộ phạân chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào?
Nhận biết câu kể Ai thế nào? Trong đoạn văn( BT1, mục III)Xác định được bộ phận CN trong câu kể Ai thế nào?
Viết một đoạn văn miêu tả khoảng 5 câu, trong đó có dùng một số câu kể Ai thế nào?( BT2)
II.Chuẩn bị :-Bảng phụ ghi bài tập 1.
 -Bảng lớp viết sẵn đoạn văn cần nhận xét.
III. Các hoạt động dạy – học.
Giáo viên
Học sinh
1.Bài cũ: Gọi HS lên bảng đặt câu kể Ai thế nào ? Và xác định VN và nêu ý nghĩa của vị ngữ.
- Gọi HS nhắc lại ghi nhớ.
- Nhận xét ghi điểm.
2.Bài mới: Giới thiệu bài.
HĐ1: Hướng dẫn nhận xét.
Bài 1 và 2. Gọi HS đọc đề bài.
- Cho HS trao đổi cặp và phát biểu.
-Nhận xét kết luận lời giải đúng.
Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
-Chủ ngữ trong câu trên biểu thị nội dung gì ?
-Chủ ngữ trong các câu trên do loại từ nào tạo thành ?
Ghi nhớ: Gọi HS đọc ghi nhớ SGK
HĐ2:Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1.Gọi HS đọc yêu cầu và đoạn văn.
- Gọi HS tìm câu kể Ai thế nào ? 
-Nhận xét kết luận ( câu 3-4-5-6-8 là các câu kể Ai thế nào ?) 
- Nhắc HS ghi ra các câu kể Ai thế nào ? rồi xác định chủ ngữ.
-Cho HS làm vào vở.
-Nhận xét chốt lại lời giải đúng
Bài 2. Gọi HS đọc yêu cầu.
- Đoạn văn yêu cầu viết về điều gì ? Có dùng câu kể nào ?
-Cho HS làm bài.
-Cho 2 em làm bảng dán bài và trình bày. -Gợi ý HS nhận xét:
+ Đoạn văn đủ số câu chưa ? Nội dung đúng yêu cầu chưa ?
+ Có câu kể Ai thế nào? không ?
-Nhận xét chấm điểm bài viết tốt.
3.Củng cố, dặn dò:
-Gọi HS nhắc lại ghi nhớ ?
-Nhận xét tiết học.
-Nhắc HS học thuộc ghi nhớ, làm lại bài 2 cho hay.
-3 HS lên bảng, lớp làm nháp.
-Nhận xét  ... 
+Gọi các nhóm trình bày.
-Nhận xét tóm tắt nội dung.
Hoạt động 2: Cho HS thực hành chọn cây con.
-Yêu cầu các nhóm tập hợp cây con đã chuẩn bị và lựa chọn cây theo tiêu chuẩn vừa học.
-Các nhóm trình bày sản phẩm.
-Kiểm tra và nhận xét kết quả.
Trồng cây trên luống
-Cho HS đọc sách giáo khoa và nêu cách trồng cây trên luống ?
-Vì sao ta phải giữ cho cây thẳng khi trồng ?
- Vì sao phải ấn chặt xung quanh gốc cây ?
-Cho HS quan sát tranh minh hoạ.
Cây trồng trong chậu.
-Nêu cách trồng cây trong chậu ?
Giải thích : phải lót mảnh sành vỡ trên lỗ chậu để cho đất trong chậu không bịt kín lỗ thoát nuớc của chậu.
-Tại sao phải tưới nhẹ xung quanh gốc cây ?
-Nhận xét chốt ý.
3.Củng cố, dặn dò:
-Cho HS đọc ghi nhớ SGK
-Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị cho giờ sau thực hành. 
Nhóm, cá nhân: cây con (hoa hoặc rau ).
Chậu(hoặc bịch ni lông trắng ), đất trồng, cuốc, dầm, bình tưới .
- 2 em lên bảng trả lời.
-Nhận xét.
Đọc thầm SGK và thảo luận nhóm.
-Chọn cây khoẻ, thân thẳng, mập mạp. Cây không bị cong, gầy, không bị sâu bệnh, không bị đứt rễ, gẫy ngọn.
-Vì khi chọn được cây con tốt thì sau khi trồng cây mới phát triển nhanh.
-Đất cần được làm nhỏ, tơi xốp, sạch cỏ lên luống để tạo điều kiện cho cây con phát triển.
-Đất trồng trong chậu cần được trộn thêm một ít phân trước khi cho vào chậu. Chậu trồng phải phù hợp với cây trồng, đáy chậu phải có lỗ thoát nước.
-Các nhóm trình bày, lớp nhận xét, bổ sung.
-Các nhóm tiến hành chọn cây con đã mang đến.
-Trình bày kết quả.
-Cả lớp cùng kiểm tra và đánh giá kết quả của từng nhóm.
Đọc thầm và trả lời câu hỏi
-Xác định khoảng cách trồng giữa hai cây cho phù hợp.
-Đào hốc để trồng cây ở vị trí đã xác định
- Đặt cây vào hốc , giữ thẳng và vun đất, ấn chặt quanh gốc.
-Dùng bình tưới tưới nhẹ quanh gốc cây.
-Vì cây luôn mọc thẳng, nếu cây bị nghiêng sẽ chậm phát triển.
-Để giữ cho cây không bị nghiêng, đổ .
Đọc SGK và phát biểu
-Lấy mảnh sành vỡ hoặc ngói vỡ đặt lên trên lỗ ở đáy chậu.
-Cho đất vào chậu
-Đặt cây vào giữa chậu cho thẳng đứng, cho thêm đất vào đầy chậu rồi ấn chặt xung quanh gốc.
-Tưới nhẹ xung quanh gốc để cung cấp nước và giữ cho cây khỏi bị lỏng gốc tránh bị nghiêng, đổ cây.
2 em đọc ghi nhớ SGK
-Các tổ phân công chuẩn bị theo yêu cầu (mọi thành viên đều phải chuẩn bị nghiêm túc )
ĐỊA LiÙ ( tiết 22 )
 Hoạt động sản xuất của người dân
 ở đồng bằng Nam Bộ (tiếp theo )
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng:
- Nêu một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Nam Bộ:
+ Trồng nhiều lúa gạo, cây ăn trái.
+ Nuôi trồng và chế biến thủy sản.
+ Chế biến lương thực.
- Trình bày được mối quan hệ giữa đặc điểm về đất đai, sông ngòi với những đặc điểm về hoạt động sản xuất của người dân đồng bằng Nam Bộ.
- Yêu quê hương, đất nước.
II .Chuẩn bị:
- Một số tranh ảnh về hoạt động sản xuất công nghiệp, buôn bán trên chợ nổi của người dân ở đồng bằng Nam Bộ.
III.Các hoạt động dạy - học.
Giáo viên
Học sinh
1.Bài cũ: Gọi HS trả lời câu hỏi
- Nêu những thuận lợi để đồng bằng Nam Bộ trở thành vựa lúa lớn nhất cả nước ?
- Vì sao nói đồng bằng Nam Bộ là nơi có sản lượng thuỷ sản lớn nhất nước ta?
-Nhận xét, ghi điểm
2.Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 1. Thảo luận nhóm
- Vì sao đồng bằng Nam Bộ có công nghiệp phát triển nhất nước ta ?
- Quan sát các hình trong SGK và kể tên các sản phẩm công nghiệp của đồng bằng Nam Bộ ?
-Gọi các nhóm trình bày.
-Nhận xét, kết luận.
Hoạt động 2. Làm việc cả lớp
- Cho HS quan sát chợ nổi
+ Chợ nổi thường họp ở những đoạn sông như thế nào ?
+ Người dân đến chợ mua bán bằng phương tiện gì ? Hàng hoá được bán ở đây là những gì?
-Vì sao người dân lại họp chợ trên sông?
-Nhận xét, kết luận.
3.Củng cố, dặn dò:
-Gọi HS đọc bài học SGK.
- Nhận xét tiết học.
-Nhắc HS về học bài và chuẩn bị bài sau.
-2 HS lên bảng làm theo yêu cầu của GV
-HS dưới lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung
( HS khá giỏi: Biết thuận lợi để trở thành vùng sản xuất lúa gạo, trái cây thủy sảnlớn nhất nước: khí hậu nóng ẩm, đất màu mỡ)
-Thảo luận nhóm 4 theo yêu cầu.
+ Đồng bằng Nam Bộ có nguồn nguyên liệu và lao động rồi rào, lại được đầu tư xây dựng nhiều nhà máy. Hàng năm đồng bằng Nam Bộ tạo ra hơn nửa giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước.
+ Các sản phẩm công nghiệp tiêu biểu: dầu khí, điện, phân bón, cao su, linh kiện điện tử, các sản phẩm may mặc,
-Các nhóm trình bày, lớp nhận xét, bổ sung.
-Quan sát tranh chợ nổi và trả lời câu hỏi:
+ Chợ nổi thường hoạt đôïng ở những đoạn sông thuận tiện cho việc gặp gỡ của xuồng, ghe.
+Người dân đến chợ bằng xuồng, ghe.
Hàng hoá đủ thứ như hoa, quả, thịt, cá, quần áo,
-Vì đường sông, kênh rạch, xuồng, ghe là tuyến đường và phương tiện giao thông chính của người dân ở đồng bằng Nam Bộ.
- 1 em đọc, lớp nhận xét.
Ngày soạn : 18/ 2 / 2008
Ngày giảng : Thứ tư ngày 20 tháng 2 năm 2008 
 ÂM NHẠC ( tiết 22 )
 Ôn tập bài hát : Bàn tay mẹ
 Tập đọc nhạc : TĐN số 6 
I. Mục tiêu :
	- HS hát chuẩn xác bài hát và biết thể hiện một vài động tác phụ hoạ
	- HS đọc thang âm Đô – Rê – Mi – Son , với âm hình tiết tấu có nốt trắng , nốt đen và móc đơn.
	- Biết yêu thuơng, kính trọng và hiếu thảo với cha mẹ.
II. Chuẩn bị : 
Giáo Viên : - Nhạc cụ, bài TĐN số 6
Học Sinh : - Nhạc cụ gõ ( thanh phách , trống nhỏ , mõ  ) SGK âm nhạc 4 .
III. Hoạt động dạy –học
.
 Giáo Viên
 Nội Dung
1.Ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ :
- Cho cả lớp hát bài hát Bàn tay mẹ ?
3. Bài mới :Giới thiệu bài
Hoạt động 1. Ôn tập bài hát Bàn tay mẹ 
+ Bắt nhịp cho HS hát.
+ Cho HS hát kết hợp gõ đệm .
+ Tập kết hợp vài động tác phụ hoạ.
-Cho HS biểu diễn.
-Nhận xét, đánh giá.
Hoạt động 2. tập đọc nhạc TĐN số 6.
-Đọc nhạc.
-Treo bảng cho HS đọc tên nốt và nhận xét bài TĐN số 6.
GV cho HS luyện thanh
-Cho HS tập đọc nhạc.
-Gọi HS đọc cá nhân.
-Nhận xét, đánh giá.
3.Củng cố , dặn dò:
- Cả lớp hát lại bài hát Bàn tay mẹ và đọc bài TĐN số 6 một lần .
- Nhận xét tiết học
- Về nhà luyện tập biểu diễn cho hay.
-Cả lớp hát 1 lần.
-Nội dung 1: Ôn tập bài hát.
- Cả lớp hát.
- Tập một vài động tác phụ hoạ. Kết hợp vào vài hát.
- HS hát theo tổ, nhóm, cá nhân
b )Nội dung 2 : TĐN số 6 - Múa Vui
 ( Trích )
 Nhạc và lời : Lưu Hữu Phước
-Nghe.
- 2-3 em đọc nốt nhạc trong bài.
- HS nhận xét bài TĐN : 
+ Nhịp 2/4 , Cao độ : ( Đô – Rê – Mi – Son )
+ Hình nốt : ( Trắng , đen , móc đơn )
+ Âm hình tiết tấu chung của bài :
-Luyện giọng.
- HS đọc TĐN số 6 
Bước 1 : HS đọc chậm , rõ ràng từng nốt câu 1 , sau đó đọc tiếp các câu khác.
Bước 2 : Kết hợp cao độ với trường độ.
Bước 3 : HS đọc nhạc và ghép lời ca 
- Một vài HS đọc cá nhân.
-Cả lớp hát.
Tuần 22 Thứ soạn 23 tháng 1 năm 2010
Ngày dạy thứ hai ngày 25 tháng 1 năm 2010
ĐẠO ĐỨC (tiết 22 )
Lịch sự với mọi người (tt)
I. Mục tiêu: Giúp HS hiểu:
- Biết ý nghĩa của việc cư xử lịch sự với mọi người.
- Nêu được ví dụ về cư xử lịch sự với mọi người.
- Biết cư xử lịch sự với mọi người xung quanh.
II .Chuẩn bị :HS: thẻ màu.
III. Các hoạt động dạy -học 
Giáo viên
Học sinh
1. Bài cũ: Thế nào là lịch sự với mọi người ? Vì sao cần giữ lịch sự với mọi người ?
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
Bài tập 4. Gọi HS đọc bài.
- Cho HS làm việc theo nhóm.
Nhóm 1 và 2 tình huống a.
Nhóm 3 và 4 tình huống b.
-Mời các nhóm lần lượt thể hiện.
- Yêu cầu lớp cùng nhận xét, trao đổi về cách thể hiện, các xử lý tình huống của mỗi nhóm.
 - Nhận xét, kết luận cách xử lý đúng và hay nhất của các nhóm.
Bài tập 5. Gọi HS nêu yêu cầu.
-Cho HS trao đổi cặp và phát biểu.
-Nhận xét, chốt lại ý đúng.
 Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau 
-Ngoài câu ca dao trên, em còn biết thêm câu ca dao, tục ngữ nào nói về lịch sự, biết cách cư xử với mọi người ?
Hoạt động 3. Hướng dẫn liên hệ.
- Em hãy kể một hành động hay việc làm của mình thể hiện lịch sự với người khác ?
-Nhận xét, khen ngợi những em biết cách cư xử đúng mực.
Hoạt động 4. Yêu cầu các nhóm tự xây dựng, đóng vai tình huống có sự giao tiếp ứng xử giữa bạn bè với nhau trong học tập hoặc vui chơi.
-Nhận xét, khen ngợi những nhóm có cách ứng xử đúng.
3.Củng cố, dặn dò:
- Goi HS đọc lại những câu ca dao, tục ngữ vừa tìm hiểu.
- Nhận xét tiết học.
- Thực hành cư xử lịch sự với bạn bè và mọi người xung quanh.
2 em lên bảng trả lời.
Lớp nhận xét, bổ sung.
Bài 4. 1 em nêu yêu cầu.
-Trao đổi nhóm và phân công đóng vai tình huống.
-Lần lượt từng nhóm lên thể hiện.
-Cả lớp theo dõi và nhận xét
Bài 5. 1 em nêu yêu cầu.
-Trao đổi cặp và phát biểu
-Lớp nhận xét, bổ sung ý.
 Cần lựa lời nói trong khi giao tiếp để làm cho cuộc giao tiếp thoải mái, dễ chịu, có kết quả tốt. 
-Suy nghĩ và phát biểu:
 Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng nhẹ nhàng dễ nghe.
-HS liên hệ và kể.
-Lớp theo dõi.
- Các nhóm thảo luận tự xây dựng và đóng vai
-Lần lượt lên trình diễn.
-Nhận xét kết quả của từng nhóm.
2-3 em đọc thuộc lòng.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 22.doc