Tiết 22: LỊCH SỰ VỚI MỌI NGƯỜI ( Tiết 2)
I/ Mục tiêu:
- Biết cư xử lịch sự với những người xung quanh.
- Biết ý nghĩa của việc cư xử lịch sự với mọi người.
- Nêu được ví dụ về việc cư xử lịch sự với mọi người.
- KNS*: - Kĩ năng thể hiện sự tự trọng và tôn trọng người khác.
- Kĩ năng ứng xử lịch sự với mọi người.
- Kĩ năng ra quyết định lựa chọn hành vi và với lời nói phù hợp trong 1 số tình huống.
- Kĩ năng kiểm sốt cảm xúc khi cần thiết.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Mỗi hs có 3 tấm bìa màu xanh, đỏ, vàng.
- Một số đồ dùng, đồ vật phục vụ cho trò chơi đóng vai
III/ Các hoạt động dạy-học:
KẾ HOẠCH BÀI HỌC TUẦN 22: NGÀY MÔN TIẾT TÊN BÀI DẠY Thứ 2 06/02/12 Đạo đức Tốn Tập đọc Lịch sử SHĐT 22 106 43 22 22 Lịch sự với mọi người (Tiết 2) Luyện tập chung Sầu riêng Trường học thời hậu Lê Chào cờ Thứ 3 07/02/12 Mĩ thuật Thể dục Chính tả Khoa học Tốn LT & C 22 43 22 43 107 43 Nghe-viết: Sầu riêng Âm thanh trong cuộc sống So sánh hai phân số cùng mẫu số Chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào? Thứ 4 08/02/12 Thể dục Tập đọc Tốn Kể chuyện Địa lý Kĩ thuật 44 44 108 22 22 22 Chợ tết Luyện tập Con vịt xấu xí Hoạt động sản xuất của người dân của Đồng bằng Nam Bộ Trồng cây rau, hoa Thứ 5 09/02/12 Tốn Anh văn TLV LT&C Khoa học 109 44 43 44 44 So sánh hai phân số Khác mẫu số Luyện tập quan sát cây cối Mở rộng vốn từ: Cái đẹp Âm thanh trong cuộc sống (tiếp theo) Thứ 6 10/02/12 TLV Tốn Âm nhạc Anh văn SHL 44 110 22 44 22 Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối Luyện tập Sinh hoạt cuối tuần TUẦN 22 Thứ hai, ngày 06 tháng 02 năm 2012. Môn: ĐẠO ĐỨC Tiết 22: LỊCH SỰ VỚI MỌI NGƯỜI ( Tiết 2) I/ Mục tiêu: Biết cư xử lịch sự với những người xung quanh. Biết ý nghĩa của việc cư xử lịch sự với mọi người. Nêu được ví dụ về việc cư xử lịch sự với mọi người. KNS*: - Kĩ năng thể hiện sự tự trọng và tôn trọng người khác. - Kĩ năng ứng xử lịch sự với mọi người. - Kĩ năng ra quyết định lựa chọn hành vi và với lời nói phù hợp trong 1 số tình huống. - Kĩ năng kiểm sốt cảm xúc khi cần thiết. II/ Đồ dùng dạy-học: - Mỗi hs có 3 tấm bìa màu xanh, đỏ, vàng. - Một số đồ dùng, đồ vật phục vụ cho trò chơi đóng vai III/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học A/ KTBC: Lịch sự với mọi người 1) Thế nào là lịch sự với mọi người? 2) Nêu 1 tình huống được coi là lịch sự - Kiểm tra sự chuẩn bị đóng vai của học sinh. B/ Bài mới: Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến (BT 2, SGK) - Sau mỗi tình huống cô nêu ra, nếu tán thành các em giơ thẻ đỏ, không tán thành giơ thẻ xanh, phân vân giơ thẻ vàng. 1. Chỉ cần lịch sự với người lớn tuổi? 2. Phép lịch sự chỉ phù hợp khi ở thành phố, thị xã? 3. Phép lịch sự giúp cho mọi người gần gũi với nhau hơn? 4. Mọi người đều phải cư xử lịch sự, không phân biệt già, trẻ, nam nữ, giàu nghèo? 5. Lịch sự với bạn bè, người thân là không cần thiết? Kết luận: Cần phải lịch sự với mọi người không phân biệt già trẻ, giàu nghèo và cần phải lịch sự ở mọi nơi, mọi lúc. KNS*: Kĩ năng ra quyết định lựa chọn hành vi và với lời nói phù hợp trong 1 số tình huống. Kết luận: Cần phải lịch sự với mọi người không phân biệt già trẻ, giàu nghèo và cần phải lịch sự ở mọi nơi, mọi lúc. Hoạt động 2: Đóng vai (BT4 SGK) - Dán lên bảng 2 tình huống, gọi hs đọc - Các em hãy thảo luận nhóm 6 để phân công đóng vai tình huống trên ( nhóm 1, 3, 5 tình huống 1, nhóm 2, 4, 6 tình huống 2) - Lần lượt gọi đại diện nhóm đóng vai tình huống a, tình huống b. - Cùng hs nhận xét, đánh giá cách giải quyết. 1. Tiến sang nhà Linh, hai bạn cùng chơi đồ chơi thật vui vẻ. Chẳng may, Tiến lỡ tay làm hỏng đồ chơi của Linh. - Theo em, hai bạn cần làm gì khi đó? - Cách cư xử của bạn Linh là đúng hay sai? Vì sao? - Nếu là Linh thì bạn sẽ cư xử như thế nào? - Qua tình huống này, em rút ra điều gì cho bản thân? 2. Thành và mấy bạn nam chơi đá bóng ở sân đình, chẳng may để bóng rơi trúng vào người bạn gái đi ngang qua. - Các bạn nam nên làm gì trong tình huống đó? - Nếu bạn đó bị nặng hơn như chảy máu hay té xỉu, bạn sẽ làm gì? - Các em rút ra điều gì ở tình huống này? Kết luận: Những hành vi, những tình huống các em vừa thảo luận là thể hiện cách cư xử lịch sự với mọi người trong giao tiếp. * Hoạt động 3: Thi "Tập làm người lịch sự" - Phổ biến luật chơi, chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 4 bạn. - Nhiệm vụ của mỗi đội là dựa vào gợi ý, xây dựng 1 tình huống giao tiếp, trong đó thể hiện được phép lịch sự. - Mỗi 1 lượt chơi, đội nào xử lí tốt tình huống sẽ ghi được 5 điểm. Sau các lượt chơi đội nào ghi nhiều điểm hơn là thắng. - Gắn lên bảng lớp y/c 1,2 + Có một bà già đi chợ về, tay xách 1 giỏ nặng muốn sang đường + Có một em bé bị lạc đang tìm mẹ. - Gọi 2 dãy lên thể hiện. - Cùng hs nhận xét, tuyên dương dãy thắng cuộc. KNS*: Kĩ năng kiểm sốt cảm xúc khi cần thiết. C/ Củng cố, dặn dò: - Gọi hs đọc y/c BT 5 - Câu ca dao này khuyên ta điều gì? - Nêu 1 tình huống em đã thể hiện là người lịch sự. - Qua bài học, em rút ra được điều gì cho bản thân? - Bài sau: Giữ gìn các công trình công cộng. - Nhận xét tiết học - 2 hs lên bảng thực hiện yêu cầu 1) Lịch sự với mọi người là có lời nói, cử chỉ, hành động thể hiện sự tôn trọng đối với người mình gặp gỡ, tiếp xúc. 2) 1 hs nêu tình huống thể hiện sự lịch sự - 1 hs đọc y/c - Thảo luận nhóm đôi 1) Không tán thành (chẳng những lịch sự với người lớn tuổi mà còn phải lịch sự với mọi lứa tuổi) 2) Không tán thành (vì ở nơi nào cũng cần phải có lịch sự) 3) Tán thành (Vì như vậy mọi gười sẽ có mối quan hệ khăng khít nhau hơn) 4) Tán thành (Vì lịch sự không phân biệt tuổi hay tầng lớp xã hội nào cả) 5) Không tán thành (vì cần phải lịch sự với mọi người dù lạ hay quen) - HS lắng nghe - Hs biết xử lí tình huống và ra quyết định về hành vi lời nĩi của mình. - Lắng nghe, thực hiện - 2 hs đọc 2 tình huống - Thảo luận nhóm 6 - Lần lượt lên đóng vai - Nhận xét - Năn nỉ đã làm lỡ tay và xin lỗi bạn. - Sai, vì không lịch sự với bạn. - Em sẽ nhờ ba mẹ, anh chị sửa giúp. - Lại thăm hỏi và xin lỗi - Cầu cứu với người lớn để đưa bạn ấy đến bệnh viện cấp cứu. - Chơi đá banh ở vỉa hè rất dể gây tai nạn, thương tích. Do đó em không nên chơi đá bóng ở vỉa hè, trên đường phố. - Lắng nghe - Chia dãy, cử thành viên - Lắng nghe, thực hiện - 2 hs đọc - Lần lượt thể hiện - Nhận xét - 1 hs đọc to trước lớp - Cần lựa lời nói trong khi giao tiếp để làm cho cuộc giao tiếp thoải mái, dễ chịu. - 1 hs nêu trước lớp - Thực hiện cư xử lịch sự với bạn bè và mọi người xung quanh trong cuộc sống hàng ngày. _________________________________________ Môn: TOÁN Tiết 106: LUYỆN TẬP CHUNG I/ Mục tiêu: Rút gọn được phân số. Quy đồng được mẫu số hai phân số. Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3 Bài 4* dành cho HS khá, giỏi. II/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học A/ Giới thiệu bài: Tiết toán hôm nay, các em sẽ tiếp tục luyện tập về phân số, rút gọn phân số, quy đồng mẫu số các phân số. B/ Luyện tập: Bài 1: Y/c hs thực hiện bảng con. Bài 2: Muốn biết phân số nào bằng phân số 2/9, chúng ta làm thế nào? - Y/c hs tự làm bài, sau đó nêu kết quả trước lớp Bài 3: Y/c hs tự làm bài - Gọi hs lên bảng thực hiện qui đồng mẫu số các phân số - Chữa bài, YC hs đổi vở nhau kiểm tra *Bài 4: Các em hãy quan sát các hình và đọc phân số chỉ ngôi sao đã tô màu trong từng nhóm. C/ Củng cố, dặn dò: - Muốn qui đồng mẫu số các phân số ta làm sao? - Bài sau: So sánh 2 phân số cùng mẫu - Nhận xét tiết học - Lắng nghe - = 20/45 = 4/9 - Chúng ta cần rút gọn các phân số - Tự làm bài + Phân số không rút gọn được + Phân số + Phân số + Phân số - Tự làm bài a) b) c) - Hình b đã tô màu vào số sao. __________________________________________________ Môn: TẬP ĐỌC Tiết 43: SẦU RIÊNG I/ Mục tiêu: - Bước đầu biết đọc một đoạn trong bài có nhấn giọng từ ngữ gợi tả. - Hiểu nội dung: Tả cây sầu riêng có nhiều nét đặc sắc về hoa, quả và nét độc đáo về dáng cây. ( Trả lời đươcï các câu hỏi trong SGK). II/ Đồ dùng dạy-học: - Bảng phụ viết đoạn luyện đọc. - Tranh, ảnh về cây, trái sầu riêng. III/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học A/ KTBC: Bè xuôi sông La Gọi 2 hs lên bảng đọc và TLCH: 1) Chiếc bè gỗ được ví như cái gì? 2) Vì sao đi trên bè, tác giả lại nghĩ đến mùi vôi xây, mùi lán cưa và những mái ngói hồng? - Nhận xét, cho điểm B/ Dạy-học bài mới: 1) Giới thiệu chủ điểm bài đọc - Y/c hs xem tranh minh họa chủ điểm - Tranh vẽ những cảnh gì? - Từ tuần 22, các em sẽ bắt đầu chủ điểm mới Vẻ đẹp muôn màu. - Cho hs xem tranh: Ảnh chụp cây gì? - Bài đọc mở đầu chủ điểm giới thiệu với các em về cây sầu riêng - một loài cây ăn trái rất quý được coi là đặc sản của miền Nam. Qua cách miêu tả của tác giả, các em sẽ thấy sầu riêng không chỉ cho trái cây ngon mà còn đặc sắc về hương hoa, về dáng dấp của thân, lá, cành. 2) HD luyện đọc và tìm hiểu bài a) Luyện đọc: - Gọi hs nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài (sau mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn) + Lượt 1: HD phát âm: quyến rũ, vảy cá, lác đác, khẳng khiu. + Lượt 2: Giúp hs hiểu nghĩa từ mới trong bài: mật ong già hạn, hoa đậu từng chùm, hao hao giống, mùa trái rộ, đam mê Giải nghĩa thêm: thơm đậm, khẳng khiu. - Bài đọc với giọng như thế nào? - Y/c hs luyện đọc theo cặp - Gọi hs đọc cả bài - GV đọc diễn cảm b) Tìm hiểu bài: - Y/c hs đọc thầm đoạn 1, TLCH: + Sầu riêng là đặc sản của vùng nào? - Y/c hs đọc thầm toàn bài và thảo luận theo nhóm 4 – Thời gian: 4 phút. + Miêu tả những nét đặc sắc của hoa sầu riêng, quả sầu riêng, dáng cây sầu riêng? + Tìm những câu văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cây sầu ... A/ KTBC: Âm thanh trong cuộc sống 1) Âm thanh cần thiết cho cuộc sống của con người như thế nào? 2) Việc ghi lại âm thanh đem lại những ích lợi gì? - Nhận xét, cho điểm B/ Day-học bài mới: 1) Giới thiệu bài: Trong cuộc sống có những âm thanh chúng ta ưa thích và muốn ghi lại để thưởng thức. Tuy nhiên có những âm thanh mà chúng ta không ưa thích. Chúng ảnh hưởng tới sức khỏe của con người. Chúng là loại tiếng ồn có hại. Vậy làm gì để chống tiếng ồn? Các em sẽ tìm hiểu điều đó qua bài học hôm nay. 2) Bài mới: * Hoạt động 1: Tìm hiểu nguồn gốc gây tiếng ồn Mục tiêu: Nhận biết được một số loại tiếng ồn. - Các em hãy quan sát hình SGK/88, thảo luận nhóm 4 để TLCH: 1) Tiếng ồn phát ra từ đâu? 2) Trường em học, nơi em sống có những loại tiếng ồn nào? - Gọi đại diện các nhóm trình bày và y/c các nhóm khác bổ sung. KNS*: xử lí thông tin về nguyên nhân gây tiếng ồn. - Theo em, hầu hết tiếng ồn trong cuộc sống là do tự nhiên hay do con người gây ra? Kết luận: Hầu hết tiếng ồn trong cuộc sống là do con người gây ra. Tiếng ồn có tác hại như thế nào và làm thế nào để phòng chống tiếng ồn? Chúng ta tìm hiểu tiếp. * Hoạt động 2: Tác hại của tiếng ồn và biện pháp phòng chống Mục tiêu: Nêu được một số tác hại của tiếng ồn và biện pháp phòng chống. - Các em chia nhóm 6, đọc và quan sát các hình SGK/88 và tranh ảnh do các em sưu tầm, trao đổi, thảo luận để trả lời các câu hỏi sau: 1) Tiếng ồn có tác hại gì? 2) Cần có những biện pháp nào để phòng chống tiếng ồn? - Gọi đại diện nhóm trình bày KNS*: xử lí thông tin về nguyên nhân, giải pháp chống ô nhiễm tiếng ồn. Kết luận: Mục Bạn cần biết SGK/89 - Gọi hs đọc lại * Hoạt động 3: Nói về các việc nên / không nên làm để góp phần chống tiếng ồn cho bản thân và những người xung quanh Mục tiêu: Có ý thức và thực hiện được một số hoạt động đơn giản góp phần chống ô nhiễm tiếng ồn cho bản thân và những người xung quanh. - 2 em ngồi cùng bàn hãy nói cho nhau nghe những việc nên làm và không nên làm để góp phần chống tiếng ồn cho bản thân và những người xung quanh. - Gọi hs trình bày (ghi bảng vào 2 cột: nên làm, không nên làm) Kết luận: Các em đã biết kể ra những việc nên làm và không nên làm, vậy các em phải biết thực hiện theo những việc nên làm đồng thời nhắc nhở mọi người cùng thực hiện để góp phần chống ô nhiễm tiếng ồn. C/ Củng cố, dặn dò: - Gọi hs đọc lại mục Bạn cần biết - Giáo dục: Luôn có ý thức phòng chống tiếng ồn bằng các biện pháp đơn giản, hữu hiệu. - Bài sau: Ánh sánh. - 2 hs trả lời 1) Âm thanh giúp con người giao lưu văn hóa, văn nghệ, trao đổi tâm tư, tình cảm, chuyện trò với nhau,hs nghe được cô giáo giảng bài, cô giáo hiểu được HS nói gì. Âm thanh giúp cho con người nghe được các tín hiệu qui định: tiếng trống trường, tiếng còi xe, tiếng kẻng. 2) Giúp cho chúng ta có thể nghe lại được những bài hát, đoạn nhạc hay từ nhiều năm trước. - Lắng nghe - Chia nhóm 4 quan sát thảo luận - Đại diện nhóm trả lời 1) Tiếng ồn có thể phát ra từ: tiếng động cơ xe ô tô, xe máy, ti-vi, loa đài, chợ, trường học giờ ra chơi, chó sủa trong đêm, máy cưa, máy khoan bê tông. 2) Tiếng loa phóng thanh, cát xét mở to, tiếng hàn điện, tiếng ồn từ chợ, tiếng đóng cừ tràm... - Các nhóm khác bổ sung. - Do con người gây ra. - Lắng nghe - Chia nhóm thảo luận - Các nhóm trình bày 1) Tiếng ồn có hại: gây chói tai, nhức đầu, mất ngủ, suy nhược thần kinh, ảnh hưởng tới tai. 2) Có những qui định chung về không gây tiếng ồn ở nơi công cộng, sử dụng các vật ngăn cách làm giảm tiếng ồn đến tai, trồng nhiều cây xanh. - Lắng nghe - Vài hs đọc to trước lớp - Thảo luận nhóm đôi - Lần lượt trình bày + Những việc nên làm: trồng nhiều cây xanh, nhắc nhở mọi người cùng có ý thức giảm ô nhiễm tiếng ồn; công trường xây dựng, nhà máy, xí nghiệp xây dựng xa nơi đông dân cư hoặc lắp các bộ phận giảm thanh. + Những việc không nên làm: nói to, cười đùa ở nơi cần yên tĩnh, mở nhạc to, mở ti vi to, trên đùa súc vật để chúng kêu sủa,... nổ xe máy, ô tô trong nhà, xây dựng công trường gần trường học, bệnh viện,... - Lắng nghe - 1 hs đọc to trước lớp - Lắng nghe, thực hiện Thứ sáu , ngày 10 tháng 02 năm 2012 Môn : TẬP LÀM VĂN Tiết 44: LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÁC BỘ PHẬN CỦA CÂY CỐI I/ Mục tiêu: - Nhận biết được một số đặc điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối trong đoạn văn mẫu ( BT1); viết được đoạn văn ngắn tả lá ( thân, gốc) một cây em thích (BT2). II/ Đồ dùng dạy-học: - 1 tờ phiếu viết lời giải BT1 (tóm tắt những điểm đáng chú ý trong cách tả của tác giả ở mỗi đoạn văn) III/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học A/ KTBC: Gọi hs đọc kết quả quan sát một cái cây em thích trong khu vực trường em hoặc nơi em ở. B/ Dạy-học bài mới: 1) Giới thiệu bài: Nêu MĐ, YC của tiết học 2) Hướng dẫn hs luyện tập Bài tập 1: Gọi hs đọc nội dung BT1 - Các em hãy đọc thầm đoạn văn , suy nghĩ trao đổi cùng bạn bên cạnh để phát hiện cách tả của tác giả trong mỗi đoạn có gì đáng chú ý. - Gọi hs phát biểu ý kiến - Dán tờ phiếu viết tóm tắt những điểm đáng chú ý trong cách miêu tả ở mỗi đoạn văn lên bảng, gọi hs nhìn phiếu đọc. a) Đoạn tả lá bàng (Đoàn Giỏi) b) Đoạn tả cây sồi (Lép Tôn-xtôi) Bài tập 2: Các em hãy đọc y/c của bài, suy nghĩ, chọn một bộ phận (lá, thân hay gốc) của cái cây em yêu thích. - Em chọn cây nào, tả bộ phận nào của cây? - Y/c hs tự làm bài - Gọi hs đọc to đoạn văn mình vừa viết. - Cùng hs nhận xét, chấm điểm một số đoạn viết hay. C/ Củng cố, dặn dò: - Về nhà hoàn chỉnh lại đoạn văn tả một bộ phận của cây, viết lại vào vở. Đọc 2 đoạn văn tham khảo, nhận xét cách tả của tác giả trong mỗi đoạn văn - Chuẩn bị bài sau: Quan sát một loài hoa hoặc 1 thức quả mà em yêu thích để viết 1 đoạn văn miêu tả. - Nhận xét tiết học - 2 hs thực hiện y/c - Lắng nghe - 2 hs nối tiếp nhau đọc 2 đoạn văn: Lá bàng, Cây sồi già. - Làm việc nhóm đôi - Lần lượt phát biểu - 1 hs đọc to trước lớp a) Tả rất sinh động sự thay đổi màu sắcc ủa lá bàng theo thời gian bốn mùa xuân, hạ, thu đông. b) Tả sự thay đổi của cây sồi già từ mùa đông sang mùa xuân (mùa đông cây sồi nứt nẻ, đầy sẹo. Sang mùa xuân, cây cồi tỏa rộng thành vòm lá xum xuê, bừng dậy một sức sống bất ngờ. + Hình ảnh so sánh: nó như một con quái vật già nua, cau có và khinh khỉnh đứng giữa dám bạch dương tươi cười. + Hình ảnh nhân hóa làm cho cây sồi già như có tâm hồn của người: Mùa đông, cây sồi già cau có, khinh khỉnh, vẻ ngờ vực, buồn rầu. Xuân đến, nó say sưa, ngây ngất, khẽ đung đưa trong nắng chiều. - Suy nghĩ, chọn cây mình tả . Em chọn tả thân cây chuối. . Em chọn tả gốc cây bàng trước sân trường. . Em chọn tả những cành lá của cây hoa lan. - Tự làm bài - 5 hs đọc to trước lớp - Nhận xét. - Lắng nghe, thực hiện _____________________________________________ Môn: TOÁN Tiết 110: LUYỆN TẬP I/ Mục tiêu: Biết so sánh hai phân số. Bài tập cần làm bài 1, bài 2, bài 3 và bài 4* dành cho HS khá giỏi II/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học A/ KTBC: so sánh hai phân số khác mẫu số - Muốn so sánh hai phân số khác mẫu số ta làm sao? - Gọi hs lên bảng thực hiện: so sánh - Nhận xét, cho điểm B/ Giới thiệu bài: Tiết toán hôm nay, các em sẽ rèn kĩ năng so sánh hai phân số * Luyện tập: Bài 1: Gọi hs lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào vở Bài 2: Ghi câu a lên bảng, y/c hs tìm 2 cách so sánh - Kết luận: có 2 cách so sánh: + Qui đồng mẫu số các phân số rồi so sánh + So sánh với 1 - Y/c hs tự làm theo cách qui đồng mẫu số rồi so sánh. * HD hs cách so sánh với 1 - Hãy so sánh từng phân số trên với 1. Bài 3: Ghi bảng câu a - Y/c hs qui đồng mẫu số rồi so sánh - Em có nhận xét gì về tử số của hai phân số trên? - Em có nhận xét gì về 2 mẫu số? - Qua nhận xét trên, em rút ra kết luận gì về so sánh hai phân số cùng tử số? b) Y/c hs nêu kết quả. *Bài 4: Gọi hs đọc y/c - Gọi hs lên bảng lớp thực hiện, cả lớp làm vào vở nháp. C/ Củng cố, dặn dò: - Muốn so sánh hai phân số cùng tử số ta làm sao? - Bài sau: Luyện tập chung - Nhận xét tiết học - Ta qui đồng mẫu số, rồi so sánh 2 phân số mới với nhau. - 1 hs thực hiện - Lắng nghe a) b) Rút gọn Vì nên - Hs phát biểu - Tự làm bài a) Vậy . Ta có: . Từ và 1> ta có: b) .Từ và ta có: - HS thực hiện và nêu kết quả so sánh: - Hai phân số trên có cùng tử số. - Mẫu số của phân số bé hơn mẫu số của phân số - Trong hai phân số có tử số bằng nhau, phân số nào có mẫu số bé hơn thì phân số đó lớn hơn. - 1 hs đọc y/c a) b) Thực hiện qui đồng các phân số . Ta có: và tức là Vậy: Các phân số viết theo thứ tự từ bé đến lớn là: - Ta so sánh hai mẫu số, phân số nào có mẫu số bé hơn thì phân số đó lớn hơn ______________________________________________ Môn: ÂM NHẠC ______________________________________________ Môn: ANH VĂN _____________________________________________ Tiết 22: SINH HOẠT LỚP
Tài liệu đính kèm: