Giáo án Lớp 4 - Tuần 22 - Trường TH Nguyễn Chí Thanh

Giáo án Lớp 4 - Tuần 22 - Trường TH Nguyễn Chí Thanh

 Khoa học:

ÂM THANH TRONG CUỘC SỐNG

I/ Mục tiêu:

 - Nêu được ví dụ về ích lợi của âm thanh trong cuộc sống, âm thanh dùng để giao tiếp trong sinh hoạt, học tập, lao động, giải trí. Dùng để báo hiệu còi tàu, xe trống trường.

II/ Đồ dùng dạy học:

 + 5 chai hoặc cốc giống nhau.Tranh ảnh về vai trò của âm thanh trong cuộc sống.Tranh ảnh về các loại âm thanh khác nhau.

 + Mang đến một số đĩa ,băng cát -xét

III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc 18 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 17/02/2022 Lượt xem 117Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 22 - Trường TH Nguyễn Chí Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 1 tháng 02 năm 2010
	TUẦN 22
 Tập đọc: 
SẦU RIÊNG
I/Mục tiêu:
	- Bước đầu biết đọc một đoạn trong bài có nhấn giọng từ ngữ gợi tả. 
	- Hiểu nội dung tả cây sầu riêng có nhiều nét đặc sắc về hoa, quả và nét độc đáo về dáng cây (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II/Đồ dùng dạy học: 
	-Tranh ảnh về cây , trái sầu riêng.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
A/ Bài cũ:
- GV kiểm tra 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ bè xuôi sông La. 
-GV nhận xét cho điểm.
B /Bài mới: 
Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
 a)Luyện đọc:
*Lần 1: HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài.
 + GV hướng dẫn đọc những từ khó.
 +Yêu cầu HS đọc phần chú giải.
*Lần 2: HS đọc nối tiếp 3em 
- GV đọc toàn bài-giọng tả nhẹ nhàng chậm rãi. 
b) Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc thầm đ1 và trả lời câu hỏi:
 + Sầu riêng là đặc sản của vùng nào?
 + Hương vị của sầu riêng như thế nào?
 + Theo em quyến rũ nghĩa là gì?
 +Trong câu văn: “Hương vị quyến rũ đến kì lạ”. Em có thể tìm những từ nào thay thế từ “ quyến rũ”?
- Gọi 1 em đọc đoạn 2 và hỏi:
 + Hoa sầu riêng có những nét đặc sắc gì?
 + Quả sầu riêng được tác giả miêu tả như thế nào?
- Đoạn 2 ý nói gì?
Hỏi: + Dáng cây sầu riêng như thế nào?
*Đại ý: Bài văn ca ngợi giá trị và vẻ đẹp đặc sắc của cây sầu riêng. 
 c) Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- GV hướng dẫn các em tìm đúng giọng đọc bài văn và đọc biểu cảm .
C/ Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài sầu riêng, tìm các câu thơ truyện cổ nói về sầu riêng.
- 2 HS đọc bài : Bè xuôi sông La và trả lời câu hỏi
- HS đọc tiếp nối 2, 3 lượt
- HS đọc bài thơ theo trình tự
+ HS1: Sầu riêng là loại.đến kì lạ.
+ HS2: Hoa sầu riêngtháng năm ta.
+ HS3: Đứng ngắm cây sầu riêng..đam mê.
- 1 HS đọc phần chú giải.
- Sầu riêng là đặc sản của miền Nam.
- Đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa..
- Làm cho người khác phải mê mẩn về cái gì đó.
- Các từ là: Hấp dẫn, lôi cuốn, làm say lòng người
* ý1: Hương vị đặc biệt của quả sầu riêng.
- Hoa trổ vào cuối năm thơm ngát như hươmg cau, hương bưởi, màu trắng ngà, cánh hoa nhỏ như vẩy cá, hao hao giống cánh sen con.
- Lủng lẳng dưới cành trông giống như những tổ kiến.
- ý2 : Những nét đặc sắc của hoa sầu riêng.
- Thân khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại trông tưởng là héo.
- ý3: Dáng vẻ kì lạ của cây sầu riêng
- Thi đọc diễn cảm theo tổ
 Toán
 LUYỆN TẬP CHUNG
I) Mục tiêu:
	- Giúp học sinh củng cố khái niệm ban đầu về phân số, rút gọn được phân số và quy đồng mẫu số hai phân số.
II)Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
 HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
 HOẠT ĐỘNG HỌC SINH 
A / Kiểm tra bài cũ: 
- HS lên bảng làm bài tập 1,2 tr118
- GV nhận xét cho điểm. 
B / Bài mới: 1.Giớí thiệu
* Bài 1:Gọi HS đọc yêu cầu của đề bài. 
; 
chú ý :HS có thể rút gọn dần ,không nhất thiết phải làm như trên 
Ví dụ : 
* Bài 2 
không rút gọn được, là phân số tối gản. 
-Các phân số và bằng 
 * Bài 3 
- Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. .Với các phần c) và d) ,khi chữa bài nên cho HS trao đổi ý kiến để chọn MSC bé nhất .Chẳng hạn, phần c) nên chọn MSC là 36 ;phần d) nên chọn MSC là 12
 * Bài 4
- GV yêu cầu HS quan sát hình và đọc các phân số chỉ số ngôi sao đã tô màu trong từng nhóm. 
- GV yêu cầu HS giải thích cách đọc phân số của mìmh.
 b) có số ngôi sao đã tô màu.
C/Củng cố dặn dò
- Muốn quy đồng mẫu số hai phân số ta có thể làm như thế nào?
- GV nhận xét giờ học. 
-2HS lên bảng làm bài, 
-HS nhận xét 
- HS lắng nghe. 
- 1 HS đọc đề.
- 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS rút gọn hai phân số, HS cả lớp làm vào vở. 
- Ta cần rút gọn phân số. 
- HS làm bài vào vở
- 2HS lên bảng làm, HS cả lớp làm vào vở bài tập.
- HS làm bài vào vở.
- HS đọc đề bài.
* Kết quả: a) 1 b) 2 c) 2 d)3
 3 3 5 5
- Hình b đã tô màu 2 số ngôi sao.
 3
- Chú ý lắng nghe
- Về nhà làm bài tập
 Khoa học:
ÂM THANH TRONG CUỘC SỐNG
I/ Mục tiêu: 
	- Nêu được ví dụ về ích lợi của âm thanh trong cuộc sống, âm thanh dùng để giao tiếp trong sinh hoạt, học tập, lao động, giải trí. Dùng để báo hiệu còi tàu, xe trống trường. 
II/ Đồ dùng dạy học:
 	 + 5 chai hoặc cốc giống nhau.Tranh ảnh về vai trò của âm thanh trong cuộc sống.Tranh ảnh về các loại âm thanh khác nhau. 
 	 + Mang đến một số đĩa ,băng cát -xét 	
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ :
- Mô tả thí nghiệm chứng tỏ sự lan truyền âm thanh trong không khí ?
 - GV nhận xét cho điểm.
2. Bài mới :
- GV cho HS quan sát hình minh và ghi lai vai trò của âm thanh thể hiện trong hình và những vai trò khác mà em biết ?
*Kết luận: Âm thanh rất quan trọng và cần thiết đối với cuộc sống của chúng ta. Nhờ có âm thanh ta có thể nói chuyện, học tập, thưởng thức âm nhạc.
- GV: Hãy nói cho các bạn biết em thích những loại âm thanh nào và không thích những loại âm thanh nào? 
- Gọi HS trình bày, Mỗi HS chỉ nói về một âm thanh ưa thích, một âm thanh không ưa thích, sau đó giải thích lí do tại sao?
*Kết luận: Mỗi người có sở thích về âm thanh khác nhau. 
- Các em thích nghe bài hát nào? Lúc muốn nghe bài hát em đã làm như thế nào?
+ Việc ghi lại âm thanh có lợi ích gì?
+ Hiện nay có những cách ghi âm nào?
*Kết luận:Ngày nay, nhờ sự nghiên cứu tìm tòi các nhà bác học đã để lại cho chúng ta những chiếc máy ghi âm. Người ta có thể ghi âm vào băng cát-xét, đĩa CD, máy ghi âm, điện thoại
-Tổ chức trò chơi: “Làm nhạc cụ”
- Phổ biến cách chơi: Đổ nước vào các chai từ vơi đến gần đầy. Yêu cầu so sánh âm do các chai phát ra khi gõ.
-Nhận xét tiết học.
-2 HS lần lượt trả lời.
-HS lắng nghe.
- Thảo luận cặp đôi.
- Trình bày vai trò của âm thanh.
+ Âm thanh giúp cho con người giao lưu văn hoá, văn nghệ, trao đổi tâm tư, tình cảm, chuyện trò với nhau, 
+ Âm thanh giúp cho con người nghe được những tín hiệu quy định.
+ Âm thanh giúp cho con người thư giãn, thêm yêu cuộc sống,  
- Hoạt động cá nhân.
-3-5 HS trình bày ý kiến của mình.
+ Giúp chúng ta có thể nghe lại được những bài hát, đoạn nhạc hay từ nhiều năm trước.
+ Không phải nói đi nói lại nhiều lần một điều gì đó.
+ Băng đĩa, đĩa trắng..
- Các nhóm chuẩn bị biểu diễn.
- Từng nhóm biểu diễn, các nhóm khác đánh giá nhóm bạn.
- Chuẩn bị bài sau
	Luyện từ và câu:
CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI THẾ NÀO ?
I/ Mục tiêu:
Hiểu cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào
Nhận biết được câu kể Ai thế nào? Trong đoạn văn(BT 1 mục 3)
Viết đoạn văn khoảng 5 câu trong đó có câu kể Ai thế nào?
II/ Đồ dùng dạy học:
III/ Các hoạt động dạy và học:
 Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
A/ Bài cũ :
- Yêu cầu HS đọc 3 câu kể Ai thế nào tả một loại cây mà em thích.
- Nhận xét câu trả lời của HS và cho điểm. 
B/ Bài mới: 
 1.Giới thiệu bài
 2.Tìm hiểu ví dụ 
 * Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập 
- Yêu cầu HS tự làm bài, dùng dấu ngoặc đơn đánh dấu câu kể Ai thế nào?
- Gọi HS nhận xét chữa bài cho bạn.
 * Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Nhận xét kết luận lời giải đúng:
 * Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
+Chủ ngữ trong các câu trên biểu thị nội dung gì?
 +Chủ ngữ trong các câu trên do nhũng từ ngữ nào tạo thành?
 3. Ghi nhớ:
-Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ.
4. Luyện tập:
 * Bài 1:
+ Màu vàng trên lưng chú// lấp lánh.
+ Bốn cái cánh//mỏng như giấy bóng.
+ Cái đầu//tròn và hai con mắt long lanh như thuỷ tinh.
+ Thân chú// nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu.
+ Bốn cánh //khẽ rung rung như còn đang phân vân.
 * Bài 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- GV chữa bài, nhận xét cho điểm HS viết tốt.
3 / Củng cố dặn dò:
- Chủ ngữ biểu thị nội dung gì?
- Chúng thường do từ ngữ nào tạo thành?
- 3 HS lên bảng đặt câu.
- 2 HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi.
- 2 HS đọc trước lớp.
+ Hà Nội //tưng bừng màu đỏ.
+ Cả một vùng trời//bát ngát cờ, đèn và hoa.
+ Các cụ già//vẻ mặt nghiêm trang.
+ Những cô gái thủ đô//hớn hở, áo màu rực rỡ.
- Các câu kể Ai thế nào:
 + Hà Nội tưng bừng màu cờ đỏ.
 + Có một vùng trời bát ngát cờ, đèn và hoa.
 + Các cụ già vẻ mặt nghiêm trang.
 + Những cô gái thủ đô hớn hở, áo màu rực rỡ.
- Chủ ngữ trong các câu trên đều là các sự vậtcó đặc điểm được nêu ở vị ngữ.
- Chủ ngữ trong các câu trên do danh từ hoặc cụm danh từ tạo thành.
- 2HS đọc thành tiếng.
Thứ ba ngày 2 tháng 02 năm 2010
	Toán:
SO SÁNH HAI PHÂN SỐ CÓ CÙNG MẪU SỐ
I/ Mục tiêu:
	* Giúp HS : 
 - Biết so sánh hai phân số có cùng mẫu số . Nhận biết một phân số bé hơn hoặc lớn hơn 1.
II/ Đồ dùng dạy học:
 - Hình vẽ trong SGK, bảng con, bảng, phụ.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt độmg của học sinh
A/Bài cũ: 
- 2 HS lên bảng làm bài 3, 4 /118.
- GV nhận xét cho điểm. 
B/Bài mới: 
GV hướng dẫn HS so sánh 2 phân số cùng mẫu số
 a) Ví dụ 
- GV vẽ đt AB như phần bài học SGK lên bảng.
- Độ dài đt AC bằng mấy phần đoạn thẳng AB? 
- Độ dài đt AD bằng mấy phần đoạn thẳng AB? 
- Hãy so sánh độ dài đt AC và độ dài đoạn thẳng AD?
- GV hỏi để khi trả lời thì HS tự nhận ra độ dài của đoạn thẳng AC bằng độ dài đoạn thẳng AB; độ dài đoạn thẳng AD bằngđộ dài đoạn thẳng AB.
b) Nhận xét : 
- Em có nhận xét gì về mẫu số và tử số của hai phân số và 
- Muốn so sánh hai phân số có cùng mẫu số ta làm thế nào?
2. Thực hành :
 * Bài 1: - HS tự làm bài rồi chữa bài. Khi chữa bài nên yêu cầu HS đọc và giải thích, chẳng hạn, nhìn vào có thể nêu: ba phần bảy bé hơn năm phần bảy vì hai phân số này có cùng mẫu là 7 và tử là 3<5.
 * Bài 2:
- So sánh hai phân số vàđể tự HS nhận ra đượcnhận ra được , tức là( vì1)
C/ Củng cố dặn dò:
- Dặn dò : Làm bài 3 / 119
 - Chuẩn bị bài sau : Luyện tập
- 2HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi, nhận xét bài làm của bạn.
- HS nhìn hình vẽ trả lời 
- HS quan sát hình vẽ.
- Đoạn thẳng AC bằng 2 độ dài đoạn 
 5
thẳng AB. 
- Đoạn thẳng AD bằng 3 độ dài đoạn 
 5
thẳng AB.
- Độ dài đoạn thẳng AC bé hơn độ dài đoạn thẳng AD. 
- Muốn so sánh hai phân số có cùng 
mẫu số ta chỉ cần so sánh hai tử số; phân số nào có tử số bé hơn thì phân số đó bé hơn; phân só nào có tử số lớn hơn thì lớn hơn; nếu tử số bằng nhau thì hai phân số đó bằng nhau.
	 Đạo đức:
GIỮ GÌN CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG
 I.Mục tiêu:
- Biết được vì sao phải bảo vệ phải giữ gìn và bảo vệ công trình công cộng.
- Nêu đư ...  Các nhóm thảo luận.
- Đại diện nhóm lên bảng đọc các từ tìm được.
 a/.Các từ thể hiện vẻ đẹp bên ngoài của con người : đẹp, xinh., xinh đẹp, xinh tươi, xinh xắn, xinh xẻo, duyên dáng, .
 b/. Các từ thể hiện nét đẹp trong tâm hồn của con người:thuỳ mị, dịu dàng, hiền dịu, đằm thắm, đôn hậu, lịch sự
- 1-2 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Tìm từ nối tiếp trong tổ.
- Đại diện các tổ đọc phiếu của tổ mình.
- HS ghi nhớ viết một số từ vào vở.
VD:
+Mẹ em dịu dàng, đôn hậu.
 +Đây là một toà lâu đài có vẻ đẹp cổ kính.
 +Trường em tổ chức các ngày lễ trong năm rất hoành tráng.
 +Mặt tươi như hoa, em mỉm cười chào mọi người.
 +Ai cũng khen chị ba đẹp người đẹp nết.
 +Ai viết cẩu thả thì chắc chắn chữnhư gà bới.
Thứ năm ngày 5 tháng 01 năm 2010
	Toán:
SO SÁNH HAI PHÂN SỐ KHÁC MẪU SỐ
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
 	- Biết so sánh hai phân số có khác mẫu 
II/ Đồ dùng dạy học:
	- Hai băng giấy kẻ sẵn như phần bài học SGK. 
III/ Các hoạt động dạy học 
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
A/Bài cũ
- Gọi 3 HS làm bài 3. 
GV nhận xét cho điểm HS.
B/Bài mới : 
Hướng dẫn so sánh hai phân số khác mẫu số
-GV đưa ra hai phân số 2 và 3 và
 3 4
hỏi: Em có nhận xét gì về mẫu số của hai phân số này?
-Hãy tìm cách so sánh hai phân số này với nhau?
- GV tổ chức các nhóm HS nêu cách giải quyết của nhóm mình. 
*GV kết luận: Dựa vào hai băng giấy chúng ta đã so sánh được hai phân số. Tuy nhiên cách so sánh này mất thời gian. Chính vì thế để so sánh các phân số khác mẫu số người ta quy đồng mẫu số các phân số để đưa về các phân số cùng mẫu số rồi so sánh.
-Muốn so sánh hai phân số khác mẫu số ta làm như thế nào?
Luyện tập- thực hành
Bài 1
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV nhận xét cho điểm HS. 
Bài 2
- Bài này yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét cho điểm.
Bài 3 
- GV gọi 1 HS đọc đề bài. 
- Muốn biết bạn nào ăn nhiều bánh hơn chúng ta làm như thế nào?
- GV yêu cầu HS làm bài. 
- GV nhận xét cho điểm. 
3/Củng cố , dặn dò
- Muốn so sánh hai phân số khác mẫu ta làm thế nào?
- 3HS làm bài ở bảng lớp.
- HS cả lớp theo dõi nhận xét.
- Mẫu số của hai phân số này khác nhau.
-Thảo luận theo nhóm đôi để tìm cách giải quyết.
-Một số nhóm nêu ý kiến.
 -Phân số 3 lớn hơn phân số 2.
 4 3
-Quy đồng mẫu số hai phân số so sánh các tử số của hai phân số mới.
-2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. Có thể trình bày bài như sau:
và 
Vì : nên
-Rút gọn rồi so sánh hai phân số.
-2HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở có thể trình bày như sau:
 vì nên
Bạn Mai ăn cái bánh tức là đã ăn
 cái bánh.
Bạn hoa ăn cái bánh tức là đã ăn cái bánh.
Vì nên bạn Hoa ăn nhiều bánh hơn.
 	 Tập làm văn:
LUYỆN TẬP MIÊU TẢ
CÁC BỘ PHẬN CỦA CÂY CỐI
I/Mục tiêu:
 - Nhận biết đượcmột số đặc điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ. phận của cây cối trong đoạn văn miêu tả. Viết được đoạn văn ngắn tả một cây mà em yêu thích. 
II/Đồ dùng dạy học:
	- Một tờ phiếu viết lời giải BT1 (tóm tắt những điểm đáng chú ý trong cách tả của tác giả ở mỗi đoạn văn.
III/Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A / Bài cũ:
 - GV kiểm tra 2-3 HS đọc kết quả quan sát một cái cây em thích trong khu vực trường em hoặc nơi em ở 
- BT2 tiết tập làm văn trước. 
- Nhận xét cho điểm HS. 
B/ Bài mới: 
 1- Giới thiệu bài :
 2 - Hướng dẫn HS luyện tập 
 * Bài tập 1:
- Hai HS tiếp nối nhau đọc nội dung BT1 với 2 đoạn văn :Lá bàng, Cây sồi già (Hai đoạn Bàng thay lá ,Cây tre .HS đọc thêm ở nhà )
-GV dán tờ phiếu đã viết tóm tắt những điểm đáng chú ý trong cách miêu tả ở mỗi đoạn văn .
- Hình ảnh nhân hoá làm cho cây sồi già như có tâm hồn của người .Mùa đông cây sồi già cau có, khinh khỉnh, vẻ ngờ vực, buồn rầu. Xuân đến nó say sưa, ngây ngất, khẽ đung đưa trong nắng chiều. 
 * Bài tập 2:
- HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, chọn tả một bộ phận (lá, thân hay gốc ) của cái cây em yêu thích. Một vài HS phát biểu: Các em chọn cây nào, tả bộ phận nào của cây. 
- HS viết đoạn văn 
- Nhận xét cho điểm những bài viết tốt. 
--- - - GV chọn đọc trước lớp 5, 6 bài văn hay. 
3 ) Củng cố dặn dò :
- GV nhận xét tiết học .Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh lại đoạn văn tả một bộ phận của cây, viết lại vào vở. Dặn HS đọc 2 đoạn văn tham khảo: Bàng thay lá, Cây tre, nhận xét cách tả của tác giả trong mỗi đoạn văn. 
- GV dặn HS đọc trước nội dung của tiết của TLV tới, quan sát một loài hoa hoặc thứ quả mà em yêu thích để viết được một đoạn văn miêu tả. 
- 3 HS đọc phần quan sát 1 cái cây. 
- HS khác nhận xét bài làm của bạn.
- HS lắng nghe 
- 2 HS đọc nội dung bài tập. 
- HS đọc thầm, thảo luận nhóm đôi. 
- HS phát biểu ý kiến .
- HS đọc thầm hai đoạn văn ,suy nghĩ trao đổi cùng bạn ,phát hiện cách tả của tác giả trong mỗi đoạn có gì đáng chú ý 
- 1 HS nhìn phiếu nói lại: 
a.Đoạn tả lá bàng ( Tả rất sinh động sự thay đổi máu sắc của bàng theo thời gian bốn mùa xuân ,hạ ,thu , đông )
b.Đoạn tả cây sồi (tả sự thay đổi của cây sồi già từ mùa đông sang mùa xuân (mùa đông cây sồi nứt nẻ , đầy sẹo. Sang mùa xuân ,cây sồi toả rộng thành vòm lá xum xuê, bừng dậy một sức sống bất ngờ )
- Lớp nhận xét 
- 1 HS nhìn phiếu đọc 
lại 
Thứ sáu ngày 6 tháng 02 năm 2010
	Toán :
LUYỆN TẬP
I) Mục tiêu :
	- Biết so sánh hai phân số 
II) Đồ dùng dạy học : 
	- Phiếu học tập
III) Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
A/ Bài cũ:
B/ Bài mới:
 1- Giới thiệu bài 
* Bài 1: -
 Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
a.So sánh hai phân số và 
Có thể thực hiện như sau :*Rút gọn phân số = * ; vậy <
b.So sánh hai phân số và 
*Quy đồng mẫu số hai phân số và bằng cách :
=;giữ nguyên * <; <
Bài 2 : a.*Quy đồng mẫu số hai phân số và:
b. Rút gọn hai phân số và :
;
* Bài 3: - Yêu cầu HS quy đồng mẫu số rồi so sánh hai phân số 4 và 4
 5 7
- Khi so sánh hai phân số có cùng tử số, ta có thể dựa vào mẫu số để so sánh như thế nào? 
* Bài 4 : Cho HS tự làm bài rồi chữa bài .
 C/ Củng cố, dặn dò:
- Muốn so sánh hai phân số khác mẫu ta làm như thế nào?
- Khi so sánh hai phân số có cùng tử số, ta có thể dựa vào mẫu số để so sánh như thế nào?
- Về nhà làm bài 3 và 4 SGK
- Bài tập yêu cầu chúng ta so sánh hai phân số.
- Ta quy đồng mẫu số hai phân số.
- HS làm bài vào bảng con.
- HS thực hiện và nêu kết quả so sánh.
- Phân số có cùng tử số là 4.
Cách1:= 
* (vì 64>49) ; vậy : > 
 Cách 2 :Ta có : >1 và 1> ta có : > 
- Phân số nào có mẫu số lớn hơn thì phân số đó bé hơn và ngược lại phân số nào có mẫu số bé hơn thì lớn hơn.
Ta thấy 12 chia hết cho 3;6;4 vì 12:3=4 ; 12:6=2; 12:4=3 nên chọn MSC là 12 ,ta có :
Ta có :và tức là và Vậy :Các phân số viết theo thứ tự từ bé đến lớn là: .
 	Địa lí:
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN
Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ
I / Mục tiêu:
	 - Nêu được một số hoạt động chủ yếu của người dân ở đồng băbgf Nam bộ: Trồng nhiều lúa gạo cây ăn trái. Nuôi trồng và chế biến thuỷ sản. chế biến lương thực
II/ Đồ dùng dạy học:
	- Bản đồ nông nghiệp Việt Nam.
III/Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ 
- Người dân ở đồng bằng Nam Bộ thuộc những dân tộc nào?
- GV nhận xét cho điểm HS.
2. Bài mới : 
 a.Vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước
- Yêu cầu thảo luận nhóm đôi 
Câu hỏi:
 + Đồng bằng Nam Bộ có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành vựa lúa lớn nhất cả nước?
 + Lúa gạo, trái cây ở đồng bằng Nam Bộ được tiêu thụ ở những đâu?
- GV chốt ý và nói thêm: Đồng bằng Nam Bộ là nơi sản xuất lúa gạo lớn nhất cả nước.Nhờ đồng bằng này, nước ta trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới.
b.Nơi nuôi và đánh bắt nhiều thuỷ sản nhất cả nước
- GV giải thích từ thuỷ sản, hải sản.
Gv hỏi :
 + Điều kiện nào làm cho đồng bằng Nam Bộ đánh bắt được nhiều thuỷ sản?
 + Kể tên một số loại thuỷ sản được nuôi nhiều ở đây?
 + Thuỷ sản của đồng bằng được tiêu thụ ở những đâu?
- Tổ chức trò chơi: Thi kể tên các sản vật của đồng bằng Nam Bộ tổ chức thi tiếp sức với nội dung: kể tên các sản vật đặc trưng của đồng bằng Nam Bộ trong thời gian 3 phút.
- Luật chơi: Sau 3 phút dãy nào viết được nhiều tên sản vật đúng hơn, dãy đó sẽ thắng.
- GV nhận xét tuyên dương.
- Hỏi: Vì sao đồng bằng Nam Bộ lại có sản vật đặc trưng?
3. Củng cố - dặn dò :
 Bài sau: Hoạt động sản xuất của người dân của đồng bằng Nam Bộ (tt)
- 3 HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS làm việc theo nhóm.
- Một số nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác bổ sung.
- HS các nhóm dựa vào SGK, tranh, ảnh và vốn hiểu biết của mìmh để trả lời.
- Có mạng lưới sông ngòi dày đặc cùng vùng biển rộng lớn
- cá ba sa, tôm, mực
- HS lắng nghe.
- HS tham gia chơi.
SINH HOẠT TUẦN 22
 I.Mục tiêu:
	- Đánh giá các hoạt động tuần 22 phổ biến các hoạt động tuần 23.
	- Hs biết được các ưu khuyết điểm trong tuần để có biện pháp khắc phục hoặc phát huy.
 II. Chuẩn bị :
	- Giáo viên : Những hoạt động về kế hoạch tuần 23 .
	- Học sinh : Các báo cáo về những hoạt động trong tuần vừa qua .
 III.Sinh hoạt:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
*Kiểm tra :
- Giáo viên kiểm tra về sự chuẩn bị của học sinh 
* Đánh giá hoạt động tuần qua.
- Giáo viên yêu cầu lớp chủ trì tiết sinh hoạt .
- Giáo viên ghi chép các công việc đã thực hiện tốt và chưa hoàn thành .
- Đề ra các biện pháp khắc phục những tồn tại còn mắc phải:
 +Một số chưa chịu khó học bài và làm BT ở nhà.
 + Nói chuyện riêng trong giờ học. 
+Tham gia sinh hoạt đầu giờ, giữa giờ chưa tích cực.
*Phổ biến kế hoạch tuần 23
- Giáo viên phổ biến kế hoach hoạt động cho tuần tới 
- Về học tập: Đi học chuyên cần, đúng giờ
+ Học bài và làm bài đầy đủ.
- Về lao động: Tham gia vệ sinh trường lớp.
* Củng cố - Dặn dò:
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn dò học sinh về nhà học bài và làm bài xem trước bài mới .
- Các tổ trưởng lần lượt báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ cho tiết sinh hoạt 
- Các tổ ổn định để chuẩn bị cho tiết sinh hoạt.
- Lớp truởng yêu cầu các tổ lần lượt lên báo cáo 
các hoạt động của tổ mình .
- Các lớp phó :phụ trách học tập , phụ trách lao động , chi đội trưởng báo cáo hoạt động đội trong tuần qua .
- Lớp trưởng báo cáo chung về hoạt động của lớp trong tuần qua.
- Các tổ trưởng và các bộ phân trong lớp ghi kế hoạch để thực hiện theo kế hoạch.
-Ghi nhớ những gì giáo viên Dặn dò và chuẩn bị tiết học sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_22_truong_th_nguyen_chi_thanh.doc