Giáo án Lớp 4 - Tuần 27 - Nguyễn Thị Kiều Phong

Giáo án Lớp 4 - Tuần 27 - Nguyễn Thị Kiều Phong

Khoa học:

VẬT DẪN NHIỆT VÀ VẬT CÁCH NHIỆT

 I. MỤC TIÊU : Sau bài học, Hs nhận biết có những vật dẫn nhiệt tốt ( kim loại, đồng, nhôm ) và những vật dẫn nhiệt yếu ( nhựa, len, bông )

 HS giải thích được 1số hiện tượng đon giản liên quan đến tính dẫn nhiệt của vật liệu .

 HS biết SD các chất dẫn nhiệt, cách nhiệt

 II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :

Phích nước nóng, cốc, thìa, kim loại, nhựa, gỗ, nhiệt kế

 III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :

 1. Bài cũ : - Nêu tĩnh chất co giãn của chất lỏng vì nhiệt

 2. Bài mới :

 * HĐ1 : Tìm hiểu : Vật dẫn nhiệt tốt, vật dẫn nhiệt kém

 - HS quan sát SGK và tiến hành làm thí nghiệm ( như hình 1 )

 - Trả lời câu hỏi (SGK) – Giáo viên nhận xét KL (SGV)

 * HĐ2 : Làm thí nghiệm về tính cách nhiệt của không khí

 - Hs quan sát hình và đọc phần đối thoại (SGK)

 - HD học sinh làm thí nghiệm ( theo HD ở SGK )

 Rút ra KL

 * HĐ3 : Thi kể tên và nói về công dụng của các vật cách nhiệt

 - HS nối tiếp nhau nêu tên và công dụng của các vật cách nhiệt

 - Giáo viên bổ sung

 3. Tổng kết : Củng cố - Nhận xét - Dặn dò

 

doc 24 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 11/02/2022 Lượt xem 180Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 27 - Nguyễn Thị Kiều Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27 :
Thứ 2 ngày 17 tháng 3 năm 2008
Buổi một: : (Học TKB sáng thứ 6 T-26)
Tập làm văn:
LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÂY CỐI
	I. MỤC TIÊU : 
	- HD học sinh luyện tập tổng hợp viết hoàn chỉnh một bài văn tả cây cối tuần tự theo các bước : lập dàn ý; viết từng đoạn (mở bài, thân bài, kết luận)
	- Tiếp tục củng cố kỉ năng viết đoạn mở bài (trực tiếp và gián tiếp); đoạn thân bài; đoạn kết bài (mở rộng, không mở rộng)	
	II. ĐỔ DÙNG DẠY HỌC: Tranh ảnh một số loại cây
	III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
	1. Bài cũ : 
	- Có mấy cách viết mở bài trong bài văn miêu tả cây cối.
	- HS đọc bài làm bài tập 3, 4 - Lớp nhận xét – Giáo viên bổ sung.
	2. Bài mới: 
	* HĐ1: Giới thiệu bài 
	* HĐ2: HD học sinh luyện tập 
	- Gọi HS đọc đề bài, giáo viên ghi bảng : 
	“Tả một cây có bóng mát (hoặc cây ăn quả, cây hoa) mà em yêu thích .”
	a) HD học sinh tìm hiểu yêu cầu của đề bài – GV gạch dưới từ trọng tâm.
	- Hướng dẫn HS chọn tả một trong ba loại cây trên.
	- Giáo viên treo một số tranh ảnh các loại cây lên bảng lớp.
	- HS nêu cây mình sẽ chọn tả.
	- HS đọc các gợi ý (SGK)
	- HD học sinh thực hiện theo từng bước (Làm vào vở BT)
	(Lập dàn ý - Tạo lập từng đoạn - hoàn chỉnh cả bài )
	b) HS nối tiếp nhau đọc kết quả bài viết.
	Lớp nhận xét, giáo viên bổ sung.
	3. Tổng kết : Củng cố - Nhận xét - Dặn dò 
________________________
Toán:
LUYỆN TẬP CHUNG
	I. MỤC TIÊU : Giúp HS rèn kĩ năng :
	- Thực hiện các phép tính với phân số .
	- Giải bài toán có lời văn.
	II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
	1. Bài cũ : 
	- Gọi HS lên bảng làm bài tập 3, 4 (SGK trang 138)
	- Lớp nhận xét – Giáo viên bổ sung.
	2. Bài mới:
	* HĐ1: Củng cố kĩ năng thực hiện các phép tính với phân số
	- HS nhắc lại cách thực hiện :
	+ Phép cộng, phép trừ phân số (cùng mẫu số và khác mẫu số).
	+ Cách thực hiện phép nhân phân số.
	+ Cách thực hiện phép chia phân số.
	(Lưu ý HS thực hiện phép cộng, phép trừ phân số khác mẫu số: bước 1 ta phải quy đồng mẫu số sau đó thực hiện phép tính với tử số và giữ nguyên mẫu số.)
	* HĐ2: Luyện tập
	a) HS nêu yêu cầu các bài tập (VBT). Giáo viên lưu ý HS khi làm BT2,3(Nên tìm mẫu số chung để tính gọn và thực hiện thứ tự thực hiện phép tính.)
BT3: Tìm số lượng nước chảy vào bể lần 1và lần 2. Sau đó tìm phần bể còn lại.
	- HS làm bài – Giáo viên theo dõi, hướng dẫn.
	- Kiểm tra, chấm bài một số em.
	- Nhận xét bài làm của cả lớp
	- Chữa bài trên bảng
	3. Tổng kết : Củng cố - Nhận xét - Dặn dò 
_____________________________________________________
Khoa học:
VẬT DẪN NHIỆT VÀ VẬT CÁCH NHIỆT
	I. MỤC TIÊU : Sau bài học, Hs nhận biết có những vật dẫn nhiệt tốt ( kim loại, đồng, nhôm  ) và những vật dẫn nhiệt yếu ( nhựa, len, bông ) 
	HS giải thích được 1số hiện tượng đon giản liên quan đến tính dẫn nhiệt của vật liệu .
	HS biết SD các chất dẫn nhiệt, cách nhiệt 	
	II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : 
Phích nước nóng, cốc, thìa, kim loại, nhựa, gỗ, nhiệt kế 
	III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
	1. Bài cũ : - Nêu tĩnh chất co giãn của chất lỏng vì nhiệt 
	2. Bài mới :
	* HĐ1 : Tìm hiểu : Vật dẫn nhiệt tốt, vật dẫn nhiệt kém 
	- HS quan sát SGK và tiến hành làm thí nghiệm ( như hình 1 ) 
	- Trả lời câu hỏi (SGK) – Giáo viên nhận xét KL (SGV)
	* HĐ2 : Làm thí nghiệm về tính cách nhiệt của không khí
	- Hs quan sát hình và đọc phần đối thoại (SGK) 
	- HD học sinh làm thí nghiệm ( theo HD ở SGK )
	Rút ra KL
	* HĐ3 : Thi kể tên và nói về công dụng của các vật cách nhiệt 
	- HS nối tiếp nhau nêu tên và công dụng của các vật cách nhiệt 
	- Giáo viên bổ sung 
	3. Tổng kết : Củng cố - Nhận xét - Dặn dò 
________________________
Kỹ thuật :
CÁC CHI TIẾT VÀ DỤNG CỤ CỦA BỘ LẮP GHÉP 
MÔ HÌNH CƠ KHÍ
I. MỤC TIÊU : HS biết : 
- Làm quen với các chi tiết và dụng cụ của bộ lắp ghép .
- Tên gọi, hình dạng, số lượng của các chi tiết và dụng cụ .
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
1. Kiểm tra : 
Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của HS .
2. Bài mới : 
* HĐ1 : Giới thiệu bộ đồ dùng lắp ghép mô hình cơ khí.
* HĐ2 : HD học sinh làm quen các chi tiết và dụng cụ của bộ lắp ghép.
(Giáo viên giới thiệu như mục 1 – tr 74 – SGK)
* HĐ3 : HS làm quen với tên gọi, hình dạng, số lượng của các chi tiết và dụng cụ .
- Giáo viên giới thiệu từng chi tiết – HS lấy trong bộ đồ dùng của mình đúng chi tiết ấy .
- HS tập giới thiệu trong nhóm 4
- Giáo viên gọi một số HS giới thiệu trước lớp.
3. Tổng kết : Củng cố - Nhận xét - Dặn dò 
________________________
Buổi hai: : (Học TKB sáng thứ 2)
Tập đọc :
DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY
	I. MỤC TIÊU : Đọc lưu loát trôi chảy toàn bài . Đọc đúng các tên riêng nước ngoài . Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể rõ ràng, chậm rãi cảm hứng ca ngợi lòng dũng cảm bảo vệ chân lý khoa học của 2 nhà bác học Cô-péc-ních và Ga-li - lê
	- Hiểu : Bài văn ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm kiên trì bảo vệ chân lý khoa học 
	II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : Tranh (SGK)
	II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
	1. Bài củ: Gọi HS đọc bài Ga – v rốt ngoài chiến luỹ. Nêu ND chính của bài.
	2. Bài mới :
	* HĐ1 : Giới thiệu bài 
	* HĐ2 : HD luyện đọc và tìm hiểu bài 
	a) Luyện đọc :
	- HS nối tiếp nhau đọc theo 3 đoạn ( 2 lượt ) 
	- HD học sinh đọc đúng các tên riêng nước ngoài: Cô-péc-ních; Ga-li-lê .
	HD học sinh đọc đúng câu thể hiện thái độ bực tức phẩn nộ Ga-li-lê (Dù...) 
	- HS đọc chú giải 
	- HS luyện đọc theo cặp 
	- Gọi 2 HS đọc cả bài 
	Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài 
	b) Tìm hiểu bài :
	- Ý kiến của Cô – péc – ních có điểm gì khác ý kiến chung lúc bấy giờ ?
	- Ga – li – lê viết sách nhằm mục đích gì ?
	- Vì sao toà án lúc ấy xử phạt ông ?
	- Lòng dùng cảm của Cô – péc – ních và Ga – li – lê thể hiện ở chổ nào 
	Rút ra ND chính của bài 
	c) HD đọc diễn cảm: HD học sinh tìm giọng đọc đúng thể hiện giọng biểu cảm .
	- Giáo viên đọc mẩu lần 2 
	- HS xung phong đọc diễn cảm - Lớp nhận xét Giáo viên bổ sung 
	3. Tổng kết : Củng cố - Nhận xét - Dặn dò 
________________________
Toán :
LUYỆN TẬP CHUNG 
	I. MỤC TIÊU : Giúp HS :
	- Ôn tập 1 số ND cơ bản về phân số ( hình thành phân số; phân số bằng nhau và rút gọn phân số )
	- Rèn ký năng giải bài toán có lời văn 	
	II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
	1. Bài củ : 
	- Gọi HS lên bảng làm BT 3, 4 (SGK tiết 131 )
	- Lớp nhận xét – Giáo viên bổ sung 
	2. HD luyện tập :
	* HĐ1 : Củng cố kiến thức 
	- HS nhắc lại cấu tạo của phân số 
	- HSnhắc lại cách tìm phân số bằng nhau; cách rút gọn phân số 
 	- HS nhắc lại cách tìm phân số của 1 số 
	* HĐ2 : Luyện tập 
	- HS lần lượt nêu yêu cầu các BT (VBT) Giáo viên giải thích cách làm 
	( Lưu ý HS : Ở BT 1b HS nhận biết = vậy để MS chung đều là 40, 2 phân số và đều bằng )
	- BT 2 : HD học sinh lập phân số : Phân số chỉ 3 tổ của HS là nên số HS 3 tổ là 32 x = 24 ( HS )
	- BT 3, 4 : HS nhận dạng BT ( Tìm phân số của một số )
	- HS làm BT vào VBT – Giáo viên theo dõi .
	- Kiểm tra, chấm bài 1 số em - Nhận xét 
	- Chữa BT 
	3. Tổng kết : Củng cố - Nhận xét - Dặn dò 
________________________
Đạo đức:
TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO(T2)
	I. MỤC TIÊU : - Giáo dục HS biết thông cảm với những người gặp hoàn cảnh khó khăn hoạn nạn.
	- Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp, ở trường, ở địa phương phù hợp với khả năng.
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	Tranh(SGK)	
	III.HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
	1. Bài cũ: Thế nào là hoạt động nhân đạo?
	Tại sao phải tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo?
	2. Bài mới: 
	* HĐ1: Củng cố bài
	- Gọi một số HS đọc lại ghi nhớ
	- Em đã làm những gì để tham gia hoạt động nhân đạo .
	(HS liên hệ một số hoạt động mà các em tham gia ở lớp, ở trường.)
	* HĐ2: Hướng dẫn luyện tập
	a) Thảo luận bài tập 4:
-HS thảo luận theo nhóm 4 và trả lời câu hỏi
- Lớp nhận xét
- Giáo viên bổ sung và kết luận : 
+ Ý b, c, e, là việc làm nhân đạo 
+ Ý a, d là không phải hoạt động nhân đạo.
b) HS tập xử lí tình huống(BT2 – SGK)
- Giáo viên giao cho mỗi tổ 1 tình huống, các tổ thảo luận và tập giải quyết.
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến - Lớp nhận xét
- Giáo viên kết luận (SGV)
c) Thảo luận nhóm BT5(SGK)
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho từng nhóm 
- Các nhóm thảo lụân và ghi kết quả vào VBT.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả - Lớp nhận xét – Giáo viên bổ sung, kết luận (SGV)
3. Tổng kết : Củng cố - Nhận xét - Dặn dò 
________________________
Khoa học:
CÁC NGUỒN NHIỆT
	I. MỤC TIÊU : 
	Giúp HS biết: 
	- Kể tên và nêu được vai trò các nguồn nhiệt thường gặp trong cuộc sống.
	- Biết những quy tắc đơn giản phòng tránh rủi ro nguy hiểm khi sử dụng các nguồn nhịêt.
	- Có ý thức tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong cuộc sống hàng ngày
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Nến, bóng đèn có điện .
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
	1. Bài cũ :
	- Nêu tên một số vật dẫn nhiệt tốt, một số vật dẫn nhiệt kém.
	- Nêu tên và công dụng của các vật cách nhiệt.
	2. Bài mới: 
	* HĐ1: Tìm hiểu các nguồn nhiệt và vai trò của chúng.
	- HS quan sát hình (SGK) – liên hệ thực tế: Tìm hiểu về các nguồn nhiệt và vai trò của chúng.
	- HS nêu kết quả - Giáo viên giúp HS phân loại các nguồn nhiệt theo nhóm , vai trò của từng nhóm(SGV)
	(Giáo viên giải thích thêm nhiệt của khí Bi – ô – ga (SGV)
	* HĐ2: Tìm hiểu các rủi ro nguy hiểm khi sử dụng các nguồn nhiệt .
	- HS tham khảo SGK và liên hệ thực tế . Thống kê vào bảng .
	(Những rủi ro nguy hiểm có thể xẩy ra và cách phòng tránh)
	- HS phát biểu – Giáo viên bổ sung.
	* HĐ3: Tìm hiểu về việc sử dụng các nguồn nhiệt và việc tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt .
	- HS liên hệ trong cuộc sống hàng ngày(việc đun nấu, sử dụng bóng sáng)
	- HS nêu kết quả - Giáo viên bổ sung.
	3. Tổng kết : Củng cố - Nhận xét - Dặn dò 
________________________________________________________________
Thứ 3 ngày 18 tháng 3 năm 2008
Buổi một : 
Thể dục :
NHẢY DÂY, DI CHUYỂN TUNG VÀ BẮT BÓNG
TRÒ CHƠI “DẪN BÓNG”
	I. MỤC TIÊU : 
	- HD học sinh ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau; di chuyển tung và bắt bóng.(HS thực hiện đúng động tác và nâng cao thành tích.
	- Tổ chức trò chơi “Dẫn bóng”. HS biết cách chơi, rèn luyện sự khéo léo, nhanh nhẹn.
	II. ĐỔ DÙNG DẠY HỌC : Dây , bóng
	III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
	1. Phần mở đầu:
	- HS ra sân tập hợp
	- Giáo viên nêu yêu cầu nhiệm vụ của tiết học .
	- Khởi động tay chân .
	- Ôn bài thể dục phát triển chung.
	2. Phần cơ bản : 
	* HĐ1: Ôn nhảy dây, tung và bắt bóng.
	- Ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau.(Th ... chức trò chơi “ Dẫn bóng ” ( HS biết cách chơi và rèn luyện sự khéo léo, nhanh nhẹn )	
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : Còi, bóng, cầu 
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
1. Phần mở đầu :
- HS ra sân tập hợp - Khởi động tay, chân 
- Giáo viên nêu yêu cầu ND tiết học 
2. Phần trọng tâm : Học môn tự chọn 
a) Tập tâng cầu bằng đùi 
- HS tập theo đội hình 3 hàng ngang ( Cự li 1,5 m )
+ Giáo viên làm mẫu ( Giải thích động tác )
- Tập cách cầm cầu và đứng chuẩn bị 
- Tập tung cầu và tâng cầu bằng đùi 
+ gọi 1 số em lên làm mẫu – Giáo viên quan sát sửa sai
b) Chia lớp làm 3 nhóm : HD học sinh luyện tập 
c) Tổ chức trò chơi : Dẫn bóng
( Lưu ý HS động tác khéo léo nhanh nhẹn để trúng đích )
Tổng kết : Củng cố - Nhận xét - Dặn dò.
___________________________________
Buổi hai:
Luyện từ và câu :
CÁCH ĐẶT CÂU KHIẾN 
	I. MỤC TIÊU : HS nắm được cách đặt câu khiến trong các tình huống khác nhau 
	II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
	1. Bài cũ: 
	- Thế nào là câu khiến ?
	- Nêu ví dụ về câu khiến.
	2. Bài mới :
	* HĐ1 : Phần nhận xét 
	- HS đọc yêu cầu của đề bài
	- Giáo viên hướng dẫn HS biết cách chuyển câu kể . Thành câu khiến theo 4 kiểu đã nêu (SGK)
	- HS suy nghĩ làm bài 
	- HS nêu kết quả - Lớp nhận xét – Giáo viên KL ( theo 4 cách : SGV)
	 Rút ra phần ghi nhớ (SGK)
	- Gọi HS đọc lại 
	* HĐ2 : Luyện tập 
	- HS nêu yêu cầu các BT (VBT) – Giáo viên giải thích cách làm 
	- HS làm bài – Giáo viên theo dõi HD
	- Kiểm tra - Chấm bài 1 số em 
	+ Chữa lần lượt từng bài 
	Bài 1: Giáo viên nêu lần lượt từng câu kể - HS thi nhau chuyển câu kể thành câu khiến. HS nêu cách chuyển.
	Bài 2: Giáo viên nêu từng tình huống . HS thực hành đặt câu
	Lớp nhận xét, giáo viên bổ sung.
	VD: Tình huống a: Làm ơn cho mình mượn cái bút nhé!
	Bài 3: HS đọc câu mình đã đặt, lớp nhận xét, giáơ viên bổ sung.
	HS nêu tình huống sử dụng các câu khiến em đã đặt.
	3. Tổng kết : Củng cố - Nhận xét - Dặn dò 
________________________
Kể chuyện :
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. MỤC TIÊU : 
- Luyện cho HS kĩ năng kể chuyện ; HS chọn được câu chuyện về lòng dũng cảm mình đã được chứng kiến hoặc tham gia. Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện . Biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện. 
- HS biết lắng nghe bạn kể; nhận xét đúng lời kể của bạn.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
1. Bài cũ: HS kể câu chuyện đã nghe, đã đọc về một người dũng cảm. Sau khi kể HS nêu ý nghĩa của câu chuyện.
2. Bài mới: 
* HĐ1: HD học sinh tìm hiểu yêu cầu của đề bài 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của đề bài – Giáo viên ghi bảng và gạch dưới TN quan trọng .
“Kể 1 câu chuyện về lòng dũng cảm mà em được chứng kiến hoặc tham gia”
- HS nối tiếp nhau đọc các gợi ý (SGK)
- Lớp theo dõi và quan sát tranh (SGK) 
- HS nối tiếp nhau nêu đề tài mình chọn kể ( Giáo viên nêu VD (SGV)
3. Thực hành kể chuyện và nêu ý nghĩa câu chuyện 
a) Kể chuyện theo cặp
b) Thi kể chuyện trước lớp 
- Các nhóm cử đại diện lên dự thi kể chuyện và nêu ý nghĩa câu chuyện lớp và Giáo viên nhận xét cho điểm.
4. Tổng kết : Củng cố - Nhận xét - Dặn dò 
 ___________________________
Âm nhạc:
 Cô Hoa lên lớp.
 ___________________________
Luyện Thể dục:
LUYỆN MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN - TRÒ CHƠI “ NHẢY CÓC”
	I. MỤC TIÊU : HD học sinh ôn tập 1 số ND của môn tự chọn : Tâng cầu bằng đùi, 1 số động tác bổ trợ ném bóng ( HS biết thực hiện động tác )
	- Tổ chức trò chơi “ Nhảy cóc ” ( HS biết cách chơi và rèn luyện sự khéo léo, nhanh nhẹn )	
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : Còi, bóng, cầu 
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
1. Phần mở đầu :
- HS ra sân tập hợp - Khởi động tay, chân 
- Giáo viên nêu yêu cầu ND tiết học 
2. Phần trọng tâm : Ôn tập môn tự chọn 
a) Ôn tập tâng cầu bằng đùi 
- HS tập theo đội hình 3 hàng ngang ( Cự li 1,5 m )
+ Giáo viên sửa sai.
- Tập cách cầm cầu và đứng chuẩn bị 
- Tập tung cầu và tâng cầu bằng đùi 
b) Chia lớp làm 3 nhóm : HD học sinh luyện tập 
c) Tổ chức trò chơi : Nhảy cóc
3. Tổng kết : Củng cố - Nhận xét - Dặn dò. 
___________________________________________________________
Thứ 6 ngày 21 tháng 3 năm 2008 
Tập làm văn :
TRẢ BÀI VIẾT MIÊU TẢ CÂY CỐI 
	I. MỤC TIÊU : HS thấy được lỗi trong bài tập làm văn của mình 
	- Biết chữa nhữnh lỗi chung về ý, bố cục bài, cách dùng từ, đặt câu, lỗi chính tả . Biết tự chữa những lỗi Thầy, Cô yêu cầu chữa trong bài viết của mình .
	- Nhận thức được cái hay của bài qua những bài làm ká 
 II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
	* HĐ1 : Giáo viên nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp 
	+ Những ưu điểm chính: Biết xác định đúng đề bài, kiểu bài, biết trình bày bài theo bố cục. Nêu được những ý cơ bản để diễn tả được đặc điểm của cây mình tả.
	- Bài làm trình bày sạch, đẹp .
+ Tồn tại : Một số em viết còn sơ sài lỗi chính tả .Diễn đạt câu văn còn vụng, cứng, chưa nêu rõ được đặc điểm của cây .
+ Trả bài cho HS 
* HĐ2 : HD chữa bài :
a) HD học sinh chữa lỗi phổ biến những lỗi sai của bài làm (vàoVBT)
b) Chữa lỗi chung 
* HĐ3 : HS đọc những bài văn hay , những đoạn văn hay 
- Giáo viên phân tích cái hay cái đúng trong mỗi bài, mỗi đoạn từ đó yêu cầu HS rút kinh nghiệm cho bài sau .
3. Tổng kết : Củng cố - Nhận xét - Dặn dò 
________________________
Toán :
 LUYỆN TẬP 
	I. MỤC TIÊU : Giúp HS :
	- Rèn kĩ năng vận dụng công thức tính diện tích hình thoi 	
	II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
	1. Bài cũ: 
	- HS viết công thức tính diện tích hình thoi; HS nêu thành lời.
	- Gọi 1 HS lên bảng làm bài tập (SGK)
	- Lớp nhận xét, giáo viên bổ sung.
	2. Hướng dẫn luyện tập 
	* HĐ1 : Củng cố kiến thức 
	- HS nhắc lại qui tắc và công thức để tính diện tích hình thoi 
	Biết diện tích hình thoi và đường chéo muốn tìm đường chéo còn lại ta làm thế nào ?
	Giáo viên củng cố lại : Shình thoi = ( hoặc : S = ( m x n ) : 2 )
	 m = và n = 
	* HĐ2 : Luyện tập 
	- HS nêu yêu cầu các BT(VBT) – Giáo viên lưu ý giải thích cách gải từng bài 
	- HS làm bài – Giáo viên theo dõi HD 
	- Kiểm tra - Chấm bài 1 số em 
	- Chữa bài
	3. Tổng kết : Củng cố - Nhận xét - Dặn dò 
________________________
Khoa học :
NHIỆT CẦN CHO SỰ SỐNG 
	I. MỤC TIÊU : Giúp HS biết :
	- Nêu VD chứng tỏ mỗi loại sinh vật có nhu cầu về nhiệt khác nhau 
	- Nêu vai trò của nhiệt đối với sự sống trên trái đất 
	II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
	1. Bài cũ:
	- Kể tên các nguồn nhiệt và vai trò của các nguồn nhiệt trong cuộc sống.
	- Khi sử dụng các nguồn nhiệt cần chú ý điều gì để tránh nguy hiểm, rủi ro?
	2. Bài mới: 
	* HĐ1 : Tổ chức trò chơi “ Ai nhanh ai đúng ” ( Theo HD SGV) 
	- Giáo viên chia lớp làm 6 nhóm ( HD chơi (SGV)
	- Cử 6 bạn lên làm thư ký cho 6 nhóm – Ghi kết quả của từng nhóm ( đổi chéo thư ký giữa các nhóm )
	- Tổng hợp kết quả - Giáo viên bổ sung thêm ( Hoàn chỉnh bài )
	Nêu KL (SGK)
	* HĐ2 : Nêu vai trò của nhiệt đối với sự sống trên trái đất 
	- HS đọc bài và quan sát hình (SGK) . Trả lời câu hỏi (SGK)
	- Giáo viên gợi ý để HS nêu kết quả: VD: Sự tạo thành gió; Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên; Sự hình thành mưa tuyết; băng; sự chuyển thể của nước
	- HS nêu kết quả - Lớp nhận xét 
	Giáo viên bổ sung KL (SGK)
Tổng kết : Củng cố - Nhận xét - Dặn dò.
________________________
Kỹ thuật:
LẮP CÁI ĐU
	I. MỤC TIÊU : 
	- HS biết chọn đúng và đủ được các chi tiết để lắp cái đu .
	- Lắp được từng bộ phận và lắp ráp cái đu đúng kĩ thuật, đúng quy trình . 
	- Rèn luyện tính cẩn thận, làm việc theo quy trình .	
	II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
	1. Giới thiệu bài 
	2. Trọng tâm: 
	* HĐ1 : Giáo viên hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu
	- HS quan sát mẫu.
	- Hỏi: 
	+ Cái đu gồm những bộ phận nào?
	+ Nêu tác dụng của cái đu trong thực tế .
	* HĐ2: Giáo viên hướng dẫn thao tác kỉ thuật
	a) HD học sinh chọn các chi tiết
	Giáo viên giúp HS chọn đúng và đủ các chi tiết lắp cái đu (SGK)
	b) Lắp từng bộ phận 
	- Lắp giá đỡ đu (H. 2 SGK)
	- Lắp ghế đu (H.3 SGK)
	- Lắp trục vào ghế đu (H.4 SGK)
	c) Lắp ráp cái đu
	Giáo viên lắp ráp – HS quan sát
	d) Hướng dẫn HS tháo các chi tiết 
	3. Tổng kết : Củng cố - Nhận xét - Dặn dò.
________________________
Buổi hai:
Luyện Toán:
LUYỆN TẬP
	I. MỤC TIÊU : 
	Củng cố luyện tập cho HS về kĩ năng tính diện tích hình thoi.
	II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
	1. Giới thiệu yêu cầu nội dung tiết học:
	2. HD luyện tập 
	* HĐ1: Hoàn thành bài tập (SGK)
	- HS làm bài tập 2(SGK)
	- Gọi HS nêu kết quả - Giáo viên bổ sung (Lưu ý HS : Nếu cắt theo đường chéo AC thành 2 tam giác và cắt đôi một nửa hình thoi thành 2 tam giác vuông, lắp ghép ta chỉ được diện tích bằng một nửa diện tích hình chữ nhật.)
	- HS nhắc lại cách tính diện tích hình thoi.
	* HĐ2: Luyện tập 
	Bài 1: Tính diện tích hình thoi có : 
	a) Độ dài đường chéo là 25cm, 18cm.
	b) Độ dài các đường chéo là 40cm,7dm
	Bài 2: Một mảnh bìa hình thoi có các đường chéo là 40cm và 3dm. Tính diện tích mảnh bìa .
	- HS làm bài – Giáo viên theo dõi, hướng dẫn
	- Chấm bài, chữa bài.
	3. Tổng kết : Củng cố - Nhận xét - Dặn dò 
___________________________
Hướng dẫn thực hành: (KT)
LUYỆN TẬP: LẮP CÁI ĐU
	I. MỤC TIÊU : 
	Giúp HS luyện tập củng cố các bước lắp cái đu.
	HS nắm chắc quy trình các bước lắp cái đu, lắp được sản phẩm đúng yêu cầu kỉ thuật.	
	II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
	1. Giới thiệu bài:
	2. Hướng dẫn thực hành: 
	* HĐ1 : Chọn chi tiết lắp cái đu
	- HS nêu các chi tiết lắp cái đu.
	- HS chọn chi tiết – Giáo viên kiểm tra.
	* HĐ2 : HS thực hành lắp ghép
	- HS tiến hành lắp ghép
	- Giáo viên hướng dẫn giúp đỡ những em yếu.
	* HĐ3 : Trưng bày sản phẩm
	- HS trưng bày sản phẩm 
	- Lớp và giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm
	- Tuyên dương những em có sản phẩm đẹp.
	3. Tổng kết : Củng cố - Nhận xét - Dặn dò 
 __________________________
TH-Âm nhạc:
 Cô Hoa lên lớp.
 __________________________
Hoạt động tập thể :
SINH HOẠT LỚP 
	I. GV NHẬN XÉT MỌI HĐ TRONG TUẦN :
	- Nề nếp, sinh hoạt ( 1 số em quên khăn đỏ, mũ ca lô)
	- Lao động, vệ sinh : ( Có tiến bộ làm sạch sẽ hơn)
	- Học tập : Một số em BT làm chưa xong còn bỏ trống ( Tuấn, Nam). Kiểm tra định kì đạt kết quả tốt.
	- Các HĐ khác : Tham gia đầy đủ 
	II. KẾ HOẠCH TUẦN TỚI :
	- Duy trì tốt mọi nề nếp sinh hoạt và học tập.
	- Chuẩn bị tốt để đón đoàn kiểm tra của phòng ( Sách vở, đồ dùng  )
	- Làm tốt vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học .
	- Thực hiện nói năng giao tiếp lịch sự.
__________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_27_nguyen_thi_kieu_phong.doc