Giáo án Lớp 4 - Tuần 23 (Bản chuẩn kiến thức kĩ năng)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 23 (Bản chuẩn kiến thức kĩ năng)

KHOA HỌC

ÁNH SÁNG.

I.Mục tiêu:

 -Nêu được ví dụ về các vật tự phát sáng và các vật được chiếu sáng :

 + Vật tự phát sáng : Mặt Trời, ngọn lửa,

 + Vật được chiếu sáng : Mặt Trăng, bàn ghế,

- Nêu được một số vật cho ánh sáng truyền qua và một số không cho ánh sáng truyền qua.

- Nhận biết được ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật truyền tới mất.

II.Chuẩn bị :

-GV :- Một hộp kín có để 1 lỗ thủng nhỏ trong có để một vài đồ vật .

 - Một mẫu nến, một bao diêm, đèn pin, gương con, tấm kính, nhựa trong; tấm kính mờ; tấm ván,

-HS: Chuẩn bị theo nhóm.

III.Các hoạt động dạy và học :

 1.Ổn định :

 2.Bài cũ :

1.Tại sao ta nghe được âm thanh? Nêu ích lợi của âm thanh?

2.Nêu tác hại của âm thanh ? Cách phòng chống tiếng ồn?

 3.Bài mới : - Giới thiệu bài, ghi đề.

 

doc 38 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 422Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 23 (Bản chuẩn kiến thức kĩ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐỌC
HOA HỌC TRÒ 
I.Mục tiêu:
 - Đọc rành mạch ,trôi chảy; biết đọc diễn cảm trong bàivới giọng nhẹ nhàng ,tình cảm.
 - Hiểu ND : Tả vẻ đẹp đọc đáo của hoa phượng , loài hoa gắn với những kĩ niệm và niềm vui của tuổi học trò. (trả lời được các câu hỏi trong SGK )
II . Chuẩn bị -HS : Học bài và xem nội dung bài.
III.Các hoạt động dạy và học :
 1.Ổn định : 
 2.Bài cũ : Gọi:hs
1. Người các ấp đi chợ Tết trong khung cảnh đẹp như thế nào?
2. Những từ ngữ nào tạo nên một bức tranh phong cảønh chợ Tết giàu màu sắc ?
3. Nêu đại ý?
 3.Bài mới :
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
-Gv giới thiệu bài, ghi bảng.
1: Luyện đọc
- Gọi 1 HS khá đọc cả bài trước lớp.
- Yêu cầu Hs đọc thầm và thực hiện chia đoạn.
 Đ1 : Từ đầu..khích nhau.
 Đ2 : Nhưng hoa càng. Bất ngời vậy.
 Đ3 : Phần còn lại. 
- 3 HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn đến hết bài 
- GV theo dõi và sửa sai phát âm cho HS( lưu ý các từ ngữ dễ sai : một đoá,một loạt, một góc trời, đỏ rực, mát rượi )
-Hướng dẫn Hs nghỉ hơi đúng ở các câu dài( dùng bút chì vạch vào SGK).
- Yêu cầu Hs tiếp tục luyện đọc .
- Sau lượt đọc thứ hai, yêu cầu HS đọc và giải thích một số từ ngữ có trong đoạn mình đọc theo gợi ý của SGK . 
- GV kết hợp giải nghĩa thêm một số từ nếu thấy Hs lúng túng, chưa hiểu nghĩa.
 - GV tổ chừc đọc nhóm đôi.
 - Vài nhóm thi đọc.
- Gọi 1 – 2 HS đọc cả bài.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV đọc diễn cảm cả bài: giọng nhẹ nhàng, truyền cảm . Nhấn giọng các từ tả hoa phượng, lá phượng: xanh um, mát rượi, ngon lành, tươi dịu, rực lên.
2: Tìm hiểu bài.
1 HS đọc đoạn 1.
 - Tai sao tác giả lại gọi hoa phượng là “hoa học trò “?
 * HS đọc thầm đoạn hai.
 - Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặt biệt ?
 1 HS đọc đoạn 3.
 * Màu hoa phượng đổi như thế nào theo thời gian ?
 Qua bài văn nầy tả về vẻ đẹp cây gì ?
3: Luyện đọc diễn cảm 
- Gọi 3 HS đọc bài. Cả lớp theo dõi để tìm giọng đọc phù hợp cho từng đoạn. 
- Gv chốt cách đọc từng đoạn và hướng dẫn Hs: nhấn giọng ở các từ ngữ: Nhấn giọng các từ tả hoa phượng, lá phượng: xanh um, mát rượi, ngon lành, tươi dịu, rực lên.
- Yêu cầu HS luyện đọc đoạn 1 ;2 theo nhóm bàn.
- Gọi một số nhóm thi đọc diễn cảm trước lớp nhận xét, chấm điểm.
- Nhận xét, tuyên dương và ghi điểm cho HS 
- Theo dõi, lắng nghe.
- 1 HS đọc, cả lớp lắng nghe, đọc thầm theo SGK.
- Thực hiện chia đoạn bài văn.
-3HS Nối tiếp nhau đọc bài, cả lớp theo dõi đọc thầm theo.
- Theo dõi cách nghỉ hơi ở những câu văn dài.
- HS phát âm sai - đọc lại.
- HS đọc ngắt đúng giọng.
- Cả lớp đọc thầm phần chú giải trong SGK.
- HS đọc nhóm đôi.
 - vài nhóm thi đọc.
- 1-2 em đọc, cả lớp theo dõi. 
- Lắng nghe.
 1. Tác giả lại gọi hoa phượng là hoa học trò :Vì phượng là loại cây rất gần gũi với học trò, phượng thường được trồng trên các sân trường và nở vào mùa thi của học trò. Khi thấy phượng nở, cậu học trò vừa buồn mà lại vừa vui: buồn vì báo hiệu sắp kết thúc năm học; vui vì báo hiệu được nghỉ hè
Hoa phượng gắn với nhiều kỉ niệm của học trò về mái trường. Mỗi khi nhìn thấy hoa phượng nở, mọi người lại bâng khuâng khi nhớ về tuổi học trò của mình. 
 2. Vẻ đẹp của hoa phượng có nét đặc biệt:
+ Hoa phượng đẹp về số lượng: Phượng không phải là một đoá, không phải vài cành mà là cả một loạt, một vùng, một góc trời đỏ rực, như một xã hội thắm tươi, như muôn ngàn con bướm thắm 
+ Hoa phượng gợi cảm giácvừa buồn lại vừa vui: buồn vì bào hiệu sắp kết thúc năm học ,sắp xa mái trường; vui vì báo hiệu được nghỉ hè.
 + Hoa phượng nỡ nhanh đến bất ngời ,màu phượng mạnh mẻ làm khắp thành phố rực lên như đến tết nhà nhà dán câu đối đỏ. 
 3.Màu hoa phượng đổi theo thời gian: Lúc đầu hoa là màu đỏ còn non. Có mưa, hoa càng tươi dịu. Dần dần số hoa tăng, màu cũng đậm dần, rồi hoà với mặt trời chói lọi, màu phượng rực lên 
 * HS nêu ND bài. 
- 3HS thực hiện đọc theo đoạn, lớp nhận xét và tìm ra giọng đọc hay. 
- HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm.
- 2 cặp HS xung phong đọc.
- Lớp nhận xét.
- Lắng nghe, ghi nhận.
4.Củng cố: Gọi 1 HS đọc bài, nêu đại ý.
	- Nhận xét tiết học.Gv kết hợp giáo dục HS.
5.Dặn dò : -Về nhà học bài. 
	 Chuẩn bị bài tiếp theo.
KHOA HỌC
ÁNH SÁNG.
I.Mục tiêu:
 -Nêu được ví dụ về các vật tự phát sáng và các vật được chiếu sáng :
 + Vật tự phát sáng : Mặt Trời, ngọn lửa,
 + Vật được chiếu sáng : Mặt Trăng, bàn ghế,
Nêu được một số vật cho ánh sáng truyền qua và một số không cho ánh sáng truyền qua.
Nhận biết được ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật truyền tới mất.
II.Chuẩn bị :
-GV :- Một hộp kín có để 1 lỗ thủng nhỏ trong có để một vài đồ vật .
 - Một mẫu nến, một bao diêm, đèn pin, gương con, tấm kính, nhựa trong; tấm kính mờ; tấm ván, 
-HS: Chuẩn bị theo nhóm.	
III.Các hoạt động dạy và học :
 1.Ổn định :
 2.Bài cũ : 
1.Tại sao ta nghe được âm thanh? Nêu ích lợi của âm thanh? 
2.Nêu tác hại của âm thanh ? Cách phòng chống tiếng ồn?
 3.Bài mới : - Giới thiệu bài, ghi đề.
Hoạt động dạy của Gv
Hoạt động học của Hs
HĐ1: Tìm hiểu các vật tự phát ra ánh sáng và các vật được chiếu sáng 
- Yêu cầu HS quan sát các hình1,2 trang 90 SGK vàkinh nghiệm của bản thân; trao đổi và nêu được :Những vật nào tự phát sáng và những vật nào được chiếu sáng?
- Yêu cầu Hs các nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung các ý.
- Gv lưu ý : Các em có thể bổ sung những vai trò khác mà em biết
- Yêu cầu Hs trình bày
 -GV chốt lại:.
- Theo dõi, nhắc lại đề.
- HScác nhóm quan sát các hình trang 90 và theo dõi nội dung trong SGK thực hiện trao đổi các nội dung.
- Hs các nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung các ý.
+ Hình 1: Ban ngày: 
 -Vật tự phát sáng: Mặt trời.
 -Vật được chiếu sáng: gương, bàn ghế 
+Hình 2: Ban đêm: 
 -Vật tự phát sáng: ngọn đèn điện .
 - Vật được chiếu sáng : Mặt Trăng sáng do được mặt Trời chiếu sáng, cái gương, bàn ghế, được đèn pin chiếu sáng và được cả ánh sáng phản chiếu từ Mặt Trời chiếu sáng.
H: Nêu ví dụ về vật tự phát sáng và vật được chiếu sáng?
HĐ 2: Tìm hiểu về đường truyềncủa ánh sáng .
-Tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Dự đoán đường truyền của áng sáng”.
-Gv phổ biến luật chơi:Mời 3- 4 HS đứng trước lớp ở các vị trí khác nhau, 1emcầm đèn hướng tới một trong các Hs đó .
- Yêu cầu HS dự đoán ánh sáng sẽ đi tới đâu. Sau đó bật đèn, so sánh dự đoán với kết quả thí nghiệmvà giải thích tại sao? 
- Yêu cầu Hs làm thí nghiệm như hình 3 trang 90 SGK theo nhóm3.
- Các nhóm trình bày kết quả .
- Nhận xét, rút ra kết luận: Aùnh sáng truyền theo đường thẳng. 
HĐ 3: Tìm hiểu sự truyền ánh sánh qua các vật 
-Yêu cầu Hs làm thí nghiệm2 như trang 91 SGK theo nhóm và ghi lại kết quả vào bảng nhóm
Yêu cầu một số nhóm trình bày trước lớp.Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, đánh giá.
-Gv theo dõi, giúp đỡ thêm.
- HS chơi trò chơi “ Dự đoán đường truyền của áng sáng”.
- Hs làm thí nghiệm như hình 3 trang 90 SGK
- 3-4 nhóm trình bày trước lớp.Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, đánh giá.
- Hs làm thí nghiệm2 như trang 91 SGK theo nhóm và ghi lại kết quả vào bảng nhóm
- Hs trình bày trước lớp.
Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, đánh giá.
 Dán lên bảng lớp:
Các vật cho gần như toàn bộ ánh sáng
Các vật chỉ cho một phần ánh sáng đi qua
Các vật chỉ không cho ánh sáng đi qua
Tấm kính trong 
Tấm kính mờ
Tấm bìa
Cốc nước
Miếng ni lông trắng đục
Quyển vở
=> Lưu ý: Có thể có các cách khác nhau để xác định các vật cho / không cho ánh sáng truyền qua 
HĐ4: Tìm hiểu mắt nhìn thấy vật khi nào . 
H: Mắt ta nhìn thấy vật khi nào? 
- Yêu cầu Hs làm thí nghiệm3 như trang 91 SGK theo nhóm, dụa vào vốn hiểu biết để đua ra dự đoán.
- Các nhóm trình bày kết quả.
- Nhận xét, chốt ý.
- Theo dõi, trả lời các câu hỏi.
 có ánh sáng; mắt không bị
chắn
- Hs làm thí nghiệm3 như trang 91 SGK theo nhóm
kết luận: Ta chỉ nhìn thấùy các vật khi có ánh sáng từ vật đóù truyền tới mắt.
* Lưu ý: Ngoài ra, để nhìn rõ một vật nào đó còn phải lưu ý tới kích thước của vật và khoảng cách từ vật tới mắt.
H:Tìm ví dụ về điều kiện nhìn thấy của mắt? 
- Yêu cầu HS đọc mục bạn cần biết SGK
VD:Nhìn thấy các vật qua cửa kính nhưng không thể thấy qua cửa sổ; trong phòng tối phải bật đèn mới thấy các vật 
4. Củng cố:- Yêu cầu Hs nhắc lại nội dung cần ghi nhớ.
	 - Giáo viên nhận xét tiết học.
5. Dặn dò : Về xem lại bài, học bài, chuẩn bị bài tiếp theo.
Thứ hai, ngày 1, tháng 2, năm 2010
ĐẠO ĐỨC
GIỮ GÌN CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG ( Tiết 1)
 I .Mục tiêu:	
 - Biết được vì sao phải bảo vệ ,giữ gìn các công trình công cộng .
 - Nêu được một số việc cần làm để bảo vệ các công trình công cộng .
 - Có ý thức bảo vệ ,giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương.
II.Chuẩn bị :
 -GV : Chuẩn bị bài dạy, phiếu bài tập
 -HS : Xem nội dung bài.
III.Các hoạt động dạy và học :
 1.Ổn định : 
 2.Bài cũ : 
1. Thế nào là lịch sự với mọi người ?
2. Nêu ghi nhớ ?
 3.Bài mới : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Giới thiệu bài –ghi đề
HĐ1: Xử lý tình huống – 
- Nêu tình huống trong SGK 
- Y ... cả lớp hay mắc sai lỗi.
	 Cho HS xem những bài viết đẹp, nhận xét tiết học .
5. Dặn dò: Về nhà sửa bài, làm bài vào vở bài tập.Chuẩn bị bài tiếp theo.
KĨ THUẬT
TRỪ SÂU BỆNH HẠI CÂY RAU, HOA
I.Mục tiêu:Sau bài học:
HS biết được tác hại của sâu, bệnh hại và cách trừ sâu, bệnh hại phổ biến cho cây rau, hoa.
Nêu được các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây rau, hoa.
- Có ý thức bảo vệ cây, rau hoa và môi trường.
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh, ảnh và mẫu một số loại sâu, bệnh hại cây rau, hoa.
 HS: Xem nội dung bài . 
III. Các hoạt động dạy - học :
1.Ổn định : Chuyển tiết 
2.Bài cũ : Gọi:
 H. Tại sao phải bón phân cho rau, hoa?
 H. Ở gia đình em thường bón phân cho rau, hoa theo cách nào?
 H. Nêu ghi nhớ của bài?
 - Nhận xét, đánh giá .
3.Bài mới : - Giới thiệu bài – Ghi đề .
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1 :Tìm hiểu mục đích của việc trừ sâu, bệnh hại .
 -Yêu cầu HS dựa vào thực tế trong cuôïc sống để trả lời câu hỏi:
H: Nêu tên những loại sâu bệnh hại rau, hoa? 
- Yêu cầu HS quan sát hình 1 SGK và mô tả những biểu hiện cây bị sâu bệnh phá hoại .
- Yêu cầu HS quan sát một số mẫu một số loại sâu, bệnh hại của bộ phận cây như lá, thân, hoa 
 H: Rau, hoa bị sâu bệnh phá hại sẽ như thế nào?
- Gv theo dõi và nhận xét.
- Theo dõi, nhắc lại đề bài.
-Trả lời câu hỏi.
- Quan sát H1 và mô tả những gì quan sát được.
- Trả lời câu hỏi.
- Theo dõi, nhắc lại.
 * Kết luận: Sâu, bệnh hại làm cho cây kém phát triển, năng suất thấp, chất lượng giảm sút. Vì vậy, phải thường xuyên theo dõi, phát hiện sâu, bệnh và diệt trừ sâu bệnh hại kịp thời cho cây. 
HĐ 2: : Tìm hiểu các biện pháp trừ trừ sâu, bệnh hại .
- Yêu cầu HS quan sát hình 2 SGK và nêu những biện pháp trừ sâu, bệnh đang được thực hiện trong sản xuất?
- Quan sát và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, bổ sung.
- Nhắc lại các ý . 
+ Bắt sâu, ngắt lá, nhổ cây bị bệnh tốn nhiều công sức và chỉ có hiệu quả khi sâu, bệnh còn ít.
+Bẫy đèn đỡ tốn công hơn nhưng chỉ áp dụng với sâu hại thích ánh sáng.
+Phun thuốc trừ sâu, bệnh có hiệu quả nhanh nhưng độc với con nguời, động vật khác và gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy phải thực hiện đúng kĩ thuật hướng dẫn, đảm bảo an toàn lao động.
+ Thả các loại ong kí sinh, bọ rùa, kiến diệt sâu hại có kết quả mà không gây độc hại và ô nhiễm môi trường.
- Yêu cầu từng nhóm 2 em trao đổi các nội dung sau: 
1. Tại sao không thu hoạch rau, hoa sau khi phun thuốc trừ sâu, bệnh hại?
2. Khi tiếp xúc với thuốc trừ sâu, bệnh hại, người lao động phải trang bị những vật dùng gì?
- Nhóm trao đổi các nội dung
- Trả lời, trình bày trước lớp.
-Nhận xét bổ sung.
Đảm bảo khoảng thời gian ngừng phun thuốc trước khi thu hoạch để giữ rau sạch, người sử dụng không bị độc hại. 
 Người lao động phải mang găng tay, kính đeo mắt, đeo khẩu trang, đi ủng, mặc quần áo bảo hộ lao động để tránh bị nhiễm độc.
 4.Củng cố : - Yêu cầu Hs trả lời các câu hỏi :
 1. Cây rau, hoa bị sâu bệnh phá hại sẽ có tác hại gì?
2.: Nêu các biện pháp diệt sâu bệnh phá hại?
- Gọi 1 HS đọc ghi nhớ theo SGK T70.
5.Dặn dò: - Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài tiếp theo.
TOÁN
PHÉP CỘNG PHÂN SỐ (TT)
I.Mục tiêu :
 - Biết cộng hai phân số khác mẫu số.
II. Chuẩn bị : - GV: 1 băng giấy.
 - HS : mỗi em 1 băng giấy ; xem trước bài .
III. Hoạt động dạy - học : 
 1.Ổn định: nề nếp.
 2.Bài cũ :- Gọi Hs lên bảng sửa bài trong vở bài tập Toán..
 - Gv nhận xét, sửa bài.
 3.Bài mới: Giới thiệu bài, ghi đề.
Hoạt động dạy của Gv
Hoạt động học của Hs
- Giới thiệu bài.
1 : Cung cấp kiến thức
Gv nêu ví dụ : Một băng giấy chia làm 6 phần bằng nhau. Hà lấy băng giấy và An lấy băng giấy 
-Yêu cầu Hs viết phân số chỉ phần của Hà và của An.
H. Muốn biết Hà và An lấy mấy phần băng giấy ta làm như thế nào?
-Yêu cầu HS nhận xét phép cộng 2 phân số này.
H:Muốn cộng 2 phân số khác mẫu số ta làm như thế nào?
 - Yêu cầu 1 em lên bảng quy đồng mẫu số hai phân số.. 
- Gv nhận xét.
-Học sinh quan sát
- Thực hiện theo yêu cầu của Gv.
=> + 
..phép cộng 2 PS khác mẫu số.
..quy đồng mẫu số hai phân số rồi cộng tử số lại và giữ nguyên mẫu số.
-Dưới lớp thực hiện nháp.
= = Vậy: + = +=
- Yêu cầu Hs nêu quy tắc trong SGK.
2 : Thực hành 
 Bài tâp1 ::
1HS nêu yêu cầu BT1 ..
 Bài tập 2 :
 1HS nêu yêu cầu BT 2 :
- 1HS nêu yêu cầu.
- HS làm vào vở.
Bài 1: Tính
a/ Ta có : ; 
 Vậy : 
 b/ Ta có : ; 
 Vậy : 
c/ Ta có : ==
 ==
 Vậy :+ = =
- 1HS nêu yêu cầu.
- HS làm vào vở.
a/ ; 
 b/
4.Củng cố : - Gọi HS nhắc lại nội dung tiết học.
	 - Giáo viên nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò : Xem lại bài, làm BT 1 ý d; BT2 ý c ,ù d BT3 ..
 Chuẩn bịbài tiếp theo. 
Thứ sáu, ngày 5 , tháng 2, năm 2010
TẬP LÀM VĂN
ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI 
I. Mục tiêu:
 - Nắm được đặc điểm nội dung và hình thức của đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối (ND Ghi nhớ )
 - Nhận biết và bước đầu biết cách sây dựng một đoạn văn nói về lợi ích của loài cây em biết (BT1,2 , mục III ).
II. Chuẩn bị :
GV: Tranh ảnh cây gạo, cây trám đen .
 HS: Học và xem nội dung bài.
III. Các hoạt động dạy học :
1.Ổn định : Hát.
2.Bài cũ : 
- Yêu cầu 2 HS đọc đoạn văn tả loài hoa hay là thứ quả mà em yêu thích .
- Nhận xét, ghi điểm cho HS
3.Bài mới : 
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
Giới thiệu bài – Ghi đề bài
1:Tìm hiểu phần nhận xét rút ghi nhớ 
- Gv giới thiệu các bài tập phần nhận xét.
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu của bài.
- Gọi HS đọc thầm bài Cây gạo. 
- Yêu cầu thảo luận theo nhóm 3 em thực hiện yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu từng cá nhân lần lượt phát biểu ý kiến.
- Gv nhận xét, chốt lời giải đúng:
- 3 HS đọc nối tiếp.
- Thảo luận và làm việc trong nhóm theo yêu cầu.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Trình bày, bổ sung.
+ Bài Cây gạo có 3 đoạn, mỗi đoạn mở đầu ở chỗ lùi vào 1 chữ đầu dòng và kết thúc ở chỗ chấm xuống dòng .
+ Mỗi đoạn tả một thời kì phát triển của cây gạo: 
* Đoạn 1: Tả cây gạo thời kì ra hoa .
* Đoạn 2 : Tả cây gạo lúc hết mùa hoa.
* Đoạn 3: Tả cây gạo thời kì ra quả .
Đ 2: Luyện tập 
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài 1.
- Yêu cầu HS làm việc theo cá nhân.Phát phiếu và bút dạ cho 3 HS tả 3 bộ phận của cây.
- Yêu cầu 3 em lên dán kết quả và đọc đoạn văn của mình.
- Gv nhận xét, chốt các ý đúng.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- HS làm bài vào vở.3 HS viết vào giấy khổ to.
- 3 em lên dán kết quả và đọc đoạn văn của mình.
- HS nhận xét bài của bạn
+ Bài văn có 4 đoạn. (mỗi đoạn mở đàu ở chỗ lùi vào một chữ đầu dòng và kết thúc ở chỗ chấm xuống dòng)
 * Đoạn 1 : Tả bao quát thân cây, cành cây, lá cây trám đen .
 * Đoạn 2 : Giới thiệu hai loại trám đen: trám đen tẻ và trám đen nếp.
 * Đoạn 3 : Ích lợi của trám đen.
 * Đoạn 4 : Tình cảm của tác giả đối với cây trám đen.
 Bài 2: 
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu đề bài 
- Yêu cầu HS làm bài vào nháp , 3 em lên bảng làm.
- Yêu cầu HS nhận xét, sửa chữa trên bảng về cách dùng từ, ngữ pháp cho từng đoạn văn.
- Gv nhận xét cho điểm.
- Yêu cầu cá nhân dưới lớp trình bày bài làm của mình trước lớp.Gọi HS nhận xét bài của bạn.
- Nêu yêu cầu 
- Làm nháp, 3 em lên bảng làm. 
--Đọc bài làm của mình.
- Đọc bài làm hay cho cả lớp nghe.
- Theo dõi, nhận xét.
4.Củng cố : - Gọi HS nhắc lại nội dung tiết học.
	 - Giáo viên nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò : Xem lại bài, làm bài tập ở VBTvà hoàn thành bài tập trong VBT.
 Chuẩn bịbài tiếp theo. 
SINH HOẠT LỚP - TUẦN 23
I. Mục tiêu :
-Đánh giá các hoạt động tuần 23 nêu phương hướng, kế hoạch tuần 24
-Rèn kỹ năng sinh hoạt tập thể. 
-Đoàn kết, giúp đỡ bạn. 
Nhận ra những sai phạm của mình và của bạn để giúp nhau cùng tiến bộ.
-Giáo dục các em có ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể.
II. Chuẩn bị :Nội dung sinh hoạt
III. Các hoạt động :
A .Nhận xét, đánh giá hoạt động trong tuần:
	Lớp trưởng điều khiển cho lớp sinh hoạt.
 	Các tổ trưởng báo cáo tình hình trong tổ. Nhận xét ưu khuyết của từng cá nhân.
	Chi đội trưởng báo cáo tình chung của chi đội.
 	Các thành viên có ý kiến.
	Giáo viên tổng kết chung .
Hạnh kiểm : 
	Lễ phép với thầy cô giáo, hoà đồng cùng bạn bè.
	Thực hiện tốt mọi nề nếp của trường, lớp.
	Nghiêm túc thực hiện giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh lớp học sạch sẽ.
	Đi học chuyên cần, có ý thức đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.
	Thực hiện tốt an toàn giao thông.
Học tập :
	Chuẩn bị đầy đủ sách vở, dụng cụ học tập .
	Học tập chăm chỉ. Duy trì phong trào “ Đôi bạn cùng tiến “
 Các em có ý thức học tập tốt,hoàn thành bài trước khi đến lớp.
 Hoạt động khác :
	Thực hiện thể dục giữa giờ nghiêm túc.
	Tham gia các hoạt động của trường.
	Thực hiện trực sao đỏ.
B. . Nêu phương hướng tuần 24
	Duy trì những kết quả đạt được trong tuần 23 cố gắng phát huy ở tuần 24.
	Tiếp tục thực hiện tốt các quy định của trường, của lớp.
	Thực hiện đi học chuyên cần .
	Duy trì phong trào “ Đôi bạn cùng tiến”
	Thực hiện tốt An toàn giao thông.
	Tham gia tốt các phong trào của nhà trường, sinh hoạt Đội- Sao đúng lịch.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 23 lop 4(7).doc