Giáo án Lớp 4 - Tuần 23 (Bản hay nhất)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 23 (Bản hay nhất)

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức: Hiểu các từ ngữ trong bài. Nắm được nội dung chính của bản tin: Cuộc thi vẽ em muốm sống an toàn được thiếu nhi cả nước hưởng ứng. Tranh dự thi cho thấy cá em có nhận thức đúng về an toàn, đặc biệt là An toàn giao thông và biết thể hiện nhận thức của mình bằng ngôn ngữ hội họa.

2. Kỹ năng: Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng tên viết tắt của tổ chức UNICEF. Biết đọc bài với giọng thông báo, rõ ràng, rành mạch, tốc độ khá nhanh.

3. Thái độ: Giáo dục H yêu thích cuộc sống an toàn và có ý thức chấp hành tốt luật lệ giao thông.

II. Chuẩn bị :

- GV : Tranh minh hoạ nội dung bài đọc trong SGK.

 Bảng phụ viết sẵn những câu, đoạn văn cần luyện.

- HS : SGK.

III. Các hoạt động dạy và học:

 

doc 58 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 310Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 23 (Bản hay nhất)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc
VẼ VỀ CUỘC SỐNG AN TOÀN. 
I. Mục tiêu :
Kiến thức: Hiểu các từ ngữ trong bài. Nắm được nội dung chính của bản tin: Cuộc thi vẽ em muốm sống an toàn được thiếu nhi cả nước hưởng ứng. Tranh dự thi cho thấy cá em có nhận thức đúng về an toàn, đặc biệt là An toàn giao thông và biết thể hiện nhận thức của mình bằng ngôn ngữ hội họa.
Kỹ năng: Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng tên viết tắt của tổ chức UNICEF. Biết đọc bài với giọng thông báo, rõ ràng, rành mạch, tốc độ khá nhanh.
Thái độ: Giáo dục H yêu thích cuộc sống an toàn và có ý thức chấp hành tốt luật lệ giao thông.
II. Chuẩn bị :
GV : Tranh minh hoạ nội dung bài đọc trong SGK.
 Bảng phụ viết sẵn những câu, đoạn văn cần luyện.
HS : SGK.
III. Các hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định (1’)
2. Bài cũ: Khúc hát ru những em bé lớn lên trên lưng mẹ. (4’)
GV kiểm tra 3 H đọc thuộc lòng 1 khổ thơ của bài trên.
GV nhận xét – đánh giá.
3. Giới thiệu bài: Vẽ về cuộc sống an toàn. (1’)
	Bài đọc hôm nay giúp các em hiểu thế nào là 1 bản tin, nội dung tóm tắt của 1 bản tin, cách đọc 1 bản tin, thấy nhận thức và khả năng hôi họa của thiếu nhi Việt Nam thể hiện như thế nào.
GV ghi tựa bài.
4. Phát triển các hoạt động(32’)	
Hoạt động 1 : Luyện đọc
MT: Đọc trôi chảy toàn bài, hiểu các từ ngữ trong bài.
PP: Thực hành, đàm thoại, giảng giải, trực quan.
GV đọc mẫu toàn bộ bản tin.
GV ghi bảng: UNICEF
	 Đọc : Uy-ni-xép
® GV giảng: UNICEF là tên viết tắt cảu Tổ chức Thiếu niên, nhi đồng của liên hợp quốc.
GV lưu ý: 4 dòng mở đầu bài đọc là 4 dòng tóm tắt những nội dung đáng chú ý của bàn tin. Các em phải đọc nội dung tóm tắt này rồi mới đọc vào bản tin.
Chia đoạn: 4 đoạn.
GV theo dõi _ nhận xét.
Hướng dẫn H tìm hiểu nghĩa từ mới: thẩm mĩ, nhận thức, khích lệ, ý tưởng, ngôn ngữ, hội họa.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
MT: Nắm nội dung chính của bản tin.
PP: Thảo luận, đàm thoại, giảng giải, trực quan.
GV chia nhóm: 4 nhóm.
Giáo việc: thảo luận tìm hiểu nội dung bài đọc dựa theo những câu hỏi trong SGK.
+	Chủ đề của cuộc thi vẽ là gì?
+	Thiếu nhi hưởng ứng cuộc thi như thế nào?
+	Điều gì cho thấy thiếu nhi có nhận thức tốt về chủ đề cuộc thi?
+	Những nhận xét nào thể hiện sự đánh giá cao óc thẩm mĩ của các em?
® GV : Đây là 1 bản tin đăng trên báo “Đại đoàn kết”, không báo về tình hình thiếu nhi cả nước tham dự cuộc thi vẽ tranh với chủ đề “Em muốn sống an toàn”
Hoạt động 3: Đọc đúng bản tin.
MT: Giúp H đọc đúng bản tin.
PP: Luyện tập, thực hành, giảng giải.
GV lưu ý: giọng thông báo rõ ràng, rành mạch, tốc độ khá nhanh.
Hoạt động 4: Củng cố
Thi đua giữa 2 dãy.
Nêu lại bố cục của bản tin?
GV nhận xét, đánh giá.
5. Tổng kết – Dặn dò :
Luyện đọc bản tin trên.
Chuẩn bị: “Đoàn thuyền đánh cá”
Nhận xét tiết học.
 Hát 
H đọc và TLCH.
+ Người mẹ làm những công việc gì? Những công việc đó có ý nghĩa như thế nào?
+ Những từ ngữ, hình ảnh nói lên tình yêu thương và niềm hi vọng của người mẹ đối với con.
H nghe.
Hoạt động lớp, nhóm đôi.
H nghe.
H nghe.
Nhiều H tiếp nối nhau đọc từng đoạn (lớp – nhóm đôi)
1 H đọc cả bài.
H đọc thầm phần chú giải nêu nghĩa của từ.
Hoạt động lớp, nhóm.
H trao đổi, thảo luận, đại diện nhóm trình bày.
Lớp nhận xét _ bổ sung.
+ 	Em muốn sống an toàn.
+ 	Chỉ trong vòng 4 tháng đã có 50000 bức tranh của thiếu nhi từ khắp mọi miền đất nước gửi về ban Tổ chức
+	Điểm qua tên 1 số tác phẩm cũng thấy kiến thức của thiếu nhi về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông rất phong phú: Đội mũ bảo hiểm là tốt nhất, gia đình em được bảo vệ an toàn 
+ 	“Phòng tranh trưng bày có màu sắc tươi tắn, bố cục rõ ràng, ý tưởng hồn nhiên, trong sáng mà sâu sắc. Các họa sĩ nhỏ tuổi chẳng những  đến bất ngờ.”
Hoạt động lớp, cá nhân.
H gạch dưới từ cần nhấn, đánh dấu chỗ ngắt giọng đoạn tin sau:
“Được phát động  Kiên Giang”
Nhiều H luyện đọc.
2 H đọc.
H nêu.
Toán
SO SÁNH HAI PHÂN SỐ KHÁC MẪU SỐ. 
I. Mục tiêu : 	
1. Kiến thức : H so sánh 2 phân số bằng cách quy đồng mẫu số 2 phân số ấy.
2. Kỹ năng : Rèn kĩ năng so sánh phân số khác mẫu số.
3. Thái độ : Giáo dục tính chính xác khi làm bài tập về so sánh phân số.
II. Chuẩn bị :
GV : Bảng giấy lớn.
H : Bảng giấy nhỏ, bảng con.
III. Các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động : (1’)
2. Bài cũ : Luyện tập (4’)
Nêu cách so sánh hai phân số cùng mẫu số? Ví dụ?
Nêu cách so sánh phân số với đơn vị? Ví dụ?
Sửa bài tập về nhà:
Bảng lớp.
GV nhận xét, ghi điểm.
3. Giới thiệu bài : (1’)
So sánh hai phân số khác mẫu số.
® Ghi bảng tựa bài.
4. Phát triển các hoạt động (32’)	
Hoạt động 1: Xây dựng kiến thức.
MT: Nắm cách so sánh hai phân số khác mẫu số.
PP: Phân tích, so sánh, quan sát.
Ví dụ:
Chi băng giấy một ra thành ba phần, băng hai ra thành bốn phần bằng nhau. Lấy đi 2 phần ở băng một, 3 phần ở băng 2.
So sánh phần gạch chéo ở mỗi băng giấy. Kết luận?
Viết và dưới dạng phân số cùng mẫu số?
Để so sánh hai phân số này, ta làm gì?
Rút ra cách so sánh hai phân số khác mẫu số?
 Hoạt động 2: Luyện tập.
MT: Vận dụng kiến thức vào bài làm.
PP: Luyện tập, thực hành.
Bài 1: Làm vở.
H so sánh theo mẫu.
Lưu ý: H làm theo mẫu thống nhất cách trình bày.
GV chốt các bước so sánh phân số khác mẫu:
	+ Quy đồng.
	+ So sánh tử số.
 Bài 2: Làm vở.
H đọc mẫu và làm theo mẫu.
Chú ý: chưa tối giản nên GV chỉ lưu ý cho H cách tìm ra mẫu số giống nhau của 2 phân số chứ không nên yêu cầu H rút gọn phân số.
H đổi chéo vở kiểm tra kết quả bài làm.	
Hoạt động 3: Củng cố.
MT: Củng cố khắc sâu kiến thức.
PP: Thi đua, hỏi đáp.
Nếu cách so sánh hai phân số khác mẫu? Cho ví dụ.
Thi đua: so sanh 2 phân số.
5. Tổng kết – Dặn dò :
Làm bài tập 2/ 32.
Học ghi nhớ.
Chuẩn bị : “Luyện tập”.
Nhận xét tiết học.
 Hát 
Phân số có tử số lớn hơn thì lớn hơn.
Phân số có tử số bé hơn mẫu số thì phân số bé hơn 1
c/ 
d/ 
Hoạt động lớp, cá nhân.
 < 
Ta quy đồng mẫu số:
Vì < nên < 
Quy đồng mẫu số các phân số rồi so sánh các tử số của chúng.
H lặp lại.
Hoạt động cá nhân.
a/ và Ta có:
Vì > nên > 
Tương tự với các bài còn lại.
b/ và 	c/ và 
H sửa bài.
a/ và Ta có:
Vì > nên > 
b/ tương tự bài a.
	 = 
H sửa bài bảng lớp.
Hoạt động cá nhân, lớp.
	 và 
Lịch sử
TRỊNH_NGUYỄN PHÂN TRANH.
Mục tiêu : 
1. Kiến thức : H biết được từ TKXVI, triều đình nhà Lê suy sụp. Đất nước từ đây bị chia cắt thành Nam Triều, Bắc Triều rồi tiếp đó là Đàng Trong, Đàng Ngoài. Nhân dân bị đẩy vào cuộc chiến tranh phi nghĩa. 
	2. Kỹ năng : Thuật lại được diễn biến cuộc chiến giữa Nam Triều và Bắc Triều, giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài.
Thái độ : Có lòng ham tìm hiểu lịch sử dân tộc.
Chuẩn bị :
GV : Bản đồ, lược đồ SGK.
HS : SGK.
Các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Khởi động : (1’)
Bài cũ : Ôn tập. (4’)
Nhà Lê ra đời khi nào? Do ai đứng đầu?
Nêu những thành tựu của nhà Lê mà em biết.
Ghi nhớ.
Nhận xét, cho điểm.
Giới thiệu bài : (1’) 	
Trịnh_Nguyễn phân tranh.
Phát triển các hoạt động : (32’)
Hoạt động 1: Tình hình nhà Lê thế kỉ XVI.
MT: H nắm tình hình nhà Lê vào thế kỉ XVI.
PP : Đàm thoại, giảng giải.
Hãy so sánh các vua cuối thời Lê và đầu thời Lê.
Hoạt động 2: Tình hình đất nước từ năm 1527.
MT: H nắm tình hình đất nước từ năm 1527.
PP: Thảo luận, giảng giải.
Năm 1527 ai lật đỗ triều Lê lập ra triều Mạc?
Đất nước lúc này như thế nào?
Năm 1592 nước ta có sự kiện gì?
Sau 1592 đất nước ta ra sao?
Chiến tranh Nam triều và Bắc triều cũng như Đàng Trong và Đàng Ngoài vì mục đích gì?
Cuộc chiến này ai chịu nhiều thiệt thòi nhất.
GV chốt ý ® Ghi nhớ.
Hoạt động 3: Củng cố.
Cuộc chiến tranh giữa Nam Triều và Bắc Triều ( Đàng Trong và Đàng Ngoài ) theo em có đúng không?
Kể những cực khổ mà nhân dân lao động phải chịu.
5. Tổng kết – Dặn dò :
Xem lại bài
Chuẩn bị: Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong.
 Hát 
H nêu
Hoạt động lớp.
Đầu thời Lê: các vua xây dựng và bảo vệ tổ quốc, làm nên nhiều thành tựu.
Cuối thời Lê: các vua ngày đêm ăn chơi xa xỉ và xây dựng cung điện. Vua Uy Mục là “ vua Quỷ” và vua Tương Dực là “ vua Lợn”.
Hoạt động nhóm đôi.
1527 Mạc Đăng Dung lật đỗ nhà Lê lập ra nhà Mạc ( gọi là Bắc Triều ).
Vua Lê được nhà Nguyễn giúp sức lập ra một triều đình riêng 
 ( gọi là Nam Triều ).
Đất nước bị chia cắt. Nam Triều và Bắc Triều đánh nhau gây ra cuộc nội chiến kéo dài khoảng 60 năm.
1592 nhà Lê diệt được họ Mạc.
Họ Trịnh và họ Nguyễn nổi lên hùng cứ một phương. Từ sông Gianh trở ra là Đàng Ngoài thuộc họ Trịnh. Từ sông Gianh trở vào là Đàng Trong thuộc họ Nguyễn.
Từ đó giang sơn bị chia cắt tới 50 năm.
Vì quyền lợi ích kỉ của giòng họ.
Nhân dân lao động.
H nêu.
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA. 
I. Mục tiêu :
Kiến thức: H kể lại được từ nhiên, cốt truyện rõ ràng, giúp người nghe hiểu được một câu chuyện chính các em trực tiếp tham gia (hoặc tận mắt chứng kiến) theo yêu cầu của đề bài: Em đã làm gì để góp phần giữ xóm làng (đường phố, trường học) xanh, sạch, đẹp?
Kỹ năn ... ùc bô lão ca hát cho tóc chóng dài. Sau 18 tháng, tóc được bứng khỏi đầu, thành vật trang sức quí giá cho mỗi đàn ồng.
	* Tóm tắt trong 4 câu:
	Đàn ông Pa-pua Niu Ghi-nê dùng hết thời gian trong ngày cho việc trang điểm và tìm kiếm các bộ lông chim để làm mũ.
	Họ phải tự nhốt mình trong các trường dạy làm tóc, không được tiếp xúc với người thân. Suốt trong ngày họ chỉ nghĩ đến tóc và luôn được nghe các bô lão ca hát cho tóc chóng dài. Sau 18 tháng, tóc được bứng khỏi đầu, thành vật trang sức quí giá cho mỗi đàn ồng.
	* Tóm tắt trong 3 câu:
	Đàn ông Pa-pua Niu Ghi-nê rất thích trang điểm.
	Họ dùng thời gian vào việc đi kiếm lông chim và nuôi tóc. Họ thường nuôi tóc trong 18 tháng để có được một bộ tóc giả vừa ý.
	* Tóm tắt trong 2 câu:
	Đàn ông Pa-pua Niu Ghi-nê rất thích trang điểm. Họ dùng thời gian vào việc đi kiếm lông chim và nuôi tóc giả.
	* Tóm tắt trong 1 câu:
	Đàn ông Pa-pua Niu Ghi-nê rất thích làm đẹp.
H đọc yêu cầu.
Lớp đọc thầm.
H trao đổi, thảo luận đưa ra phương án tóm tắt in đậm cho bản tin “Đàn ông cũng thích làm đẹp”.
Đại diện nhóm phát biểu.
Lớp thảo luận.
1 H đọc yêu cầu.
2 H đọc bản tin “Vịnh Hạ Long được tái công nhận là di sản văn hóa thế giới”.
Lớp đọc thầm yêu cầu, chú giải từ ngữ khó sau bài đọc.
H làm việc cá nhân hoặc trao đổi theo cặp để đưa ra các phương án tóm tắt tin theo yêu cầu.
H phát biểu ý kiến.
Hoạt động lớp.
1 H nhắc lại tác dụng của việc tóm tắt tin, cách tóm tắt.
H thực hiện.
Nhận xét.
Toán
PHÉP CỘNG PHÂN SỐ. 
I. Mục tiêu :
Kiến thức : Biết quy tắc cộng hai phân số cùng mẫu số.
Kỹ năng : Rèn kĩ năng cộng chính xác, trình bày làm đúng quy định.
Thái độ : Giáo dục H cẩn thận khi thực hiện pép cộng hai pphân số cùng mẫu số.
II. Chuẩn bị :
GV : Băng giấy.
HS : Giấy cỡ 30 cm ´ 10 cm , bút màu.
III. Các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động: (1’)
2. Bài cũ: Bài kiểm tra số 1. (4’)
Nhận xét kết quả và thống kê.
3. Giới thiệu bài : (1’)
Phép cộng hai phân số.
Ghi bảng tựa bài
4. Phát triển các hoạt động(32’)	
Hoạt động 1: Củng cố khái niệm
MT: Ôn những hiểu biết về phân số.
PP: Thảo luận, tổng hợp.
Tìm hiểu ví dụ, rút quy tắc:
Ví dụ: Một băng giấy được chia ra làm 8 phần bằng nhau.
Nam lấy đi 3 phần. Viết phân số chỉ số phần Nam lấy đi.
Hùng lấy đi 2 phần, viết phân số chỉ số phần Hùng lấy đi?
Cho H dùng bút màu tô phần lấy đi.
Viết phép tính để tính tổng số phần đã lấy đi?
Hoạt động 2: Cộng 2 phân số cùng mẫu
MT: Giúp H biết cộng 2 phân số cùng mẫu.
PP: Thực hành, vấn đáp.
Quan sát hình vẽ, viết phân số biểu thị kết quả?
Nhận xét tổng hai phân số?
Vậy, muốn cộng hai phân số cùng mẫu số, ta làm thế nào?
Thực hiện lai phép côïng trên cho đủ bước?
Hoạt động 3: Cộng nhiều phân số cùng mẫu
MT: Giúp H biết cộng nhiều phân số cùng mẫu.
PP: Thực hành, vấn đáp.
Vẫn với băng giấy trên, nếu em lấy thêm 1 phần nữa thì kết quả là? Vì sao?
Vậy, muốn tính tổng nhiều phân số cùng mẫu số ta làm sao?
* Cộng phân số với số tự nhiên
Cho phép cộng 2 + muốn tính tổng trên ta có thể dùng cách nào?
Thực hiện?
Lặp lại cách làm?
Hãy viết tổng dưới dạng hỗn số?
Nhận xét gì về nghệ thuật giữa kết quả 2 và 2 + ?
Vậy, để tính nhanh tổng của 1 số tự nhiên và một phân số ta có thể làm cách nào?
* Lưu ý: Phân số < 1
Hoạt động 4: Luyện tập.
MT: Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức.
PP: Luyện tập, thực hành.
Bài 1: Bảng lớp, vở.
Làm cột 1.
2 em làm bảng lớp, H còn lại làm vào vở.
Bài 2: Làm vở 
Làm cột 1.
Hướng dẫn H làm theo mẫu.
Bài 3: Làm vở
Làm dòng 2, 3
Lưu ý viết số tự nhiên dưới dạng phân số.
Bài 3: H tự giải.
GV kiểm tra
Hoạt động 5: Củng cố.
MT: Củng cố kiến thức.
PP: Hỏi đáp.
Nêu lại cách cộng 2 phân số cùng mẫu.
Nêu lại cách cộng nhiều phân số cùng mẫu.
5. Tổng kết – Dặn dò :
BT 4/ 37
Học quy tắc.
Chuẩn bị: “Phép cộng phân số (tt)”
Nhận xét tiết học.
 Trò chơi. 
Hoạt động nhóm.
H đọc ví dụ.
H thao tác cùng giáo viên.
 băng băng
 giấy	giấy
 + = ?
	 băng giấy
+ Tử số của tổng = tổng hai tử số.
+ Mẫu số không đổi.
T cộng hai tử số với nhau và giữ nguyên mẫu số.
Cho H nhắc lại ghi nhớ nhiều lần.
	 băng giấy
Do 
Cộng tất cả các tử số lại với nhau và giựõ nguyên mẫu số.
Viết số tự nhiên 2 vế dạng phân số có mẫu số bằng mẫu số của phân số đã cho rồi thực hiện phép cộng 2 phân số cùng mẫu số.
H nêu.
	 = 2 
+ Phần nguyên 2 của kết quả là số hạng thứ nhất (số tự nhiên 2)
+ Phần phân số của kết qả là số hạng thứ hai (phân số )
Viết tổng ấy thành một hỗn số với phần nguyên là số tự nhiên, phần phân số là phân số.
H lặp lại.
Hoạt động lớp, cá nhân.
H nêu lại cách cộng hai phân số cùng mẫu số.
Tính:
Sửa bài miệng.
Sửa bảng lớp.
H đọc đề và giải.
 Phần quãng đường ôtô đi được:
 (quãng đường)
	ĐS: quãng đường.
H nêu.
Khoa học
BÓNG TỐI. 
I. Mục tiêu :
Kiến thức: Nêu được: Bóng tối xuất hiện phía sau vật cản sáng khi được chiếu sáng. Dự đoán được vị trí, hình dạng bóng tối trong một số trường hợp đơn giản.
Kỹ năng: Biết bóng của một vật thay đổi về hình dạng, kích thước khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật đó thay đổi. Biết cách xác định thời gian trong ngày và ước chừng phương hướng dựa vào bóng của vật dưới ánh nắng mặt trời.
Thái độ: Thích tìm hiểu khoa học.
II. Chuẩn bị :
GV : SGK.
HS : Chuẩn bị theo nhóm: Đèn pin, tờ giấy to hoặc tấm vải, kéo, bìa, một số thanh tre ( gỗ ) nhỏ ( để gắn các miếng bìa đã cắt làm “ phim hoạt hình” ).
III. Các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động : (1’)
2. Bài cũ: Ánh sáng. (4’)
Nêu ví dụ chứng tỏ ánh sáng truyền theo đường thẳng?
Nêu những vật nào cho ánh sáng truyền qua?
Nêu những vật nào không cho ánh sáng truyền qua?
3. Giới thiệu bài : (1’)
 Bóng tối
4. Phát triển các hoạt động(32’)	
Hoạt động 1: Tìm hiều về bóng tối.
MT: Nêu được: bóng tối xuất hiện phía sau vật cản sáng khi được chiếu sáng. Dự đoán được vị trí, hình dạng bóng tối trong một số trường hợp đơn giản. Biết bóng của một vật thay đổi về hình dạng, kích thước khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật đó thay đổi.
PP : Thí nghiệm, thảo luận, giảng giải.
GV yêu cầu quan sát hình vẽ trong SGK trang 92.
Tiếp đó, có thể làm thí nghiệm như sau: Chiếu đèn pin. Yêu cầu các em đoán xem đứng ở đâu thì có bóng trên tường. Sau đó bật đèn kiểm tra.
GV giới thiệu cho H về việc bố trí, cách thực hiện thí nghiệm trong SGK trang 93.
Tổ chức cho H dự đoán ( làm việc cá nhân ).
Tại sao em đưa ra dự đoán như vậy?.
Lưu ý: Khi làm thí nghiệm, nếu dùng đèn pin thì nên tháo bộ phận phản chiếu sáng phía trước ( pha đèn ).
GV ghi lại kết quả trên bảng:
 Hát 
H nêu
Hoạt động nhóm, lớp.
H quan sát
H tiến hành làm thí nghiệm.
H dựa vào kinh nghiệm để trả lời câu hỏi.
H đoán.
Sau đó trình bày các dự đoán của mình.
H dựa vào hướng dẫn và các câu hỏi trong SGK, làm việc theo nhóm để tìm hiểu về bóng tối.
Các nhóm trình bày và thảo luận chung cả lớp.
 Kết quả
 . . .
Bóng tối xuất hiện ở đâu và khi nào?
Sau đó GV có thể cho H làm thí nghiệm ( chung cả lớp hoặc theo nhóm ) để trả lời cho các câu hỏi như: Có cách nào làm cho bóng của vật to hơn không?
Điều gì sẽ xảy ra nếu đưa vật dịch lên trên, Bóng của vật thay đổi khi nào?
Hoạt động 2: Trò chơi “ Hoạt hình”
MT: Củng cố, vận dụng kiến thức đã học về bóng tối.
PP: Trò chơi
Đóng kín cửa làm tối phòng học.
Căng một tấm vải hoặc tờ giấy to
 ( làm phòng ), sử dụng ngọn đèn 
 chiếu.
Chơi trò chơi “ Xem bóng, đoán vật”.
GV nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 3: Quan sát sự thay đổi bóng của chiếc cọc theo thời gian trong ngày.
MT: Biết cách xác định thời gian trong ngày và ước chừng phương hướng dựa vào bóng của vật dưới ánh nắng mặt trời.
PP: Thực hành, giảng giải.
Theo hướng dẫn trong SGK trang 93. Cắm một chiếc cọc ở ngoài trời vào một ngày nắng.
Đánh dấu bóng của chiếc cọc vào buổi sáng vào lúc 9h, 10h, 11h, luc 12h trưa và buổi chiều lúc 1h, 2h, 3h. Nhận xét xem bóng của chiếc cọc thay đổi như thế nào theo thời gian trong ngày và vì sao bóng của chiếc cọc lại thay đổi.
Để tìm phương hướng có thể làm như sau: Nối đỉnh bóng của cọc lúc 9h sáng với đỉnh bóng của cọc vào lúc 3h chiều sẽ được phương Đông – Tây.
Hoạt động này không yêu cầu phải thực hiện xong trong phạm vi tiết học này.
5. Tổng kết – Dặn dò :
Xem lại bài.
Chuẩn bị: “ Ánh sáng và việc bảo vệ đôi mắt”.
GV nhận xét tiết học.
Bóng tối xuất hiện phía sau vật cản sáng khi vật này được chiếu sáng.
H nêu.
H nêu.
Hoạt động lớp
H cắt các vật bằng bìa làm các nhân vật rồi biểu diễn ( có thể chọn một câu chuyện ngắn nào đó mà các em đã học ).
Cả lớp đoán xem là vật gì? Vì sao biết?
Xoay vật trước đèn, yêu cầu các em dự đoán xem bóng của vật thay đổi thế nào? Ở vị trí nào trông giống vật nhất?
H nhận xét.
Hoạt động lớp
H có thể thực hiện ở trường vào một ngày nắng hoặc ở nhà vào ngày nghỉ (sau khi đã học tiết này).
Sau đó H báo cáo kết quả và thảo luận chung vào một tiết khác 
 (hẳng hạn vào tiết ôn tập ).

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_23_ban_hay_nhat.doc