Giáo án Khối 4 - Tuần 8 (Bản 2 cột chuẩn kiến thức kĩ năng)

Giáo án Khối 4 - Tuần 8 (Bản 2 cột chuẩn kiến thức kĩ năng)

A. MỤC TIÊU:

1 - Kiến thức & Kĩ năng:

- Tính được tổng của 3 số, vận dụng một số tính chất để tính tổng của 3 số bằng cách thuận tiện nhất .

2 - Giáo dục:

 - Rèn cẩn thận , chính xác khi làm bài .

B. CHUẨN BỊ:

GV - Phấn màu .

C. LÊN LỚP:

a. Khởi động: Hát “Bạn ơi lắng nghe”

b. Bài cũ :

 - Tính chất kết hợp của phép cộng .

 - Kiểm tra bài tập về nhà .

c. Bài mới:

 

doc 46 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 20/01/2022 Lượt xem 217Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 8 (Bản 2 cột chuẩn kiến thức kĩ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Toán 
 	 LUYỆN TẬP.
A. MỤC TIÊU:
1 - Kiến thức & Kĩ năng: 
- Tính được tổng của 3 số, vận dụng một số tính chất để tính tổng của 3 số bằng cách thuận tiện nhất .
2 - Giáo dục: 
	- Rèn cẩn thận , chính xác khi làm bài .
B. CHUẨN BỊ:	 
GV - Phấn màu .
C. LÊN LỚP:
a. Khởi động: Hát “Bạn ơi lắng nghe”
b. Bài cũ :
 - Tính chất kết hợp của phép cộng .
 - Kiểm tra bài tập về nhà .
c. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Giới thiệu: 
Luyện tập .
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1 : Củng cố về kĩ năng làm tính , vận dụng tính chất của phép tính và tìm thành phần chưa biết .
- Bài 1b : củng cố kĩ năng
Yêu cầu HS nêu cách thực hiện. 
- Bài 2 : ( dòng 1, 2 )
- vận dụng tính chất phép cộng.
Yêu cầu HS giải thích cách làm 
- Bài 3 : Tìm thành phần chưa biết . 
-Yêu cầu nêu qui tắc 
- Vận dụng tính giao hoán, rồi kết hợp các số theo cách thuận tiện nhất 
Hoạt động 2 : Củng cố giải toán có lời văn và tính chu vi hình chữ nhật .
- Bài 4 a: giải toán có lời văn.
Nêu yêu cầu bài .
Hoạt động lớp .
- Nêu yêu cầu bài, làm bảng con bài/1a
- Nêu yêu cầu của bài rồi tự làm bài và chữa bài vào phiếu.
- Nêu yêu cầu bài rồi tự làm bài và chữa bài .
-2 HS lên bảng
Hoạt động lớp .
- Tự làm bài vào vở, chữa bài .
 Đáp số : 5406 người.
4. Củng cố : 
- Hệ thống nội dung vừa luyện tập .
5. Nhận xét - Dặn dò: 
- Nhận xét lớp. 
	- Làm lại bài tập 1/46 .
	- Chuẩn bị : Tìm hai số khi biết Tổng và Hiệu của hai số đó.
Chiều thứ 3 Đạo đức
 	 TIẾT KIỆM TIỀN CỦA (tiết 2).
A. MỤC TIÊU:
1 - Kiến thức & Kĩ năng :
 - Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của .
- Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của .
- Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở , đồ dùng , điện, nước  trong cuộc sống hàng ngày .
* GDBVMT :Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện, nước, trong cuộc sống hằng ngày là góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
* Kĩ năng sống : - Kĩ năng bình luận, phê phán việc lãng phí tiền của .
	 - Kĩ năng lập kế hoạch sử dụng tiền của bản thân .
B. CHUẨN BỊ:
 	Một vài bức tranh hoặc đồ vật dùng cho hoạt động khởi động .
 Mỗi em chuẩn bị 2 tấm bìa : màu đỏ , xanh .
C. LÊN LỚP:
a. Khởi động: Hát “Bạn ơi lắng nghe”
b. Bài cũ : - Nêu lại ghi nhớ Tiết kiệm tiền của .
c. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Giới thiệu bài mới:
 -Tiết kiệm tiền của (T2).
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1 : Làm việc cá nhân .
-Bài tâp 4/13:
 * Gắn bảng phụ ghi nội dung trắc nghiệm
 * Kết luận. - Và nhận xét 
* GDBVMT :Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện, nước, trong cuộc sống hằng ngày là góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
Hoạt động 2 : Xử lý tình huống
- Chia nhóm , giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận và đóng vai một tình huống trong BT5 .
-Tổ chức đóng vai.
- Thảo luận :
-Kết luận chung.
Hoạt động lớp , cá nhân .
- Mỗi em làm bài tập .
- Một số em chữa bài tập và giải thích 
- Cả lớp trao đổi , nhận xét .
- Tự liên hệ bản thân .
Hoạt động nhóm .
- Các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai .
- Vài nhóm lên đóng vai .
- Các nhóm thảo luận. 
+ Cách ứng xử như vậy đã phù hợp chưa ? Có cách ứng xử nào khác không ?
+ Em cảm thấy thế nào khi ứng xử như vậy ?
- Vài em đọc lại Ghi nhớ SGK .
4. Củng cố : 
	-Liên hệ thực tế : tiết kiệm nước, điện, giấy .
5. Nhận xét - Dặn dò : 
-Nhận xét lớp. 
 - Sưu tầm các truyện , tấm gương về tiết kiệm tiền của .
- Chuẩn bị : Tiết kiệm thời giờ.
Tuần :8 Thứ hai, ngày 03 tháng 10 năm 2011.
Tập đọc 
 	NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ
A. MỤC TIÊU:
1 - Kiến thức & Kĩ năng :
	- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng vui hồn nhiên .
- Hiểu nội dung : Những ước mơ ngộ nghĩnh , đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp . ( trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4 ; thuộc 1, 2 khổ thơ trong bài )
* HS khá, giỏi: thuộc và đọc diễn cảm được bài thơ ; trả lời CH3
2 - Giáo dục :
	-Biết ước mơ tốt đẹp về tương lai .
B. CHUẨN BỊ:
	- Tranh minh họa. Băng giấy viết khổ 1,4 hướng dẫn đọc .
C. LÊN LỚP:
a. Khởi động: Hát “Bạn ơi lắng nghe”
b. Bài cũ : - Kiểm tra 2 nhóm HS đọc phân vai bài Ở Vương quốc Tương Lai 
	* Nhóm 1 : 8 em đọc màn 1 , trả lời câu hỏi 2 .
	* Nhóm 2 : 6 em đọc màn 2 , trả lời câu hỏi 3 .
c. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Giới thiệu bài 
Nếu chúng mình có phép lạ (tranh)
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1 : Luyện đọc 
- Chỉ định 1 HS đọc cả bài. 
- Hướng dẫn phân đoạn.
- Giúp HS sửa lỗi phát âm , ngắt nhịp.
- Đọc diễn cảm cả bài.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài 
-Tổ chức thảo luận câu hỏi: 1,2,3/77 SGK. 
- Tổ chức hỏi đáp.
- Liên hệ bản thân phát biểu tự do và giải thích 
 Hiểu ý nghĩa của bài : Bài thơ ngộ nghĩnh , đáng yêu , nói về ước mơ của các bạn nhỏ khi ước mơ về một tương lai tốt đẹp .
Hoạt động 3 : Đọc diễn cảm :
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm 2 – 3 khổ thơ .
* Đọc mẫu khổ thơ . Sửa chữa , uốn nắn .
 Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng hồn nhiên , vui tươi của các bạn nhỏ .
-Theo dõi
Hoạt động cả lớp
1 HS đọc cả bài.
 Phân đoạn.
- 4 em tiếp nối nhau đọc 5 khổ thơ . (3 lượt) .
 Kết hợp phát âm và giải nghĩa các từ khó.
Luyện đọc theo cặp . 
Vài em đọc cả bài 
Hoạt động nhóm .
- Đọc thầm , đọc lướt thảo luận theo nhóm lớn.
- Đọc cả bài , trả lời :
* Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài?
* Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì ?
- Đọc cả bài , trả lời :
* Mỗi khổ thơ nói lên một điều ước của các bạn nhỏ . Những điều ước ấy là gì ?
- Đọc lại khổ 3 , 4 , giải thích ý nghĩa của những cách nói sau :
+ Ước không còn mùa đông
+ Ước hóa trái bom thành trái ngon .
Nhận xét về ước mơ của các bạn nhỏ trong bài thơ .
Hoạt động cả lớp
- 4 em đọc tiếp nối nhau 5 khổ thơ .
* Luyện đọc diễn cảm theo cặp .
* Thi đọc diễn cảm trước lớp .
* Nhẩm học thuộc lòng bài thơ .
* Thi học thuộc lòng từng khổ , cả bài .
4. Củng cố : 
- Nêu ý nghĩa bài thơ. Liên hệ thực tế :trong cuộc sống cần có những ước mơ đẹp làm mục đích hướng tới ngày mai tốt đẹp
5. Nhận xét - Dặn dò : 
	- Nhận xét tiết học .
	- Tiếp tục về nhà luyện đọc.
	-Chuẩn bị: Đôi giày ba ta màu xanh. 
Lịch sử 
 	 ÔN TẬP.
A. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức&Kĩ năng:
	- Nắm được tên các giai đoạn lịch sử đã học từ bài 1 đến bái 5 .
	+ Khoảng năm 700 TCN đến năm 179 TCN : Buổi đầu dựng nước và giữ nước
	+ Năm 179 TCN đến năm 938 : Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại nền độc lập
	- Kể lại một số sự kiện tiêu biểu về :
	+ Đời sống người Lạc Việt dưới thời Văn Lang
	+ Hoàn cảnh, diễn biến và kết quả của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng .
+Diễn biến và ý nghiaxcuar chiến thắng Bạch Đằng .
2 - Giáo dục:
- Tự hào truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc ta .
B. CHUẨN BỊ:
- Băng và hình vẽ trục thời gian .
- Một số tranh , ảnh , bản đồ phù hợp với yêu cầu mục I SGK .
C. LÊN LỚP:
 a. Khởi động: Hát “Bạn ơi lắng nghe”
 b.Bài cũ : Em hãy kể lại trận quân ta đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng ?
 - Chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa như thế nàođối với nước ta thời bấygiờ . 
c. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Giới thiệu bài: Ôn tập.
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1 : 
- Treo băng thời gian lên bảng .
- Tổ chức cho HS lên bảng ghi vào chỗ chấm tên hai giai đoạn lịch sử đã học từ bài 1 đến bài 5
 Hoạt động 2 : 
- Treo trục thời gian ở bảng .
- Tổ chức cho HS lên bảng ghi lại các sự kiện lịch sử tương ứng với thời gian có trên trục .
Hoạt động 3 : 
Yêu cầu kể lại bằng lời hoặc bằng bài viết hay bằng hình vẽ về 1 trong 3 nội dung sau:
a)Đời sống người Lạc Việt dưới thời Văn Lang.
b) Nêu diễn biến và kết quả của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
c) Trình bày diễn biến và nêu ý nghĩa chiến thắng Bạch Đằng. 
Hoạt động lớp , cá nhân .
- HS lên bảng ghi nội dung như yêu cầu SGK .
- Lớp vẽ trục thời gian và ghi nội dung như yêu cầu SGK .
Hoạt động lớp , cá nhân .
- HS thảo luận ghi nội dung như yêu cầu SGK .
- HS lên bảng .
- Lớp vẽ trục thời gian và ghi nội dung như yêu cầu SGK vào vở .
Hoạt động nhóm .
- Mỗi em chuẩn bị theo yêu cầu mục 3 SGK .
- Một số em báo cáo kết quả làm vệc của mình trước lớp .
-Gợi ý : 
Câu a) xem SGK / 14
Câu b) xem SGK / 19, 20
Câu c) xem SGK / 23
4. Củng cố : 
- Hệ thống bài học: 2 giai đoạn lịch sử : 
Buổi đầu dựng nước và giữ nước ; 
Hơn 1000 năm đấu tranh giành lại độc lập.
	-Giáo dục HS tự hào truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc .
5. Nhận xét - Dặn dò : 
-Nhận xét lớp. 
-Về đọc lại bài và học ghi nhớ.
-Chuẩn bị giai đoạn : Buổi đầu độc lập.
Thứ ba, ngày 04 tháng 10 năm 2011.
Toán 
	TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ HIỆU CỦA HAI SỐ ĐÓ.
A. MỤC TIÊU:
1 - Kiến thức &Kĩ năng:
- Biết cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó .
- Bước đầu biết giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó 
2 - Giáo dục:
	- Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
B. CHUẨN B
 - Bảng phụ ghi bài giải mẫu - Phấn màu .
C. LÊN LỚP:
a. Khởi động: Hát “Bạn ơi lắ ... C SINH
1. Giới thiệu bài: Ăn uống khi bị bệnh .
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1 : Thảo luận về chế độ ăn uống đối với người mắc bệnh thông thường .
- Ghi các câu hỏi vào bảng phụ cho các nhóm thảo luận 
- Kết luận : ( Như mục Bạn cần biết SGK ) 
GDBVMT : Ta cần ăn uống hợp vệ sinh có đầy đủ chất để không bị bệnh .
Hoạt động 2 : Thực hành pha dung dịch , chuẩn bị vật liệu để nấu cháo muối .
-Yêu cầu cả lớp quan sát và đọc lời thoại trong hình 4 , 5 SGK .
-Gọi 2 HS: 
 * 1 em đọc câu hỏi của bà mẹ đưa con đến khám bệnh .
 * 1 em đọc câu trả lời của bác sĩ .
- Đặt câu hỏi :Bác sĩ đã khuyên người bị bệnh tiêu chảy cần phải ăn uống như thế nào ?
-Yêu cầu các nhóm báo cáo về đồ dùng đã chuẩn bị để pha dung dịch ô-rê-dôn hoặc nước cháo muối .
-Chia hai nhóm làm việc: 1 nhóm pha dung dịch; 1 nhóm chuẩn bị vật liệu nấu cháo muối. 
( Không yêu cầu nấu cháo ) 
- Đi tới các nhóm theo dõi và giúp đỡ .
- Nhận xét chung về hoạt động thực hành .
Hoạt động 3 : Đóng vai .
- Tình huống:
 Ngày chủ nhật , bố mẹ Lan đi về quê . Lan ở nhà với bà và em bé mới 1 tuổi . Lan nhận thấy em bé bị đi ỉa chảy nặng và đã nói với bà cho em bé uống nhiều nước cháo có bỏ một ít muối. Nhờ thế đã cứu sống được em bé .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Nhóm thảo luận :
+ Kể tên các thức ăn cần cho người mắc các bệnh thông thường .
+ Đối với người bệnh nặng , nên cho ăn món ăn đặc hay loãng ? Tại sao ?
+ Đối với người bệnh không muốn ăn hoặc ăn quá ít , nên cho ăn thế nào ?
-Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận.
- Đại diện các nhóm lần lượt trình bày .
- Các nhóm khác bổ sung .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Cả lớp quan sát và đọc lời thoại 
- 2 HS đọc .
-Vài em nhắc lại lời khuyên của bác sĩ .
- Các nhóm báo cáo về đồ dùng đã chuẩn bị để pha dung dịch ô-rê-dôn hoặc nước cháo muối 
* Đọc hướng dẫn ghi trên gói để pha dung dịch ô-rê-dôn .
* Quan sát chỉ dẫn ở hình 7 và làm theo - Mỗi nhóm cử 1 bạn lên làm trước lớp .
- Lớp theo dõi , nhận xét .
Hoạt động nhóm .
- Các nhóm thảo luận tình huống .
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn phân vai theo tình huống nhóm đã đề ra .
- Các vai hội ý lời thoại và diễn xuất .
- Các bạn khác góp ý kiến .
4. Củng cố : 
- Vận dụng những điều đã học vào cuộc sống cóý thức ăn uống hợp vệ sinh khi bị bệnh .
5. Nhận xét - Dặn dò : 
-Nhận xét lớp. 
- Nhắc nhở luôn ăn uống đủ chất.
	- Chuẩn bị bài Phòng tránh tai nạn đuối nước .
Toán 
Tiết 1
I.Mục tiêu:
- HS biết tìm được tổng và hiệu của hai số.Giải được bài toán có lời văn.
II. Đồ dùng:
 Vở bài tập
III. Hoạt động dạy – học:
GV
HS
1.Cho HS đọc yêu cầu
 - Cho lần lược 2hs lên bảng làm .
- GV nhận xét
2.Viết giá trị của biểu thức vào ô trống:
- Cho HS lên làm
- GV nhận xét
 3) Cho hs đọc yêu cầu
- Cho 1 hs lên bảng làm
- GV nhận xét
4) Cho hs đọc yc.
- Cho HS lên làm
- GV nhận xét
- 1HS đọc yc
- HS lên bảng làm
 a) SL: 50 ; SB: 34
 b) SL:145 ; SB : 110
 - 1 HS đọc yc
 - 1 hs lên giải
 Giải
 Số vịt là :
 (65+ 13): 2 = 39 (con)
 Số ngan là :
 (65- 13) :2 = 26 (con )
 ĐS: 39 vịt; 26 ngan
1 HS đọc yc
 Giải
 Nữa chu vi hcn là:
 360 : 2 = 180 (m)
 Chiều rộng :
 (180 – 20 ):2 = 80 (m)
 Chiều dài :
 (180 + 20 ): 2 = 100 (m)
 ĐS : Rộng :80m ; Dài 100m
- 1 HS đọc
Giải 
Tuổi em là :
(24-4):2 = 10(tuổi )
Tuổi chị là :
(24 + 4) : 2 = 14 (tuổi)
	ĐS: em :10 ; chị : 14
 III.Củng cố –dặn dò
 -GV nhận xét tiết học
 -Về xem lại các bài tập đã làm.
Toán 
Tiết 2
I.Mục tiêu:
- HS biết nối chọn các hình, điền được Đ / S vào ô trống ,biết điền các góc.
II. Đồ dùng:
 Vở bài tập
III. Hoạt động dạy – học:
GV
HS
1.Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp :
- Cho lần lược 2 hs lên làm
- GV nhận xét
2. Cho hs đọc bài
- Hướng dẫn học sinh làm rồi chữa bài
 GV nhận xét
3. 1 hs đọc yêu cầu
- cho hs lên làm
- GV nhận xét
4. Tìm x
- Cho 3 HS lên làm
- GV nhận xét
- 1 HS đọc yc
- HS lên làm
- hs đọc
2 hs lần lược lên làm
a) Sai
b) Đúng
c) Đúng
d) Sai
- hs đọc yêu cầu
- hs lên làm
Hình 1: góc nhọn đỉnh o, cạnh OA, OB
Hinh 2: góc vuông đỉnh I ,cạnh IC ,ID
Hinh 3 :góc tù đinh p,cạnh PQ,PR
Hình 4 :góc bẹt đỉnh M,cạnh MG,MH
Hình 5 : góc vuông đỉnh K ,cạnh KX,KY
- 1 hs đọc
-3 HS lên làm
- 2 góc vuông
-4 góc nhọn
 3 góc tù
 III.Củng cố –dặn dò
 -GV nhận xét tiết học
 -Về xem lại các bài tập đã làm.
ÔN TIẾNG VIỆT
TIẾT 3
(Cho học sinh luyện đọc 2 bài tập đọc tuần 8 )
-----------------------------------------------------------------------------------------------
Tập làm văn 
	LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN (Tiếp theo)
A. MỤC TIÊU:
1 - Kiến thức & Kĩ năng : 
	- Nắm được trình tự thời gian để kể lại đúng nội dung trích đoạn kịch Ở vương quốc tương lai ( bài TĐ tuần 7 )- BT1 . 
 - Bước đầu nắm được cách phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian .
- Nắm được cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian qua thực hành luyện tập với sự gợi ý cụ thể của GV ( BT2, BT3 ).
* Kĩ năng sống : - Tư duy sáng tạo; phân tích, phán đốn .
	 - Thể hiện sự tự tin - Hợp tác .
2 - Giáo dục : 
 - Bồi dưỡng thao tác làm văn kể chuyện .
B. CHUẨN BỊ:
 - Một tờ phiếu ghi ví dụ chuyển một lời thoại trong văn bản kịch thành lời kể BT1.
- Một tờ phiếu khổ to ghi so sánh lời mở đầu đoạn 1 , 2 của truyện Ở Vương quốc Tương Lai theo 2 cách kể : trình tự thời gian , trình tự không gian BT3 .
C. LÊN LỚP:
a. Khởi động: Hát “Bạn ơi lắng nghe”
b. Bài cũ : - HSkể lại truyện ở lớp hôm trước .
- HS trả lời câu hỏi : Các câu mở đầu đoạn văn đóng vai trò gì trong việc thể hiện trình tự thời gian ?
c. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Giới thiệu bài 
Luyện tập phát triển câu chuyện theo 2 cách: trình tự thời gian và trình tự không gian .
2. Các hoạt động:
Hoạt động 1:Hướng dẫn kể theo thứ tự thời gian.
- Bài 1/84 : Kể theo trình tự thời gian: việc xảy ra trước được kể trước, việc xảy ra sau kể sau.
+ Dán tờ phiếu ghi 1 mẫu chuyển thể .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS kể theo thứ tự không gian . 
- Bài 2/84 : 
+ Hướng dẫn hiểu yêu cầu của bài :
 Hoạt động 3 : So sánh hai cách kể .
- Bài 3/84 : 
+ Dán tờ phiếu ghi hai cách mở đầu đoạn 1 , 2 .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- Đọc yêu cầu BT .
- 1 HS giỏi làm mẫu , chuyển thể lời thoại giữa Tin-tin và em bé thứ nhất từ ngôn ngữ kịch sang lời kể . 
- Từng cặp đọc trích đoạn Ở Vương quốc Tương Lai .
- Quan sát tranh minh họa , suy nghĩ , tập kể lại theo trình tự thời gian .
- Vài ba em thi kể .
- Lớp nhận xét .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- Đọc yêu cầu BT .
- Từng cặp suy nghĩ , tập kể lại câu chuyện theo trình tự không gian .
- Vài ba em thi kể .
- Lớp nhận xét .
Hoạt động lớp .
- Đọc yêu cầu BT .
- Nhìn bảng so sánh phát biểu ý kiến .
4. Củng cố :
- Nêu sự khác nhau giữa 2 cách kể chuyện :
 kể theo trình tự thời gian - kể theo trình tự không gian .
5. Nhận xét - Dặn dò : 
- Nhận xét tiết học , khen ngợi những em phát triển câu chuyện giỏi .
- Yêu cầu HS về nhà sửa lại câu chuyện đã viết , kể lại cho người thân nghe .
- Chuẩn bị Luyện tập phát triển câu chuyện. (tt)
Kĩ thuật 
 	 KHÂU ĐỘT THƯA (Tiết 1)
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức&Kĩ năng: 
- Biết cách khâu đột thưa và ứng dụng vào khâu đột thưa.
- Khâu được các mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu có thể chưa đều nhau . Đường khâu có thể bị dúm .
* Với HS khéo tay : Khâu được các mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau . Đường khâu ít bị dúm .
2 - Giáo dục :
- Hình thành thói quen làm việc kiên trì, cẩn thận.
B. CHUẨN BỊ:
 Tranh quy trình mẫu khâu đột thưa.
Mẫu khâu đột thưa. 
Vải trắng 20 x 30cm, len, chỉ, kim, kéo, thước, phấn.
C. LÊN LỚP:
a.Khởi động: Hát “Em yêu hoà bình”
b.Bài cũ : Khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường (tiết 2).
- GV nhận xét sản phẩm
c. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Giới thiệu: 
 Khâu đột thưa.
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét mẫu.
-GV giới thiệu mẫu đường khâu đột thưa,hướng dẫn HS quan sát và trả lời.
- GV nhận xét và lưu ý:
Khâu đột thưa phải khâu từng mũi một (sau mỗi mũi khâu, phải rút chỉ).
Hoạt động 2: Thao tác kĩ thuật
- GV treo tranh quy trình khâu đột thưa.
- GV hướng dẫn thao tác bắt đầu khâu, khâu mũi thứ nhất, mũi thứ hai bằng kim khâu len.
- Tổ chức cho HS tập khâu đột thưa trên giấy kẻ ô li.
- Nhận xét thao tác HS.
- HS quan sát các mũi khâu ở mặt phải, ở mặt trái , trả lời câu hỏi.
Đặc điểm của mũi khâu đột thưa?
So sánh mũi khâu ở mặt phải đường khâu đột thưa với mũi khâu thường.
- HS đọc ghi nhớ.
- HS quan sát hình 2, 3, 4 nêu các bước trong quy trình khâu đột thưa.
- HS tự vạch dấu đường khâu 
- HS đọc mục 2 (SGK) xem hình 3a, b, c, d và nêu cách khâu đột thưa.
- HS quan sát nêu cách kết thúc đường khâu.
- HS tập khâu đột thưa trên giấy kẻ ô li.
4. Củng cố : - Nêu lại quy trình kỹ thuật khâu đột thưa. Lưu ý:
+ Khâu theo chiều từ phải sang trái.
+ Thực hiện theo quy tắc “lùi 1, tiến 3”.
+ Không rút chỉ chặt quá hoặc lỏng quá.
+ Cuối đường khâu xuống kim để kết thúc đường khâu.	
5. Nhận xét - Dặn dò :
-Nhận xét lớp. 
- Yêu cầu HS chuẩn bị vật liệu, dụng cụ . Chuẩn bị: Khâu đột thưa (tiết 2).

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_8_ban_2_cot_chuan_kien_thuc_ki_nang.doc