Giáo án Lớp 4 - Tuần 23 đến 26 - Đồng Kim Thạo

Giáo án Lớp 4 - Tuần 23 đến 26 - Đồng Kim Thạo

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

Giúp HS:

- Đọc trôi chảy , lưu loát toàn bài; biết đọc diễn cảm đoạn văn với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.

- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài. Hiểu nội dung bài: Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với những kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò.

- Giáo dục HS yêu mến tuổi học trò.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tranh minh hoạ nội dung bài học hoặc ảnh về cây hoa phượng; Bảng phụ viết sẵn những câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.

- HS: SGK.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Khởi động: Cho HS hát.

2. Kiểm tra bài cũ: Chợ Tết.

- Kiểm tra 2 em đọc thuộc lòng bài Chợ Tết , trả lời các câu hỏi SGK.

- GV nhận xét, cho điểm HS.

3. Bài mới:

a) Giới thiệu: Hoa học trò.

b) Các hoạt động:

 

doc 112 trang Người đăng huybui42 Lượt xem 258Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 23 đến 26 - Đồng Kim Thạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 23
Thứ hai, ngày 1 tháng 2 năm 2010
TOÁN
Tiết 111: LUYỆN TẬP CHUNG
Ngày soạn: Ngày dạy : 1 / 2 /2010
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Giúp HS:
- Biết so sánh hai phân số.
- Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9 trong một số trường hợp đơn giản.
- Củng cố một số đặc điểm của hình chữ nhật, hình bình hành.
- Giáo dục HS tính cẩn thận, khoa học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: SGK.
- HS: SGK, vở, bảng con.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: Cho HS hát.
2. Kiểm tra bài cũ: Luyện tập.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách so sánh hai phân số cùng mẫu và khác mẫu.
- GV nhận xét.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu: Luyện tập chung.
b) Các hoạt động:
Thời lượng
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập.
. Mục tiêu: Giúp HS làm được các bài tập.
. Cách tiến hành:
+ Bài tập 1, 2:
- Yêu cầu HS thực hiện lần lượt vào bảng con.
- Giơ bảng đúng cho HS kiểm tra, sau đó làm vào vở toán.
+ Bài tập 3, 4:
- Gọi 2HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở toán.
- GV nhận xét, cho điểm HS.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập (tiếp theo).
. Mục tiêu: Giúp HS làm được các bài tập.
. Cách tiến hành:
+ Bài tập 1: 
- Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó đổi tập kiểm tra lẫn nhau.
+ Bài tập 2:
- Gọi HS đọc đề bài.
- Hỏi: + Lớp học có tất cả bao nhiêu HS?
 + Số HS trai chiếm bao nhiêu phần số HS cả lớp?
 + Số HS gái chiếm bao nhiêu phần số HS cả lớp?
- Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó gọi HS đọc kết quả trước lớp.
+ Bài tập 3: 
- Gọi HS đọc đề bài.
- Hỏi: Muốn biết trong các phân số đã cho phân số nào bằng phân số ta làm như thế nào?
- Gọi 1HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở toán.
- GV nhận xét, cho điểm.
+ Bài tập 4:
- Gọi HS đọc đề bài.
- GV hướng dẫn HS cách làm, sau đó yêu cầu HS tự làm bài.
+ Bài tập 5: 
- GV vẽ hình như SGK lên bảng, gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV hỏi lần lượt từng câu hỏi, gọi HS trả lời để sửa bài.
.HS làm vào bảng con
.Kiểm tra và làm vào vở toán
.2HS lên bảng làm bài
.Lớp nhận xét
.HS tự làm bài và kiểm tra lẫn nhau
.1HS đọc đề bài
.HS trả lời câu hỏi
.HS làm bài và đọc kết quả
.1HS đọc đề bài
.HS trả lời câu hỏi
.1HS lên bảng làm bài
.Lớp nhận xét
.1HS đọc đề bài
.HS tự làm bài
.1HS đọc đề bài
.HS tự làm bài
.HS trả lời câu hỏi
4. Củng cố:
- Hỏi lại tựa bài.
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Chuẩn bị bài mới: Luyện tập chung.
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
* Rút kinh nghiệm tiết dạy:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TẬP ĐỌC
Tiết 45: HOA HỌC TRÒ
Ngày soạn: Ngày dạy : 1 / 2 /2010
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Giúp HS:
- Đọc trôi chảy , lưu loát toàn bài; biết đọc diễn cảm đoạn văn với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài. Hiểu nội dung bài: Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với những kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò.
- Giáo dục HS yêu mến tuổi học trò.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Tranh minh hoạ nội dung bài học hoặc ảnh về cây hoa phượng; Bảng phụ viết sẵn những câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc. 
- HS: SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: Cho HS hát.
2. Kiểm tra bài cũ: Chợ Tết.
- Kiểm tra 2 em đọc thuộc lòng bài Chợ Tết , trả lời các câu hỏi SGK.
- GV nhận xét, cho điểm HS.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu: Hoa học trò.
b) Các hoạt động:
Thời lượng
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1: Luyện đọc
. Mục tiêu: Rèn kĩ năng đọc thành tiếng.
. Cách tiến hành:
- Yêu cầu 3HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài.
- GV kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
- Hướng dẫn HS hiểu các từ mới trong bài. 
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc lại toàn bài, cả lớp đọc thầm.
- GV đọc mẫu, chú ý giọng đọc: 
+ Đọc bài với giọng nhẹ nhàng , tình cảm.
+ Nhấn giọng ở các từ ngữ: không phải một đóa, không phải vài cành, cả một loạt, một vùng trời,...
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
. Mục tiêu: Giúp HS hiểu nội dung bài.
. Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc thành tiếng đoạn 1; cả lớp đọc thầm để trả lời câu hỏi: 
+ Em hiểu “đỏ rực” có nghĩa như thế nào?
- GV gợi ý để HS nêu được ý chính đoạn 1: Nói lên một số lượng hoa rất lớn.
- Gọi HS đọc thành tiếng đoạn 2; cả lớp đọc thầm để trả lời câu hỏi:
+ Tại sao tác giả lại gọi hoa phượng là hoa học trò?
+ Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt?
+ Màu hoa phượng đổi như thế nào theo thời gian?
- GV gợi ý để HS nêu được ý chính đoạn 2: Nói về vẻ đẹp đặc sắc của hoa phượng.
- Gọi HS đọc thành tiếng đoạn 3; cả lớp đọc thầm. 
- Gợi ý HS rút ra ý chính của bài: Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với những kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò.
* Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm.
. Mục tiêu: HS biết đọc diễn cảm bài tập đọc.
. Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc nối tiếp các đoạn của bài, các HS khác theo dõi để tìm giọng đọc đúng.
- GV giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc, hướng dẫn HS luyện đọc đoạn văn.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn văn, đọc toàn bài.
- GV nhận xét, tuyên dương những HS đọc tốt.
.3HS nối tiếp nhau đọc 
.HS luyện đọc theo cặp
.2, 3HS đọc toàn bài
.HS đọc và trả lời câu hỏi
.HS nêu ý chính đoạn 1
.HS đọc và trả lời câu hỏi
.HS nêu ý chính đoạn 2
.HS đọc đoạn 3
.Rút ra ý chính của bài
.3HS đọc nối tiếp
.HS lắng nghe
.HS luyện đọc theo cặp
.HS thi đọc diễn cảm 
.Cả lớp nhận xét
4. Củng cố:
- Hỏi lại tựa bài. 
- Gọi HS nhắc lại nội dung bài. 
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Chuẩn bị bài mới: Chợ Tết.
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
* Rút kinh nghiệm tiết dạy:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TUẦN 23
Thứ ba, ngày 2 tháng 2 năm 2010
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 45: DẤU GẠCH NGANG
Ngày soạn: Ngày dạy : 2 / 2 /2010
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Giúp HS:
- Nắm được tác dụng của dấu gạch ngang.
- Nhận biết và nêu được tác dụng của dấu gạch ngang trong bài văn; viết được đoạn văn có dùng dấu gạch ngang để đánh dấu lời đối thoại và đánh dấu phần chú thích.
- Giáo dục HS có ý thức dùng đúng dấu câu tiếng Việt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: 1 tờ phiếu viết lời giải BT1 phần Nhận xét; 1 tờ phiếu viết lời giải BT1 phần Luyện tập 
- HS: Bút dạ , 3 – 4 tờ giấy trắng khổ rộng để HS làm BT2.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: Cho HS hát.
2. Kiểm tra bài cũ: Mở rộng vốn từ: Cái đẹp.
- Gọi 2 em làm lại BT2,3 tiết trước.
- Gọi 2 em đọc thuộc 3 thành ngữ BT4. Đặt 1 câu sử dụng 1 trong 3 thành ngữ trên.
- GV nhận xét, cho điểm HS.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu: Dấu gạch ngang.
b) Các hoạt động:
Thời lượng
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1: Nhận xét.
. Mục tiêu: Giúp HS nắm tác dụng của dấu gạch ngang trong văn viết.
. Cách tiến hành:
+ Bài 1:
- Gọi 3HS tiếp nối nhau đọc nội dung BT.
- Yêu cầu HS trao đổi với bạn bên cạnh để tìm các câu có chứa dấu gạch ngang trong đoạn văn.
- Gọi HS trả lời miệng, lớp nhận xét.
- GV nhận xét và chốt lại bằng cách dán tờ phiếu đã viết lời giải ở bảng. 
+ Bài 2: 
- Gọi 1HS đọc yêu cầu BT2.
- Yêu cầu HS tham khảo phần ghi nhớ để trả lời câu hỏi, lớp nhận xét.
* Hoạt động 2: Ghi nhớ.
. Mục tiêu: HS HTL phần ghi nhớ.
. Cách tiến hành:
- Gọi 2, 3HS đọc ghi nhớ, lớp đọc thầm sau đó chép vào vở.
* Hoạt động 3: Luyện tập.
. Mục tiêu: Giúp HS làm được các bài tập.
. Cách tiến hành:
+ Bài tập 1: 
- Gọi 1HS đọc yêu cầu và nội dung BT1.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi tìm dấu gạch ngang trong truyện Quà tặng cha, nêu tác dụng của mỗi dấu.
- Gọi HS phát biểu ý kiến.
- GV nhận xét và chốt lại bằng cách dán tờ phiếu đã viết lời giải ở bảng. 
+ Bài tập 2:
- Gọi 1HS đọc yêu cầu BT2.
- GV lưu ý HS đoạn văn em viết cần sử dụng dấu gạch ngang với 2 tác dụng:
 . Đánh dấu các câu đối thoại.
 . Đánh dấu phần chú thích.
- Yêu cầu HS viết đoạn trò chuyện giữa mình với bố mẹ, phát bút dạ và phiếu cho một số em.
- Gọi HS tiếp nối nhau đọc bài viết trước lớp, riêng những em làm bài trên phiếu thì dán lên bảng.
- GV kiểm tra cách sử dụng các dấu gạch ngang của một số em, nhận xét và cho điểm những HS viết tốt. 
.3HS tiếp nối đọc 
.Trao đổi nhóm đôi
.HS trả lời
.Lớp nhận xét
.1HS đọc yêu cầu BT
.HS trả lời câu hỏi
.2, 3HS đọc ghi nhớ
.1HS đọc yêu cầu 
.HS thảo luận nhóm đôi
.HS phát biểu ý kiến
.Lớp nhận xét
.1HS đọc yêu cầu BT
.HS lắng nghe
.HS tự viết bài
.HS đọc bài trước lớp
4. Củng cố:
- Hỏi lại tựa bài.
- Gọi HS nhắc lại nội dung bài. 
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Chuẩn bị bài mới: Mở rộng vốn từ: Cái đẹp.
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
* Rút kinh nghiệm tiết dạy:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN
Tiết 112: LUYỆN TẬP CHUNG
Ngày soạn: Ngày dạy : 2 / 2 /2010
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Giúp HS:
- Củng cố các tính chất cơ bản của phân số, phân số bằng nhau, so sánh phân số.
- Ôn tập về thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia với các số tự nhiên.
- Củng cố về một số đặc điểm của hình bình hành, hình chữ nhât và tính diện tích của hình chữ nhật, hình bình hành.
- Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Phô tô mỗi HS 1 tờ phiếu các bài tập trong SGK.
- HS: 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: Cho HS hát.
2. Kiểm tra bài cũ: Luyện tập chung
+ Em hãy nêu tính chất cơ ... K. VBT.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: Cho HS hát.
2. Kiểm tra bài cũ: Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả cây cối.
- Gọi 2 HS đọc kết bài mở rộng (BT 4 tiết trước).
- GV nhận xét, cho điểm HS.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu: Luyện tập miêu tả cây cối.
b) Các hoạt động:
Thời lượng
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu yêu cầu bài tập.
. Mục tiêu: HS luyện tập tổng hợp viết hoàn chỉnh một bài văn tả cây cối.
. Cách tiến hành:
- Cho HS đọc đề bài trong SGK.
- GV ghi gạch dưới những từ ngữ quan trọng trên đề bài đã viết trước trên bảng lớp.
- Đề bài: Tả một cây có bóng mát (hoặc cây ăn quả, cây hoa) mà em yêu thích.
- GV dán một số tranh ảnh lên bảng lớp và giới thiệu lướt qua từng tranh.
- Cho HS nói về cây em sẽ chọn tả.
- Cho HS đọc gợi ý trong SGK.
- GV nhắc HS: Các em cần viết nhanh ra giấy nháp dàn ý để tránh bỏ sót các ý khi làm bài.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn viết bài.
. Mục tiêu: Giúp HS biết lập dàn ý, viết từng đoạ (mở bài, thân bài, kết bài).
. Cách tiến hành:
- Cho HS viết bài.
- Cho HS đọc bài viết trước lớp.
- GV nhận xét và khen những HS viết hay.
.1HS đọc đề bài 
.Quan sát và lắng nghe
.HS giới thiệu cây tả
.3HS đọc gợi ý 
.HS lắng nghe
.HS suy nghĩ viết bài
.HS đọc bài viết
.Lớp nhận xét
4. Củng cố:
- Hỏi lại tựa bài.
- Gọi HS nhắc lại nội dung bài. 
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Chuẩn bị bài mới: Miêu tả cây cối (kiểm tra viết).
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
* Rút kinh nghiệm tiết dạy:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
CHÍNH TẢ
Tiết 26: THẮNG BIỂN
Ngày soạn: Ngày dạy : 12 / 3 /2010
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Giúp HS:
- Nhớ - viết đúng chính tả đúng bài chính tả; trình bày đúng đoạn văn trích.
- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt các tiếng có âm đầu l/n, hoặc tiếng có vần in/inh.
- Giáo dục HS tính cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Bảng phụ viết sẵn BT2a.
- HS: Vở, bảng con, VBT.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: Cho HS hát.
2. Kiểm tra bài cũ: khuất phục tên cướp biển.
- Gọi 2HS lên viết bảng lớp, các HS còn lại viết vào bảng con các từ: không gian, bao giờ, rõ ràng, con dao, rao vặt, ranh giới.
- GV nhận xét.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu: Thắng biển.
b) Các hoạt động:
Thời lượng
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả.
. Mục tiêu: Giúp HS nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn trích.
. Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc đoạn văn viết chính tả.
- Yêu cầu HS tìm từ khó viết và luyện viết.
- GV lưu ý HS cách trình bày đoạn văn.
- Yêu cầu HS gấp sách lại, nghe GV đọc và viết đoạn văn.
- HS soát lại bài, yêu cầu HS nộp tập.
* Hoạt động 2: Luyện tập
. Mục tiêu: Giúp HS luyện viết đúng những tiếng có âm đầu l/n, hoặc tiếng có vần in/inh.
. Cách tiến hành:
+ Bài tập 2:
- GV treo bảng phụ viết sẵn BT2a lên bảng.
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài.
- Lưu ý HS: Tiếng điền vào phải phù hợp với nghĩa của câu, phải viết đúng chính tả. Muốn tìm được tiếng thích hợp, em cần dựa vào nội dung của câu, dựa vào nghĩa các từ đứng trước hoặc sau ô trống.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi 1 HS lên bảng sửa bài.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
.2, 3HS đọc đoạn văn
.HS thực hiện
.HS nghe - viết chính tả
.HS soát lại bài
.1HS đọc BT2a
.HS tự làm bài
.1HS lên bảng sửa bài
.Cả lớp nhận xét
4. Củng cố
- Hỏi lại tựa bài.
- Cho HS thi đua viết từ khó viết.
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Chuẩn bị bài mới: Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
* Rút kinh nghiệm tiết dạy:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN
Tiết 130: LUYỆN TẬP CHUNG
Ngày soạn: Ngày dạy : 12 / 3 /2010
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Giúp HS:
- Thực hiện được các phép tính với phân số.
- Biết giải bài toán có lời văn.
- Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: SGK.
- HS: SGK, vở, bảng con.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: Cho HS hát.
2. Kiểm tra bài cũ: Luyện tập chung.
- Kiểm tra một số VBT của HS.
- GV nhận xét, cho điểm HS.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu: Luyện tập chung.
b) Các hoạt động:
Thời lượng
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1: Luyện tập.
. Mục tiêu: Giúp HS làm được các bài tập.
. Cách tiến hành:
+ Bài tập 1:
- Yêu cầu HS đọc đề bài sau đó tự làm.
- Gọi 4HS lần lượt nêu ý kiến của mình về 4 phép tính, lớp nhận xét.
+ Bài tập 2:
- GV hướng dẫn: Khi thực hiện nhân 3 phân số với nhau ta có thể lấy ba tử số nhân với nhau, lấy 3 mẫu số nhân với nhau.
- Gọi 3HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở toán.
- GV nhận xét, cho điểm HS.
+ Bài tập 3:
- Hỏi: Một biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì chúng ta thực hiện tính giá trị theo thứ tự như thế nào?
- Gọi 3HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở toán.
- GV nhận xét, cho điểm HS.
+ Bài tập 4:
- Gọi 1HS đọc đề bài toán.
- Hỏi: Để tính được phần bể chưa có nước chúng ta phải làm như thế nào?
- Gọi 1HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở toán.
- GV nhận xét, cho điểm HS.
+ Bài tập 5:
- Yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- Gọi 1HS lên bảng sửa bài, lớp nhận xét.
.HS tự làm bài
.4HS nêu ý kiến
.HS lắng nghe
.3HS lên bảng làm bài
.Lớp nhận xét
.HS trả lời câu hỏi
.3HS lên bảng làm bài
.Lớp nhận xét
.1HS đọc đề bài toán
.HS trả lời câu hỏi
.1HS lên bảng làm bài
.Lớp nhận xét
.HS đọc đề và làm bài
.1HS lên bảng sửa bài
4. Củng cố:
- Hỏi lại tựa bài.
- Gọi HS nhắc lại nội dung bài. 
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Chuẩn bị bài mới: Luyện tập chung.
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
* Rút kinh nghiệm tiết dạy:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KHOA HỌC
Tiết 52: VẬT DẪN NHIỆT VÀ VẬT CÁCH NHIỆT
Ngày soạn: Ngày dạy : 12 / 3 /2010
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Giúp HS:
- Kể được tên một số vật dẫn nhiệt tốt và dẫn nhiệt kém: 
+ Các kim loại (đồng, nhôm,....) dẫn nhiệt tốt.
+ Không khí, các vật xốp như bông, len,.... dẫn nhiệt kém.
- Giải thích được một số hiện tượng đơn giản liên quan đến tính dẫn nhiệt của vật liệu.
- Vận dụng lí giải việc sử dụng các chất dẫn nhiệt, cách nhiệt và sử dụng hợp lí trong những trường hợp đơn giản, gần gũi.
- Giáo dục HS thêm yêu thích và ham tìm hiểu về khoa học. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Chuẩn bị chung: phích nước nóng, xoong, nồi, giỏ ấm, cái lót tay.
- HS: Chuẩn bị theo nhóm: 2 chiếc cốc như nhau, thìa kim loại, thìa nhựa, thìa gỗ, một vài tờ giấy báo; dây chỉ, len hoặc sợi; nhiệt kế.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: Cho HS hát.
2. Kiểm tra bài cũ: Nóng, lạnh và nhiệt độ
- Nêu câu hỏi về nội dung bài 51.
- GV nhận xét, cho điểm HS.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu: Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt.
b) Các hoạt động:
Thời lượng
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1: Vật nào dẫn nhiệt tốt, vật nào dẫn nhiệt kém.
. Mục tiêu: Giúp HS biết được những vật dẫn nhiệt tốt (kim loại, đồng, nhôm,..), và những vật dẫn nhiệt kém (gỗ, nhựa, len, bông,...). Giải thích được một số hiện tượng đơn giản liên quan đến tính dẫn nhiệt của vật liệu.
. Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc mục thực hành SGK tr104.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm. Yêu cầu các nhóm làm TN: nêu dự đoán và làm TN để kiểm tra lại dự đoán, sau đó nhóm thảo luận câu hỏi trong SGK.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thí nghiệm, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* Hoạt động 2: Tính cách nhiệt của không khí.
. Mục tiêu: Giúp HS nêu được vd về việc vận dụng tính cách nhiệt của không khí.
. Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc phần đối thoại của 2 bạn ở hình 3 SGK trang 105.
- Gọi HS đọc mục thực hành SGK trang 105.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm và thực hành thí nghiệm.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thí nghiệm, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* Hoạt động 3: Công dụng của các vật cách nhiệt.
. Mục tiêu: Giúp HS biết cách lí giải việc sử dụng các chất dẫn nhiệt, cách nhiệt và sử dụng hợp lí trong những trường hợp đơn giản, gần gũi.
. Cách tiến hành:
- Chia lớp thành 4 nhóm. 
- Các nhóm nghe GV phổ biến cách thi kể tên các vật cách nhiệt: nêu công dụng, việc giữ gìn đồ vật
- Các nhóm tiến hành chơi; lớp quan sát, chọn nhóm chơi hay, kể được nhiều, không bị trùng lắp.
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
.1HS đọc mục thực hành 
.Thí nghiệm theo nhóm
.Đại diện nhóm trình bày kết quả thí nghiệm
.2HS đọc 
.1HS đọc mục thực hành 
.HS làm thí nghiệm 
.Đại diện nhóm trình bày kết quả thí nghiệm
.Lắng nghe GV phổ biến cách chơi
.Chơi trò chơi
.Lớp nhận xét
4. Củng cố:
- Hỏi lại tựa bài.
- Gọi HS nhắc lại nội dung bài. 
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Chuẩn bị bài mới: Các nguồn nhiệt.
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
* Rút kinh nghiệm tiết dạy:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ký duyệt tuần 26
Ban Giám Hiệu
Khối trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_23_den_26_dong_kim_thao.doc