I.Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
- Hiểu nội dung: Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn liền với những kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò (trả lời được các câu hỏi của bài).
- Gd H bảo vệ môi trường, cây xanh.
II.Đồ dùng dạy- học:
- Tranh minh hoạ sgk.
III.Hoạt động dạy- học:
1.Bài cũ:
- 2 H đọc thuộc lòng bài “Chợ Tết” và nêu nội dung của bài ?
2.Bài mới:
a.Giới thiệu bài:
b.Hướng dẫn H luyện đọc và tìm hiểu bài:
*Luyện đọc:
- 1 H đọc toàn bài.
- H đọc đoạn nối tiếp.
- Hướng dẫn H xem tranh minh họa.
- Hướng dẫn H đọc từ khó: đoá, nỗi niềm bông phượng.
- Giải nghĩa từ mới (sgk)
- 1 H đọc toàn bài - Gv đọc mẫu.
*Tìm hiểu bài:
Đoạn 1, 2: 1 H đọc toàn bài.
? Tại sao tác giả lại gọi hoa phượng là “hoa học trò” ? (Vì phượng là loài cây rất gần gũi, quen thuộc với học trò. Phượng được trồng ở trên sân trường và nở vào mùa thi của học trò. Thấy màu hoa phượng học trò nghĩ đến kì thi và những ngày nghỉ hè. Hoa phượng gắn với kỉ niệm của rất nhiều học trò về mái trường.)
? Vẽ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt ? ( hoa phượng đỏ rực , đẹp không phải là một đoá.; Hoa phượng gợi cảm giác vừa buồn, vừa vui .; Hoa nở nhanh đến bất ngờ.)
Tuần 23 Thứ hai Ngày soạn: 5 / 2 / 2010 Ngày dạy: 7 / 2 / 2010 Tập đọc: Hoa học trò I.Mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. - Hiểu nội dung: Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn liền với những kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò (trả lời được các câu hỏi của bài). - Gd H bảo vệ môi trường, cây xanh. II.Đồ dùng dạy- học: - Tranh minh hoạ sgk. III.Hoạt động dạy- học: 1.Bài cũ: - 2 H đọc thuộc lòng bài “Chợ Tết” và nêu nội dung của bài ? 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: b.Hướng dẫn H luyện đọc và tìm hiểu bài: *Luyện đọc: - 1 H đọc toàn bài. - H đọc đoạn nối tiếp. - Hướng dẫn H xem tranh minh họa. - Hướng dẫn H đọc từ khó: đoá, nỗi niềm bông phượng. - Giải nghĩa từ mới (sgk) - 1 H đọc toàn bài - Gv đọc mẫu. *Tìm hiểu bài: Đoạn 1, 2: 1 H đọc toàn bài. ? Tại sao tác giả lại gọi hoa phượng là “hoa học trò” ? (Vì phượng là loài cây rất gần gũi, quen thuộc với học trò. Phượng được trồng ở trên sân trường và nở vào mùa thi của học trò. Thấy màu hoa phượng học trò nghĩ đến kì thi và những ngày nghỉ hè. Hoa phượng gắn với kỉ niệm của rất nhiều học trò về mái trường.) ? Vẽ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt ? ( hoa phượng đỏ rực , đẹp không phải là một đoá....; Hoa phượng gợi cảm giác vừa buồn, vừa vui ....; Hoa nở nhanh đến bất ngờ...) Đoạn 3: 1 H đọc: ? Màu hoa phượng đổi như thế nào theo thời gian ? ? Nêu cảm nhận của em khi đọc bài văn ? ? Nêu nội dung bài ? *Hướng dẫn đọc diễn cảm : - 3 H nối tiếp đọc bài - Gv hướng dẫn đọc bài: giọng nhẹ nhàng, suy tư, toàn bài ... (mục tiêu) - Gv hướng dẫn H luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn: “Phượng không phải là một đoá ... đậu khít nhau”. + Gv đọc mẫu - H luyện theo cặp - Thi đọc. 3.Củng cố, dặn dò: ? Nêu cảm nghĩ của em qua bài đọc ? T. Chúng ta cần biết trồng và chăm sóc bảo vệ cây xanh đặc biệt là những cây trồng trong trường học... Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. _____________________________ Toán: Luyện tập chung I.Mục tiêu: - Biết so sánh hai phân số. - Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9 trong một số trường hợp đơn giản. - H cẩn thận, chính xác. II.Hoạt động dạy- học: 1.Bài cũ: 2 H : - So sánh 2 phân số: và ; 3 và ; - Lớp: So sánh 2 phân số và 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: b.Luyện tập: Bài 1(123): 1 H nêu yêu cầu: - H làm vở nháp - H chữa bài - Lớp nhận xét, thống nhất. ? Em đã chọn cách nào so sánh 2 phân số ? Lớp nhận xét, thống nhất. Bài 2: 1 H nêu yêu cầu : - H tự làm vở - Gv chấm bài. - H chữa bài - nhận xét, thống nhất: a. b. Bài 3: 1 H nêu yêu cầu: (H làm nếu còn thời gian) - Lớp làm vào vở - 1 H chữa bài: ; ; Bài 4: 1 H nêu yêu cầu: (H làm nếu còn thời gian) - H tự làm vào vở - Gv chấm bài 1 tổ - 2 H chữa bài. - Lớp nhận xét, thống nhất. Bài 1a,c: (cuối trang123) H nêu yêu cầu: - Lớp làm vở nháp, nêu miệng kết quả - Lớp nhận xét. - Tìm những trường hợp khác (câu a). 3.Củng cố, dặn dò: ? Muốn so sánh hai phân số cùng (khác) tử số ta làm như thế nào ? - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. _____________________________ Chính tả (Nhớ- viết): Chợ Tết I.Mục tiêu: - Nhớ - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng đoạn trơ trích. - Làm đúng các bài tập chính tả, phân biệt tiếng có âm đầu dễ lẫn (BT2). - Giáo dục H cẩn thận, chịu khó, thẩm mĩ. II.Đồ dùng dạy- học: - Phiếu ghi nội dung bài tập 2a. III.Hoạt động dạy- học: 1.Bài cũ: - 3 H viết bảng, lớp viết vở nháp 5 từ ngữ bắt đầu bằng s/d/gi. - Lớp nhận xét, chữa bài. 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: b.Hướng dẫn nhớ-viết: - 1 H nêu yêu cầu - 1 H đọc thuộc lòng 11 dòng thơ cần viết chính tả trong bài “Chợ Tết”. - H theo dõi sgk, đọc thầm . - H chú ý những từ khó, cách trình bày: 1 H viết bảng: ôm ấp, viền, lon xon, yếm thắm, nép đầu, ngộ nghĩnh... - H gấp sgk - H nhớ lại bài - H viết. - Gv chấm bài 1 tổ, H chấm chéo bài còn lại, nhận xét . c. Hướng dẫn H làm bài tập chính tả: Bài 2a: H nêu yêu cầu: - GV dán phiếu ghi nội dung câu truyện vui. - H đọc nội dung phiếu. - H làm bài vào vở bài tập - 1 H điền phiếu. - Lớp nhận xét, thống nhất kết quả, Gv chốt: sĩ - Đức - sung - sao - bức - bức. 3.Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. - Ghi nhớ những từ ngữ vừa học ________________________________________________________________ Thứ ba Ngày soạn :5 / 2 / 2010 Ngày dạy : 8 / 2 / 2010 Toán: Luyện tập chung I.Mục tiêu: Giúp H củng cố về: - Biết tính chất cơ bản của phân số, phân số bằng nhau, so sánh phân số. - H cẩn thận, chính xác. II.Hoạt động dạy- học: 1.Bài cũ: - 2 H : Tính bằng cách thuận tiện: ; 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: b.Luyện tập: Bài 2(cuối trang 123): 1 H nêu yêu cầu: - H làm vở nháp - 2 H chữa bài. - Lớp nhận xét, thống nhất: a. b. Bài 3(124): H nêu yêu cầu: ? Nêu cách làm ? - H làm vở - Gv chấm bài - Nhận xét - 2 H chữa bài: = ; = Bài 4: H nêu yêu cầu: (H khá, giỏi) - H tự làm vào vở - H chữa bài - nêu cách sắp xếp = ; = ; = Mà > > (Sử dụng phần bù hoặc quy đồng hoặc đưa = so sánh với so sánh với bằng cách quy đồng) Vậy thứ tự các phân số: ; ; . Bài 2: (c,d) (trang 125): - H nêu yêu cầu - Làm vào vở - Chữa bài. 3.Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. _____________________________ Luyện từ và câu: Dấu gạch ngang I.Mục tiêu: - Nắm được tác dụng của dấu gạch ngang (ND Ghi nhớ). - Nhận biết và nêu được tác dụng của dấu gạch ngang trong bài văn (BT1, mục III); viết được đoạn văn có dùng dấu gạch ngang để đánh dấu lời đối thoại và đánh dấu phần chú thích (BT2) - H khá, giỏi viết được đoạn văn ít nhất 5 câu, đúng yêu cầu BT2. - H cẩn thận, chính xác. II.Đồ dùng dạy- học: - Phiếu viết lời giải bài tập 1(nhận xét) - Phiếu viết lời giải bài tập 1 (luyện tập) III.Hoạt động dạy- học: 1.Bài cũ: - 1 H làm bài tập 2, 3 bài mở rộng vốn từ: Cái đẹp. 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: b.Phần Nhận xét: Bài 1: 3 H nối tiếp đọc nội dung bài tập 1. - H nêu - Gv chốt. - Gv dán phiếu ghi lời giải. Bài 2: H nêu yêu cầu: - H nêu kết quả thảo luận nhóm 2. - Lớp nhận xét, thống nhất. c.Phần Ghi nhớ: - 3 H nêu ghi nhớ. d.Phần Luyện tập: Bài 1: H nêu yêu cầu: - H làm vở bài tập - nêu kết quả - Lớp nhận xét. - Gv dán phiếu ghi lời giải. Bài 2: H nêu yêu cầu (H khá, giỏi viết được đoạn văn ít nhất 5 câu, đúng yêu cầu BT2.) - H làm vở. - Gv chấm bài 1 tổ - Nhận xét 3, 4 H trình bày. - Gv đọc cho H nghe đoạn văn mẫu (sgv-84) 3.Củng cố, dặn dò: ? Dấu gạch ngang có những tác dụng nào ? - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. _____________________________ Địa lí: Thành phố Hồ Chí Minh I.Mục tiêu: Giúp H: - Nêu được những đặc điểm tiêu biểu chủ yếu của Thành phố Hồ Chí Minh: + Vị trí: nằm ở đồng bằng Nam Bộ, ven sông Sài Gòn. + Thành phố lớn nhất cả nước. + Trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học lớn: các sản phẩm công nghiệp của thành phố đa dạng; hoạt động thương mại rất phát triển. - Chỉ được vị trí thành phố Hồ Chí Minh trên bản đồ Việt Nam (lược đồ). - H có ý thức bảo vệ môi trường. II.Đồ dùng dạy- học: - Bản đồ hành chính Việt Nam. III.Hoạt động dạy- học: 1.Bài cũ: ? Nguyên nhân nào làm cho đồng bằng Nam Bộ có công nghiệp mạnh nhất nước ta ? ? Kể tên các chợ nổi tiếng của đồng bằng Nam Bộ ? 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: b.Giảng bài: 1) Thành phố lớn nhất cả nước : *Hoạt động 1: Làm việc cả lớp: - H chỉ thành phố Hồ Chí Minh trên bản đồ hành chính Việt Nam ? *Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm: 3 nhóm Dựa vào bản đồ, tranh ảnh, sgk. ? Thành phố Hồ Chí Minh nằm bên dòng sông nào ? ? Thành phố Hồ Chí Minh đã có bao nhiêu tuổi ? ? Thành phố đã mang tên Bác từ năm nào ? ? Quan sát bảng số liệu trong sgk nhận xét về diện tích và dân số của Thành phố Hồ Chí Minh so với Hà Nội ? 2)Trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học lớn: *Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm: ? Kể tên các ngành công nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh ? ? Nêu những dẫn chứng thể hiện thành phố là trung tâm kinh tế lớn của cả nước ? ? Nêu những dẫn chứng thể hiện thành phố là trung tâm văn hoá, khoa học lớn của cả nước ? ? Kể tên một số trường đại học, khu vui chơi giải trí lớn của thành phố Hồ Chí Minh ? - H nêu - Lớp nhận xét - Gv chốt: Đây là thành phố công nghiệp lớn nhất; nơi có hoạt động mua bán tấp nập nhất, nơi thu hút nhiều khách du lịch nhất; ... có nhiều trường đại học nhất... 3.Củng cố, dặn dò: ? Chỉ vị trí của thành phố Hồ Chí Minh trên bản đồ ? ? Tại sao nói thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học lớn của đất nước ? T. Là một thành phố có ngành công nghiệp phát triển nhất cả nước nên môi trường cũng rất ô nhiễm. Vởy chúng ta cần phải có ý thức bảo vệ môi trường sống nhằm ... Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. ________________________________________________________________ Thứ tư Ngày soạn: 17 / 2 / 2010 Ngày dạy: 19 / 2 / 2010 Toán: Phép cộng phân số I.Mục tiêu: Giúp H: - Biết cộng hai phân số cùng mẫu số. - H cẩn thận, nhanh nhẹn, chính xác. II.Hoạt động dạy- học: 1.Bài cũ: - 2 H chữa bài tập 4,5 bài Luyện tập chung. 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: b.Giảng bài: 1) Thực hành trên giấy: - H lấy băng giấy đã chuẩn bị, gấp đôi 3 lần để chia băng giấy thành 8 phần bằng nhau. ? Băng giấy được chia thành mấy phần bằng nhau ? ? Bạn Nam tô màu mấy phần ? Bạn Nam tô tiếp mấy phần ? H dùng bút màu tô tiếp phần giấy giống bạn Nam: lần lượt rồi ? Bạn Nam tô màu tất cả bao nhiêu phần ? ( băng giấy) 2)Cộng hai phân số cùng mẫu số: T. Trên băng giấy ta thấy bạn Nam đã tô màu băng giấy. ? So sánh tử số của phân số với tử số các phân số và ? T. Từ đó ta có phép cộng sau: + = = ? Muốn cộng hai phân số có cùng tử số ta làm như thế nào ? ? Tính + = ? c.Thực hành: Bài 1: 1 H nêu yêu cầu: - H làm vở nháp - H chữa bài. ? Nêu cách cộng hai phân số cùng mẫu số ? - Lớp nhận xét, thống nhất. T.Lưu ý: nên rút gọn sau khi tính. Bài 2: 1 H nêu yêu cầu: (H khá, giỏi) - 2 H lên bảng - Lớp làm vở nháp - Thi đua. ? Nhận xét kết quả ? Kết luận: ? Phát biểu tính chất giao hoán của phép cộng hai phân số ? Bài 3: 1 H đọc bài, tóm tắt bài toán: - H nêu cách làm - H tự làm - Gv chấm bài 1 dãy - nhận xét, chữa bài. 3.Củng cố, dặn dò: ? Muốn cộng hai phân s ... ___________________________________________ Thứ năm Ngày soạn: 20 / 2 / 2010 Ngày dạy : 22 / 2 / 2010 Toán: Phép cộng phân số (t2) I.Mục tiêu: Giúp H: - Biết cộng hai phân số khác mẫu số. - H cẩn thận, chính xác. II.Hoạt động dạy- học: 1.Bài cũ: ? Muốn cộng hai phân số có cùng mẫu số ta làm như thế nào ? ? Tính + = ? ; = ? 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: b.Giảng bài: 1)Cộng hai phân số khác mẫu số: - Gv nêu ví dụ và nêu: Để tính số phần băng giấy hai bạn đã lấy ta làm phép tính gì ? ? Làm cách nào để cộng hai phân số này ? ? Nhận xét mẫu số của hai và (khác mẫu số) ? Muốn cộng hai phân số khác mẫu số ta làm như thế nào ? - H thực hiện quy đồng mẫu số hai phân số. - 1 H cộng hai phân số đã quy đồng. ? Muốn cộng hai phân số khác mẫu số ta làm theo mấy bước ? T. Hướng dẫn: Ta làm theo hai bước: + Quy đồng mẫu số hai phân số. + Cộng hai phân số đã quy đồng. c.Thực hành: Bài 1a,b,c: 1 H nêu yêu cầu: - H làm vở nháp - H chữa bài. ? Nêu cách cộng hai phân số khác mẫu số ? - Lớp nhận xét, thống nhất. Bài 2a,b: 1 H nêu yêu cầu : - Gv ghi bài mẫu: - cách giải (sgk) - H giải vào vở những bài còn lại - Chấm bài. - 2 H chữa bài nhận xét . Bài 3: 1 H đọc bài, tóm tắt bài toán: (H khá, giỏi) - H nêu cách làm - H tự làm - 1 H chữa bài - nhận xét, chữa bài. 3.Củng cố, dặn dò: ? Muốn cộng hai phân số khác mẫu số ta làm như thế nào ? Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. ____________________________________ Tập làm văn: Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối I.Mục tiêu: - Nhận biết được một số đặc điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (hoa, quả) ở một số đoạn văn mẫu (BT1); viết được đoạn văn ngắn tả một loài hoa (hoặc một thứ quả) mà em yêu thích (BT2). - Viết được 1 đoạn văn miêu tả hoa hoặc quả của cây. II.Đồ dùng dạy- học: - Phiếu học tập: 4 tờ. III.Hoạt động dạy- học: 1.Bài cũ: - 2 H đọc kết quả quan sát tả lá, thân hay gốc của cái cây mà em thích trong khu vực trường em hoặc nơi em ở (Bt 2). 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: b.Hướng dẫn H luyện tập: Bài 1: H nêu yêu cầu - 2 H nối tiếp nhau đọc nội dung bài tập 1 với 2 đoạn văn: Hoa sầu đâu, Quả cà chua. - Trao đổi nhóm: Phát hiện cách tả của tác giả trong mỗi đoạn văn có gì đáng chú ý ? - H nêu - Lớp và GV nhận xét - Gv dán tờ phiếu viết tóm tắt những đặc điểm đáng chú ý ... - H nhìn phiếu, nêu: a.Đoạn tả Hoa sầu đâu: + Tả từng chùm, không tả từng bông. + Tả mùi thơm đặc biệt của hoa bằng cách so sánh; cho mùi thơm huyền diệu đó hoà với hương vị khác của đồng quê. + Dùng từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm của tác giả: Hoa nở như cười, bao nhiêu thứ đó, bấy nhiêu yêu thương, khiến người ta cảm thấy ... b.Đoạn tả cây cà chua: - Tả cây cà chua từ khi hoa rụng đến khi kết quả, từ khi quả còn xanh đến khi quả chín. - Tả cà chua ra quả , xum xuê, chi chít với những hình ảnh so sánh. Bài 2: H nêu yêu cầu: - H nêu cách chọn . - H viết vào vở . - 5 em trình bày - Gv chấm điểm. 3.Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học - đọc 2 bài văn tham khảo sgk. - Hoàn chỉnh bài - Chuẩn bị bài sau _____________________________ Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Cái đẹp I.Mục tiêu: - Biết một số câu tục ngữ liên quan đến cái đẹp (BT1); nêu được một trường hợp có sử dụng 1 câu tục ngữ đã biết (BT2); dựa theo mẫu để tìm được một vài từ ngữ tả mức độ cao của cái đẹp (BT3); đặt câu được với 1 từ tả mức độ cao của cái đẹp (BT4). - H cẩn thận, yêu môn học. II.Đồ dùng dạy- học: - Giấy khổ to, bảng phụ ghi nội dung bài tập 1. III.Hoạt động dạy- học: 1.Bài cũ: - 2 H đọc đoạn văn kể lại cuộc nói chuyện giữa em với bố mẹ có dùng dấu gạch ngang. ? Dấu gạch ngang có những tác dụng nào ? 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: b.Hướng dẫn H làm bài tập: Bài 1: H nêu yêu cầu. - Hoạt động nhóm 2 - làm bài tập vào vở. - Đại diện các nhóm trình bày - Gv mở bảng phụ - H điền dấu +....Lớp và Gv nhận xét. - H nhẩm học thuộc lòng các câu tục ngữ - Thi học thuộc lòng. Bài 2: H nêu yêu cầu: - 1 H làm mẫu... câu tục ngữ: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. - H chọn và thảo luận theo nhóm - làm vở. - Gv chấm vở - nhận xét. T. Đọc cho H nghe mẫu (sgv): Bà dẫn em đi mua cặp sách. Em thích một chiếc cặp có màu cắc sặc sỡ, nhưng bà lại khuyên em chọn một chiếc có quai đeo chắc chắn, khóa dễ đóng mở và có nhiều ngăn. Em còn đang chần chừ thì bà bảo: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn, cháu ạ. Cái cặp kia màu sắc vui mắt đấy nhưng ba bảy hăm mốt ngày là hỏng thôi. Cái này không đẹp bằng nhưng chắc chắn và tiện lợi”. Bài 3, 4: Gv nêu yêu cầu: - Gv phát giấy khổ to cho 4 nhóm - thi đua. - H trình bày - Lớp nhận xét. - Gv chốt: Tuyệt vời, tuyệt đẹp, tuyệt trần, mê hồn, kinh hồn, mê li, vô cùng, không tả xiết, khôn tả, không tả được, như tiên,... - H làm bài vào vở . 3.Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. - Học thuộc các câu tục ngữ - mang tới lớp ảnh chụp gia đình. _____________________________ Lịch sử: Văn học và khoa học thời Hậu Lê I.Mục tiêu: - Biết được sự phát triển của văn học và khoa học thời Hậu Lê (một vài tác giả tiêu biểu dưới thời Hậu Lê): Tác giả tiêu biểu là Lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi, Ngô Sĩ Liêm. Nội dung khái quát của các tác phẩm thơ văn, công trình khoa học đó. - Đến thời Hậu Lê văn học và khoa học phát triển hơn các giai đoạn trước. II.Đồ dùng dạy- học: - Hình sgk, phiếu học tập, một số đoạn thơ. III.Hoạt động dạy- học: 1.Bài cũ: ? Nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích người học ? ? Trường học thời Hậu Lê dạy những gì ? 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: b.Giảng bài: *Hoạt động 1: Làm việc cá nhân. - Lập bảng thống kê về nội dung, tác giả, tác phẩm văn thơ tiêu biểu ở thời Hậu Lê: Tác giả Tác phẩm Nội dung - Dựa vào bảng thống kê, H mô tả lại nội dung và các tác giả tác phẩm. - Gv giới thiệu một số đoạn văn thơ tiêu biểu: Bình Ngô Đại Cáo,... *Hoạt động 2: Làm việc cá nhân - Lập bảng thống kê về nội dung, tác giả, công trình khoa học tiêu biểu ở thời Hậu Lê: (H khá, giỏi: Quốc âm thi tập; Hồng Đức quốc âm thi tập; Dư địa chí; Lam sơn thực lục.) Tác giả Công trình khoa học Nội dung ? Dựa vào bảng thống kê, H mô tả lại sự phát triển của khoa học ở thời Hậu Lê? ? Dưới thời Hậu Lê ai là nhà thơ, nhà văn, nhà khoa học tiêu biểu nhất ? (Lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi, Ngô Sĩ Liêm) 3.Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. ________________________________________________________________ Thứ sáu Ngày soạn: 20 / 2 / 2010 Ngày dạy : 24 / 2 / 2010 Toán: Luyện tập I.Mục tiêu: - Rút gọn được phân số. - Thực hiện được phép cộng hai phân số. - H cẩn thận, chính xác. II.Hoạt động dạy- học: 1.Bài cũ: - 2 H : Tính: ; ? Muốn cộng hai phân số khác mẫu số ta làm như thế nào ? 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: b.Luyện tập: Bài 1: (128): H nêu yêu cầu: - H làm vở nháp - 2 H chữa bài. - Lớp nhận xét, thống nhất - 1 H nhắc lại quy tắc. Bài 2a,b: H nêu yêu cầu: - H làm theo dãy - 3 H làm phiếu - nêu cách làm. - Lớp nhận xét, thống nhất kết quả. Bài 3: H nêu yêu cầu: Rút gọn phân số. - H làm vở - Gv chấm bài 1 dãy. - 3 H chữa bài - Lớp nhận xét, bổ sung: a. b. c. Bài 4: 1 H đọc đề bài: (H khá, giỏi) - H tự giải bài vào vở - Gv chấm 4, 5 bài - nhận xét. - 1 H chữa bài.: + = 3.Củng cố, dặn dò: ? Muốn cộng hai phân số khác mẫu số ta làm như thế nào ? - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. _____________________________ Tập làm văn: Đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối I.Mục tiêu: - Nắm được đặc điểm nội dung và hình thức của đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối (ND Ghi nhớ). - Nhận biết và bước đầu biết cách xây dựng một đoạn văn nói về lợi ích của loài cây em thích. - Có ý thức bảo vệ cây xanh. II.Đồ dùng dạy- học: - Tranh ảnh cây gạo. III.Hoạt động dạy- học: 1.Bài cũ: - 1 H đọc đoạn văn tả 1 loài hoa hay thứ quả mà em yêu thích. ? Nói về cách tả của tác giả trong đoạn văn “Hoa mai vàng” ? 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: b.Phần Nhận xét: - H nối tiếp đọc yêu cầu 1, 2, 3: - Lớp đọc thầm bài “Cây gạo” (Trang 32) - Quan sát tranh cây gạo - Trao đổi nhóm 2 Bài tập 2, 3: - H nêu kết quả - Lớp nhận xét - Gv chốt: + Bài có 3 đoạn .... + Mỗi đoạn tả 1 thời kì phát triển của cây gạo. Đ1: Thời kì ra hoa Đ2: Lúc hết mùa hoa Đ3: Thời kì ra quả c.Phần Ghi nhớ: - 3 H đọc nội dung ghi nhớ. d.Phần Luyện tập: Bài 1: 1 H đọc nội dung bài tập 1: - Lớp đọc thầm bài “Cây trám đen” - Trao đổi nhóm 2: xác định các đoạn và nội dung từng đoạn: - H nêu: Lớp và Gv nhận xét, chốt: (+ 4 đoạn: Đ1: Tả bao quát thân, cành, lá cây trám đen. Đ2: Hai loại trám đen : trám đen tẻ và trám đen nếp. Đ3: ích lợi của quả trám đen. Đ4: Tình cảm của người tả với cây trám đen.) Bài 2: 1 H nêu yêu cầu : - Gv hướng dẫn H chọn cây mình sẽ viết, nêu ích lợi của cây. - Gv đọc cho H nghe 2 đoạn kết mẫu (sgk-95). - H viết đoạn văn vào vở . - 3,4 H đọc đoạn viết - Lớp nhận xét - Gv chấm 5 bài. 3.Củng cố, dặn dò: - Hoàn thành đoạn văn cho hay hơn. - Có ý thức bảo vệ cây xanh, bảo vệ môi trường. - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. _____________________________ Hoạt động ngoài giờ lên lớp: Tìm hiểu về Tết cổ truyền Việt Nam I.Mục tiêu: - Biết được về Tết cổ truyền của Việt Nam. - Có ý thức giữ gìn truyền thống Tết cổ truyền của dân tộc. II.Đồ dùng dạy- học: - Tranh ảnh về Tết cổ truyền VN. III.Hoạt động dạy- học: 1.Bài mới: a.Giới thiệu bài: b.Hoạt động 1: Tìm hiểu về Tết cổ truyền của dân tộc: ? Tết cổ truyền của dân tộc ta vào ngày tháng nào ? ? Em biết gì về Tết cổ truyền của dân tộc ? ( ai đi xa cũng về quê cùng vui vẻ bên gia đình để cùng nhau nấu báng chưng xanh, ....) ? Em thấy ở địa phương em có những phong tục nào về Tết cổ truyền ? ? Những phong tục đó em thấy như thế nào ? (rất đặc trưng của Việt Nam...) *Hoạt động 2: ? Với những phong tục đó thì em cần phải làm gì ? T.Chúng ta cần có ý thức giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc về cái Tết cổ truyền. Đó chính là những nét riêng biệt, độc đáo của dân tộc ta.... 3.Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. - Có ý thức giữ gìn những truyền thống tốt đẹp của dan tộc về cái tết cổ truyền Việt Nam. ________________________________________________________________
Tài liệu đính kèm: