Giáo án Lớp 4 - Tuần 23 - Năm học 2008-2009 - Lê Quang Trung

Giáo án Lớp 4 - Tuần 23 - Năm học 2008-2009 - Lê Quang Trung

I. Mục tiêu

- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể nhẹ nhàng, suy tư, phù hợp với nội dung bài

- Hiểu các từ ngữ mới trong bài: phần tử, vô tâm, tin thắm

- Hiểu nội dung của bài: Hoa phượng là loài hoa đẹp nhất của tuổi học trò, gần gũi và thân thiết nhất với học trò. Cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, sự thay đổi bất ngờ của màu hoa theo thời gian.

II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài đọc

III. Các hoạt động dạy - học

 A. KTBC: HS đọc thuộc và TLCH bài: Chợ Tết

 B. Bài mới

1. Giới thiệu bài: Dùng tranh minh hoạ

2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài

 a. Luyện đọc

- Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. GV sửa cách phát âm, ngắt giọng của HS

- Giúp HS hiểu các từ mới, từ khó trong bài (mục I).

- Cho HS luyện đọc theo cặp HS tiếp nối nhau luyện đọc theo đoạn

 (3 đoạn)

1 HS đọc phần chú giải

HS luyện đọc theo cặp.

1 HS đọc cả bài.

GV đọc diễn cảm toàn bài: Giọng nhẹ nhàng, suy tư

 

doc 19 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1039Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 23 - Năm học 2008-2009 - Lê Quang Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 23
Thứ hai ngày 23 tháng 2 năm 2009
Tiết 2: TẬP ĐỌC
Hoa học trò
I. Mục tiêu
- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể nhẹ nhàng, suy tư, phù hợp với nội dung bài 
- Hiểu các từ ngữ mới trong bài: phần tử, vô tâm, tin thắm
- Hiểu nội dung của bài: Hoa phượng là loài hoa đẹp nhất của tuổi học trò, gần gũi và thân thiết nhất với học trò. Cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, sự thay đổi bất ngờ của màu hoa theo thời gian.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài đọc
III. Các hoạt động dạy - học
 A. KTBC: HS đọc thuộc và TLCH bài: Chợ Tết
 B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: Dùng tranh minh hoạ
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
 a. Luyện đọc
- Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. GV sửa cách phát âm, ngắt giọng của HS
- Giúp HS hiểu các từ mới, từ khó trong bài (mục I).
- Cho HS luyện đọc theo cặp
 HS tiếp nối nhau luyện đọc theo đoạn
 (3 đoạn)
1 HS đọc phần chú giải
HS luyện đọc theo cặp. 
1 HS đọc cả bài.
GV đọc diễn cảm toàn bài: Giọng nhẹ nhàng, suy tư
b. Tìm hiểu bài
Cho HS đọc thầm từng đoạn, cả bài, TLCH
Ý 1: Cảm nhận số lượng của hoa phượng
Cho HS đọc thầm đoạn 1
 Tìm những từ ngữ cho biết hoa phượng nở rất nhiều?
Giải nghĩa từ “đỏ rực”
Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả số lượng hoa phượng? 
Dùng như vậy có gì hay?
cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực, người ta chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, 
đỏ thắm, màu đỏ rất tươi và sáng. 
Dùng BP so sánh, so sánh hoa phượng với muôn ngàn con bướm thắm để ta cảm nhận được hoa phượng nở rất nhiều, rất đẹp.
Ý 2: Vẻ đẹp đặc sắc của hoa phượng.
 Cho HS đọc thầm 2 đoạn còn lại
Nêu câu hỏi 1 SGK
Hoa phượng nở gợi cho mỗi người 
học trò cảm giác gì? Vì sao?
Nêu câu hỏi 2 SGK
Tác giả dùng những giác quan nào 
để cảm nhận vẻ đẹp của lá phượng?
Nêu câu hỏi 3 SGK
Em cảm nhận được điều gì khi học bài Hoa học trò ?
 Phượng là loài cây gần gũi, quen thuộc với học trò, trồng nhiều ở sân trường, nở nhiều vào mùa thi, 
 vừa buồn lại vừa vui, buồn vì phải xa trường,  vui vì được nghỉ hè, hứa hẹn nhiều điều lí thú.
Hoa phượng nở nhanh đến bất ngờ, màu phượng mạnh mẽ, 
Dùng thị giác, vị giác, xúc giác
Màu hoa: màu đỏ còn non, tươi dịu, đậm dần, rực lên
Tiếp nối nhau nêu ý kiến:
Xuân Diệu rất tài khi miêu tả vẻ độc đáo của hoa phượng 
Hoa phượng gần gũi 
 Cho HS nêu nội dung của bài – GV chốt, ghi bảng (như mục I)
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm
 - Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài
- Hướng dẫn HS cách đọc
- Hướng dẫn HS luyện đọc và thi đọc đoạn 1
 3 HS đọc, lớp theo dõi
Nhấn giọng ở các từ gợi tả
Luyện đọc theo cặp và thi đọc đoạn 1
3. Củng cố: Em có cảm giác như thế nào khi nhìn thấy hoa phượng?
 Nhận xét tiết học
	________________________________________________________
Tiết 3: TOÁN
Luyện tập chung
I. Mục tiêu. Giúp HS củng cố về:
- So sánh hai phân số
- Tính chất cơ bản của phân số
 II. Các hoạt động dạy - học
 A. KTBC: Nêu tính chất cơ bản của phân số? Cho VD cụ thể.
 B. Luyện tập
Bài 1: Cho HS tự làm 
 Tổ chức chữa bài, củng cố, chốt cách so sánh hai phân số cùng mẫu số hoặc cùng tử số, so sánh phân số với 1
 Bài 2: Cho HS nêu yêu cầu
Cho HS tự làm vào vở, gọi HS nêu cách so sánh phân số với 1
 Bài 3: Cho HS nêu yêu cầu và cách làm (so sánh, xếp thứ tự)
 Lưu ý cho HS phần b: rút gọn rồi mới so sánh
Bài 4: Cho HS nêu lại cách làm rồi làm bài vào vở, 2 em lên bảng chữa bài
 HS tự làm bài rồi chữa bài. VD:
 < ; < ; < 1
Kết quả: a. b. 
HS nêu yêu cầu, tự làm
Kết quả: ; 
HS tự làm. VD:
 3. Củng cố: Nội dung luyện tập - Nhận xét tiết học.
	__________________________________________________
Tiết 4: CHÍNH TẢ
Nhớ viết: Chợ Tết
I. Mục tiêu: 
- HS nhớ - viết đúng, đẹp đoạn thơ từ: “Dải mây trắng” đến “Ngộ nghĩnh đuổi theo sau ” trong bài thơ : Chợ Tết
- Tìm đúng các tiếng thích hợp có âm đầu s/x
II. Đồ dùng dạy học
Giấy khổ to viết sẵn 2 lần nội dung mẩu chuyện Một ngày và một năm
III. Các hoạt động dạy - học
 A. KTBC: 2 HS lên bảng viết, dưới lớp viết vào nháp: 
nóng nực, lóng ngóng, no nê, lo lắng
 B. Bài mới
1. Giới thiệu bài – Nêu yêu cầu của tiết học
2. Hướng dẫn HS nghe viết
a. Trao đổi về nội dung đoạn thơ
- Yêu cầu HS đọc đoạn chính tả
Mọi người đi chợ Tết trong khung cảnh như thế nào?
Mỗi người đi chợ Tết với tâm trạng và dáng vẻ ra sao?
 3 đến 5 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ
 mây trắng đỏ dần theo ánh nắng mặt trời 
 vui, phấn khởi ...
b. Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
Đọc và viết các từ: sương hồng lam, ôm ấp, viền, nép, lon xon, yếm thắm, ngộ nghĩnh,
c. Viết chính tả
Hướng dẫn cách trình bày đoạn thơ
GV chấm, nhận xét 1 số bài
HS nhớ viết chính tả
Đổi vở, soát lỗi
3. Hướng dẫn HS làm bài tập
- Gọi HS đọc yêu cầu BT 1
- Hướng dẫn HS làm
- Yêu cầu HS làm bài, dán 2 tờ giấy khổ to lên bảng
- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng
- Yêu cầu HS đọc lại mẩu chuyện, trao đổi và trả lời câu hỏi:
Truyện đáng cười ở điểm nào?
1 HS đọc thành tiếng 
lắng nghe
2 HS làm bài trên bảng, lớp làm vào vở BT, nhận xét, chữa bài của bạn
Đáp án: hoạ sĩ, nước Đức, sung sướng, không hiểu sao, bức tranh
2 HS đọc thành tiếng
Trao đổi theo cặp, trả lời câu hỏi của GV
GV kết luận: Câu chuyện muốn nói với chúng ta làm việc gì cũng phải dành công sức, thời gian thì mới mang lại kết quả tốt đẹp.
4. Củng cố: Nhận xét tiết học. 
	_______________________________________________________
Thứ ba ngày 24 tháng 2 năm 2009
Tiết 1: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
 Dấu gạch ngang
I. Mục tiêu. 
- Hiểu được tác dụng của dấu gạch ngang.
- Sử dụng đúng dấu gạch ngang trong khi viết
II. Đồ dùng dạy học: 
Bảng phụ viết đoạn văn a ở BT 1 phần Nhận xét
Giấy khổ to và bút dạ
 III. Các hoạt động dạy - học
 A. KTBC: HS làm lại BT 2, 3 tiết LTVC trước.
 B. Bài mới
1. Giới thiệu bài – Nêu yêu cầu của tiết học.
2. Phần Nhận xét
GV treo bảng phụ có ghi sẵn đoạn văn lên bảng
Bài tập 1 : 
 Yêu cầu HS tìm những câu văn có ghi dấu gạch ngang
Bài tập 2: Cho HS đọc yêu cầu, suy nghĩ 
GV gợi ý: dựa vào lời giải của BT1, tham khảo nội dung phần Ghi nhớ, trả lời
HS đọc yêu cầu và nội dung 
Tiếp nối nhau đọc câu văn: 
- Cháu con ai?
- Thưa ông, cháu là con ông Thư. 
Đọc yêu cầu, suy nghĩ, trả lời
Đoạn a: dấu gạch ngang đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật 
Đoạn b: dấu gạch ngang đánh dấu phần chú thích
Đoạn c:  liệt kê các biện pháp cần thiết để bảo quản quạt điện
3. Phần Ghi nhớ
 3 HS đọc phần Ghi nhớ SGK
4. Phần Luyện tập
Bài tập 1: Cho HS tự làm bài cá nhân rồi phát biểu ý kiến.
GV cùng lớp nhận xét, chốt lời giải.
Bài tập 2: 
- Lưu ý: đoạn văn cần sử dụng dấu gạch ngang với 2 tác dụng:
+ Đánh dấu các câu đối thoại
+ Đánh dấu phần chú thích
- Cho HS đọc bài viết
- GV kiểm tra nội dung bài viết, cách sử dụng dấu gạch ngang trong bài của 1 số em
Đọc nội dung BT1, tìm dấu gạch ngang trong truyện “Quà tặng cha” rồi nêu tác dụng của mỗi dấu
 Cho HS đọc yêu cầu của bài
Viết đoạn trò chuyện giữa bố mẹ và mình vào vở BT, 1 số HS viết bài vào giấy khổ to
Tiếp nối nhau đọc bài viết trước lớp
HS làm bài trên phiếu thì dán bài lên bảng.
Lớp nhận xét, tuyên dương bạn viết tốt
5. Củng cố: Nội dung bài 
 Nhận xét tiết học
	___________________________________________________
Tiết 2: KHOA HỌC
Ánh sáng
I. Mục tiêu. Sau bài học, HS biết :
- Phân biệt được các vật tự phát sáng và các vật được chiếu sáng.
- Làm thí nghiệm để xác định được các vật cho ánh sáng truyền qua và các vật không cho ánh sáng truyền qua.
- Nêu ví dụ hoặc tự làm thí nghiệm để chứng tỏ ánh sáng truyền theo đường thẳng.
- Nêu ví dụ hoặc tự làm thí nghiệm để chứng tỏ mắt chỉ nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó đi tới mắt.
II. Đồ dùng dạy học
Bộ đồ dùng: hộp kín, tấm kính nhựa trong, tấm kính mờ
III. Các hoạt động dạy - học.
 A. KTBC: Tiếng ồn có tác hại gì đối với con người?
 Nêu những biện pháp để phòng chống ô nhiễm tiếng ồn .
 B. Bài mới
1. Giới thiệu bài – Nêu yêu cầu của tiết học
2. Nội dung
*Hoạt động 1: Tìm hiểu các vật tự phát sáng và vật được phát sáng 
 Mục tiêu: ý 1 mục I
- Tổ chức cho HS thảo luận theo cặp: 
Quan sát hình 1 và 2 T90, trao đổi, 
viết tên những vật tự phát sáng và 
vật được chiếu sáng 
- Gọi HS trình bày
- GV nhận xét 
 Quan sát hình minh hoạ, trao đổi và viết ra giấy
H1: Ban ngày
Vật tự phát sáng: mặt trời
Vật được chiếu sáng: bàn ghế, gương, quần áo, 
H2: Ban đêm
Vật tự phát sáng: ngọn đèn điện, con đom đóm
Vật được chiếu sáng: mặt trăng (do được mặt trời chiếu sáng), gương, bàn ghế, tủ,
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về đường truyền của ánh sáng 
Mục tiêu: ý 3 mục I
- GV tổ chức trò chơi “Dự đoán đường truyền của ánh sáng” 
- Yêu cầu HS làm thí nghiệm, rút ra nhận xét: ánh sáng truyền theo đường thẳng
 4 HS đứng ở 4 vị trí khác nhau, 1 HS hướng đèn (chưa bật) tới 1 bạn, yêu cầu HS dự đoán ánh sáng sẽ đi tới đâu. Sau đó bật đèn, so sánh với dự đoán kết quả
Làm thí nghiệm và đự đoán đường truyền của ánh sáng qua khe sau đó bật đèn và quan sát
 GV chốt: Ánh sáng truyền theo đường thẳng
* Hoạt động 3: Tìm hiểu sự truyền ánh sáng qua các vật 
Mục tiêu: ý 2 mục I 
- Chia nhóm yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm T91 rồi nêu kết quả
- GV chốt, liên hệ
Các nhóm làm thí nghiệm, nêu:
quyển vở không cho ánh sáng đi qua
tấm thuỷ tinh cho toàn bộ ánh sáng đi qua 
 * Hoạt động 4: Tìm hiểu mắt nhìn thấy vật khi nào?
Mục tiêu: ý 4 mục I
 Mắt ta nhìn thấy vật khi nào?
Gọi HS đọc thí nghiệm 3 SGK
Gọi HS trình bày dự đoán
Gọi HS lên bảng làm thí nghiệm
Mắt ta có thể nhìn thấy vật khi nào? 
 HS đưa ra các ý kiến khác nhau
Đọc, suy nghĩ, dự đoán kết quả
2 HS trình bày
Làm thí nghiệm, trả lời câu hỏi theo kết 
quả thí nghiệm
HS trả lời
 Chốt: Mắt ta có thể nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt
3. Củng cố: Nội dung bài - Nhận xét tiết học
_____________________________________________________________
Tiết 3: TOÁN
Luyện tập chung
I. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, củng cố về:
- Dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9; khái niệm ban đầu của phân số, tính chất cơ bản của phân số, quy đồng mẫu số hai phân số, so sánh các phân số.
- Một số đặc điểm của hình chữ nhật, hình bình hành.
 II. Các hoạt động dạy - học
 A. KTBC : KT vở BT của HS
 B. Thực hành luyện tập 
Bài 1: Cho HS tự ... . Tìm được những từ ngữ miêu tả mức độ cao của cái đẹp và biết cách sử dụng chúng. 
II. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ viết BT1. Giấy khổ to và bút dạ
III. Các hoạt động dạy - học
 A. KTBC: HS 
 B. Bài mới
1. Giới thiệu bài – Nêu yêu cầu của tiết học
2. Hướng dẫn HS làm BT 
Bài tập 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài
- Yêu cầu HS thảo luận theo cặp và tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài của bạn trên bảng.
- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng
- Yêu cầu HS HTL 4 câu tục ngữ
Bài tập 2: Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS suy nghĩ
- Mời HS khá giỏi làm mẫu
- Gọi HS tiếp nối nhau trình bày
- Nhận xét, cho điểm HS
Bài tập 3:
- Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm
- Gọi 1 nhóm dán phiếu lên bảng, đọc các từ của nhóm mình
- GV nhận xét, kết luận các từ đúng
Bài tập 4: 
Yêu cầu HS tiếp nối nhau đặt câu với mỗi từ tìm được ở BT3
GV sửa lỗi ngữ pháp, dùng từ cho HS
Yêu cầu mỗi HS viết 3 câu văn vào vở BT
1 HS đọc thành tiếng trước lớp
1 HS làm trên bảng phụ, HS dưới lớp làm vào vở BT
 Phẩm chất quý hơn vẻ đẹp bên ngoài: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
Người thanh tiếng nói cũng thanh
Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu.
2 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm theo
1 HS đọc thành tiếng
Suy nghĩ, làm bài. VD: 
Tuần trước, anh trai em dẫn bạn gái về thăm nhà. Khi chị về, mẹ em mới nói; “Chị ấy thật dễ thương, dịu dàng, lại khéo nấu ăn. Đúng là người thanh kêu”. Cả nhà em ai cũng gật gù tán thưởng.
Các nhóm trao đổi, thảo luận, viết từ tìm được vào phiếu. VD:
tuyệt diệu, tuyệt trần, mê li, nghiêng nước nghiêng thành,
Tiếp nối nhau đọc câu của mình trước lớp. VD: 
Bức tranh ấy đẹp tuyệt vời.
Cô ấy đẹp nghiêng nước nghiêng thành.
5. Cñng cè: Néi dung bµi 
 Nhận xÐt tiết học
________________________________________________
Tiết 2: TOÁN
Phép cộng phân số (tiếp)
I. Mục tiêu. Giúp HS:
- Nhận biết phép cộng hai phân số khác mẫu số.
- Biết cách thực hiện phép công hai phân số khác mẫu số.
- Củng cố về phép cộng hai phân số cùng mẫu số
II. Chuẩn bị: 
GV: 3 băng giấy kích thước 1dm x 6dm
HS: 3 băng giấy HCN kích thước 2cm x 12cm, kéo
III. Các hoạt động dạy - học
 A. KTBC: Nêu cách cộng các phân số cùng mẫu số 
 B. Bài mới
1. Hoạt động với đồ dùng trực quan
- GV nêu vấn đề như SGK
- Hướng dẫn HS hoạt động với băng giấy đồng thời làm mẫu sau đó hỏi:
+ Hai bạn đã lấy đi mấy phần bằng nhau?
+ Vậy 2 bạn đã lấy đi mấy phần băng giấy? 
HS đọc SGK
Thực hành, nhận biết: 3 băng giấy bằng nhau
cả 2 bạn đã lấy đi 5 phần bằng nhau
Hai bạn đã lấy đi băng giấy
2. Hướng dẫn cộng các phân số khác mẫu số
Cho HS nhận xét về mẫu số của hai phân số rồi nêu cách làm
- Yêu cầu HS làm bài
- Yêu cầu HS so sánh kết quả với cách làm trên
- Cho HS nêu cách cộng hai phân số khác mẫu số
Mẫu số của 2 phân số khác nhau
Thực hiện quy đồng rồi cộng: 
 + = 
Hai cách đều cho kết quả là: 
Muốn cộng hai phân số khác mẫu số chúng ta quy đồng mẫu số hai phân số rồi cộng hai phân số đó lại
3. Luyện tập 
Bài 1: 
Cho HS tự làm bài rồi chữa bài
GV chốt, củng cố cách quy đồng mẫu số hai phân số
Bài 2: 
GV trình bày bài mẫu trên bảng
Cho HS tự làm 
GV chấm, nhận xét một số bài
Bài 3: Gọi HS đọc đề bài
Hướng dẫn HS làm
Yêu cầu HS tự làm bài
Lớp làm vào vở, 2 HS lên bảng chữa bài
a. ; 
 Vậy: + 
Cả lớp làm bài vào vở
HS đổi chéo vở để kiểm tra
HS làm bài vào vở, 1 HS chữa bài
 Đáp số: quãng đường
3. Củng cố: Nội dung bài
 Nhận xét tiết học
	________________________________________________________
Tiết 3: KHOA HỌC
Bóng tối
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Tự làm thí nghiệm để thấy được bóng tối xuất hiện ở phía sau vật cản sáng khi được chiếu sáng.
- Đoán đúng vị trí, hình dạng bóng tối trong một số trường hợp đơn giản.
- Hiểu được bóng tối của vật thay đổivề hình dạng, kích thước khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật đó thay đổi.
II. Đồ dùng dạy học
1 cái đèn bàn.
Chuẩn bị theo nhóm: đèn pin, tờ giấy to, kéo, thanh tre nhỏ 
III. Các hoạt động dạy học
 A. KTBC: Khi nào ta nhìn thấy vật?
 Nói những điều em biết về ánh sáng.
 B. Bài mới
1. Giới thiệu bài - Nêu yêu cầu của tiết học
2. Nội dung
 * Hoạt động 1: Tìm hiểu về bóng tối 
- GV mô tả thí nghiệm: Đặt 1 tờ bìa to phía sau quyển sách với khoảng 5 cm. Đặt đèn pin thẳng hướng với quyển sách trên mặt bàn và bật đèn.
Yêu cầu HS dự đoán:
+ Bóng tối sẽ xuất hiện ở đâu?
+ Bóng tối có hình dạng thế nào?
- Hướng dẫn các nhóm làm thí nghiệm như SGK
- Gọi HS trình bày kết quả
+ Ánh sáng có truyền qua vỏ hộp hay quyển sách được không?
+ Những vật không cho ánh sáng truyền qua gọi là gì?
+ Bóng tối xuất hiện ở đâu?
+ Khi nào bóng tối xuất hiện?
 Lắng nghe GV mô tả thí nghiệm
Phát biểu dự đoán của mình:
ở phía sau vật cản sáng
có hình dạng giống hình quyển sách
Các nhóm làm thí nghiệm
Trình bày kết quả và so sánh với dự đoán
 không thể truyền qua quyển sách hay vỏ hộp được
gọi là vật cản sáng
ở phía sau vật cản sáng
khi vật cản sáng được chiếu sáng
GV kết luận về vùng bóng tối
* Hoạt động 2: Tìm hiểu sự thay đổi về hình dạng, kích thước của bóng tối
+ Theo em, hình dạng và kích thước của bóng tối có thay đổi hay không? Khi nào nó sẽ thay đổi?
- Cho HS làm thí nghiệm: Chiếu ánh đèn vào chiếc bút bi dựng thẳng trên mặt bàn
- Gọi các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm
+ Bóng của vật thay đổi khi nào?
+ Làm thế nào để bóng của vật to hơn?
Hình dạng và kích thước của bóng tối có thay đổi, nó thay đổi khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật cản sáng thay đổi.
Tiến hành làm thí nghiệm với 3 vị trí của bút bi
Trình bày kết quả: bóng của bút bi
 khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật đó thay đổi
 đặt vật gần với vật chiếu sáng
* Hoạt động 3: Trò chơi “ Xem bóng đoán vật”
GV hướng dẫn
HS ở 2 đội nhìn bóng đoán tên vật, đội nào đoán đúng nhiều thì đội đó thắng
 3. Củng cố: Nội dung bài - Nhận xét tiết học
 ________________________________________________
Thứ sáu ngày 27 tháng 2 năm 2009
Tiết 1: TẬP LÀM VĂN
Đoạn v ăn trong bài văn miêu tả cây cối
I. Mục tiêu
- Tìm hiểu về cấu tạo của đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối.
- Luyện tập xây dựng các đoạn văn miêu tả cây cối. Yêu cầu bài văn viết chân thật, sinh động, giàu hình ảnh.
II. Đồ dùng dạy học
Giấy khổ to và bút dạ
III. Các hoạt động dạy - học
 A. KTBC: HS đọc đoạn văn miêu tả một loài hoa hoặc một thứ quả mà em thích
 B. Bài mới
1. Giới thiệu bài – Nêu yêu cầu của tiết học
2. Tìm hiểu ví dụ
Bài tập 1,2,3: 
 - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung
- Yêu cầu HS đọc bài, trao đổi, thảo luận theo trình tự 
- Gọi HS trình bày
- GV chốt: bài Cây gạo có 3 đoạn, mỗi đoạn có một nội dung nhất định
1 HSđọc thành tiếng
Trao đổi,thảo luận, tiếp nối nhau nói về từng đoạn
Đoạn 1: Tả thời kì ra hoa của cây gạo
Đoạn 2: Tả cây gạo lúc hết mùa hoa
Đoạn 3: Tả cây gạo thời kì ra quả
3. Ghi nhớ: 3 HS đọc nội dung phần Ghi nhớ
4. Luyện tập
Bài tập 1: 
Cho HS đọc nội dung, suy nghĩ, phát biểu ý kiến
GV cùng lớp nhận xét, chốt lời giải đúng
Bài tập 2: 
Gọi HS đọc yêu cầu
+ Đoạn văn nói về ích lợi của 1 loài cây thường nằm ở đâu trong toàn bài văn?
- Hướng dẫn HS làm
- Phát giấy khổ to cho 3 đối tượng HS viết bài vào phiếu
- Cho HS đọc bài, lớp nhận xét
- GV nhận xét, cho điểm những bài viết tốt.
2 HS đọc thành tiếng 
HS trao đổi, thảo luận, kết quả:
Đ1: Tả bao quát thân cây, cành cây, tán lá và lá cây trám đen
Đ2: Tả 2 loại trám đen
Đ3: Ích lợi của trám đen
Đ4: Tình cảm của dân bản và người tả với cây trám đen
HS suy nghĩ, trả lời
 nằm ở phần kết bài của 1 bài văn
3 HS viết bài vào giấy khổ to, lớp viết vào vở BT
3 HS dán bài lên bảng, đọc bài, lớp nhận xét
Tiếp nối nhau đọc bài viết của mình
5. Củng cố: Nội dung bài - Nhận xét tiết học
	__________________________________________________
Tiết 2: TOÁN
Luyện tập 
I. Mục tiêu. Giúp HS :
- Củng cố về phép cộng các phân số 
- Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng hai phân số
 II. Các hoạt động dạy - học
 A. KTBC: Nêu cách thực hiện phép cộng các phân số khác mẫu số 
 B. Luyện tập
Bài 1: Cho HS tự làm 
 Yêu cầu HS đọc kết quả bài làm của mình.
GV nhận xét
HS làm bài vào vở, 1 HS đọc trước lớp, cả lớp theo dõi kết quả của bạn
 a. b. = 3 c. = 1
Bài 2: Cho HS nêu yêu cầu
Các phân số trong bài là các phân số cùng mẫu số hay khác mẫu số?
Cho HS nêu cách làm rồi tự làm bài vào vở
 Bài 3: 
Cho HS nêu yêu cầu 
Hướng dẫn HS cách làm
Chấm, nhận xét một số bài
Bài 4: Cho HS đọc đề bài
Yêu cầu HS tóm tắt bài toán rồi giải
Là các phân số khác mẫu số
Quy đồng rồi thực hiện tính cộng
2 HS chữa bài
a. b. c. 
Rút gọn rồi tính
b. 
1 HS lên bảng tóm tắt, 1 HS giải, lớp làm vào vở
 Đáp số: đội viên
 3. Củng cố: Nội dung luyện tập - Nhận xét tiết học.
	 __________________________________________________
 Tiết 4: LỊCH SỬ
Văn học và khoa học thời Hậu Lê .
I. Mục tiêu. Học xong bài này, HS biết:
- Các tác phẩm thơ văn, công trình khoa học của những tác giả tiêu biểu dưới thời Hậu Lê, nhất là Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông. Nội dung khái quát của các tác phẩm, các công trình đó .
- Đến thời Hậu Lê, văn học và khoa học phát triển hơn các giai đoạn trước .
- Dưới thời Hậu Lê, văn học và khoa học được phát triển rực rỡ.
II. Đồ dùng dạy học
Một vài đoạn thơ tiêu biểu của các tác phẩm tiêu biểu
III. Các hoạt động dạy - học
 A. KTBC: Nêu ví dụ chứng tỏ nhà Hậu Lê rất quan tâm tới giáo dục
 B. Bài mới
1. Giới thiệu bài – Nêu yêu cầu của tiết học
2. Nội dung
a. Văn học thời Hậu Lê
- Hướng dẫn HS lập bảng thống kê về nội dung, tác giả, tác phẩm văn thơ tiêu biểu thời Hậu Lê
- Cho HS trình bày
GV giới thiệu một số đoạn thơ tiêu biểu của một số tác giả thời Hậu Lê
HS làm việc cá nhân theo bảng
Tác giả
Tác phẩm
Nội dung
Dựa vào bảng thống kê, nêu nội dung và các tác giả, tac phẩm thơ văn tiêu biểu dưới thời Hậu Lê
b. Khoa học thời Hậu Lê 
 Cho HS thảo luận lớp 2 câu hỏi 2 và 3 SGK
Gọi HS trình bày, thống nhất đáp án, kết luận:
 HS thảo luận, kể tên các công trình khoa học tiêu biểu và tác giả của công trình đó ở thời Hậu Lê
Tác giả
Công trình khoa học
Nội dung
Ngô Sĩ Liên
Nguyễn Trãi
Đại Việt sử kí toàn thư
Lam Sơn thực lục
Lịch sử nước ta từ thời Hùng Vương đến đầu thời Hậu Lê
Lịch sử cuộc k/n Lam Sơn
Dưới thời Hậu Lê, ai là nhà văn, nhà thơ, nhà khoa học tiêu biểu nhất?
Thảo luận, kết luận: Nguyễn Trãi và Lê Thánh Tông
3. Củng cố: - Nội dung bài 
 - Nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • doctrung t23.doc