Giáo án Lớp 4 - Tuần 23 - Năm học 2011-2012 (Chuẩn kiến thức 3 cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 23 - Năm học 2011-2012 (Chuẩn kiến thức 3 cột)

I. Mục tiêu:

1. Đọc đúng các từ ngữ: đỏ rực, nỗi niềm, chói lọi. Đọc đúng toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ tả vẻ đẹp đặc biệt của hoa phượng, sự thay đổi bất ngờ của màu hoa theo thời gian.

2. Hiểu nghĩa các từ ngữ: phượng, phần tử, vô tâm, tin thắm.

3. Hiểu nội dung bài: Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với những kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò.

4. Cảm nhận được vẻ đẹp dộc đáo của hoa phượng qua ngòi bút miêu tả của Xuân Diệu.

II. Đồ dùng dạy học:

- Bảng phụ, tranh minh hoạ.

 

doc 38 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1045Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 23 - Năm học 2011-2012 (Chuẩn kiến thức 3 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 23
Ngày soạn: 03/02/2010 THỨ 2 Ngày giảng: 06/02/2010
TIẾT 1: SINH HOẠT ĐẦU TUẦN
LỚP TRỰC TUẦN NHẬN XÉT
========================================
TIẾT 2 TẬP ĐỌC:
HOA HỌC TRÒ (43)
I. Mục tiêu:
1. Đọc đúng các từ ngữ: đỏ rực, nỗi niềm, chói lọi. Đọc đúng toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ tả vẻ đẹp đặc biệt của hoa phượng, sự thay đổi bất ngờ của màu hoa theo thời gian. 
2. Hiểu nghĩa các từ ngữ: phượng, phần tử, vô tâm, tin thắm.
3. Hiểu nội dung bài: Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với những kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò.
4. Cảm nhận được vẻ đẹp dộc đáo của hoa phượng qua ngòi bút miêu tả của Xuân Diệu.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ, tranh minh hoạ.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
TG
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
 - Lớp hát đầu giờ.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc lại bài Chợ Tết và nêu nội dung bài.
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới :
a. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài
b. Nội dung:
*Luyện đọc:
- Đọc toàn bài 
- Bài chia làm mấy đoạn ?
- Đọc nối tiếp lần 1
+ HD luyện đọc từ khó, câu khó.
- Đọc nối tiếp lần 2.
- Luyện đọc theo cặp
- Đọc mẫu.
*Tìm hiểu nội dung:
- Tìm từ ngữ cho biết hoa phượng rất nhiều
Đỏ rực:đỏ thắm, màu đỏ rất tươi và sáng.
- Trong đoạn văn tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả số lượng hoa phượng?
- Tại sao tác giả gọi hoa phượng là “hoa học trò”?
- Hoa phượng nở gợi cho học trò cảm giác gì ? vì sao?
- Hoa phượng còn gì đặc biệt làm ta náo nức?
- Ở đoạn 2 tác giả đã dùng những giác quan nào để cảm nhận vẻ đẹp của lá phượng?
- Màu hoa phượng thay đổi như thế nào theo thời gian?
- Bài có nội dung gì?
* Luyện đọc diễn cảm:
- HD giọng đọc
- Đọc nối tiếp lần 3.
- Hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn1
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm 
- Bình chọn bạn đọc hay nhất
4. Củng cố – dặn dò:
- Qua bài em cảm nhận được vẻ đẹp của hoa phượng như thế nào?
- Hoa phượng nhắc nhở các em điều gì?
- Học bài và chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
1’
3’
1’
12’
10’
9’
3’
- Hát
- 1 HS thực hiện yêu cầu
- Ghi đầu bài.
- 1HS đọc bài
- Bài chia làm 3 đoạn: Mỗi lần xuống dòng là một đoạn
- 3 HS đọc nối tiếp
- Từ khó: Đỏ rực, nỗi niềm, chói lọi
 Câu khó: Mỗi hoakhít nhau.
- 3 HS tiếp đọc nối tiếp lần 2 
- 1 HS đọc các từ trong chú giải.
- 2 HS đọc và sửa lỗi cho nhau.
- Lắng nghe.
- Đọc thầm bài và trả lời câu hỏi.
- Những từ cho biết hoa phượng nở rất nhiều: cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực, người ta chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán lớn xoè ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau. 
- Tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh để miêu tả số lượng hoa phượng. So sánh hoa phượng với muôn ngàn con bướn thắm để ta cảm nhận được hoa phượng nở rất nhiều, rất đẹp.
- Vì hoa phượng là loại hoa rất gần gũi quen thuộc với tuổi học trò. Phượng được trồng rất nhiều ở trên các sân trường. Hoa phượng thường nở vào mùa hè, mùa thi của tuổi học trò. Hoa phượng nở làm những cậu học trò nghĩ đến mùa thi và những ngày hè. Hoa phượng gắn liền với những kỉ niệm buồn vui của tuổi học trò. 
- Hoa phượng nở gợi cho học trò cảm giác vừa buồn lại vừa vui. Buồn vì phải xa trường, xa thầy, xa bạn. Vui vì được nghỉ hè hứa hẹn những ngày hè vui vẻ.
- Hoa phượng nở nhanh đến bất ngờ, màu phượng mạnh mẽ làm khắp thành phố rực lên như tết đến nhà nhà dán câu đối đỏ.
- Tác giả dùng thị giác, vị giác và xúc giác để cảm nhận vẻ đẹp của hoa phượng.
- Bình minh hoa phượng màu đỏ còn non, có mưa hoa phượng càng tươi dịu. Dần dần số hoa tăng màu càng đậm dần, rồi hoà với mặt trời chói lọi màu phượng rực lên.
- Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với những kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò.
- 3 HS đọc nối tiếp
- Nêu cách đọc bài.
- 2-3 HS thi đọc diễn cảm
- 1HS nhắc lại
- Sắp đến mùa thi cần cố gắng học tập tốt,
=====================================
TIẾT 3 TOÁN:
LUYỆN TẬP CHUNG (123)
I. Mục tiêu:
 	1. Biết so sánh hai phân số.
 	2. Vận dụng được dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9 trong một số trường hợp đơn giản.
 	3. Tích cực, tự giác trong giờ học.
II. Đồ dùng dạy – học:
 	- Phiếu bài tập 1(LTC t2)
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
TG
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ :
- So sánh hai phân số sau: 
 và ; và 
- Nhận xét và cho điểm HS.
3. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài
b. Hướng dẫn luyện tập :
Bài 1: ; =
- Làm bài cá nhân, 
- Nx, ghi điểm.
Bài 2: (HĐCN)
- Đọc đề bài và tự làm bài.
- Nhắc lại thế nào là phân số lớn hơn 1, thế nào là phân số bé hơn 1.
- Làm bài cá nhân 
- Nx, chữa bài.
Bài 1: Tìm chữ số thích hợp 
- Làm bài cá nhân vào phiếu.
- Nx, tuyên dương.
4. Củng cố – dặn dò:
- Nêu lại cách so sánh hai phân số có cùng mẫu số và khác mẫu số?
- Tổng kết giờ học. 
- HD làm các bài trong VBT. Chuẩn bị tiết sau Luyện tập chung
- Nhận xét tiết học.
1’
3’
1’
11’
11’
10’
3’
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
 > ; > 
- Ghi đầu bài
- Đọc y/c.
- 6 HS nối tiếp lên bảng làm bài mỗi lượt 3 em, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập:
 < ; < ; < 1
 = ; > ; 1 < 
- Nx, chữa bài.
- 2 HS đọc đề bài.
- Suy nghĩ làm vở, 2 HS lên ghi kết quả:
- Kết quả : a) 1
- Đọc y/c.
- HS làm bài vào phiếu. 3 HS nối tiếp lên điền số và giải thích
a. Điền các số 2, 4, 6, 8 
c. Điền số 6 vào 
+ Số 756 chia hết cho 2 vì có chữ số tận cùng là 6, chia hết cho 3 vì có tổng các chữ số là 18, 18 chia hết cho 3.
- Trả lời
=======================================
TIẾT 4: KĨ THUẬT
Bài 12: TRỒNG CÂY RAU, HOA (TIẾT 2) 
I. Mục tiêu:
1. Biết cách chọn cây rau hoặc hoa để trồng. Biết cách trồng cây rau, hoa trên luống và cách trồng cây rau, hoa trong chậu.
	2. Trồng được cây rau, hoa trên luống hoặc trong chậu.
	3. Ham thích trồng cây, quý trọng thành quả lao độngvà làm việc chăm chỉ, đúng kĩ thuật
II. Đồ dùng dạy - học:
	- GV: Cây rau, hoa con để trồng
- HS: Cuốc, dầm , xới, bình tưới nước
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- KT sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Nội dung bài
* Hoạt động 1: HS thực hành trồng cây
- Nhắc lại các bước và cách thực hiện quy trình kĩ thuật trồng cây con
- Nêu các bước trồng cây
- Hướng dẫn thao tác kĩ thuật trồng 
+ Đảm bảo khoảng cách giữa các cây cho đúng
+ Kích thước của hốc trồng phải phù hợp với bộ rễ cây
+ Khi trồng phải để cây thẳng đứng, rễ không được cong ngược lên phía trên , không làm vỡ bầu
+ Tránh đổ nước nhiều hoặc đổ mạnh khi tưới làm cây bị nghiêng ngả
- Chia các nhóm và giao nhiêm vụ, nơi làm việc.
- Nhắc nhở HS vệ sinh an toàn khi lao động và sau khi lao động xong
* Hoạt động 2: Đánh giá kết quả học tập
- Chuẩn bị vật liệu dụng cụ trồng cây
- Trồng có đúng khoảng cách quy định và có đều nhau không
- Cây sau khi trồng có đứng thẳng , vững, không
- Hoàn thành đúng thời gian quy định
4. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét đánh giá 
- Dặn HS tưới nước cho cây và đọc trước chuẩn bị vật liệu, dụng cụ cho bài " Trồng rau, hoa trong chậu"
- Nhận xét giờ học.
1’
3’
1’
14’
13’
3’
- Hát
- Ghi đầu bài
- 2 em 
- Xác định vị trí trồng
+ Đào hốc trồng cây theo vị trí đã xác định
+ Đặt cây vào hốc và vun đất, ấn chặt đất quanh gốc
+ Tưới nhẹ nước xung quanh gốc cây
- HS chú ý quan sát thao tác của GV
- HS thực hành trồng theo nhóm, mỗi nhóm 4 em
- Lắng nghe.
- Nghe
=====================================
TIẾT 5: ĐẠO ĐỨC
Bài 11: GIỮ GÌN CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG (TIẾT 1)
(Tích hợp GDBVMT: Mức độ Bộ phận)
 I. Mục tiêu:
 	1. Biết được vì sao phải bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng. Các công trình công cộng như: công viên, vườn hoa, rừng cây, hồ chứa nước, đập ngăn nước, kênh đào, đường ống dẫn nước, đường ống dẫn dầu,là các công trình công cộng có liên quan trực tiếp đến môi trường và chất lượng cuộc sống của người dân. 
 Đồng tình ,khen ngợi những ngưòi tham gia giữ gìn các công trình công cộng. Không đồng tình tham gia hoặc không có ý thưc giữ gìn các công trình công cộng.
 + Tích cực tham gia vào việc giữ gìn các công trình công cộng.
 + Tuyên truyền để mọi người cùng tham gia tích cực vào việc bảo vê giữ gìn các công trình công cộng bằng những việc làm phù hợp với khả năng của bản thân..
B.Đồ dùng dạy- học.
	- GV: SGK, giáo án
	- HS:Một câu chuyện về tấm gương giữ gìn các công trình công cộng
C.Các hoạt động dạy học:
(Nội dung GDBVMT được lồng ghép tích hợp ở HĐ 2, 3)
Hoạt động của thầy
TG
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Chúng ta cần phải giữ phép lịch sự ở những đâu?
- NX- đánh giá.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Nội dung:
*Hoạt động 1: Xử lý tình huống 
- Nêu tình huống như sgk
- Chia lớp thành 3 nhóm 
- Thảo luận đóng vai xử lý tình huống
- Nêu em là bạn Thắng trong tình huống trên , em sẽ làm gì?
KL: Các công trình công cộng là tài sản chung của xã hội. Mọi người dân đều có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ.
*Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến. 
- Thảo luận cặp đôi, bày tỏ ý kiến về các hành vi sau.
1. Nam, Hùng leo trèo lên các tượng đá của nhà chùa.
2. Gần tết đến ,mọi người dân trong xóm Lan cùng nhau quét sạch và quét vôi xóm ngõ.
3. Đi tham quan, bắt chước các anh chị lớn, Quân và Dũng rủ nhau khắc tên lên thân cây
4. Các cô chú thợ điện đang sửa lại cột điện bị hỏng.
5. Trên đường đi học về các bạn học sinh lớp 4E phát hiện một anh thanh niên đang tháo ốc ở đường ray xe lửa ,các bạn đã báo ngay chú công an để ngăn chặn hành vi đó.
- Vậy để giữ các công trình công cộng , em phải làm gì
Kết luận: mọi người dân không kể già trẻ , nghề nghiệp ...đều phải có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ các công trình công cộng
- Đọc ghi nhớ. 
Hoạt động 3: Liên hệ thực tế.
- Chia lớp thành 3 nhóm .
- Thảo luận theo câu hỏi sau:
1. Hãy kể tên 3 công trình công cộng mà nhóm em biết.
2. Em hãy đề ra một só hoạt động, việc làm để bảo vệ, giữ gìn công trình công cộng đó.
- Nhận xét các câu trả lời của các nhóm.
- Hỏi: Siêu thị nhà hàng...có phải là những công trình công cộng cần bảo vệ giữ gìn không?
Kết luận: Công trình công cộng là những công trình được xây dựng mang tính văn hoá, phục vụ chung cho tất cả mọi người. Siêu thị nhà hàng...Tuy không phải là các công trình công cộng nhưng chúng ta cũng phải bảo vệ ...  hay khác mẫu số ?
- Vậy để thực hiện phép cộng các phân số này chúng ta làm như thế nào ?
- Chia lớp thành 3 nhóm làm bài vào phiếu
- GV chữa bài và chốt lại cách cộng hai phân số khác mẫu số
Bài 3: Rút gọn rồi tính:
 - HD HS làm. Gọi 3 em lên làm, lớp làm vào vở
- Nhận xét bài làm của HS.
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhắc lại cách cộng hai phân số cùng mẫu và khác mẫu?
- Tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm bài tập trong VBT (GV HD)và chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
1’
3’
1’
10’
11’
11’
3’
- Hát
- 1 HS phát biểu
- 1 HS lên thực hiện:
+ = + = + = 
- Nghe GV giới thiệu bài.
- Đọc y/c.
- 3 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở:
- 2 -3 HS nhận xét
- 1 em nêu yêu cầu
- Là các phân số khác mẫu số.
- Chúng ta phải quy đồng mẫu số rồi thực hiện phép tính cộng.
- 3 nhóm thực hiện. Gắn kết quả.
- Nhóm khác nhận xét
a) + 
Quy đồng hai phân số ta có : 
 = = ; = = 
Vậy : + = + = = 
b) + 
Rút gọn các phân số đã cho, ta có : 
 = = ; = = 
Vậy + = + = = 
- Nêu y/c
- 3 HS lên làm, lớp làm vào vở
a) 
Vậy = 
b..
- 1 HS nhắc lại
==========================================
TIẾT 2: ĐỊA LÝ
Bài 20: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở
ĐỒNG BẰNG NAM BỘ(TIẾP)( 124)
(Tích hợp GDBVMT - Mức độ: Bộ phận)
I. Mục tiêu:
 	1. Biết một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Nam Bộ. Biết Đồng Bằng Nam Bộ là vùng công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta .
 2. Trình bày được mối quan hệ giữa đặc điểm tự nhiên của đồng bằng với hoạt động sản xuất của người dân Đồng Bằng Nam Bộ .
 - Trình bày được những hoạt động đặc trưng của chợ nổi, nét độc đáo của đồng bằng sông Cửu Long.
 3. Tôn trọng những nét văn hoá đặc trưng của Đồng Bằng Nam Bộ .
II. Đồ dùng dạy – học: 
 - GV: Một số tranh ảnh ,băng hình về hoạt động sản xuất công nghiệp và chợ nổi của người dân Đồng Bằng Nam Bộ .
 - HS: SGK, vở ghi
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
(Nội dung GDBVMT được lồng ghép tích hợp ở HĐ1)
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới :
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Nội dung bài
* Vùng công nghiệp phát triển mạnh nhất ở nước ta
- Thảo luận nhóm, tìm hiểu SGK, thu thập thông tin để điền vào bảng sau:
- Nhận xét 
- Tổng hợp các ý kiến của HS.
Kết luận: Nhờ có nguồn nguyên liệu và lao động, lại được đầu tư xây dựng nhiều nhà máy nên đồng bằng Nam Bộ đã trỏ thành vùng có nghành công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta với một số nghành nghề chính như: khai thác dầu khí, chế biến lương thực, thực phẩm.
- Nguyên nhân nào làm cho đồng bằng NB có công nghiệp phát triển mạnh?
- Nêu dẫn chứng thể hiện ĐBNB có công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta?
- Kể tên các ngành CN nổi tiếng ở ĐBNB?
*Chợ nổi trên sông:
- Thảo luận nhóm
- Dựa vào SGK tranh ảnh và vốn hiểu biết của bản thân trả lời câu hỏi:
+ Mô tả chợ nổi trên sông? (chợ họp ở đâu? người dân đến chợ bằng phương tiện gì, hàng hoá bán ở chợ gồm những loại gì? loại hàng nào có nhiều hơn?)
- Nx, bổ sung.
4. Củng cố - dặn dò:
- Đọc bài học
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau
- Nhận xét giờ học
1’
3’
1’
14’
13’
3’
- Tiến hành thảo luận nhóm .
- Đại diện 2 nhóm lên trình bày trên bảng.
Kết quả làm việc tốt:
TT
Nghành công nghiệp
Sản phẩm chính
Thuận lợi do
1
Khai thác dầu khí
Dầu thô khí đốt
Vùng biển có dầu khí
2
Sản xuất điện
Điện
Sông ngòi có thác ghềnh
3
Chế biến LTTP
gạo, trái cây
Có đất phù sa màu mỡ, 
nhiềunhà máy...
4
...
...
...
- Các nhóm HS nhận xét, bổ sung .
- Lắng nghe
- Dựa vào SGK, tranh ảnh và vốn hiểu biết của bản thân thảo luận theo gợi ý:
- Nhờ có nguồn nguyên liệu,lại được đầu tư xd nhiều nhà máy nên ĐBNB đã trở thành vùng có ngành CN phát triển nhất đất nước ta
- Hàng năm ĐBNB tạo ra được hơn một nửa giá trị sản xuất CN của cả nước
- Ngành khai thác dầu khí, sản xuất điện, háo chất, phân bón,cao su, chế biến lương thực, thực phẩm, dệt may
- Trao đổi TLCH
+ Chợ nổi trên sông là nét độc đáo của ĐB sông Cửu Long nổi tiếng là chợ Cái Rằng, Phong Điền (Cần Thơ), Phụng Hiệp (Hậu Giang) chợ nổi thường họp ở những đoạn sông thuận tiện cho việc gặp gỡ của xuồng ghe tờ nhiều nơi đổ về. ở chợ nổi ngay từ sáng sớm việc mua bán diễn ra tấp nập. Mọi thứ hàng hoá như rau quả, thịt cá,quần áo đều có thể mua bán trên xuồng ghe
=========================================
TIẾT 3: TẬP LÀM VĂN:
ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI (53)
I. Mục tiêu:	
 	1. Nắm được đặc điểm nội dung và hình thức của đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối
 	2. Nhận biết và bước đầu biết cách xây dựng một đoạn văn nói về lợi ích của loài cây em biết. 
 	3. Có ý thức bảo vệ cây xanh.
II. Đồ dùng dạy học:
 	- Tranh ảnh minh hoạ cho bài
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
TG
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc đoạn văn tả 1 loài hoa hay thứ quả mà em yêu thích
- Nói về cách tả của tác giả trong đoạn văn đọc thêm: Hoa mai vàng; Trái vải tiến vua
- Nhận xét, bổ sung
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Ghi bảng
b. Nội dung:
* Nhận xét:
Bài 1: Đọc lại bài Cây gạo
Bài 2: Tìm các đoạn trong bài văn
- Làm bài cá nhân. Và phát biểu ý kiến
- Nhận xét
Bài 3: Nêu nội dung chính của mỗi đoạn
- Chốt lại cách xác định đoạn văn, nội dung của mỗi đoạn văn => rút ra ghi nhớ
* Ghi nhớ:
* Luyện tập:
Bài 1: Xác định đoạn văn và nội dung chính của từng đoạn
- Trao đổi bài theo cặp
- Các cặp trình bày ý kiến
- Nhận xét và chốt lại
Bài 2: Viết 1 đoạn văn nói về lợi ích của 1 loài cây mà em biết
- Gợi ý
+ Viết về cây gì, suy nghĩ về loại cây đó mang lại lợi ích gì cho con người
+ GV đọc 1 số đoạn cho HS tham khảo
- HS viết đoạn văn
- Chấm chữa 1 số bài viết
- Nx chung.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nêu nội dung của mỗi đoạn văn? Khi hết đoạn cần lưu ý điều gì?
- Tại sao chúng ta phải bảo vệ cây xanh?
- Chuẩn bị bài sau: Quan sát cây chuối tiêu ở nơi em ở hoặc qua tranh, ảnh.
- Nhận xét tiết học.
1’
3’
1’
13’
2’
8’
9’
3’
- Hát
- 2 HS đọc bài
+ Hoa mai vàng: tả hoa từ khi còn là nụ đến khi nở xoè ra mịn màng...
+ Trái vải tiến vua: tả trái vải từ vỏ ngoài đến khi bóc vỏ...
- 2 HS đọc bài Cây gạo ( Vũ Tú Nam)- trang 32- TV tập 2
- Làm bài cá nhân. Phát biểu ý kiến:
- Bài có 3 đoạn ( mỗi chỗ xuống dòng là một đoạn)
- Đọc y/c
- Mỗi đoạn tả 1 thời kì phát triển của cây gạo
Đ1: thời kì ra hoa
Đ2: lúc hết mùa hoa
Đ3: thời kì ra quả
- 3, 4 HS đọc ghi nhớ
- 1 HS đọc đoạn văn Cây trám đen
- Tạo cặp, trao đổi bài
- Trình bày ý kiến
+ Bài Cây trám đen có 4 đoạn ( mỗi chỗ xuống dòng là 1 đoạn)
+ Đ1: tả bao quát thân cây, cành cây, lá cây trám đen
+ Đ2: hai loại trám đen: trám đen tẻ và trám đen nếp
+ Đ3: ích lợi của quả trám đen
+ Đ4: tình cảm của người tả với cây trám đen
- Nhóm khác nhận xét
- 1 HS nêu yêu cầu của bài
- Viết bài vào vở
- Đọc bài trước lớp
- Nhận xét, đánh giá bài bạn
- 1 HS nhắc lại
- 1 – 2 HS nêu
=========================================
TIẾT 4: CHÍNH TẢ (NHỚ – VIẾT):
CHỢ TẾT (44)
I. Mục tiêu:	
1. Nhớ–viết bài chính tả Chợ Tết. Làm các bài tập chính tả phân biệt âm đầu hoặc vần dễ lẫn ( s/x hoặc ức/ ứt) điền vào chỗ trống.
2. Nhớ–viết đúng bài chính tả, trình bày đúng 11 dòng đầu bài thơ Chợ Tết; trình bày đúng đoạn thơ trích.
- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt âm đầu hoặc vần dễ lẫn ( s/x hoặc ức/ ứt) điền vào chỗ trống.
3. Yêu thích bộ môn, luôn có ý thức rèn luyện chữ viết.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ viết sẵn phần bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
TG
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Viết từ: nức nở, lủng lẳng. Lớp viết vào bảng con
- Nhận xét, sửa lỗi.
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài: ghi đầu bài
b. Nội dung:
*HD HS nhớ - viết:
- Đọc đoạn viết chính tả
- Mỗi người đi chợ Tết với dáng vẻ riêng như thế nào?
- HD HS những chữ thường viết sai: 
- Nhắc HS chú ý cách trình bày bài thơ 8 chữ. 
- Nhớ viết 11 dòng thơ
- Thu 1 tổ chấm. Chữa bài
- Nhận xét, đánh giá.
* HD HS làm bài tập chính tả:
Bài 2:
- Dán tờ phiếu đã viết truyện vui “Một ngày và một năm”sau đó chỉ các ô giải thích yêu cầu.
- Ô số 1 chứa tiếng có âm đầu là s,x còn ô 2 chứa các vần ưc, ưt
- Làm bài cá nhân
- Chữa bài và chốt lại đáp án đúng: sĩ, Đức, sung, sao, bức, bức
- Đọc bài hoàn chỉnh
- Giải thích: Hoạ sĩ trẻ ngây thơ tưởng rằng mình vẽ một bức tranh mất cả ngày đã là công phu. Không hiểu rằng tranh của Men-xen được nhiều người hâm mộ vì ông bỏ nhiều tâm huyết, công sức cho mỗi bức tranh.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc lại cách trình bày bài thơ Chợ Tết?
- Về hoàn thành bài tập, bạn nào viết sai nhiều đề nghị về viết lại.
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học
1’
3’
1’
22’
10’
3’
- Hát
- 2 HS lên viết, lớp viết vào bảng con
- 1 HS đọc thuộc lòng 11 dòng thơ đầu.
- Cả lớp nhìn sgk đọc thầm lại 11 dòng thơ
+ Những cậu bé mặc áo đỏ chạy lon xon; vài cụ già chống gậy bước lom khom; các cô gái mặc yếm thắm, cười nói vui vẻ; em bé nằm nép đầu bên yếm mẹ; hai người gánh lợn chạy đi đầu, con bò vàng chạy đằng sau rất ngộ nghĩnh.
- 3 em lên bảng viết, lớp viết bảng con: lon xon, lom khom, ngộ nghĩnh. 
- HS nhớ và viết lại 11 dòng thơ.
- HS tự soát lỗi chính tả
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS đọc bài và làm vào vở bài tập. 
- 1 em lên làm, lớp làm vở.
- Lớp nhận xét
- 1 HS đọc bài hoàn chỉnh
- 1 HS nhắc lại
=========================================
TIẾT 5: SINH HOẠT:
NHẬN XÉT TUẦN 23
I. Mục tiêu:
 	- HS nắm được ưu nhược điểm trong tuần của bản thân. Để từ đó rút kinh nghiệm.
 	- Phương hướng tuần tuần 24
II. Nhận xét chung:
1. Đạo đức:
 	- Đa số HS trong lớp ngoan ngoãn lễ phép đoàn kết với thầy cô giáo. 
2. Học tập:
 	- Đi học đầy đủ, đúng giờ. 
- Trong lớp còn mất trật tự nói chuyện rì rầm: Yêu, Thắng,  
- Tuyên dương nhiều em có ý thức học bài tốt: Chưa, Nam, Lâm, Xuân,
- Phê bình một số em còn lười học: 
3. Công tác thể dục - vệ sinh:
 	- Vệ sinh đầu giờ: HS tham gia nhanh nhẹn, đầy đủ. 
 	- Thể dục tham gia với tác phong nhanh nhẹn, tập tương đối đều.
 	- Vệ sinh cá nhân: Các em đều ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng.
III. Phương hướng tuần tới:
 	- Thực hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy
 	- Thi đua học tốt - dạy tốt chào mừng ngày 8/3 và 26/3
 	- Tham gia đầy đủ các hoạt động của trường, của liên đội, của ban lao động.
IV. Trò chơi: Đứng lên, ngồi xuống
==========================================

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 23.doc